intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm phân hóa của khí hậu trong thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

86
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua việc nghiên cứu đặc điểm phân hoá của khí hậu, tác động của nó đối với các yếu tố địa hình, thủy văn, thổ nhƣỡng và sinh vật, bài báo làm rõ vai trò của nhân tố này trong quá trình thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh quan của lãnh thổ, nhằm đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm phân hóa của khí hậu trong thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU<br /> TRONG THÀNH TẠO CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> TRƢƠNG THỊ TƢ<br /> Trƣờng Đại học Quảng Bình<br /> Tóm tắt: Khí hậu là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phân hoá,<br /> tính đa dạng cảnh quan của một lãnh thổ. Quảng Bình là một tỉnh nằm ở vị<br /> trí có sự chuyển tiếp của các miền khí hậu, địa hình hẹp bề ngang, vì thế khí<br /> hậu có những đặc trƣng riêng và phân hóa phức tạp. Qua việc nghiên cứu<br /> đặc điểm phân hoá của khí hậu, tác động của nó đối với các yếu tố địa hình,<br /> thủy văn, thổ nhƣỡng và sinh vật, bài báo làm rõ vai trò của nhân tố này<br /> trong quá trình thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong<br /> những cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh<br /> quan của lãnh thổ, nhằm đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài<br /> nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.<br /> Từ khóa: Khí hậu, cảnh quan, vai trò khí hậu, khí hậu Quảng Bình<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Cảnh quan của một lãnh thổ là một thể tổng hợp tự nhiên đƣợc tạo nên bởi các yếu tố<br /> thành phần. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Mỗi một yếu<br /> tố trong hệ thống đều có vai trò nhất định trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh<br /> thổ, trong đó khí hậu là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Đặc điểm<br /> phân hóa của khí hậu có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân hóa của các yếu tố khác trong<br /> thành tạo cảnh quan, vì vậy quyết định đến sự phân hóa và tính đa dạng của cảnh quan<br /> một lãnh thổ.<br /> Quảng Bình nằm trong á đới gió mùa chí tuyến không có mùa Đông lạnh và khô rõ rệt,<br /> thuộc miền khí hậu Đông Trƣờng Sơn [5]. Với vị trí nằm hoàn toàn ở sƣờn Đông của<br /> Trƣờng Sơn Bắc, phía Bắc là dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển, phía Tây là dãy<br /> Trƣờng Sơn, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp và những dãy cồn cát chạy dọc bờ<br /> biển; địa hình lại hẹp bề ngang, vì thế Quảng Bình chịu ảnh hƣởng sâu sắc của biển<br /> Đông. Ở đây tính chất lạnh có phần giảm sút so với miền Bắc, nền nhiệt khá cao. Các<br /> yếu tố khí hậu có sự phân hóa phức tạp, đa dạng theo thời gian, phân hóa từ Đông sang<br /> Tây và từ Bắc vào Nam. Tuy vậy, do vẫn còn chịu ảnh hƣởng của không khí cực đới<br /> nên Quảng Bình có mùa Đông hơi lạnh, biên độ nhiệt trong năm vẫn