TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƢỞNG TỪ<br />
Ở BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƢNG TẠI<br />
BỆNH VIỆN QUÂN Y 4<br />
Nguyễn Trung Kiên*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) ở bệnh nhân (BN)<br />
thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (TVĐĐCSTL); tìm mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với<br />
hình ảnh CHT ở BN TVĐĐCSTL. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt<br />
ngang trên 138 BN khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 4. Kết quả và kết luận: TVĐĐCSTL<br />
gặp nhiều ở nhóm tuổi 40 - 49 (35,5%). Nam có tỷ lệ cao hơn nữ (69,57% so với 30,43%).<br />
Đau có tính chất cơ học 95,65%, dấu hiệu Lasègue (+): 98,55%; dấu hiệu “bấm chuông”<br />
và điểm đau Valleix (+) cao (79,71% và 97,82%); rối loạn cảm giác chủ yếu là cảm giác nông,<br />
cảm giác tê theo rễ (39,13%). Thoát vị chủ yếu xảy ra ở đĩa đệm L4-L5 và L5-S1. Thoái hóa đĩa<br />
đệm và thoái hóa cột sống thắt lưng ở BN TVĐĐCSTL chiếm tỷ lệ rất cao (100% và 81,16%).<br />
BN TVĐĐCSTL có các triệu chứng lâm sàng mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (64,49%).<br />
Thể thoát vị ra sau chiếm 100%. Với lâm sàng mức độ nhẹ, thể ra sau trung tâm và thoát vị đĩa<br />
đệm L4-L5 chiếm ưu thế (31,03% và 41,37%). Mức độ trung bình thể ra sau lệch trái và thoát vị<br />
đĩa đệm L4-L5 chiếm ưu thế (37,18% và 46,15%). Mức độ nặng thể ra sau lệch trái và thoát vị<br />
đĩa đệm L4-L5 chiếm ưu thế (54,84% và 51,61%).<br />
* Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm; Thoái hóa đĩa đệm; Thoái hóa cột sống; Đặc điểm lâm sàng;<br />
Hình ảnh cộng hưởng từ.<br />
<br />
Study on Clinical Characteristics and Magnetic Resonance Images in<br />
Patients with Disc Herniation of the Lumbar Spine at 4 Military Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To describe clinical characteristics and magnetic resonance images in patients<br />
with disc herniation of the lumbar spine and to determine their relationship. Subjects and<br />
methods: A prospective descritve and cross-sectional study was conducted on 138 patients who<br />
were examined and treated at 4 Military Hospital. Results and conclusions: Herniated disc of the<br />
lumbar spine was mainly in the age group 40 - 49 (35.5%). The disease rate in men was higher<br />
in women (69.57% versus 30.43%). 95.65% of the pain had mechanical properties. Lasegue<br />
signs (+) accounted for 98.55%; signs "rang the bell" and Valleix pain points (+) were high<br />
(79.71% and 97.82%); sensory disturbance was chiefly shallow feeling, numbness feeling was<br />
present in 39.13%. Hernias occurred primarily in intervertebral disc L4-L5 and L5-S1. Degenerative<br />
disc and degenerative lumbar spine in patients with herniated lumbar spinal disc took up<br />
the highest percentage (100% and 81.16%). Patients with herniated disc of the lumbar<br />
spine with clinical symptoms at moderate level constituted the highest rate (64.49%).<br />
* Bệnh viện Quân y 4<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (trungkienv4@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/02/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 08/03/2018<br />
<br />
79<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
Degenerative disc and degenerative lumbar spine in patients with herniated lumbar spinal<br />
