intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm một số khối trượt quy mô lớn ở tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung trình bày nghiên cứu về hiện trạng trượt lở ở tỉnh Bình Định và mô phỏng sự kiện trượt lở quy mô lớn ở núi Cấm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 năm 2021. Bài viết cung cấp thêm hiểu biết về cơ chế và quá trình chuyển động trượt lở quy mô lớn, góp phần giảm thiểu thiệt hại do trượt lở quy mô lớn gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm một số khối trượt quy mô lớn ở tỉnh Bình Định

  1. . 565 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KHỐI TRƢỢT QUY MÔ LỚN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH Đinh Thị Quỳnh1,*, Đỗ Minh Đức2, Đào Minh Đức3, Phạm Văn Tiền3, Nguyễn Hữu Hà4, Nguyễn Kim Long1 1 Viện Địa công nghệ và Môi trường 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Viện Địa chất, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 4 Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định *Tác giả liên hệ: quynhdtgeo@gmail.com Tóm tắt Trượt lở thường xuyên diễn ra ở hầu hết các huyện của tỉnh Bình Định vào mùa mưa bão, nhất là tại các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn. Hiện nay, tỉnh Bình Định có 21 vùng nguy cơ cao về trượt lở ở các khu vực tập trung dân cư và nhiều điểm trượt dọc các tuyến đường giao thông. Bài báo này ứng dụng điều tra khảo sát kết hợp bay chụp UAV, thu thập mẫu và thí nghiệm trong phòng kết hợp với các phần mềm chuyên dụng để xác định hiện trạng trượt lở quy mô lớn ở tỉnh Bình Định mô phỏng động lực khối trượt quy mô lớn ở Núi Cấm. Tại đây, trượt lở quy mô lớn liên tiếp từ ngày 14 đến 16/11/2021 ở Núi Cấm, xã Chánh Thắng, huyện Phù Cát với 3 khối trượt, trong đó, khối trượt hơn 310.000 m3 đã vùi lấp và làm ảnh hưởng tới vài chục hộ gia đình. Phân tích cho thấy cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn là một phần yếu tố kích hoạt và địa hình phía thượng nguồn tồn tại vùng tích lũy nước làm gia tăng trượt lở. Lượng mưa tích lũy trong 24 giờ và 72 giờ ghi nhận là 200 mm và 420 mm. Bài viết cung cấp thêm hiểu biết về cơ chế và quá trình chuyển động trượt lở quy mô lớn, góp phần giảm thiểu thiệt hại do trượt lở quy mô lớn gây ra. Từ khóa: trượt lở; trượt lở quy mô lớn; LS-Rapid; Bình Định. 1. Đặt vấn đề Trượt lở là một dạng tai biến có tính chất tiềm ẩn và tính hiểm họa cao, ảnh hưởng đến đời sống con người, cơ sở hạ tầng và môi trường và kinh tế đối với hầu hết các khu vực đất dốc trên thế giới. Trượt lở quy mô lớn có thể tích lớn và phạm vi hoạt động lớn, tác động trên diện rộng (Huang, 2012; Palis và nnk 2017; Luo và nnk, 2020). Một số nghiên cứu về trượt quy mô lớn ở Việt Nam đã được nghiên cứu theo các điểm trượt như đánh giá ổn định mái dốc ở các khối trượt ở Vân Canh (Bình Định), cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh) (Duc, 2013; Lan và nnk, 2019), mô phỏng động lực khối trượt bởi mô hình LS-Rapid cho trượt lở ở Hạ Long, trượt lở gây chắn dòng chảy tạo cột sóng hơn 7 m ở sông Trường tỉnh Quảng Nam (Loi và nnk, 2017; Duc và nnk, 2020). Bình Định là một trong năm tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Với diện tích tự nhiên hơn 6.025 km2, tỉnh Bình Định có vị trí quan trọng trong việc kết nối ra biển của khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, đông bắc Campuchia và đông bắc Thái Lan. Về điều kiện tự nhiện, tỉnh Bình Định có địa hình tương đối phức tạp, có độ dốc dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là dãy núi cao với độ cao trung bình (500 ÷ 700) m và chiếm 70% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng duyên hải bị cắt nhỏ thành ô thung lũng bởi các núi chạy ngang ra biển, cùng với những đồi thấp xen kẽ đã tạo nên nhiều ao hồ tự nhiên. Bên cạnh đó, khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp, phân cắt địa hình lớn, tạo các khe hẻm, tăng độ dốc sườn và sự tác động của con người làm gia tăng nguy cơ trượt lở quy mô lớn, đặc biệt là trong các đợt mưa lớn. Trong tháng 11 năm 2021 trượt lở quy mô lớn diễn ra trên diện rộng của tỉnh Bình Định ở khu vực núi Cấm (huyện Phù Cát), ở khu vực Trà Đăk và khu vực thôn O3 (huyện Vĩnh Thạnh).
