Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI<br />
(Onychostoma laticeps Günther, 1868) Ở LƯU VỰC SÔNG GIĂNG<br />
TỈNH NGHỆ AN<br />
STUDY OF FEATURES REPRODUCTIVE BIOLOGY OF THE<br />
(Onychostoma laticeps Günther, 1868) IN GIANG RIVER – NGHE AN<br />
Trần Xuân Quang1, Nguyễn Đình Mão2<br />
Ngày nhận bài: 23/3/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gai Onychostoma laticeps (Günther, 1868) được nghiên cứu qua các mẫu thu<br />
tại sông Giăng tỉnh Nghệ An từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010. Kết quả cho thấy: Cá sỉnh gai thành thục sinh dục ở tuổi<br />
1+; Sức sinh sản tuyệt đối từ 2.297 ÷ 6.466 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối trung bình 35 trứng/g cá cái; Cá sỉnh gai<br />
sinh sản nhiều đợt trong năm, mùa vụ sinh sản tập trung chủ yếu vào tháng 3 - 4; Hệ số béo Fulton và Clark không có sự<br />
sai khác đáng kể (Hệ số béo Fulton: Q = 0,9. Hệ số béo Clarck: Qo = 0,7);<br />
Từ khóa: Cá Sỉnh gai, Sức sinh sản, Mùa vụ sinh sản, Độ béo<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Reproductive biology Onychostoma laticeps (Günther, 1868) was studied by collecting samples at River John Nghe<br />
An province from January to March 12/2009 5 / 2010. The results showed that: Onychostoma laticeps matured at age 1+;<br />
absolute fecundity from 2,297 to 6,466 eggs / female, fecundity relative average 35 eggs / g female; Onychostoma laticeps<br />
reproduce many times during the year, breeding season mainly in March and April; Fat Fulton coefficient and Clark no<br />
significant difference (Fat coefficient Fulton: Q = 0, 9. Coefficients is fat Clarck: Qo= 0, 7),<br />
Keywords: Onychostoma laticeps, Fecundity, Seasonal reproductive, Fat<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá đa<br />
dạng, phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông<br />
suối. Việc gia tăng các phương tiện khai thác, số<br />
lượng người đánh bắt đã dẫn đến hiện tượng nguồn<br />
lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên.<br />
Một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác<br />
trở nên khan hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong<br />
tình trạng báo động, trong đó có loài cá sỉnh gai<br />
Onychostoma laticeps (Günther,1896). Xuất<br />
phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn, việc<br />
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gai<br />
Onychostoma laticeps (Günther, 1869) ở lưu vực<br />
sông Giăng - tỉnh Nghệ An” là bước đầu xây dựng<br />
cơ sở khoa học bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
cá này đồng thời làm cơ sở để nghiên cứu sản xuất<br />
giống phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa đối tượng<br />
nuôi ở Nghệ An và nước ta.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Cá sỉnh gai<br />
Onychostoma laticeps (Günther,1869)<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2009 đến<br />
tháng 5/2010.<br />
- Nội dung nghiên cứu: các giai đoạn phát triển<br />
của tuyến sinh dục; sức sinh sản, mùa vụ sinh sản.<br />
- Tuyến sinh dục được cố định bằng dung dịch<br />
Bouin, xử lý mẫu, làm tiêu bản nhuộm theo phương<br />
pháp Hematoxylin - sắt đối với tuyến sinh dục đực<br />
<br />
Trần Xuân Quang: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Nguyễn Đình Mão: Khoa Đại học Tại chức - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 151<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
