intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân tắc cấp tính nhánh lớn động mạch trong sọ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả và các biến chứng của phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) cấp. Đối tượng và phương pháp: can thiệp lâm sàng, không đối chứng, theo dõi dọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân tắc cấp tính nhánh lớn động mạch trong sọ

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐỘT QUỴ-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ<br /> LẤY HUYẾT KHỐI BẰNG DỤNG CỤ CƠ HỌC Ở BỆNH NHÂN<br /> TẮC CẤP TÍNH NHÁNH LỚN ĐỘNG MẠCH TRONG SỌ<br /> Nguyễn Văn Tuyến*; Nguyễn Hoàng Ngọc*; Lê Văn Trường*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá kết quả và các biến chứng của phương pháp lấy huyết khối bằng dụng<br /> cụ cơ học ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) cấp. Đối tượng và phương pháp: can thiệp<br /> lâm sàng, không đối chứng, theo dõi dọc. Kết quả: yếu tố nguy cơ NMN: tăng huyết áp (THA)<br /> 46,5%, rung nhĩ 40,7%; vị trí tắc mạch: động mạch não giữa 46,5%, động mạch cảnh trong:<br /> 43,0%, động mạch thân nền 7%, động mạch não sau 3,5%; hiệu quả tái thông tốt (TICI = 3):<br /> 76,7%, thất bại: 7%; tỷ lệ biến chứng chảy máu nội sọ có triệu chứng: 11,6%; tỷ lệ hồi phục tốt<br /> (Rankin cải biên 0 - 2) sau 90 ngày: 44,2%, hồi phục chậm (Rankin 3 - 5): 38,4%, tử vong:<br /> 17,4%. Kết luận: phương pháp điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học cho BN tắc cấp tính<br /> nhánh lớn động mạch nội sọ giúp giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ biến chứng thấp.<br /> * Từ khóa: Tắc nhánh lớn động mạch nội sọ; Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học; Can thiệp<br /> nội mạch.<br /> <br /> Study of Clinical Characteristics and Efficacy of Thrombectomy<br /> by Mechanical Devices in Patients with Acute Occlusion of the Major<br /> Intracranial Arteries<br /> Summary<br /> Objectives: To evaluate the outcomes and complications of thrombectomy by mechanical<br /> device in patients with acute occlusion of the major intracranial arteries. Subjects and methods:<br /> Intervention studies, there was no control group, follow-up within 3 months. Results: Risk factor<br /> of ischemic stroke: hypertension 46.5%, atrial fibrillation 40.7%; occlusion of the major intracranial<br /> arteries: MCA 46.5%, ICA 43%, BA 7%, PCA 3.5%; successful recanalization (TICI = 3) was 76.7%,<br /> unsuccessful recanalization 7%; the rate of complications was low, intracranial hemorrhagic<br /> complications 11.6%; modified Rankin Scale (mRS) at 3 months: good neurological outcome<br /> (mRS ≤ 2) 44.2%, slow recovery (mRS 3 - 5) in 38.4%, mortality rate of 17.4%. Conclusion:<br /> Thrombectomy by mechanical devives in patients with acute occlusion of the major intracranial<br /> arteries can reduce mortality rate and has the low complications.<br /> * Key words: Acute occlusion of the major intracranial artery; Mechanical thrombectomy;<br /> Endovascular treatment.