intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại phường Thủy Biều, thành phố Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại phường Thủy Biều, thành phố Huế trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại P. Thủy Biều, TP. Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại phường Thủy Biều, thành phố Huế

  1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP MỚI TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2016 TẠI PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ PHẠM THỊ CẨM HÀ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế TRẦN VĂN MINH Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế Tóm tắt: Thí nghiệm so sánh sự sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại P. Thủy Biều, TP. Huế gồm 5 giống: AIQ.88, AIQ.99, PAC.10039, PAC.10034, Nếp Nù (đối chứng). Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các giống ngô nếp đều có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện vụ Đông - Xuân tại P. Thủy Biều, TP. Huế, trong đó giống PAC.10039 có khả năng sinh trưởng tốt nhất, về chiều cao cây đạt 206,9 cm, đường kính đạt 2,39 cm. Các giống đều cho năng suất cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%, giống PAC.10034 và PAC.10039 có năng suất thực thu cao nhất đạt 73,3 tạ/ha và 70,1 tạ/ha. Hai giống PAC.10039 và AIQ.99 có chất lượng ăn tươi được đánh giá là tốt và nổi trội hơn các giống khác, các giống PAC.10034 và AIQ.88 có chất lượng khá. Từ khóa: chất lượng, năng suất, ngô nếp, phát triển, sinh trưởng, TP Huế. 1. MỞ ĐẦU Cây ngô (Zea mays L.) thuộc họ hòa thảo Poaceae, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, là cây lương thực quan trọng trên toàn cầu, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngô là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được dùng để ăn tươi rất ngon hoặc đóng hộp xuất khẩu như ngô nếp (hạt màu trắng, dẻo), ngô đường (hạt màu vàng không đều, vị ngọt), ngô rau (ngô non, ít tinh bột),… Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực có hạt, nhưng là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Tuy vậy sản lượng ngô nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng nhanh. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô là giống ngô. Vì vậy, nghiên cứu chọn tạo giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với từng vùng khí hậu khác nhau đã trở thành mục tiêu chính của các chương trình tạo giống của quốc gia. Thừa Thiên Huế là tỉnh có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho trồng ngô nên ngô đã được trồng từ lâu đời đặc biệt là các giống ngô nếp. Tuy nhiên hiện nay các giống ngô nếp trên địa bàn thường không cho năng suất và phẩm chất đáp ứng nhu cầu cần thiết. Do đó, việc tìm ra các giống ngô nếp cho năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng ngô là cần thiết và cấp bách. Bài viết là kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại P. Thủy Biều, TP. Huế. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu gồm 4 giống ngô nếp mới được chọn tạo, nhập nội và 1 giống trồng phổ biến tại tỉnh làm đối chứng. 303