  2. 566 Bài báo tập trung trình bày nghiên cứu về hiện trạng trượt lở ở tỉnh Bình Định và mô phỏng sự kiện trượt lở quy mô lớn ở núi Cấm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 năm 2021. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Phương pháp khảo sát điều tra thực địa để ghi nhận về hiện trạng, nhận định sơ bộ nguyên nhân và xác định thiệt hại đã xảy ra và tiềm năng khi xảy ra trượt lở. Quá trình khảo sát thực địa nhằm xác định vị trí, kích thước, phạm vi khối trượt bằng các thiết bị đo Nikon-Forestry Pro, thiết bị bay không người lái (UAV) Phantom 3 Pro. Bên cạnh đó, tiến hành thu thập mẫu đất đá phục vụ thí nghiệm và mô hình hóa khối trượt. 2.2. Phƣơng pháp GIS viễn thám và UAV Thiết bị bay không người lái (UAV - Unmanned Aerial Vehicle) sử dụng sóng radio để điều khiển. Công tác hiện trường sử dụng app Dji Go và Pix4D Capture điều khiển UAV Phantom 3 Pro và thiết kế tuyến bay (hình 1a). Sử dụng GPS garmin 62 để làm mốc và đo khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng thước dây hoặc thiết bị đo Nikon-Forestry Pro. Phương pháp bay chụp UAV thực hiện để thu thập các tấm ảnh chồng xếp. Sử dụng phần mềm Agisoft để xử lý ảnh qua các bước để xử lý khớp ảnh, tạo đám mây điểm, tạo ảnh trực giao (Orthomasaic), chi tiết được mô tả ở hình 2. Kết quả tạo ra mô hình số độ cao DSM và DEM dạng raster, mô hình 3D và ảnh trực giao (hình 1b). Từ dữ liệu DSM hoặc DEM sử dụng phần mềm ArcGIS để khoanh định và tính toán diện tích, thể tích khối trượt và vẽ được mặt cắt ngang của khối trượt. Hình 1. Xử lý dữ liệu trên Agisoft ở khu vực núi Cấm tỉnh ình Định. a) Ảnh 3D và bố trí tuyến bay thủ công ngoài thực địa; b)Kết quả mô hình số độ cao DSM và các đường đồng mức địa hình (5m).