<br /> * Bệnh viện TWQĐ 108<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hoàng Ngọc (hoangngoc67@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 20/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/09/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 07/10/2016<br /> <br /> 111<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong<br /> đứng hàng thứ ba và là nguyên nhân<br /> hàng đầu gây tàn phế. Đột quỵ thiếu máu<br /> não hay NMN chiếm chủ yếu, khoảng 80 85% BN đột quỵ não. Cho đến nay, thuốc<br /> tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch dùng chất<br /> hoạt hóa plasminogen mô tái tổ hợp (rtPA)<br /> vẫn được ưu tiên hàng đầu đối với BN<br /> đột quỵ thiếu máu não nhập viện sớm<br /> trong cửa sổ 4,5 giờ đầu tính từ lúc khởi<br /> phát. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 3 - 10%<br /> BN đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp<br /> được điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch,<br /> nhưng tỷ lệ tái thông mạch máu não<br /> không cao, đặc biệt đối với trường hợp<br /> tắc mạch máu lớn. Lấy huyết khối bằng<br /> dụng cụ cơ học có thể tái thông được các<br /> mạch máu lớn, cửa sổ điều trị lên 8 giờ<br /> đối với tuần hoàn bên và có thể tới 20 giờ<br /> đối với hệ tuần hoàn sau [2, 4]. Vì vậy, lấy<br /> huyết khối bằng dụng cụ cơ học là phương<br /> pháp bổ sung rất tốt cho những hạn chế<br /> của tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:<br /> - Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh<br /> ở BN NMN cấp.<br /> - Đánh giá hiệu quả và biến chứng của<br /> phương pháp lấy huyết khối bằng dụng<br /> cụ cơ học ở BN NMN cấp.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 86 BN được chẩn đoán xác định NMN<br /> cấp trong vòng 6 giờ đầu, điều trị bằng<br /> phương pháp lấy huyết khối bằng dụng<br /> cụ cơ học tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh<br /> viện TWQĐ 108 từ 01 - 2014 đến 4 - 2016.<br /> 112<br /> <br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> + Tuổi ≥ 18.<br /> + mRS trước đột quỵ từ 0 - 1.<br /> + BN NMN cấp đã được sử dụng r-tPA<br /> nhưng thất bại hoặc có chống chỉ định với<br /> r-tPA.<br /> + Xác định tắc các nhánh lớn (động<br /> mạch cảnh trong hoặc đầu gần của động<br /> mạch não giữa (M1), động mạch thân nền).<br /> + Điểm NIHSS lúc nhập viện ≥ 6, điểm<br /> ASPECTS ≥ 6.<br /> + Gia đình BN đồng ý điều trị lấy huyết<br /> khối bằng dụng cụ cơ học.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> + Tiền sử chấn thương đầu mức độ<br /> nặng, nhồi máu cơ tim hoặc phẫu thuật<br /> sọ não trong 3 tháng gần đây.<br /> + Dị ứng với thuốc cản quang, suy thận<br /> nặng.<br /> + Nguy cơ chảy máu cao: tiểu cầu<br /> < 100.000/mm3.<br /> + Huyết áp khó kiểm soát (huyết áp<br /> tâm thu > 185 mmHg hoặc huyết áp tâm<br /> trương > 110 mmHg).<br /> + Điều trị thuốc chống đông gần đây<br /> với tỷ lệ INR ≥ 3,0.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không<br /> đối chứng, theo dõi dọc.<br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> - Mức độ phục hồi lâm sàng: đánh giá<br /> theo thang điểm Rankins cải biên thời<br /> điểm sau can thiệp 3 tháng.<br /> - Mức độ tái thông: dựa vào hình ảnh,<br /> đánh giá bằng thang điểm TICI (0 - 3)<br /> ngay sau khi tái thông trên hình ảnh DSA.