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Bảng 1. Danh sách các giống ngô nếp thí nghiệm STT Tên giống Nguồn cung cấp hạt giống Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây 1 AIQ.88 trồng Con nuôi Ninh Bình Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây 2 AIQ.99 trồng Con nuôi Ninh Bình 3 PAC.10039 Công ty Advanta, Việt Nam 4 PAC.10034 Công ty Advanta, Việt Nam 5 Nếp Nù Đối chứng Địa điểm tiến hành đề tài: P. Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian tiến hành đề tài: Vụ Đông - Xuân 2016, gieo ngày 01/01/2016. Thí nghiệm so sánh giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên. Số giống tham gia: 5; Số lần nhắc lại: 3. Diện tích mỗi ô trồng ngô (TN): 5 m × 3 m = 15 m2 . Diện tích các ô TN: 15 m2 × 15 ô = 225 m2 . Diện tích bảo vệ và rãnh phân cách giữa các ô TN, các lần nhắc lại: 100 m2 . Tổng diện tích TN: 325 m2 . Sơ đồ bố trí thí nghiệm Băng Băng bảo vệ Băng bảo bảo vệ 1 3 4 2 5 vệ 4 2 5 1 3 5 1 3 4 2 Băng bảo vệ Ghi chú: 1-AIQ.88; 2-AIQ.99; 3-PAC.10039; 4-PAC.10034; 5-Nếp Nù (Đ/c) Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc tế về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô, “QCVN 01 - 56: 2011/BNNPTNT” Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1]. Các chỉ tiêu theo dõi: thời gian sinh trưởng, phát triển; hình thái, sinh lý; tính chống chịu; các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất; chất lượng. Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình STATISTIX - 9.0, EXCEL. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của các giống ngô Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngô nếp tham gia thí nghiệm dao động từ 102 - 108 ngày và tương đối đồng đều. 304
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô nếp Từ gieo đến …………………….. (ngày) Giống Xoắn Trổ Tung Phun Chín Chín Chín Mọc 3 lá 7 lá ngọn cờ phấn râu sữa sáp sinh lí AIQ.88 7 18 30 54 63 65 68 82 90 108 AIQ.99 6 17 28 50 62 65 67 79 87 106 PAC.10039 6 17 28 49 61 63 66 81 89 106 PAC.10034 6 18 29 51 64 66 68 83 89 107 Nếp Nù (Đ/c) 6 16 27 48 60 62 64 75 84 102 Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thân và lá của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3. Bảng 3. Một số chỉ tiêu về hình thái về thân và lá của các giống ngô Chiều cao Chiều cao Đường Số lá cuối Diện tích lá Dạng cây Tên giống cây cuối đóng bắp kính lóng cùng/cây đóng bắp cùng (cm) (cm) gốc (cm) (lá) (cm2) (điểm) AIQ.88 159,2b ± 2,2 82,0c ± 1,6 2,34a 16,9bc ± 0,2 569,4c ± 19,6 1 AIQ.99 118,6c ± 2,6 68,1d ± 1,6 2,46a 16,3c ± 0,1 560,3c ± 45,4 3 PAC.10039 206,9a ± 2,3 112,4a ± 1,7 2,39a 17,6a ± 0,3 867,6a ± 20,2 1 PAC.10034 199,6a ± 3,7 103,7b ± 1,7 2,36a 17,2ab ± 0,6 697,4b ± 115,4 1 Nếp Nù (Đ/c) 156,8b ± 7,8 79,6c ± 1,8 2,35a 16,6c ± 0,4 568,5c ± 61,1 2 LSD0,05 7,82 3,32 0,71 0,61 124,14 - Ghi chú: a, b, c... biểu thị mức độ sai khác giữa các giống, trong đó các giống có cùng chữ cái thì không có sự sai khác. Số liệu ở Bảng 3 cho thấy: - Chiều cao cây: Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm dao động trong khoảng từ 118,6 - 206,9 cm, trong đó chiều cao cây cao cuối cùng lớn là PAC.10039 (206,9 cm), thấp nhất là AIQ.99 (118,6 cm). Còn lại các tổ hợp dao động từ 156,8 - 199,6 cm, trong đó chỉ có giống AIQ.99 có chiều cao cuối cùng thấp hơn đối chứng (156,8 cm). - Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp của các giống ngô trồng thí nghiệm dao động từ 68,1 - 112,4 cm, trong đó cao nhất là giống PAC.10039 (112,4 cm), thấp nhất là AIQ.99 (68,1 cm), các tổ hợp còn lại dao động từ 79,6 - 103,7 cm. Nhìn chung chiều cao đóng bắp có sự chênh lệch khá lớn giữa các giống nhưng lại có sự cân đối với chiều cao cây của từng giống khác nhau. - Đường kính lóng gốc: Qua đánh giá chỉ tiêu này, chúng tôi thu được kết quả sau: Đường kính lóng gốc của các tổ hợp lai với đối chứng biến động từ 2,34 - 2,46 cm, trong đó có đường kính lớn nhất là giống AIQ.99 (2,46 cm), nhỏ nhất là giống AIQ.88 (2,34 cm). Các giống còn lại dao động từ 2,35 - 2,39cm. Như vậy, đường kính lóng gốc giữa các giống ngô thí nghiệm có sự chênh lệch không đáng kể. Không có sự sai khác về đường kính lóng gốc giữa các giống ở mức ý nghĩa 0,05. 305