disc took up the highest percentage (100% and 81.16%). Patients suffering from herniated disc<br />
of the lumbar spine with clinical symptoms at moderate level constituted the highest rate<br />
(64.49%). Posterior hernia explained 100% of all cases. At mild level, central disk and L 4-L5 disc<br />
herniation were predominant (31.03% and 41.37%). At moderate level, left posterior and L4-L5 disc<br />
herniation were chiefl with corresponding rate of 37.18% and 46.15%. At severe level, left<br />
ventricular tachycardia and L4-L5 disc herniation predominated (54.84% and 51.61%, respectively).<br />
* Keywords: Disk hernia; Degenerative disc; Degenerative spine; Clinical characteristics;<br />
Magnetic resonance images.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng<br />
là một bệnh khá phổ biến trên thế giới<br />
cũng như ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi,<br />
mọi giới tính. Bệnh thường gặp chủ yếu ở<br />
lứa tuổi lao động nên ảnh hưởng lớn đến<br />
chất lượng cuộc sống và khả năng lao<br />
động của con người. Bệnh xuất hiện do<br />
chấn thương ở nhiều mức độ khác nhau<br />
lên một đĩa đệm đã bị thoái hóa. Quá trình<br />
thoái hóa đĩa đệm là do bản thân nó vốn<br />
đã được nuôi dưỡng kém lại luôn phải<br />
chịu áp lực cao do mang trọng tải lớn.<br />
Hiện nay, chẩn đoán TVĐĐCSTL chỉ<br />
căn cứ vào hội chứng cột sống và hội<br />
chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng trên<br />
lâm sàng cũng có thể đạt tỷ lệ chính xác<br />
> 80%. Tuy vậy, các tác giả đều hướng<br />
tới những dấu hiệu đặc trưng của bệnh,<br />
giúp quá trình chẩn đoán bệnh nhanh và<br />
hiêu quả cao hơn.<br />
Với sự ra đời của phương pháp chụp<br />
CHT, người thầy thuốc có điều kiện thu<br />
nhận được thông tin chính xác và tin cậy<br />
để phục vụ tốt cho việc chẩn đoán và điều<br />
trị bệnh lý TVĐĐCSTL. Tuy nhiên, vẫn cần<br />
xác định rõ hơn mối liên quan giữa lâm<br />
sàng và hình ảnh CHT ở bệnh lý TVĐĐCSTL.<br />
80<br />
<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện<br />
đề tài nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng và<br />
hình ảnh CHT ở BN TVĐĐCSTL cũng như<br />
tìm mối liên quan giữa chúng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu gồm 138 BN TVĐĐCSTL<br />
khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 4<br />
từ tháng 01 - 2015 đến 5 - 2016.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm chung: tuổi, giới tính, thời<br />
gian mắc.<br />
- Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng đau,<br />
mức độ lâm sàng theo Thang điểm Bộ<br />
môn Nội Thần kinh, Học viện Quân y<br />
(triệu chứng đau, điểm đau, đường cong<br />
sinh lý, trương lực cơ cạnh sống, biên độ<br />
vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng)<br />
[1, 2].<br />
- Đặc điểm cận lâm sàng: hình ảnh MRI,<br />
chỉ số Jones-Thomson [8, 9].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
* Phương pháp xử lý số liệu:<br />
Số liệu được trình bày dưới dạng<br />
<br />
X ± SD hoặc tỷ lệ %, các số liệu thu thập<br />
được xử lý theo phương pháp thống kê<br />
y học bằng phần mềm SPSS 20.0 và<br />
Exel 2010.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
* Phân bố theo tuổi:<br />
20 - 29 tuổi: 2 BN (1,45%); 30 - 39 tuổi:<br />
14 BN (10,14%); 40 - 49 tuổi: 49 BN (35,5%);<br />
50 - 59 tuổi: 37 BN (26,8%); ≥ 60 tuổi:<br />
36 BN (26,08%).<br />
BN TVĐĐCSTL gặp nhiều nhất ở nhóm<br />