<br /> - Đánh giá các biến chứng sau can<br /> thiệp trên lâm sàng và trên hình ảnh trong<br /> và sau quá trình can thiệp.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐỘT QUỴ-2016<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm BN.<br /> * Đặc điểm tuổi, giới:<br /> Tuổi trung bình: 62,7 ± 13,7; nam:<br /> 54 BN (62,8%), nữ: 32 BN (37,2%), tỷ lệ<br /> nam/nữ = 1,68/1. Tỷ lệ nam trong các<br /> nghiên cứu SWIFT 42%, IMS III 50% và<br /> SYNTHESIS 59%. Nguyên nhân chính là<br /> do số lượng BN trong các nghiên cứu còn<br /> nhỏ và không đồng nhất.<br /> * ếu tố nguy cơ:<br /> THA: 40 BN (46,5%), rung nhĩ: 35 BN<br /> (40,7%), nghiện thuốc lá: 10 BN (11,6%),<br /> nghiện rượu: 5 BN (5,8%), đột quỵ cũ:<br /> 10 BN (11,6%), đái tháo đường: 10 BN<br /> (11,6%), bệnh van tim: 21 BN (24,4%), rối<br /> loạn chuyển hóa lipid: 12 BN (14%), nhồi<br /> máu cơ tim: 3 BN (3,5%), suy tim: 4 BN<br /> (4,7%).<br /> Yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là THA<br /> (46,7%) và rung nhĩ (40,7%). Kết quả này<br /> cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác:<br /> tỷ lệ rung nhĩ của Nguyễn Quang Anh và<br /> CS là 64,3%, trong nghiên cứu TREVO 2<br /> là 48% [3].<br /> Bảng 1: Vị trí động mạch bị tổn thương.<br /> Vị trí động mạch<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Nhánh M1:<br /> <br /> 34<br /> <br /> 39,5<br /> <br /> Nhánh M2:<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> Động mạch cảnh trong<br /> <br /> 37<br /> <br /> 43<br /> <br /> Động mạch thân nền<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> Động mạch não sau<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 86<br /> <br /> 100<br /> <br /> Động mạch não giữa:<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Vị trí tắc động mạch: đoạn cuối động<br /> mạch cảnh trong là chủ yếu (43%), đầu<br /> gần của động mạch não giữa (đoạn M1)<br /> chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả này phù hợp với<br /> nhiều nghiên cứu trên thế giới: tỷ lệ tắc<br /> động mạch não giữa đoạn M1 luôn chiếm<br /> số lượng lớn (TREVO 2: 60%, SWIFT:<br /> 61%) [3, 7]. Nghiên cứu của chúng tôi và<br /> nhiều nghiên cứu khác có sự tương đồng,<br /> bởi thực tế tỷ lệ NMN cấp do tắc động<br /> mạch não giữa và động mạch cảnh trong<br /> luôn có tỷ lệ lớn nhất.<br /> 2. Đánh giá kết quả điều trị.<br /> * T lệ BN kết hợp r-TPa với can thiệp:<br /> Không kết hợp: 74 BN (86%). 11 BN<br /> (12,8%) sử dụng thuốc tiêu sợi huyết<br /> đường tĩnh mạch nhưng thất bại trước khi<br /> can thiệp. 1 BN (1,2%) kết hợp can thiệp<br /> tiêu huyết khối đường động mạch.<br /> * Kết quả khảo sát theo thời gian:<br /> Từ lúc khởi phát đến vào viện: 162 ±<br /> 114 phút, từ lúc vào viện đến chọc động<br /> mạch đùi (bắt đầu can thiệp): 71 ± 48 phút,<br /> từ lúc khởi phát đến khi chọc động mạch<br /> đùi: 255 ± 109 phút, thời gian can thiệp:<br /> 79 ± 49 phút, từ lúc khởi phát đến khi tái<br /> thông hoàn toàn: 341 ± 110 phút. Nghiên<br /> cứu của Nguyễn Quang Anh và CS ở Bệnh<br /> viện Bạch Mai cho kết quả: thời gian từ<br /> khi triệu chứng khởi phát đến khi bắt đầu<br /> can thiệp chọc động mạch đùi 206,3 ±<br /> 89,5 phút [1]. Như vậy, thời gian được<br /> can thiệp trong nhóm của chúng tôi tương<br /> đương nhóm can thiệp ở Bệnh viện Bạch<br /> Mai, nhưng ngắn hơn so với nghiên cứu<br /> SWIFT (301,6 ± 71,2 phút) [7], tương đương<br /> với nghiên cứu MR CLEAN (260 phút) [6],<br /> 113<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016<br /> dài hơn nghiên cứu ESCAPE (185 phút) [4].