tƣơng đối lớn,<br /> mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu Đông Trƣờng Sơn. Chế độ<br /> mƣa ẩm khá phong phú; mùa mƣa chậm về Thu Đông và thƣờng chịu ảnh hƣởng của<br /> các nhiễu động nhƣ: gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nội chí<br /> tuyến… gây mƣa lớn, lũ lụt; Trong khi đó mùa hạ ở đây thƣờng có những thời tiết khô,<br /> nóng do ảnh hƣởng của gió Tây Nam, đôi khi xảy ra tình trạng thiếu nƣớc và khô hạn<br /> trầm trọng. Với đặc điểm phân hóa đa dạng và khá phức tạp của khí hậu, cùng với các<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 113-124<br /> <br /> 114<br /> <br /> TRƢƠNG THỊ TƢ<br /> <br /> yếu tố nền vật chất rắn, khí hậu Quảng Bình đã tác động đến các thành phần khác của<br /> cảnh quan tạo nên tính đa dạng của cảnh quan tỉnh Quảng Bình.<br /> Nhƣ vậy, nghiên cứu đặc điểm phân hoá của khí hậu, phân tích tác động của nó đối với<br /> các thành phần cấu tạo cảnh quan, qua đó để thấy rõ đƣợc vai trò của khí hậu trong quá<br /> trình thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình là một trong những kết quả quan trọng trong<br /> quá trình nghiên cứu tính đa dạng và đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình nhằm phục<br /> vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng trên quan điểm phát triển<br /> bền vững.<br /> 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> Khí hậu Quảng Bình mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu Đông<br /> Trƣờng Sơn [5], chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Biển Đông và có sự phân hóa do địa hình.<br /> Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt từ 8000 - 85000C, nhiệt độ trung bình các tháng<br /> đạt từ 24 - 250C, biên độ nhiệt trong năm vẫn còn khá lớn từ 6 - 7 0C đạt tiêu chuẩn của<br /> khí hậu nhiệt đới. Lƣợng mƣa trung bình năm đạt từ 2000 – 2200mm. Độ ẩm không khí<br /> trung bình đạt từ 70 đến 90%; có mùa ẩm và mùa khô, mùa ẩm trùng với thời kỳ hoạt<br /> động của gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau và độ ẩm đạt 80 - 90%;<br /> mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam và<br /> độ ẩm trung bình đạt 70 - 80% [1].<br /> 2.1. Sự phân hóa trong từng yếu tố khí hậu<br /> Các yếu tố khí hậu Quảng Bình có sự phân hóa theo địa hình, phân hóa từ Bắc vào Nam<br /> và phân hóa từ ven biển vào đồng bằng đến miền núi [1].<br /> a. Bức xạ và số giờ nắng: Theo quy luật chung trị số bức xạ tổng cộng giảm dần từ<br /> Nam ra Bắc và vùng ven biển lên vùng núi. Nắng cũng giảm dần theo bức xạ tổng<br /> cộng, số giờ nắng ở ven biển thấp hơn vùng núi.<br /> b. Nhiệt độ: Nhìn chung nền nhiệt giảm dần từ Nam ra Bắc, từ Đông sang Tây và<br /> giảm theo độ cao địa hình. Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, sự chênh lệch về<br /> nhiệt độ giữa các vùng không đáng kể; miền núi có biên độ nhiệt cao hơn ở vùng<br /> đồng bằng và ven biển.