tuổi 40 - 49 (35,5%), đây là lứa tuổi tham<br />
gia lao động nhiều và các hoạt động khác,<br />
có nhiều tác động bất lợi đến cột sống<br />
thắt lưng và đĩa đệm, nên dễ gây thoát vị<br />
đĩa đệm. Kết quả này phù hợp với nghiên<br />
cứu của Nguyễn Thành Hưng [5].<br />
* Phân bố theo giới:<br />
Đa số BN TVĐĐCSTL là nam giới<br />
(69 BN = 69,57%) chiếm tỷ lệ cao hơn nữ<br />
(42 BN = 30,43%), phù hợp với nhận xét<br />
của nhiều tác giả [4, 5, 6].<br />
*.Phân bố thời gian mắc bệnh<br />
(n = 138 BN):<br />
< 1 tháng: 55 BN (39,85%); 1 - 3 tháng:<br />
70 BN (50,72%); 3 - 6 tháng: 9 BN (6,52%);<br />
> 6 tháng: 4 BN (2,89%).<br />
Đại đa số BN đến khám và điều trị trong<br />
3 tháng đầu sau khi mắc bệnh (> 90%),<br />
BN đến muộn chiếm tỷ lệ ít (2,89%).<br />
<br />
2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh<br />
TVĐĐCSTL.<br />
* Đặc điểm lâm sàng:<br />
Bảng 1: Đặc điểm triệu chứng đau.<br />
Tính chất<br />
<br />
Số<br />
lƣợng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Đau lan theo rễ thần kinh<br />
chi phối<br />
<br />
132<br />
<br />
95,65<br />
<br />
Bên phải<br />
<br />
38<br />
<br />
27,53<br />
<br />
Vị trí đau Bên trái<br />
<br />
72<br />
<br />
52,17<br />
<br />
Hai bên<br />
<br />
28<br />
<br />
20,28<br />
<br />
Đau khi nghỉ<br />
Tính chất Đau liên tục<br />
đau<br />
Đau tăng khi vận<br />
động, ho hắt hơi<br />
<br />
6<br />
<br />
4,35<br />
<br />
12<br />
<br />
8,69<br />
<br />
121<br />
<br />
87,68<br />
<br />
Đau lan theo rễ thần kinh chi phối<br />
trên BN thoát vị cột sống thắt lưng chiếm<br />
95,65%. Đau thắt lưng hông có tính chất<br />
cơ học là dấu hiệu cơ bản, đau tăng lên<br />
khi ho, hắt hơi, rặn, vận động đi lại, đứng<br />
ngồi lâu, nằm nghỉ đỡ đau rõ rệt. Chúng<br />
tôi có cùng nhận xét với một số tác giả<br />
[5, 6].<br />
* Đặc điểm hội chứng rễ thần kinh thắt<br />
lưng - cùng:<br />
Dấu hiệu chuông bấm (+): 110 BN<br />
(79,71%); điểm đau Valleix (+): 135 BN<br />
(97,82%); dấu hiệu Lasègue (+): 136 BN<br />
Trong chẩn đoán lâm sàng TVĐĐCSTL,<br />
dấu hiệu Lasegue (+) có giá trị cao vì nó<br />
thường xuất hiện sớm, dễ phát hiện,<br />
giúp cho chẩn đoán TVĐĐCSTL giai đoạn<br />
sớm. Bên cạnh đó dấu hiệu “bấm chuông”<br />
và điểm đau Valleix dương tính cao.<br />
Ngoài ra, rối loạn cảm giác chủ yếu là<br />
cảm giác nông, cảm giác tê theo rễ khiến<br />
BN đến khám. Kết quả của chúng tôi<br />
tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn<br />
Thành Hưng [5].<br />
81<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
2. Đặc điểm cận lâm sàng.<br />
<br />
39 BN (28,26%); dày dây chằng vàng:<br />
49 BN (35,5%).<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm TVĐĐCSTL trên hình<br />
ảnh CHT (n = 138).<br />
Số<br />
lƣợng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Ra sau<br />
<br />
138<br />
<br />
100<br />
<br />
Ra sau trung tâm<br />
<br />
25<br />
<br />
18,11<br />
<br />
Ra sau lệch phải<br />
<br />
43<br />
<br />
31,15<br />
<br />
Ra sau lệch trái<br />
<br />
52<br />
<br />
37,68<br />
<br />
Hướng lên trên<br />
<br />
3<br />
<br />
2,17<br />
<br />
Hướng xuống dưới<br />
<br />
11<br />
<br />
7,97<br />
<br />
* Mức độ chèn vào ống sống trên CHT:<br />
<br />
Vào lỗ ghép<br />
<br />
3<br />
<br />
2,17<br />
<br />
Có mảnh rời<br />
<br />
1<br />
<br />
0,72<br />
<br />
L1-L2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
