Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA SÁ SÙNG<br />
(SIPUNCULUS ROBUSTUS KEFERSTEIN, 1865) TẠI VÙNG TRIỀU<br />
VEN BIỂN CAM RANH - KHÁNH HÒA<br />
STUDY ON REPRODUCTIVE CHARACTERISTICS OF SAND WORM (SIPUNCULUS<br />
ROBUSTUS KEFERSTEIN, 1865) IN COASTAL TIDAL ZONE OF<br />
CAM RANH- KHANH HOA<br />
Tôn Nữ Mỹ Nga, Nguyễn Văn Thanh,<br />
Hoàng Thị Hồng, Ngô Anh Tuấn<br />
Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
TÓM TẮT<br />
Sá sùng Sipunculus robustus Keferstein, 1865 là loài sinh vật sống ở vùng bãi triều, có giá trị dinh<br />
dưỡng cao [12]. Trong những năm gần đây, khai thác quá mức và ô nhiễm vùng triều ven biển Khánh Hòa đã<br />
làm nguồn lợi sá sùng giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản của sá sùng tại đây<br />
là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi sá sùng cũng như bổ sung thêm một đối tượng nuôi mới. Một<br />
nghiên cứu đã được thực hiện trong vòng 6 tháng (12/2009 - 5/2010). Kết quả cho thấy cấu trúc giới tính của sá<br />
sùng là 34,63% ♂; 36,8% ♀, không xác định ♂:♀ là 28,57%, tỉ lệ trung bình ♂:♀ là 0,91:1. Kích thước thành<br />
thục lần đầu chưa được xác định chính xác nhưng nhóm kích thước nhỏ nhất có cá thể thành thục sinh dục là<br />
7,2 - 10,2cm. Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 743.182 đến 4.740.948 trứng/ cá thể, trung bình là 2.121.367.<br />
Sức sinh sản tương đối dao động từ 75.485 đến 209.788 trứng/g cơ thể, trung bình là 120.777. Phương trình<br />
tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng toàn thân là W = 203965,815x X0,803 (R = 0,833). Tháng<br />
3 - tháng 4 là mùa vụ sinh sản (trong đó, tháng 4 là đỉnh cao với tỉ lệ thành thục sinh dục đạt 82,5%). Hệ số<br />
thành thục sinh dục GSI của loài tăng theo giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, đạt tỉ lệ cao nhất ở giai<br />
đoạn III (43,37% ở cá thể đực, 41,10% ở cá thể cái).<br />
Từ khóa: Sá sùng, sinh sản, Sipunculus robustus<br />
ABSTRACT<br />
Sand worm Sipunculus robustus Keferstein, 1865 is a species which has a high nutritional value,<br />
living in tidal zones [9]. In recent years, overfishing and pollution in Khanh Hoa coastal tidal zones reduced<br />
resource of sand worm seriously. So, a study on reproduction of sand worm here is very necessary, contributes<br />
to protecting their resource as well as adds a new candidate to aquaculture. A study has been conducted for 6<br />
months (12/2009 - 5/2010). The results showed that sexual structure of sand worm was 34.63% of ♂, 36.8% of<br />
♀, 28.57% of unidentidied ♂:♀; average rate ♂:♀ was 0,91:1. Size of first maturity has not been determined<br />
exactly but the smallest maturation size group was 7.2 – 10.2 cm. Absolute fecundity ranged from 743,182 to<br />
4,740,948 eggs/ individual, average 2,121,367. Relative fecundity ranged between 75,485 and 209,788 eggs/g<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 39<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
of body, average 120,777. Correlation equation between absolute fecundity and weight of entire body was<br />
W = 203965.815x X0.803 (R = 0.833). March- April was reproduction season (in which, April was the top with<br />
mature percentage reached to 82.5%). Gonadosomatic Index (GSI) of this species increased together with<br />
development stages of gonad glands, reaching to the highest percentage in stage III (43.37% in male, 41.10%<br />
in female).<br />
Keywords: Reproduction, sand worm, Sipunculus robustus<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Khu vực phân bố của lớp sá sùng (Sipunculidea) nói chung rất rộng, từ vùng biển nhiệt đới cho<br />
đến Nam cực, từ vùng triều cho đến vùng biển sâu, nhưng chỉ tập trung nhiều ở vùng triều có nền<br />