<br /> c. Lƣợng mƣa: Có sự phân hóa rõ rệt giữa đồng bằng ven biển và miền núi, giữa Bắc<br /> và Nam của tỉnh. Ở các khu vực phía Tây Bắc và Tây Nam xuất hiện nhiều tâm<br /> mƣa lớn, lƣợng mƣa trung bình năm lớn hơn Đông Bắc và Đông Nam. Mùa mƣa<br /> xuất hiện sớm ở vùng Tây Bắc và đến muộn ở Tây Nam Quảng Bình.<br /> d. Độ ẩm: Độ ẩm có sự phân hóa giữa đồng bằng và miền núi, giữa khu vực phía<br /> Bắc và phía Nam, giữa phía Đông và Tây do ảnh hƣởng của vị trí địa lý, địa hình<br /> và các hoàn lƣu địa phƣơng, phản ánh sự phân hóa của các yếu tố nhiệt độ, lƣợng<br /> mƣa và sự bốc hơi trong vùng. Đặc biệt là ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô, nóng<br /> nên mùa hè, độ ẩm ở miền núi thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng ven biển.<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU…<br /> <br /> 115<br /> <br /> e. Gió: Do yếu tố địa hình, nên hƣớng gió ở đây không phản ánh đúng cơ chế của<br /> hoàn lƣu gió mùa. Mặc dù vẫn có 2 mùa chính là gió mùa mùa Đông hoàn lƣu<br /> thịnh hành là gió mùa Đông Bắc, gió mùa mùa hạ thịnh hành là hoàn lƣu gió mùa<br /> Tây Nam, nhƣng vẫn xuất hiện các hoàn lƣu địa phƣơng khác. Tốc độ gió tăng<br /> dần từ đồng bằng lên miền núi.<br /> f. Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt: Cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Ảnh<br /> hƣởng của gió Lào ở khu vực miền núi không gay gắt nhƣ ở vùng đồng bằng; các<br /> khu vực nằm sâu về phía Tây lại chịu ảnh hƣởng chủ yếu là mƣa của bão và áp<br /> thấp, trong khi đó ở đồng bằng và ven biển chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió bão,<br /> mƣa và nƣớc dâng.<br /> Căn cứ vào sự phân hóa của các yếu tố khí hậu nhƣ bức xạ mặt trời, tổng nhiệt độ hoạt<br /> động trong năm, lƣợng mƣa trung bình năm, số ngày mƣa, nhiệt độ trung bình các tháng<br /> trong năm, mức độ ảnh hƣởng của biển, gió mùa Đông Bắc, Tây Nam,…theo nghiên<br /> cứu của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quảng Bình và các nhà nghiên cứu của Viện<br /> Địa lý thì khí hậu Quảng Bình phân chia thành 4 vùng với 12 loại khí hậu [1, 3].<br /> 2.2. Các loại khí hậu<br /> 2.2.1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa (NĐGM) nóng, có mùa Đông không lạnh, mƣa nhiều,<br /> mùa ít mƣa trung bình và khô (IB0d). Loại khí hậu này phân bố ở những vùng thấp ven<br /> biển phía Đông của tỉnh Quảng Bình kéo dài từ Ba Đồn đến Lệ Thủy.<br /> <br /> Hình 1. Bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Bình<br /> <br /> 116<br /> <br /> TRƢƠNG THỊ TƢ<br /> <br /> Đặc điểm: Có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm đạt 24 - 25C, tƣơng ứng với tổng<br /> nhiệt độ năm từ 8700 - 9100C. Do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc đã bị suy yếu<br /> nhiều nên mùa Đông chỉ kéo dài 3 tháng (tháng XII, I và II) và không lạnh. Nhiệt độ<br /> trung bình các tháng mùa Đông đạt từ 18C đến dƣới 20C. Mƣa ở đây thuộc chế độ<br /> mƣa nhiều, với tổng lƣợng mƣa trung bình năm đạt 2000 - 2500mm. Lƣợng mƣa phân<br /> bố không đều trong năm, mùa mƣa dài 6 tháng, tập trung chủ yếu trong 4 tháng (VIII,<br /> IX, XI, XII) chiếm khoảng 72 - 75% tổng lƣợng mƣa cả năm; mùa ít mƣa kéo dài 6 - 7<br /> tháng, từ tháng I đến tháng IV và tháng VI, VII. Mức độ khô hạn của mùa ít mƣa thuộc<br /> loại khô với hệ số khô hạn trung bình tháng của mùa ít mƣa từ 1,6 - 1,8; tuy nhiên có<br /> một vài tháng (tháng III, IV và VII) hệ số khô hạn dao động trong khoảng 2,0 - 3,0. Do<br /> ảnh hƣởng của thời tiết khô nóng, nên ngay cả vào tháng V là tháng có lƣợng mƣa trên<br /> 100mm nhƣng vẫn là tháng thiếu nƣớc đối với cây trồng (K> 1,0).