<br /> Thời gian trung bình từ khi khởi phát đến<br /> khi tái thông của chúng tôi (341 ± 110 phút)<br /> cao hơn so với nghiên cứu ESCAPE<br /> (218 phút), nghiên cứu EXTEND IA<br /> (253 phút) [4]. Đặc biệt, thời gian từ khi<br /> vào viện đến khi chọc được catheter động<br /> mạch đùi trung bình 71 ± 48 phút. Kết quả<br /> này khá tốt, nhờ có sự nỗ lực rất lớn của<br /> nhóm cấp cứu và điều trị bệnh lý thần<br /> kinh - mạch máu não. Tất cả BN đều<br /> được chụp cắt lớp vi tính não và mạch<br /> máu não (CTA), nhóm cấp cứu thần kinh mạch máu não được hội chẩn xử trí ngay<br /> trên máy tại phòng chụp cắt lớp vi tính, do<br /> vậy đã rút ngắn đáng kể thời gian chờ<br /> đợi, luân chuyển giữa các bộ phận. Thời<br /> gian can thiệp nội mạch trung bình 79 ±<br /> 49 phút, tương đương nhóm can thiệp ở<br /> Bệnh viện Bạch Mai (70,7 ± 40,2 phút) và<br /> nghiên cứu SYNTHESIS (60 phút).<br /> * T lệ tái thông mạch máu:<br /> TICI = 0 (tái thông thất bại): 6 BN (75%),<br /> TICI = 1 (tái thông 1 phần nhỏ): 1 BN<br /> (91,25%), TICI = 2 (tái thông một phần):<br /> 13 BN (915,1%), TICI = 3 (tái thông hoàn<br /> toàn): 66 BN (76,7%).<br /> Hiệu quả tái thông mạch máu sau can<br /> thiệp được đánh giá dựa trên thang điểm<br /> TICI với tỷ lệ tái thông tốt 76,7% (66/86<br /> ca). So với nhóm can thiệp của Nguyễn<br /> Quang Anh (80%), kết quả của chúng tôi<br /> gần tương đương. Tỷ lệ tái thông tốt<br /> của chúng tôi thấp hơn trong nghiên<br /> cứu SWIFT (89%), nhưng cao hơn so với<br /> nghiên cứu TREVO 2 (68%) và IMS III<br /> (75%) [3, 4, 7].<br /> 114<br /> <br /> Bảng 2: Tỷ lệ phục hồi lâm sàng theo<br /> thang điểm Rankin cải biên.<br /> Thời điểm<br /> 1 tháng<br /> <br /> Thời điểm<br /> 3 tháng<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Tốt (0 - 2)<br /> <br /> 24<br /> <br /> 27,9<br /> <br /> 38<br /> <br /> 44,2<br /> <br /> Chậm (3 - 5)<br /> <br /> 49<br /> <br /> 57<br /> <br /> 33<br /> <br /> 38,4<br /> <br /> Tử vong<br /> <br /> 13<br /> <br /> 15,1<br /> <br /> 15<br /> <br /> 17,4<br /> <br /> Mức độ<br /> hồi phục<br /> <br /> Kết quả này thấp hơn của Nguyễn<br /> Quang Anh: mRS 0 - 2: 64,3%, mRS 3 - 5:<br /> 21,4%, 14,3% tử vong. Nghiên cứu của<br /> Vũ Anh Nhị, tỷ lệ BN phục hồi chức năng<br /> thần kinh tốt, tương đương điểm Rankin<br /> cải biên 0 - 2 tại thời điểm 3 tháng là<br /> 55,6%, nghiên cứu ESCAPE là 53% [4],<br /> nghiên cứu SWIFT là 63%. Kết quả của<br /> chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu<br /> PROACT II (40%), MERCI (27,7%), MultiMERCI (36%), Penumbra Pivotal Stroke<br /> (25%) [8]. Nhưng theo chúng tôi, tỷ lệ hồi<br /> phục chức năng trong 3 tháng (điểm Rankin<br /> cải biên từ 0 - 2) của chúng tôi là 44,2%<br /> đối với BN có tắc các mạch máu lớn.