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 - Số lá trên cây: Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy số lá trên cây của các giống chênh nhau không quá nhiều. Số lá của các giống dao động từ 16,3 - 17,6. Tất cả các giống thí nghiệm đều có số lá trên cây tương đương so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. - Diện tích lá đóng bắp: Theo dõi chỉ tiêu này chúng tôi nhận thấy, các giống ngô trồng thí nghiệm có diện tích lá đóng bắp dao động từ 560,3 - 867,6 cm2, trong đó lá đóng bắp lớn thuộc về giống PAC.10039 (867,6 cm2) cao hơn giống đối chứng, nhỏ nhất là giống AIQ.99 (560,3 cm2) không sai khác về mặt thống kê so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Các giống còn lại dao động từ 568,5 - 697,4 cm2. - Dạng cây: Dạng cây là tổng thể các chỉ tiêu về hình thái, biểu hiện sức sinh trưởng phát triển của cây. Dạng cây tốt là cây đồng đều, cao vừa phải, đứng cây, khỏe, góc lá hẹp, thoáng lá, bắp cân đối, chiều cao đóng bắp cân đối với chiều cao cây. Đánh giá một cách tổng quan thì các giống đều có dạng cây từ khá đến tốt, đạt điểm từ 1 - 3 điểm. Tuy nhiên, mỗi giống có những mặt hạn chế nhất định. Ví dụ như giống PAC.10039 quá cao nên dễ đổ gãy khi mưa to, gió lớn, giống AIQ.99 cây không đồng đều, hay Nếp Nù nhiều sâu bệnh hại... Tóm lại, qua nghiên cứu các đặc trưng hình thái của các giống ngô nếp mới tạo tuyển chúng tôi nhận thấy, phần lớn các giống có số đo về các chỉ tiêu hình thái cao hơn so với giống đối chứng. Bảng 4. Một số chỉ tiêu về hình thái của bắp Chiều dài bắp Đường kính Độ che kín bắp Giống Màu sắc hạt (cm) bắp (cm) (Điểm) AIQ.88 16,7b ± 0,7 4,8c ± 0,03 Trắng 1 AIQ.99 14,5c ± 1,3 4,3d ± 0,08 Tím trắng 2 ab a PAC.10039 17,9 ± 0,6 5,4 ± 0,21 Trắng đục 2 a a PAC.10034 18,2 ± 1,2 5,3 ± 0,05 Trắng đục 2 c b Nếp Nù (Đ/c) 14,4 ± 1,5 5,1 ± 0,02 Trắng 2 LSD0.,05 2,26 0,20 - - Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Số liệu ở Bảng 4 cho thấy: Chiều dài bắp: Chiều dài bắp dao động từ 14,4 - 18,2 cm, trong đó giống PAC.10034 (18,2 cm) có chiều dài nhất so với các giống còn lại, thấp nhất là Nếp Nù (14,4 cm), các giống còn lại thì dao động từ 14,5 - 17,9 cm. Nhìn chung chiều dài bắp giữa các giống chênh lệch không quá nhiều. Đường kính bắp: Đường kính bắp của các giống biến động từ 4,3 - 5,4 cm, trong đó cao nhất so với các giống còn lại là PAC.10039 có đường kính là 5,4 cm, thấp nhất là AIQ.99 (4,3 cm). Các tổ hợp còn lại dao động từ 4,8 cm (AIQ.88) - 5,3 cm (PAC.10034). Màu sắc hạt: Giống AIQ.99 có màu tím trắng đẹp, được nhiều người ưa chuộng. Hai giống AIQ.88 và Nếp Nù có màu trắng, còn lại hai giống PAC.10039 và PAC.10034 có màu trắng đục. Độ che kín bắp: Nhìn chung tất cả các giống đều có độ che kín bắp tốt, có lá bị phủ kín đầu bắp, chặt. 306