<br /> 2.2.2. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa Đông không lạnh, mƣa vừa, mùa ít mƣa trung bình<br /> và khô (IC0d). Loại khí hậu này phân bố ở vùng thấp ven biển của huyện Quảng Trạch<br /> tại khu vực Roòn, nằm khuất ở phía Nam của dãy Hoành Sơn.<br /> Điều kiện nhiệt và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt tƣơng tự nhƣ ở loại khí hậu IB0d<br /> song khác nhau về chế độ mƣa. Ở đây có chế độ mƣa vừa, với tổng lƣợng mƣa năm dao<br /> động trong khoảng 1500 - 2000mm. Mùa ít mƣa dài 6 - 7 tháng, có mức độ khô hạn<br /> thuộc loại khô. Chỉ số khô hạn trung bình tháng của mùa ít mƣa lớn nhất đạt từ 1,7 - 2,1.<br /> Trong mùa ít mƣa, tháng III chỉ số K có thể lớn hơn 3,0.<br /> 2.2.3. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi<br /> ẩm (IA1a). Loại khí hậu này phân bố ở khu vực đồi núi thấp từ 50 - 400m, thuộc phần<br /> phía Bắc của huyện Tuyên Hóa.<br /> Đặc điểm: Có nền nhiệt khá cao, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 22 - 24C,<br /> tƣơng ứng với tổng nhiệt hoạt động trong năm từ 8000 - 8700C. Mùa lạnh ở đây kéo<br /> dài từ 1 đến 3 tháng (tháng XII, I và II). Mƣa rất nhiều, tổng lƣợng mƣa trong năm đạt<br /> từ 2500 - 2800mm. Mùa mƣa kéo dài liên tục trong 7 tháng, từ tháng V đến tháng XI,<br /> chiếm tới 85 - 86% tổng lƣợng mƣa cả năm; 4 tháng mƣa nhiều nhất là VIII, IX, X và<br /> XI với lƣợng mƣa đạt 68% tổng lƣợng mƣa năm. Mùa ít mƣa dài 5 tháng, từ tháng XII<br /> đến tháng IV, song không có tháng nào có lƣợng mƣa thấp hơn 45mm. Mức độ khô hạn<br /> của mùa ít mƣa thuộc loại hơi ẩm với K từ 0,8 - 1,0. Trong năm có 3 tháng III, IV và<br /> VII hệ số khô hạn đạt 1,0 - 1,3, hơi thiếu nƣớc đối với cây trồng.<br /> 2.2.4. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi<br /> khô (IA1b). Loại khí hậu này phân bố ở các khu vực đồi núi thấp từ 50 - 400m gồm:<br /> Tân Lâm, Đồng Tâm thuộc huyện Tuyên Hoá; Kiến Giang huyện Lệ Thủy, Tám Lu<br /> huyện Quảng Ninh và một phần huyện Bố Trạch.<br /> Đặc điểm loại khí hậu này chỉ khác loại IA1a ở mức độ khô hạn của mùa ít mƣa. Mức<br /> độ khô hạn ở đây thuộc loại hơi khô, với chỉ số K của mùa ít mƣa khoảng 1,1 - 1,5. Các<br /> tháng II, III, IV và VI, VII có K> 1,0 thiếu nƣớc đối với cây trồng, tuy nhiên không có<br /> tháng nào K> 2,0.<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU…<br /> <br /> 117<br /> <br /> 2.2.5. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi ẩm<br /> (IB1a). Loại khí hậu này phân bố ở khu vực đồi núi thấp từ 50 - 400m, thuộc Thanh<br /> Lạng huyện Tuyên Hóa và Tân Sum huyện Minh Hóa.