  3. . 567 2.3. Phân tích động lực của khối trƣợt quy mô lớn bằng mô hình LS-Rapid Mô hình LS-Rapid được phát triển bởi Sassa và cộng sự năm 2010 từ bản nâng cấp mô phỏng trượt lở do được chính ông đề xuất năm 1988. LS-Rapid được áp dụng nghiên cứu trong ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Philippines, Croatia, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka, Nepal và Việt Nam (Ajmera và cộng sự, 2022). LS-Rapid là mô hình mô phỏng trượt lở đất dựa trên cơ sở tích hợp giữa đánh giá nguồn phát sinh (phân tích ổn định mái dốc) do sự gia tăng áp lực lỗ rỗng (do mưa) và các tải trọng địa chấn (nếu có) và phân tích động lực của quá trình vận chuyển vật liệu và mở rộng phạm vi do quá trình cuốn theo vật liệu trên đường vận chuyển. Mô hình này mô phỏng quá trình diễn ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn một là giai đoạn phát sinh trượt lở. Quá trình này bắt đầu từ sự xâm nhập của mưa vào mái dốc làm tăng áp lực nước lỗ rỗng trong khối đất. Khi áp lực nước lỗ rỗng tăng dẫn đến sự suy giảm của sức kháng cắt của đất từ cực đại sang trạng thái dư. Khi sức chống cắt đạt trạng thái dư, giá trị này không tiếp tục suy giảm nữa, nhưng chuyển vị cắt vẫn tiếp tục diễn ra. Giai đoạn hai là giai đoạn phân tích động lực - sau khi quá trình trượt lở bắt đầu xảy ra. Cơ chế phát sinh trượt lở do tăng áp lực nước lỗ rỗng được mô tả ở hình 3. Trọng lượng cột đất có chiều dài đơn vị dọc theo đáy của lớp đất (đá phong hóa), hay chính xác hơn là lớp có tiềm năng bị trượt lở. Trọng lượng của đất nếu không có mực nước ngầm, nghĩa là áp lực nước lỗ rỗng bằng không, ứng suất ban đầu ở dưới đáy của cột đất này được trình bày trong hình vẽ tại “I”. Khi áp lực nước lỗ rỗng tăng dần đường ứng suất sẽ dịch chuyển sang trái và đạt tới trạng thái cân bằng giới hạn - bắt đầu phát sinh trượt. Động lực trượt lở quy mô lớn sử dụng phần mềm LS-Rapid được thực hiện qua các bước ở hình 4. Từ đặc điểm địa hình và dữ liệu DEM xác định bề mặt trượt, các đặc điểm này cùng các tham số cơ lý đất chủ yếu thu được từ thí nghiệm hoặc dùng các số liệu giả định đã được khuyến cáo ở các nghiên cứu tương đồng về đặc điểm cơ lý. Sau đó, tập dữ liệu tính toán động lực của khối trượt. Hình 3. Sự phá hủy do áp lực nước lỗ rỗng tăng. Hình 4. Sơ đồ phân tích trượt lở quy mô lớn bằng mô hình LS-Rapid.
  4. 568 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đặc điểm hiện trạng trƣợt lở tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Định xảy ra trượt lở trên diện rộng và phân tán. Kết quả nghiên cứu ghi nhận 21 vị trí có nguy cơ cao về trượt lở (bảng 1, hình 5). Ngoài ra, trượt lở quy mô nhỏ phát sinh dọc các tuyến giao thông tỉnh Bình Định thường xảy ra như đường tỉnh 639, tuyến đường xã An Hòa đi xã An Toàn,… Ở tuyến đường xã An Hòa đi xã An Toàn có 37 khối trượt quy mô nhỏ (Đinh Thị Quỳnh và cộng sự, 2021) (hình 5b). Tuyến đường 639 có 18 khối trượt quy mô nhỏ và chủ yếu là trượt lở đá (Nguyễn Hữu Hà và Đỗ Minh Đức, 2019). Tuyến đường khoảng 3 km ở địa phận đèo An Khê, đoạn cuối của địa phận tỉnh Bình Định có 20 điểm trượt xảy ra vào năm 2013. Tỉnh Bình Định có các khu vực nguy cơ cao về trượt lở gồm: - Huyện An Lão là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Bình Định, thường