và Hematoxylin - eosin đối với tuyến sinh dục cái;<br />
- Xác định các giai đoạn của tuyến sinh dục:<br />
Xác định theo K. A. Kixelevits (trong Pravdin, 1973).<br />
- Hệ số thành thục: K =<br />
- Sức sinh sản tuyệt đối (S1): Toàn bộ số lượng<br />
trứng có trong buồng trứng ở giai đoạn III hoặc giai<br />
đoạn IV.<br />
- Sức sinh sản tương đối (S2): S2 =<br />
- Độ béo Fulton và Clark được tính theo công<br />
thức:<br />
Độ béo Fullton: Q =<br />
và<br />
<br />
Độ béo Clark: Q0 =<br />
Trong đó: Q: Độ béo Fullton, Q0: Độ béo Clark,<br />
<br />
Hình 1. Cá sỉnh gai cái<br />
<br />
2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục<br />
2.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đực<br />
Trong quá trình thu mẫu, phân tích mô không<br />
thu nhận tinh sào ở giai đoạn I và VI vì số mẫu thu<br />
được còn ít, các lát cắt mô không thành công.<br />
- Giai đoạn II: Tuyến sinh dục đực có dạng hình<br />
sợi mảnh màu trắng, nằm sát vào phía trong của<br />
vách cơ thể theo 2 bên hông và dưới bóng hơi, trên<br />
tuyến sinh dục có nhiều mỡ bám vào, đặc biệt là<br />
gần phần cuối dẫn ra lỗ niệu. Trong buồng tinh đã có<br />
sự xuất hiện của các túi chứa các tinh nguyên bào<br />
nhỏ tạo thành do sự phân chia của tinh nguyên bào.<br />
- Giai đoạn III: Buồng tinh có màu hồng nhạt,<br />
có sự phân bố của mạch máu nhưng không nhiều<br />
lắm. Trong buồng tinh đã có sự hình thành của tinh<br />
<br />
Hình 3. Tiêu bản tinh sào giai đoạn II<br />
<br />
152 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
Wg: Khối lượng toàn thân (g), W0: Khối lượng đã bỏ<br />
nội quan (g), Wtsd: Khối lượng tuyến sinh dục (g), Lt:<br />
Chiều dài toàn thân từ mút mõm đến hết phần thùy<br />
đuôi (cm).<br />
- Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp<br />
thống kê sinh học trên phần mềm Excel và chương<br />
trình SPSS version 15.0<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Đặc điểm ngoại hình phân biệt giới tính<br />
- Cá đực có thân hình thon dài, bụng tóp. Khi cá<br />
mang tuyến sinh dục giai đoạn III - VI xuất hiện các<br />
kết hạch lớn ở môi trên và ở vây hậu môn của cá,<br />
phát hiện được bằng mắt thường.<br />
- Cá cái thường có thân hình cao hơn con<br />
đực, bụng to, lườn bụng phát triển, thành bụng<br />
mỏng và mềm, có các gai nhọn ở môi trên vào giai<br />
đoạn thành thục nhưng các gai này rất nhỏ và khó<br />
quan sát.<br />
<br />
Hình 2. Cá sỉnh gai đực<br />
<br />
trùng chứa trong các túi đó là những chấm màu đen<br />
có kích thước rất nhỏ với số lượng không lớn lắm.<br />
Trong đó cũng có nhiều túi chứa các tiền tinh trùng<br />
với kích thước lớn hơn với số lượng khá lớn<br />
- Giai đoạn IV: Buồng tinh có màu trắng, kích<br />
thước lớn hơn và phình to ra, có thể nhìn thấy rõ<br />
ràng các mạch máu phân bố bao quanh buồng tinh.<br />
Quan sát tiêu bản thấy rất nhiều tinh trùng có kích<br />
thước rất nhỏ dạng chấm đen nằm trong các túi lớn.<br />
- Giai đoạn V: Đây là giai đoạn chín của buồng<br />
tinh, kết thúc quá trình sinh tinh. Tinh sào phát triển<br />
đạt chiều dài tối đa. Lúc này vuốt nhẹ bụng cá có<br />
sẹ chảy ra. Tổ chức học của tinh sào giai đoạn V là<br />
chứa nhiều tinh trùng, số lượng tinh bào và tinh tử<br />
còn rất ít so với giai đoạn IV.<br />
<br />
Hình 4. Tiêu bản tinh sào giai đoạn III<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Hình 5. Tiêu bản tinh sào giai đoạn IV<br />