đáy cát hoặc cát bùn [3]. Sá sùng có nhiều nhất ở khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển<br />
Đông. Các nước có loài này phân bố là Andaman, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,<br />
Philippine và Việt Nam [2], [3], [5], [6].<br />
Sá sùng có giá trị dinh dưỡng cao [12] nhưng hiện tượng khai thác quá mức và ô nhiễm biển<br />
gần đây đã làm cho nguồn lợi sá sùng ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Trước tình trạng đó, việc<br />
nghiên cứu đặc điểm sinh sản của sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) tại vùng triều ven<br />
biển Cam Ranh - Khánh Hòa là rất cần thiết nhằm làm cơ sở khoa học cho sinh sản nhân tạo, tái tạo<br />
và bảo vệ có hiệu quả nguồn lợi sá sùng.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu<br />
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/12/2009 đến 01/06/2010<br />
- Địa điểm thu mẫu: Vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa<br />
- Địa điểm phân tích mẫu: phòng thực tập Sinh lý, Sinh thái - Khoa Nuôi trồng Thủy sản - trường<br />
Đại học Nha Trang<br />
- Đối tượng nghiên cứu: loài sá sùng Sipunculus robustus Keferstein, 1865<br />
Hệ thống khóa phân loại như sau [4]:<br />
Ngành: Sipuncula Rafinesque, 1814<br />
Lớp: Sipunculidea Gibbsy & Culter, 1987<br />
Bộ: Sipunculiormes Gibbsy & Culter, 1987<br />
Họ: Sipunculidae Gray, 1828<br />
Giống: Sipunculus Linnaeus, 1767<br />
Loài: Sipunculus robustus Keferstein, 1865<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu<br />
<br />
40 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
Tìm hiểu đặc điểm sinh sản của sá sùng (sipunculus robustus keferstein, 1865)<br />
tại vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa<br />
<br />
Giới tính, tỉ<br />
lệ đực cái<br />
<br />
Các giai<br />
đoạn phát<br />
triển tuyến<br />
sinh dục<br />
<br />
Mùa vụ<br />
sinh sản<br />
<br />
Sức sinh sản<br />
<br />
Kích thước<br />
thành thục<br />
sinh dục<br />
lần đầu<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
<br />
Kết luận và đề xuất ý kiến<br />
<br />
2.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu<br />
<br />
0,5 m2 để xác định diện tích thu mẫu. Dùng cuốc,<br />
<br />
2.2.1. Phương pháp thu mẫu<br />
<br />
xẻng để đào bới đến độ sâu 50 - 60cm hoặc<br />
<br />
- Mỗi tháng thu mẫu 1 lần với số mẫu trên<br />
30 mẫu/tháng tại 1 khu vực thuộc vùng triều ven<br />
<br />
đến độ sâu không còn bắt gặp sá sùng. Sử dụng<br />
phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên.<br />
<br />
biển Cam Ranh - Khánh Hòa. Chọn vị trí tại nơi<br />
<br />
- Thu chất đáy: dùng 2 ống sắt tròn (một ống<br />
<br />
có dấu vết bò của sá sùng để lại trên mặt đất để<br />
<br />
dài 80cm, một ống dài 70cm, vát nhọn, đường<br />
<br />
thu mẫu.<br />
<br />
kính 10cm), ấn sâu xuống cát từ 40 -* 50cm để<br />
lấy chất đáy.<br />
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh<br />
sản<br />
- Mẫu sá sùng được thu hàng tháng với tổng<br />
số 231 mẫu tại khu vực nghiên cứu. Mẫu được<br />
cố định trong dung dịch formalin 5%. Chuyển về<br />
phòng thí nghiệm, rửa sạch và tiến hành phân<br />
tích.<br />
- Quan sát hình thái cấu tạo và phân biệt<br />
đực cái thông qua màu sắc và tiêu bản cắt lát<br />
Hình 1. Sơ đồ điểm thu mẫu<br />
Điểm thu mẫu.<br />
<br />
- Tại các điểm thu mẫu, dùng khung<br />
<br />
buồng trứng.<br />
* Đánh giá các giai đoạn phát triển của<br />
tuyến sinh dục<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 41<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
-<br />
<br />
Các giai đoạn phát triển của tuyến<br />
<br />
sinh dục được đánh giá theo thang 4 bậc của<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
Tổng số trứng của cá thể được tính theo công<br />
thức:<br />
<br />
a ×<br />
Fa = <br />