xuyên xảy ra trượt lở trên toàn tỉnh. Huyện An Lão có 8 khu vực phân bố ở 6 xã gồm An Hòa, An Trung, thị trấn An Lão, An Nghĩa, An Vinh và An Quang và dọc tuyến đường giao thông từ An Hòa đi An Toàn. - Huyện Hoài Ân nằm ở giữa tỉnh Bình Định. Bên cạnh điểm trượt hồ Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện có 5 khu vực nguy hiểm khác gồm thôn Bình Hòa Bắc, thôn Phú Bình, xã Ân Hảo Đông; Đồng Nhà Mười ở thôn 1, xã Ân Sơn và dốc Bà Tín, đèo Đồng Leo ở xã Ân Nghĩa. - Huyện Vĩnh Thạnh ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định. Trượt lở quy mô lớn ở thôn O3 (hình 5d) và thôn Đăk Tra (hình 5c và 5e) đã gây ảnh hưởng đến 116 hộ dân. - Huyện Phù Cát ở phía Đông tỉnh Bình Định. Trượt lở đá ở núi Gành, thôn Đức Phổ 1 và trượt lở quy mô lớn ở núi Cấm, thôn Chánh Thắng là hai khu vực nguy hiểm, đe dọa đến người dân ở khu vực này. Hiện nay, ở cả hai khu vực chính quyền đã và đang xây dựng các khu tái định cư di dân khẩn cấp. - Thành phố Quy Nhơn có 3 khu vực có nguy cơ cao về trượt lở gồm núi Một, hóc Bà Bếp và điểm trượt đá đường Nguyễn Tất Thành thuộc núi Bà Hỏa. Tại điểm trượt lở đá ở đường Nguyễn Tất Thành có nguy cơ cao, chính quyền đã rào chắn và có phương án giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Hình 5. Một số khu vực trượt lở ở tỉnh ình Định (a) Các điểm trượt; (b) Phân bố hiện trạng trượt lở tuyến đường từ xã An Hòa - xã An Toàn; (c) Trượt lở quy mô lớn ở thôn Đăk Tra xã Vĩnh Kim; (d) Trượt lở quy mô lớn ở O3 xã Vĩnh Kim; (e) Các tảng lăn dưới chân n i thôn Đăk Tra xã Vĩnh Kim; (f) Trượt lở ở núi Bà Hỏa ở khu vực đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn ngày 25/10/2021; (f) Trượt lở ở thôn 4 xã An Trung.
  5. . 569 Bảng 1. Các khu vực có nguy cơ cao về trượt lở ở tỉnh ình Định Huyện/ Xã/Phường/ TT Thôn/Khu phố Địa danh Thành phố Thị trấn 1 Trà Cong Núi Ðá 2 An Hòa Vạn Long Núi Ðá Chồng 3 Trà Cong 4 An Trung Thôn 4 An Lão 5 Thị trấn An Lão Khu phố 2 6 An Nghĩa Thôn 5 7 An Vinh Thôn 5 8 An Quang Thôn 5 9 Bình Hòa Bắc Ân Hảo Ðông 10 Phú Bình 11 Ân Sơn Thôn 1 Đồng Nhà Mười Hoài Ân 12 Nhơn Sơn Dốc Bà Tín; Điểm cao 318 Ân Nghĩa 13 Phù Ninh Đèo Đồng Leo; Điểm cao 182 14 Ân Tín Hồ Vạn Hội 15 O3 Ðiểm cao 566 Vĩnh Thạnh Vĩnh Kim 16 Ðăk Tra Điểm cao 130 17 Cát Minh Đức Phổ 1 Núi Gành Phù Cát 18 Cát Thành Chánh Thắng Núi Cấm 19 Khu phố 1 Núi Một Đống Đa 20 Quy Nhơn Khu phố 5 Hóc Bà Bếp, núi Bà Hỏa Núi Bà Hỏa, đường Nguyễn Tất 21 Lê Hồng Phong Thành 3.2. Mô phỏng chuyển động khối trƣợt quy mô lớn ở núi Cấm, tỉnh Bình Định Núi Cấm thuộc thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát có đặc điểm địa chất rất phức tạp. Núi Cấm thuộc pha 2 và pha 3 của phức hệ Đèo Cả tuổi Kreta. Theo tờ Địa chất 1:50.000 tờ Ngô Mây do Cát Nguyên Hùng làm Chủ biên thành lập năm 2001 thì khu vực có 2 đứt gãy chính gồm đứt gãy có phương Đông Bắc - Tây Nam nằm dọc thung lũng thôn Chánh Thắng, đứt gãy bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ; đứt gãy phương Bắc - Nam. Xuất lộ 1 điểm nước khoáng nóng nằm ở phía Tây Nam của thôn Chánh Thắng (hình 6). Vùng trũng tập trung nước Hình 6. Các khối trượt ở núi Cấm tỉnh ình Định. Khu vực núi Cấm liên tiếp xảy ra 3 lần trượt lở từ ngày 14 đến ngày 16/11/2021, lần thứ nhất xảy ra tối ngày 14/11, tiếp đến rạng sáng ngày 15/11 và 9 giờ sáng ngày 16/11. Lượng mưa tích