<br />
2.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cái<br />
Trong quá trình thu mẫu, phân tích mô không<br />
thu nhận được buồng trứng ở giai đoạn I<br />
- Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có dạnh hình sợi<br />
mảnh màu trắng hồng do có các mạch máu phân<br />
nhánh nhỏ chạy quanh tuyến sinh dục. Cuối giai<br />
đoạn II nhìn thấy được bằng mắt thường một số hạt<br />
<br />
Hình 7. Buồng trứng giai đoạn II<br />
<br />
- Giai đoạn IV: Buồng trứng chiếm 2/3 thể tích<br />
của xoang bụng. Nhân di chuyển về phía cực động<br />
vật, các hạt noãn hoàng dính lại tạo thành khối lớn<br />
dồn về cực thực vật. Còn có nhiều tế bào ở thời kì<br />
sinh trưởng dinh dưỡng pha không bào hóa và tích<br />
lũy noãn hoàng với kích thước khác nhau.<br />
- Giai đoạn V: Buồng trứng đạt kích thước cực<br />
<br />
Hình 9. Buồng trứng giai đoạn IV<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
Hình 6. Tiêu bản tinh sào giai đoạn V<br />
<br />
trứng nhỏ, màu vàng nhạt đang ở đầu thời kì sinh<br />
trưởng dinh dưỡng.<br />
- Giai đoạn III: Buồng trứng chiếm 1/3 thể tích<br />
của xoang bụng. Đã hình thành nang trứng. Bên<br />
cạnh sự tồn tại của trứng ở thời kì sinh trưởng dinh<br />
dưỡng còn tồn tại các trứng ở thời kì tổng hợp nhân<br />
và sinh trưởng sinh chất.<br />
<br />
Hình 8. Buồng trứng giai đoạn III<br />
<br />
đại, chiếm gần trọn thể tích xoang bụng. Vuốt mạnh<br />
vào bụng cá thấy có trứng chảy ra. Trong noãn sào,<br />
chủ yếu là các tế bào trứng đã kết thúc thời kỳ lớn<br />
noãn hoàng. Noãn hoàng tích lũy đầy trong tế bào<br />
chất, số tiểu hạch trong nhân giảm. Bên cạnh sự tồn<br />
tại của trứng ở thời kì sinh trưởng dinh dưỡng còn<br />
có các trứng ở thời kì tổng hợp nhân<br />
<br />
Hình 10. Buồng trứng giai đoạn V<br />
<br />
- Giai đoạn VI: Các cá thể sau khi đẻ, xoang<br />
cơ thể rỗng. Buồng trứng nhão, sưng lên, có màu<br />
đỏ sẫm. Trong buồng trứng có một số không được<br />
đẻ ra và một số trứng nhỏ bám chặt vào tấm trứng,<br />
tổ chức liên kết và mạch máu nhiều, số noãn bào<br />
đang thoái hoá và được tái hấp thu, bên cạnh đó<br />
vẫn còn có tế bào dự trữ, và một số tế bào chuyển<br />
về giai đoạn II.<br />
<br />
Hình 11. Tiêu bản buồng trứng giai đoạn VI<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 153<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
Những mô tả về buồng trứng của cá sỉnh gai giai kết hợp với tiêu bản buồng trứng có thể cho thấy cá sỉnh<br />
gai sinh sản nhiều lần trong năm.<br />
2.3. Sức sinh sản của cá sỉnh gai<br />
Bảng 1. Sức sinh sản của cá sỉnh gai theo nhóm kích thước<br />
Kích thước (mm)<br />
<br />
N<br />
<br />
Wg TB (g)<br />
<br />
Sss tuyệt đối<br />
(trứng/cá cái)<br />
<br />
Wtsd TB (g)<br />
<br />
Sss tương đối<br />
(trứng/g cơ thể)<br />
<br />
175÷199<br />
<br />
1<br />
<br />
92,1<br />
<br />
10,9<br />
<br />
2,853<br />
<br />
31<br />
<br />
200÷224<br />
<br />
9<br />
<br />
93,3 ± 11,1<br />
<br />
12,4 ± 2<br />
<br />
3,212 ± 736<br />
<br />
34 ±5<br />
<br />
225÷249<br />
<br />
21<br />
<br />
127,8 ± 23<br />
<br />
17,2 ± 3<br />
<br />
4,514 ± 907<br />
<br />
36 ±6<br />
<br />
TB<br />
<br />
31<br />
<br />
116,6 ± 25,6<br />
<br />
15,6 ± 3,6<br />
<br />
4,082 ± 1,049<br />
<br />
35 ± 5<br />
<br />
Sức sản cá sỉnh gai tăng dần theo nhóm kích<br />