Wt<br />
n<br />
<br />
Baron [1].<br />
- Tiêu bản buồng trứng và tinh sào được<br />
cắt lát theo phương pháp của Sheckan và<br />
Hrapchack: tuyến sinh dục được cố định bằng<br />
formol 5%, nước được loại bỏ bằng Etanol và<br />
làm sạch bằng xylene. Sau đó, mẫu được đúc<br />
trong Parafin và cắt lát mỏng từ 4µm đến 6µm<br />
bằng máy cắt Microtome. Mẫu được nhuộm bằng<br />
Hematoxylin và Eosin. Tiêu bản được quan sát<br />
<br />
Trong đó:<br />
Fa : Sức sinh sản tuyệt đối,<br />
a<br />
<br />
: số lượng trứng đếm được,<br />
<br />
n<br />
<br />
: khối lượng phần buồng trứng đem đếm (g),<br />
<br />
Wt : khối lượng buồng trứng (g).<br />
Sức sinh sản tương đối(FGr): trứng/gam cơ<br />
thể<br />
<br />
Fa<br />
FGr = <br />
W<br />
<br />
bằng kính hiển vi quang học với độ phóng đại từ<br />
40 - 400 lần.<br />
* Tỷ lệ đực cái<br />
- Tỷ lệ đực cái của sá sùng được phân tích<br />
qua 06 lần thu mẫu ngẫu nhiên với tổng số 231<br />
<br />
Trong đó:<br />
Fa: Sức sinh sản tuyệt đối,<br />
W: khối lượng toàn thân sá sùng(g).<br />
* Mùa vụ sinh sản<br />
<br />
cá thể theo kích thước và thời gian.<br />
* Kích thước thành thục lần đầu<br />
Kích thước thành thục sinh dục lần đầu<br />
<br />
- Mùa vụ sinh sản được xác định bằng tỉ lệ<br />
cá thể cái có tuyến sinh dục ở giai đoạn III.<br />
- Hệ số thành thục sinh dục (GSI):<br />
<br />
là nhóm kích thước nhỏ nhất mà các cá thể<br />
có tuyến sinh dục đang phát triển ở giai đoạn<br />
III chiếm tỷ lệ ≥ 50% trên tổng số mẫu thu<br />
được [10].<br />
* Sức sinh sản<br />
Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) (số trứng/cá thể)<br />
được xác định bằng cách đếm số lượng trứng ở<br />
giai đoạn thành thục.<br />
<br />
Hệ số thành thục sinh dục được xác<br />
định theo phương pháp của Pravdin [10]: Là<br />
tỷ lệ phần trăm của khối lượng tuyến sinh dục<br />
trên khối lượng toàn thân (gồm cả tuyến sinh<br />
dục).<br />
Hệ số thành thục sinh dục được tính theo<br />
công thức sau:<br />
<br />
Wtsd<br />
GSI = × 100%<br />
Wt<br />
<br />
Phương pháp đếm: sá sùng được ngâm<br />
trong formol 5%. Toàn bộ tuyến sinh dục được<br />
rửa sạch (lọc qua lưới 20µm), để ráo nước, đem<br />
cân. Sau đó, xác định đực cái bằng kính hiển vi<br />
quang học. Trong trường hợp là cá thể cái, lấy<br />
1g trứng đem pha loãng với nước cất, tạo dung<br />
dịch huyền phù. Sử dụng buồng đếm động vật<br />
để đếm số lượng trứng. Thao tác đếm trứng lặp<br />
lại 3 lần, tính số lượng trứng trung bình/1g mẫu.<br />
<br />
42 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Trong đó:<br />
GSI<br />
<br />
: Hệ số thành thục (%)<br />
<br />
Wtsd : Khối lượng tuyến sinh dục (g)<br />
Wt<br />
<br />
: Khối lượng toàn thân (g)<br />
<br />
3. Phân tích số liệu<br />
Số liệu sinh học sau khi thu được xử lý và<br />
đánh giá bằng phần mềm Excel và SPSS.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục<br />
<br />
Hình 2. Tuyến sinh dục giai đoạn I: (a) Độ phóng đại 100 lần; (b) Độ phóng đại 400 lần<br />
<br />
Tuyến sinh dục của sá sùng Sipunculus robustus rất nhỏ, khó phân biệt bằng mắt thường, trải<br />
qua 4 giai đoạn phát triển từ I đến IV [1].<br />
1.1. Giai đoạn I<br />
Tuyến sinh dục nhỏ, màu sắc đồng nhất, rất khó phân biệt bằng mắt thường, không phân biệt<br />
được đực cái.<br />
1.2. Giai đoạn II (đang phát triển, tiền thành thục)<br />
<br />
Hình 3. Tuyến sinh dục giai đoạn II (độ phóng đại 100 lần): (a) Đực; (b) Cái<br />
<br />
Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, kích thước lớn hơn giai đoạn I. Đực cái được phân biệt bằng<br />
các tế bào trứng và tinh sào trong tuyến sinh dục.<br />
Tuyến sinh dục đực: màu vàng nhạt, phát triển lan rộng khắp khoang cơ thể nhưng còn ít.<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 43<br />
<br />