L2-L3<br />
<br />
1<br />
<br />
0,72<br />
<br />
< 1/4 ống sống: 25 BN (18,12%);<br />
1/4 - ≤ 1/2 ống sống: 47 BN (34,06%);<br />
1/2 - ≤ 3/4 ống sống: 49 BN (35,51%);<br />
> 3/4 ống sống: 17 BN (12,31%).<br />
<br />
8<br />
<br />
5,79<br />
<br />
64<br />
<br />
46,37<br />
<br />
11<br />
<br />
7,97<br />
<br />
L5-S1<br />
<br />
38<br />
<br />
27,53<br />
<br />
L4-L5 và L5-S1<br />
<br />
16<br />
<br />
11,59<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Thể<br />
thoát vị<br />
<br />
Thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa cột<br />
sống thắt lưng ở BN TVĐĐCSTL chiếm<br />
tỷ lệ rất cao (100% và 81,16%). Tỷ lệ hẹp<br />
ống sống và dày dây chằng vàng chiếm<br />
tỷ lệ khá cao do BN có thời gian bị bệnh<br />
kéo dài, bệnh tái phát nhiều lần. Dày dây<br />
chằng vàng là nguyên nhân hay gặp làm<br />
cho hẹp ống sống mắc phải sẽ gây chèn<br />
ép rễ thần kinh nặng hơn.<br />
<br />
L3-L4<br />
Đĩa đệm<br />
L4-L5<br />
thoát vị<br />
L3-L4 và L4-L5<br />
<br />
3. Mối liên quan giữa mức độ lâm<br />
sàng và hình ảnh CHT.<br />
* Đánh giá mức độ lâm sàng (n = 138):<br />
Nhẹ: 29 BN (21,02%); vừa: 78 BN<br />
(56,52%); nặng: 31 BN (22,46%); rất nặng:<br />
0 BN.<br />
BN TVĐĐCSTL có các triệu chứng lâm<br />
sàng mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(78 BN = 56,52%), tiếp theo là mức độ<br />
nặng (31 BN = 22,46%), mức độ nhẹ<br />
(29 BN = 21,02%), không có trường hợp<br />
nào rất nặng.<br />
<br />
Vị trí đĩa đệm thoát vị hay gặp nhất ở<br />
L4-L5 (46,37%) và L5-S1 (27,53%).<br />
* Một số hình ảnh khác trên CHT:<br />
Thoái hóa cột sống: 112 BN (81,16%);<br />
thoái hóa đĩa đệm: 138 BN (100%); thoát<br />
vị thân đốt: 11 BN (7,97%); hẹp ống sống:<br />
<br />
Bảng 3: Liên quan giữa độ nặng lâm sàng (theo thang điểm Bộ môn Nội Thần kinh,<br />
Học viện Quân y) và thể thoát vị đĩa đệm, vị trí đĩa đệm thoát vị.<br />
Mức độ lâm sàng<br />
Đặc điểm chẩn đoán CHT<br />
<br />
Thể<br />
thoát vị<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
Rất nặng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Ra sau trung tâm (1a)<br />
<br />
9<br />
<br />
31,03<br />
<br />
16<br />
<br />
20,51<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Ra sau lệch phải (2a)<br />
<br />
4<br />
<br />
13,79<br />
<br />
28<br />
<br />
35,89<br />
<br />
11<br />
<br />
35,48<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Ra sau lệch trái (3a)<br />
<br />
6<br />
<br />
20,68<br />
<br />
29<br />
<br />
37,18<br />
<br />
17<br />
<br />
54,84<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hướng lên trên (4a)<br />
<br />
2<br />
<br />
6,89<br />
<br />
1<br />
<br />
1,28<br />
<br />
Hướng xuống dưới (5a)<br />
<br />
8<br />
<br />
27,58<br />
<br />
3<br />
<br />
3,85<br />
<br />
1<br />
<br />
1,28<br />
<br />
2<br />
<br />
6,45<br />
<br />
1<br />
<br />
3,22<br />
<br />
Vào lỗ ghép (6a)<br />
Có mảnh rời (7a)<br />
<br />
82<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
L1-L2 (1b)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
L2-L3 (2b)<br />
<br />
1<br />
<br />
3,45<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
L3-L4 (3b)<br />
Đĩa đệm<br />
L4-L5 (4b)<br />
thoát vị<br />
L3-L4 và L4-L5 (5b)<br />
<br />
2<br />
<br />
6,89<br />
<br />
2<br />
<br />
2,56<br />
<br />
4<br />
<br />
12,9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
12<br />