thước và khối lượng buồng trứng; sức sinh sản<br />
tuyệt đối từ 2.297 ÷ 6.466 trứng/cá cái (trung bình<br />
4.082 trứng/cá cái). So sánh sức sinh sản của cá<br />
sỉnh gai với sức sinh sản của một số loài khác trong<br />
họ cá Chép cho thấy sức sinh sản của cá sỉnh gai<br />
không cao, chỉ cao hơn cá vền và cá chày đất, thấp<br />
hơn nhiều so với các loài khác trong họ cá chép, đặc<br />
biệt là các loài cá nuôi.<br />
2.4. Hệ số thành thục sinh dục<br />
<br />
Hình 13. Biểu đồ biểu thị hệ số béo Fulton và Clark của cá<br />
sỉnh gai<br />
<br />
Qua biểu đồ hình 13 cho thấy, hệ số béo Fulton<br />
và Clark chênh lệch không đáng kể thể hiện sức<br />
chứa nội quan của cá sỉnh gai không lớn. Sự biến<br />
động của độ béo trong thời gian nghiên cứu cũng<br />
Hình 12. Biểu đồ biến động hệ số thành thục của cá sỉnh gai<br />
<br />
không nhiều. Hệ số béo thấp nhất vào tháng 2 và<br />
<br />
Qua biểu đồ có thể nói mùa vụ sinh sản của cá<br />
<br />
3 trùng vào thời thời gian cá có tuyến sinh dục giai<br />
<br />
Sinh gai sinh sản kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4,<br />
<br />
đoạn III, IV, V nhiều nhất cũng là thời gian hệ số<br />
<br />
tập trung chủ yếu vào tháng 3. Bên cạnh đó, theo<br />
kết quả điều tra những người khai thác cá sỉnh gai ở<br />
khu vực sông Giăng tại các huyện Con Cuông, Anh<br />
<br />
thành thục cao nhất.<br />
2.6. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu<br />
<br />
Sơn, Thanh Chương (Nghệ An) thì vào thời gian từ<br />
<br />
Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được<br />
<br />
tháng 2 đến tháng 4 hàng năm thường thấy cá sỉnh<br />
<br />
xác định cho nhóm cá kích thước nhỏ nhất có tuyến<br />
<br />
gai kéo thành đàn sinh sản và bắt gặp trứng cá sỉnh<br />
<br />
sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV, V chiếm tỷ lệ<br />
<br />
gai bám trên các hòn đá, sỏi ở những nơi nước chảy<br />
mạnh và có độ trong lớn.<br />
2.5. Hệ số béo<br />
Kết quả phân tích cho kết quả: Hệ số béo<br />
Fulton: Q = 0,9; Hệ số béo Clarck: Qo = 0,7.<br />
<br />
154 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
lớn hơn 50% trong tổng số các cá thể của nhóm.<br />
Cỡ của nhóm cá thể khi thành thục sinh dục lần đầu<br />
được xác định ở điểm mà tại đó 50% số cá thể đã<br />
thành thục.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
Bảng 2. Tương quan thành thục của cá sỉnh gai theo kích thước<br />
Kích thước (mm)<br />
<br />
Khối lượng (g)<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Số cá thể thành thục<br />
giai đoạn III, IV, V<br />
<br />
Số cá thể<br />
trong nhóm<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
thành thục<br />
<br />
125 ÷ 149<br />
<br />
20 ÷ 29,4<br />
<br />
1+<br />
<br />
3<br />
<br />
22<br />
<br />
13,6<br />
<br />
150 ÷ 174<br />
<br />
25,7 ÷ 69,01<br />
<br />
1+ ÷ 2+<br />
<br />
8<br />
<br />
32<br />
<br />
25,0<br />
<br />
175 ÷ 199<br />
<br />
44,63 ÷ 92,21<br />
<br />
1+ ÷ 2+<br />
<br />
20<br />
<br />
36<br />
<br />
55,6<br />
<br />
200 ÷ 224<br />
<br />
60,29 ÷ 108,87<br />
<br />
2+<br />
<br />
44<br />
<br />
49<br />
<br />
89,8<br />
<br />
225 ÷ 249<br />
<br />
89,23 ÷ 177,68<br />
<br />
2+ ÷ 3+<br />
<br />
48<br />
<br />
49<br />
<br />
98,0<br />
<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy ở nhóm kích thước<br />
175 ÷ 199mm, tỷ lệ cá mang tuyến sinh dục III,<br />
IV, V chiếm tỷ lệ 55,6%, tương ứng với nhóm tuổi<br />