  6. 570 lũy trong ngày 14/11 đạt hơn 200 mm/ngày và trong vòng 72 giờ đã tích lũy đạt hơn 420 mm (vào lúc 9 giờ ngày 16/11/2021) (hình 7). Điểm trượt nghiêm trọng là khối I thể tích ước tính từ kết quả xử lý ảnh bay chụp UAV khoảng hơn 310.000 m3 (hình 6). Khối trượt bắt đầu từ độ cao 250 m chạy dài hơn 570 m. Khối trượt II gồm 2 điểm trượt gồm số 2 và 3, bao gồm với điểm trượt 3 kéo dài khoảng 170 m bắt nguồn từ độ cao gần 250 m; điểm trượt 2 kéo dài khoảng 45 m. Khối trượt III gồm 3 khối trượt nhỏ với chiều dài khối trượt lần lượt 65 m, 70 m và 150 m. Trượt lở cả khối trượt đều là thuộc dạng trượt lở đất đá. Trượt lở phát sinh và lan rộng dọc theo các khe suối. Thảm thực vật của khu vực nghiên cứu là rừng trồng keo lai. Hình 7. Lượng mưa giờ và lượng mưa tích lũy ở trạm Cát Thành. Mẫu đất thí nghiệm được thu thập ở mặt trượt của khối trượt I và được tiến hành thí nghiệm. Thành phần hạt thô của đất được rây qua các sàng 5 mm, 2 mm, 1 mm, 0,5 mm, 0,075 mm. Thành phần hạt mịn của đất được phân tích bằng thí nghiệm tỷ trọng kế. Kết quả phân tích được trình bày ở hình 8 với 78,9% hàm lượng cát, 12,9% hàm lượng bụi và 8,2% hàm lượng sét. Bên cạnh đó, số liệu thí nghiệm cho thấy đất có tính dẻo thấp. Đất thuộc loại cát chứa hỗn hợp bụi và sét, có tính dẻo thấp (SM). Hình 8. Đường cong cấp phối hạt của mẫu đất thuộc khu vực trượt lở I ở núi Cấm. DEM phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ DEM 5 m từ bản đồ địa hình là đầu vào. DSM của bay chụp UAV và DEM 5 m kết hợp để tính toán được vùng trước và khi trượt lở. Vùng tính toán được thiết lập với các thông số đầu vào mô tả hiện tượng trượt lở với các ô lưới trong mô hình có kích thước 1 m × 1 m. Theo phân tích lượng mưa ở trên, nhận thấy hiện tượng trượt lở đất ở đây là lượng mưa cường độ cao kéo dài. Bên cạnh đó từ khảo sát thực địa và địa hình khu vực ở phía thượng nguồn của cả 3 khối trượt có một vùng trũng tập trung nước (hình 6). Kết hợp với điều kiện địa hình của khu vực này là các khe rãnh – nơi tụ thủy đã làm tăng mực nước ngầm dẫn tới sự gia tăng của áp lực nước lỗ rỗng kéo theo giảm độ bền cắt của
  7. . 571 đất. Thí nghiệm kháng cắt dư của đất ở khu vực nghiên cứu chưa được thực hiện. Các thông số cho vào mô hình được tham khảo dựa trên số liệu đặc trưng loại đất SM đã có ở các thí nghiệm khác và đã được khuyến cáo bởi các nghiên cứu ứng dụng mô hình LS-Rapid, các số liệu được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Các tham số sử dụng trong mô hình LS-Rapid Giá trị Giá trị được sử Tham số thông dụng ở trượt lở thường Núi Cấm Hệ số áp lực hông (Lateral pressure ratio) 0,30 - 0,60 0,3 - 0,6 Hệ số ma sát của đất (Friction coefficient inside landslide mass) 0,36 - 0,58 3,0 Hệ số ma sát khi chuyển động ở mặt trượt (Friction coefficient 0,46 - 0,7 0,7 during motion at sliding surface) Sức kháng cắt ở trạng thái ổn định ở mặt trượt (Steady state 5 - 50 15 - 20 shear resistance at sliding surface) Áp lực nước lỗ rỗng dư (Rate of excess pore-pressure 0,0 - 1,0 0,5 - 0,8 generation) Lực dính cực đại tại mặt trượt (Peak cohesion at sliding 10 - 100 10 - 30 surface) Chuyển vị cắt khi bắt đầu giảm cường độ (Shear displacement 5 - 100 