<br />
41,37<br />
<br />
36<br />
<br />
46,15<br />
<br />
16<br />
<br />
51,61<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
10,34<br />
<br />
7<br />
<br />
8,97<br />
<br />
1<br />
<br />
3,22<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
L5-S1 (6b)<br />
<br />
6<br />
<br />
20,68<br />
<br />
25<br />
<br />
32,05<br />
<br />
9<br />
<br />
29,03<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
L4-L5 và L5-S1 (7b)<br />
<br />
5<br />
<br />
17,24<br />
<br />
10<br />
<br />
12,82<br />
<br />
1<br />
<br />
3,22<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
p1a-2a,<br />
p1a-4a < 0,05;<br />
p4b-2b, p4b-3b,<br />
p4b-5b < 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
p2a-4a, p2a-5a,<br />
p2a-6a, p3a-4a,<br />
p3a-5a,<br />
p3a-6a < 0,05;<br />
p4b-3b,<br />
p4b-5b< 0,05<br />
<br />
p2a-6a, p 2a-7a, p3ap3a-6a < 0,05;<br />
p4b-3b, p4b-5b,<br />
p4b-7b < 0,05<br />
<br />
6a,<br />
<br />
BN TVĐĐCSTL có các triệu chứng lâm sàng mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(64,49%). Thể thoát vị ra sau 100%. Với triệu chứng lâm sàng mức độ nhẹ, thể ra sau<br />
trung tâm và thoát vị đĩa đệm L4-L5 chiếm ưu thế với 31,03% và 41,37%, khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Lâm sàng mức độ trung bình thể ra sau lệch trái và thoát<br />
vị đĩa đệm L4-L5 chiếm ưu thế với 37,18% và 46,15%, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,05). Lâm sàng mức độ nặng thể ra sau lệch trái và thoát vị đĩa đệm L4-L5 chiếm<br />
ưu thế với 54,84% và 51,61%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
KẾT LUẬN<br />
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng<br />
thường gặp ở lứa tuổi 40 - 49 (35,5%),<br />
đây là lứa tuổi tham gia lao động nhiều.<br />
Đa số BN TVĐĐCSTL là nam (69,57%),<br />
chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (30,43%), khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê. Đa số BN đến<br />
khám và điều trị trong 3 tháng đầu sau khi<br />
mắc bệnh (> 90%). Đau thần kinh hông to<br />
trên BN thoát vị cột sống thắt lưng chiếm<br />
95,65%; các dấu hiệu biểu hiện rõ như:<br />
dấu hiệu Lasègue dương tính (< 90 0)<br />
98,55%; điểm đau Valleix (+) 97,82%;<br />
dấu hiệu chuông bấm dương tính (79,7%).<br />
- Vị trí đĩa đệm thoát vị chủ yếu xảy ra<br />
ở đĩa đệm L 4-L 5 (46,37%) và đĩa đệm<br />
L5-S1 (27,53%). BN bị đĩa đệm chèn đẩy<br />
vào ống sống từ 1/2 đến 3/4 chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất (35,93%). Tất cả BN TVĐĐCSTL<br />
<br />
có thoái hóa đĩa đệm (100%), tiếp đến<br />
là thoái hóa cột sống thắt lưng (81,16%).<br />
- Các triệu chứng lâm sàng mức độ<br />
vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (56,52%). Thể<br />
thoát vị ra sau chiếm 100%. Với lâm sàng<br />
mức độ nhẹ, thể ra sau trung tâm và thoát<br />
vị đĩa đệm L4-L5 chiếm ưu thế (31,03% và<br />
41,37%). Mức độ trung bình thể ra sau<br />
lệch trái và thoát vị đĩa đệm L4-L5 chiếm<br />
ưu thế (37,18% và 46,15%). Mức độ nặng<br />
thể ra sau lệch trái và thoát vị đĩa đệm<br />
L4-L5 chiếm ưu thế (54,84% và 51,61%).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Dương Thị Vân Hà. Nghiên cứu mối liên<br />
quan đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số<br />
hình thái trên phim X quang và MRI ở BN<br />
TVĐĐCSTL. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện<br />
Quân y. 2011.<br />
<br />
83<br />
<br />