<br /> Loại khí hậu này chỉ khác loại IA1a ở mức độ mƣa trong năm. Là loại khí hậu có mƣa<br /> nhiều, tổng lƣợng mƣa trong năm đạt từ 2000 - 2500mm. Mùa mƣa kéo dài liên tục<br /> trong 7 tháng (từ tháng V đến tháng XI) với lƣợng mƣa chiếm tới 85 - 86% tổng lƣợng<br /> mƣa năm. Bốn tháng mƣa nhiều nhất là các tháng VIII, IX, X và XI với tổng lƣợng mƣa<br /> đạt 64 - 66% tổng lƣợng mƣa năm.<br /> 2.2.6. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi khô<br /> (IB1b). Loại khí hậu này chiếm một phần lãnh thổ khá lớn có độ cao trong khoảng 50 400m ở các khu vực: Minh Hóa thuộc huyện Minh Hóa; Tuyên Hoá, Mai Hóa, Cao<br /> Quảng thuộc huyện Tuyên Hóa; Quảng Tiến huyện Quảng Trạch; Hƣng Trạch, Cự Nẫm<br /> thuộc huyện Bố Trạch và một phần của thị xã Đồng Hới.<br /> Loại khí hậu này chỉ khác loại IB1a ở mức độ khô hạn của mùa ít mƣa. Mùa ít mƣa ở<br /> đây có mức độ khô hạn thuộc loại hơi khô. Chỉ số K dao động trong khoảng 1,1 - 1,5.<br /> Thời kỳ thiếu nƣớc thƣờng kéo dài từ 3 - 5 tháng, đó là các tháng II, III, IV và VII (có<br /> nơi bao gồm cả tháng VI, hoặc V, hoặc I); không có tháng nào K> 2,0.<br /> 2.2.7. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa nhiều, mùa ít mƣa trung bình và<br /> khô (IB1d). Loại khí hậu này phân bố ở trong thung lũng sông Long Đại thuộc huyện<br /> Quảng Ninh và khu vực Cẩm Ly huyện Lệ Thủy, ở độ cao từ 50 - 400m.<br /> Loại khí hậu này chỉ khác với loại IB1b ở độ dài và mức độ khô hạn của mùa ít mƣa.<br /> Mùa ít mƣa dài 6 - 7 tháng gồm tháng I, II, III, IV và tháng VI, VII. Mức độ khô hạn<br /> của mùa ít mƣa thuộc loại khô, với chỉ số K trung bình tháng đạt 1,6 - 1,7. Tất cả các<br /> tháng của mùa ít mƣa đều thiếu nƣớc, K lớn hơn 1,0 trong đó vào tháng VII chỉ số K đạt<br /> 2 hoặc 3.<br /> 2.2.8. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa vừa, mùa ít mƣa trung bình và hơi<br /> khô (IC1c). Loại khí hậu này phân bố ở khu vực Troóc, Phúc Trạch, huyện Bố Trạch,<br /> nằm khuất ở phía Nam của dãy núi Toa những nơi có độ cao khoảng 50 - 400m.<br /> Đặc điểm: Có nền nhiệt khá cao, với nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 22<br /> -24C, tƣơng ứng với tổng nhiệt năm từ 8000 - 8700C. Mùa lạnh kéo dài từ 1 đến 3<br /> tháng (tháng XII, I và II). Ở đây có chế độ mƣa vừa, với tổng lƣợng mƣa trong năm từ<br /> 1500 -2000mm. Mùa mƣa kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào tháng V, bị ngắt quãng vào<br /> tháng VII và kết thúc vào tháng XI, chiếm khoảng 82% tổng lƣợng mƣa cả năm. Thời<br /> kỳ mƣa nhiều là các tháng VIII, IX, X và XI. Mùa ít mƣa kéo dài 6 tháng, từ tháng XII<br /> đến tháng IV và tháng VII. Mức độ khô hạn mùa ít mƣa thuộc loại hơi khô, với K từ 1,1<br /> - 1,5. Trong năm có 6 tháng thiếu nƣớc (K > 1,0), đó là thời kỳ từ tháng I đến tháng IV<br /> và tháng VI, VII. Tuy nhiên không có tháng nào có chỉ số K >2,0.<br /> 2.2.9. Khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và<br /> hơi ẩm (IIA2a). Loại khí hậu này lặp lại 6 lần ở các khu vực có độ cao từ 400 - 800m,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2