5 at the start of strength reduction) Chuyển vị cắt khi kết thúc quá trình giảm cường độ (Shear 100 - 5000 500 - 1000 displacement at the end of strength reduction) Tỷ số áp lực nước lỗ rỗng (Pore pressure ratio) 0,0 - 1,0 0,0 - 0,6 Trong nghiên cứu này chưa xem xét đến tuần tự trượt lở của các khối trong khu vực núi Cấm. Các kết quả mô phỏng trượt lở được thể hiện ở hình 9. Vùng màu vàng đại diện cho các khu vực xảy ra trượt. Kết quả cho thấy khi hệ số áp lực nước lỗ rỗng (ru) đạt 0,4 mái dốc bắt đầu bị phá hủy. Khi ru đạt 0,54 ở 16 giây toàn bộ nguồn phát sinh trượt hình thành. Sau đó trượt lở tiếp tục di chuyển xuống dưới và ở 47 giây với giá trị hệ số áp lực nước lỗ rỗng đạt 0,6 thì vật liệu tiếp cận khu vực chân núi. Sau đó trượt lở tại khối I lan rộng vào khu vực nhà dân. Ở 60 giây, trượt lở dừng lại và lắng đọng. Hình 9. Mô phỏng sự phát triển của trượt lở đất ở núi Cấm, sự kiện tháng 11/2021. Trượt lở quy mô lớn diễn ra ở núi Cấm do mưa lớn và vùng trũng phía trên mái dốc tích đọng nước trong mùa mưa. Bên cạnh đó, hoạt động mở đường để khai thác keo lai đã làm gia tăng nguy cơ trượt lở ở khu vực này. Hoạt động canh tác cây keo lai đã làm bề mặt đất luân biên được che phủ và trống trong thời gian kéo dài, dưới tác động của dao động nhiệt và hoạt động
  8. 572 khai mở đường mòn đã làm hình thành các khe nứt tách trên mái dốc. Kết hợp với quá trình thâm nhập của mưa, dòng chảy đã dẫn đến sức chống cắt của đất giảm khi mực nước ngầm dâng lên và tạo thành trượt lở quy mô lớn (Hou và cộng sự, 2019; Đinh Thị Quỳnh và cộng sự, 2020). 4. Kết luận Bài báo đã làm sáng tỏ đặc điểm một số khối trượt quy mô lớn và áp dụng thành công mô hình LS-Rapid để mô phỏng động lực trượt quy mô lớn ở núi Cấm, tỉnh Bình Định. Lượng mưa ngày tích lũy trên 200 mm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trượt lở. Kết quả mô phỏng 3 khối trượt đã diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/11/2021 cho thấy, khối trượt phát triển trong loại đất cát chứa hỗn hợp bụi và sét, có tính dẻo thấp và khi hệ số áp lực nước lỗ rỗng (ru) đạt 0,54 dịch chuyển trượt phát triển lan rộng. Lời cảm ơn Bài báo được sự hỗ trợ một số kết quả của đề tài cấp Tỉnh “Hoàn thiện và triển khai áp dụng kết quả ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám, địa kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo để khoanh vùng và cảnh báo tình trạng trượt lở đất, đá tại các khu vực trọng điểm tỉnh Bình Định”, mã số đề tài: 01-02-2022. Tài liệu tham khảo Ajmera, B., et al., 2023. LS-RAPID Manual with Video Tutorials. In: Sassa, K., et al.,. (eds) Progress in Landslide Research and Technology, Volume 1 Issue 1, 2022. Progress in Landslide Research and Technology. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-031-16898-7_26. Nguyễn Hữu Hà, Đỗ Minh Đức, 2019. Hiện trạng tai biến trượt lở đá trên một số tuyến đường giao thông tỉnh Bình Định. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI, thành phố Huế 4- 2019. Duc, D. M., et al., 2020. Analysis and modeling of a landslide-induced tsunami-like wave across the Truong River in Quang Nam province, Vietnam. Landslides 17:2329-2341. https://doi.org/10.1007/s10346-020-01434-2 Hou, Q. D., và nnk, 2019. Large deformation and failure mechanism analyses of Tangba high slope with a high-intensity and complex excavation process. Journal of Mountain Science 16(2). https://doi.org/10.1007/s11629- 018-5002-6. Huang, R., 2012. Mechanisms of large-scale landslides in China. Bulletin of Engineering Geology and the Environment, 71(1), 161-170. Lan, N. C., et al., 2019. Deep-seated rainfall-induced landslides on a new expressway: a case study in Vietnam. Landslides 17: 395-407. Loi, D. H., et al., 2017. The 28 July 2015 rapid landslide at Ha Long City, Quang Ninh, Vietnam. Landslides 14:1207–1215. https://doi.org/10.1007/s10346-017-0814-y. Luo, S., et al., 2020. Reactivation of a huge, deep-seated, ancient landslide: Formation mechanism, deformation characteristics, and stability. Water (Switzerland), 12(7). Palis, E., et al., 2017. Long-term monitoring of a large deep-seated landslide (La Clapiere, South-East French Alps): initial study. Landslides, 14(1), 155-170. Đinh Thị Quỳnh và nnk, 2020. Đặc điểm trượt lở tại các khu vực trồng cây keo lai dọc theo các tuyến giao thông chính ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Tạp chí địa kỹ thuật, số 3(24), tr. 3-10. Sassa, K, 1988. Geotechnical model for the motion of landslides. In: Proceedings 5th international symposium on landslides, “landslides”. Balkema, Rotterdam, pp 37-56. Sassa, K., et al, 2010. An integrated model simulating the initiation and motion of earthquake and rain induced rapid landslides and its application to the 2006 Leyte landslide. Landslides 7:219–236. https://doi.org/10.1007/ s10346-010-0230-z.
  9. . 573 Characteristics of large-scale landslides in Binh Dinh province Dinh Thi Quynh1,*, Do Minh Duc2, Dao Minh Duc3, Pham Van Tien3, Nguyen Huu Ha4, 1 Institute of Geotechnology and Environment 2 VNU University of Science, Vietnam National University 3 Institute of Geological Sciences 4 Department of Science and Technology of Binh Dinh province *Corresponding author: quynhdtgeo@gmail.com Abstract In Binh Dinh province, 21 areas with high risk of landslides were recognized, which locate nearby densely populated areas. Landslides occur mainly in An Lao, Vinh Thanh, Hoai An, Phu Cat districts and Quy Nhon city. From 14 to 16 November 2021 at the Cam mountain, Chanh Thang commune, Phu Cat district, three large landslides had occurred. Among that, a landslide with the volume of over 310.000 m3 had buried several houses. This paper applies site investigation, inmanned aerial vehicle (UAV) survey, sample collection and laboratory testing in combination with specialized software to determine characteristics of large-scale landslides in Binh Dinh province and to simulate the landslide motion. The analysis shows that significant intensity of heavy rain in a short time together with an upstream area of water accumulation were the main triggering factors of the landslide. The cumulative rainfall in 24 hours and 72 hours was recorded at 200 mm and 420 mm, respectively. The paper also provides more understanding on the mechanism and process of large-scale landslide motion and contributing to mitigate damages caused by large-scale landslides. Keywords: Landslide; large - scale landslides; LS-Rapid; Binh Đinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2