1+ ÷ 2+. Các nhóm kích thước lớn hơn cũng cho<br />
thấy cá mang tuyến sinh dục giai đoạn III, IV, V<br />
chiếm tỷ lệ khá cao trên 90%. Như vậy, cá sỉnh gai<br />
thành thục lần đầu ở nhóm kích thước 175 ÷ 199<br />
mm, tuổi thành thục lần đầu 1+. Trong đợt nghiên<br />
cứu đã bắt gặp cá thể cá đực tuổi 1+, dài 135mm,<br />
nặng 21,9g và cá thể cá cái dài 150mm, khối lượng<br />
24,5g, tuổi 1+ có tuyến sinh dục ở giai đoạn III.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
- Cá sỉnh gai thành thục sỉnh dục ở tuổi 1+ với<br />
kích thước từ 175÷199 mm<br />
- Sức sinh sản cá sỉnh gai không cao: sức sinh<br />
sản tuyệt đối từ 2.297÷ 6.466 trứng/cá cái (trung<br />
bình 4.082 trứng/cá cái); sức sinh sản tương đối<br />
trung bình 35 trứng/g cá cái.<br />
- Mùa vụ sinh sản của cá sỉnh gai sinh tập trung<br />
chủ yếu vào tháng 3 tháng 4. Quan sát buồng trứng<br />
<br />
và tiêu bản buồng trứng giai đoạn IV cho thấy cá<br />
sỉnh gai sinh sản nhiều đợt trong năm;<br />
- Hệ số béo Fulton Q = 0,9, hệ số béo Clark<br />
Qo = 0,7 không có sự sai khác đáng kể thể hiện<br />
sức chứa nội quan của cá sỉnh gai không lớn. Sự<br />
biến động của độ béo trong thời gian nghiên cứu<br />
cũng không nhiều. Hệ số béo thấp nhất vào tháng<br />
3 và 4 trùng vào thời thời gian cá có tuyến sinh dục<br />
giai đoạn III và IV nhiều nhất cũng là thời gian hệ số<br />
thành thục cao nhất.<br />
2. Kiến nghị<br />
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm<br />
sinh học của cá sỉnh gai làm cơ sở cho việc gia hóa,<br />
tiến tới sinh sản nhân tạo nhằm đa dạng hóa đối<br />
tượng, hình thức trong nghề nuôi trồng thủy sản<br />
đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ nguồn<br />
gen quý hiếm.<br />
- Tăng cường công tác bảo vệ và duy trì nguồn<br />
lợi cá sỉnh gai: Nghiêm cấm việc khai thác đánh<br />
bắt bằng các phương tiện có tính chất hủy diệt;<br />
khai thác hợp lý theo mùa vụ và theo kích thước<br />
quy định.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt nam, tập 1, Họ cá Chép (Cyprinidae), NXB Nông nghiệp.<br />
Võ Văn Phú, Bùi Minh Hằng (2008), Đặc tính dinh dưỡng của cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps Gunther, 1896) tại hồ Phú<br />
Ninh và vùng phụ cận, Tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 49.<br />
Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão (2006), Khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thủy sinh vật và nguồn lợi thủy<br />
sản Việt nam, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.<br />
Nguyễn Tấn Trịnh, Hà Ký, Bùi Đình chung, Trần Mai Thiên và ctv, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông nghiệp.<br />
Nguyến Thái Tự, 1981, Khu hệ cá sông Lam (Luận án Phó Tiến sĩ)<br />
Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.<br />
Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên (1979), “Ngư loại học”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,<br />
Hà Nội.<br />
Tiếng Anh<br />
I.F. Pravđin, 1973, Hướng dẫn nghiên cứu cá, (tài liệu tiếng Việt do Phạm Thị Minh Giang dịch) NXB Khoa học kỹ thuật.<br />
Bangenai T.B. (1978), Method for assessement of fish production in freshwater. Joshep S. Nelson 1994, Fishes of the world.<br />
Joshep S. Nelson 1994, Fishes of the world<br />
Kottelat M, 2001, Freshwater Fishes of Northern Vietnam.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 155<br />
<br />