<br /> * Đánh giá các biến chứng:<br /> Tái tắc sau can thiệp: 3 BN (3,5%),<br /> chảy máu thấm trong ổ nhồi máu: 6 BN<br /> (7%), chảy máu nội sọ có triệu chứng:<br /> 10 BN (11,6%), nhồi máu do bong huyết<br /> khối: 1 BN (1,2%), chảy máu dưới nhện:<br /> 1 BN (1,2%). Nghiên cứu của Nguyễn<br /> Quang Anh và CS, tỷ lệ biến chứng chảy<br /> máu có triệu chứng sau can thiệp chiếm<br /> 13,4%; nghiên cứu SWIFT 2%, TREVO 7%<br /> và IMS III là 6,2%. Trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi, 3 BN (3,5%) tái tắc sau<br /> can thiệp, tỷ lệ này có thể còn cao hơn vì<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐỘT QUỴ-2016<br /> một số BN chúng tôi chỉ chụp cắt lớp vi<br /> tính sọ não mà không chụp lại cắt lớp vi<br /> tính mạch máu não được (những BN giai<br /> đoạn đầu nghiên cứu).<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu trên 86 BN lấy huyết khối<br /> bằng dụng cụ cơ học tại Bệnh viện<br /> TWQĐ 108, chúng tôi nhận thấy: yếu tố<br /> nguy cơ do rung nhĩ 40,7%. Vị trí tắc<br /> động mạch: động mạch não giữa 46,5%;<br /> động mạch cảnh trong 43,0%; động mạch<br /> thân nền 7,5%; động mạch não sau 3,5%.<br /> Hiệu quả tái thông tốt TICI = 3 chiếm<br /> 76,7%, thất bại 7%. Tỷ lệ biến chứng<br /> chảy máu nội sọ 11,6%, nhồi máu nhánh<br /> mới do bong huyết khối 1,2%. Tỷ lệ hồi<br /> phục tốt (mRS 0 - 2) sau 3 tháng chiếm tỷ<br /> lệ khá cao (44,2%), hồi phục chậm (mRS<br /> 3 - 5) 38,4%, tử vong 17,4%.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Quang Anh, Vũ Đăng Lưu, Trần<br /> Anh Tuấn và CS. Đánh giá hiệu quả bước<br /> đầu của phương pháp lấy huyết khối bằng<br /> stent Solitaire ở các BN NMN tối cấp. Tạp chí<br /> Điện quang. 2013, số 14.<br /> 2. Abou-Chebl A. Endovascular treatment<br /> of acute ischemic stroke may be safely<br /> <br /> performed with no time window limit in<br /> appropriately selected patients. Stroke. 2010,<br /> 41, pp.1996-2000.<br /> 3. Nogueira RG et al. Trevo versus Merci<br /> retrievers for thrombectomy revascularization<br /> of large vessel occlusions in acute ischaemic<br /> stroke (TREVO 2): a randomised trial. Lancet.<br /> 2012, 380 (9849), pp.1231-1240.<br /> 4. Pasquale Mordasini, Christoph Zubler et<br /> al. Thrombectomy for acute ischemic stroke<br /> treatment: A review. EJMINT Invited Review.<br /> th<br /> 2012, 21 September.<br /> 5. Penumbra pivotal stroke trial investigators.<br /> The penumbra pivotalstroke trial: safety and<br /> effectiveness of a new generation of<br /> mechanical devices for clot removal in<br /> intracranial large vessel occlusive disease.<br /> Stroke. 2009, 40, pp.2761-2768.<br /> 6. Puck SS Fransen, Debbie Beumer et al.<br /> MR Clean, a multicenter randomized clinical<br /> trial of endovascular treatment for acute ischemic<br /> stroke in the Netherlands: study protocol for a<br /> randomized controlled trial. Fransen et al. Trial.<br /> 2014, 15, p.343.<br /> 7. Saver JL et al. Solitaire flow restoration<br /> device versus the Merci retriever in patients<br /> with acute ischemic stroke (SWIFT):<br /> a randomized, parallel-group, non-inferiority<br /> trial. Lancet. 2012, 380 (9849), pp.1241-1249.<br /> <br /> 115<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2