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 5. Hệ số biến động (CV%) của một số chỉ tiêu về thân, lá và bắp Chiều Diện Đường cao cây Chiều cao Số lá cuối tích lá Chiều Đường Giống kính lóng cuối đóng bắp cùng/ cây đóng dài bắp kính bắp gốc cùng bắp AIQ.88 1,37 1,99 6,58 0,91 3,45 4,29 0,63 AIQ.99 2,23 2,33 2,01 0,35 8,10 8,77 1,87 PAC.10039 1,12 1,48 17,95 1,50 2,33 3,36 3,91 PAC.10034 1,84 1,59 9,23 3,20 16,54 6,45 0,97 Nếp Nù 4,98 2,27 25,61 2,51 10,74 9,99 0,49 (Đ/c) Nhìn chung, hệ số biến động của các giống ngô tham gia khảo nghiệm ở hầu hết các chỉ tiêu là tương đối thấp, tức là ở mức độ chấp nhận được đối với một thí nghiệm đồng ruộng, điều này nói lên sự đồng đều về các chỉ tiêu này của các giống là tương đối cao. Đây là cơ sở để xác định tiêu chuẩn giống tốt và khả năng nhân rộng sau này. 3.2. Một số chỉ tiêu về tính chống chịu của ngô Bảng 6. Một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu của các giống ngô (điểm) Sâu hại Bệnh hại Khả năng chống đổ Giống Đục thân Đục bắp Đốm lá nhỏ Đổ rễ Đổ gãy thân AIQ.88 1,7 2,7 1,0 1,0 1,3 AIQ.99 2 2,0 2,0 1,0 1 PAC.10039 1,3 2,0 1,7 1,3 2 PAC.10034 2,0 1,3 1,3 1,0 1,3 Nù (Đ/c) 2,3 2 2 1,0 1,7 Sâu đục thân: Các giống ngô đều bị sâu đục thân gây hại ở mức nhẹ (1,3 - 2,3 điểm). Tỉ lệ sâu đục thân gây hại của các giống đều thấp hơn so với giống đối chứng (2,3 điểm). Sâu đục bắp: Các giống đều bị sâu đục bắp gây hại ở mức không gây hại dưới mức không ảnh hưởng đến năng suất kinh tế (1,3 - 2,7 điểm). Trong đó giống AIQ.88 bị sâu đục bắp nhiều nhất so với các giống còn lại (2,7 điểm). Bệnh đốm lá nhỏ: Bệnh xuất hiện ở tất cả các giống tương đối muộn, tỷ lệ gây hại không đáng kể (1 - 2 điểm). Trong đó giống AIQ.99 và giống Nếp Nù có tỷ lệ bệnh hại cao hơn so với các giống còn lại. Về khả năng chống đổ: Các giống ngô đều sinh trưởng, phát triển tốt. Các giống cây đều có khả năng chống lại những điều kiện bất lợi của thời tiết. Vì trong thời gian tiến hành thí nghiệm bị ảnh hưởng hai đợt gió mùa nhưng tỉ lệ cây bị đổ gãy khá thấp. Các giống đều ít bị đổ rễ, chỉ dao động 1 - 1,3 điểm. 307
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô nếp Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm Số bắp hữu Số hàng Số hạt/hàng P1000 hạt Giống Số cây/m2 hiệu/cây (bắp) hạt/bắp (hàng) (hạt) (gam) AIQ.88 6,7 1,0 13,4b ± 0,2 27,4a ± 1,1 264,0 AIQ.99 6,7 1,0 12,5b ± 0,5 28,1a ± 1,5 238,6 PAC.10039 6,7 1,0 17,1a ± 0,4 27,7a ± 1,2 277,7 PAC.10034 6,7 1,0 16,7a ± 1,0 26,6a ± 2,6 303,8 Nếp Nù (Đ/c) 6,7 1,0 13,7b ± 0,1 19,0b ± 1,0 293,0 LSD0,05 - - 1,07 3,0 - Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức 95%. Số bắp hữu hiệu trên cây: Tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có số bắp hữu hiệu/cây là 1 bắp, tương đương giống đối chứng. Số hàng hạt/bắp: Số hàng hạt trên bắp của các tổ hợp và giống đối chứng dao động từ 12,5 – 17,1 hàng hạt/bắp, trong đó cao nhất là PAC.10039 (17,1 hàng hạt/bắp), thấp nhất là AIQ.99 (12,5 hàng hạt/bắp), các giống còn lại dao động từ 13,4 - 16,7 hàng hạt/bắp. Số hạt/hàng: Số hạt trên hàng của các giống dao động từ 19 - 28,1 hạt/hàng. Trong đó giống đối chứng Nếp Nù có số hạt/hàng thấp nhất. Các giống còn lại có số hạt/hàng cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Khối lượng 1000 hạt: Nhìn chung, các giống có trọng lượng 1000 hạt dao động từ 238,6 - 303,8 gam. Trong đó, giống PAC.10034 có trọng lượng 1000 hạt cao nhất (303,8 gam) và AIQ.99 có trọng lượng thấp nhất (238,6 gam). Bảng 8. Năng suất của các giống ngô Năng suất Năng suất hạt khô Giống bắp tươi NSLT Tăng so với NSTT Tăng so với (tạ/ha) (tạ/ha) đối chứng (%) (tạ/ ha) đối chứng (%) b b b AIQ.88 70,7 62,9 +29,2 51,5 +20,2 c bc c AIQ.99 64,7 56,7 +16,4 44,6 +4,1 a a a PAC.10039 108,4 88,3 +81,3 70,1 +63,6 a a a PAC.10034 109,6 88,8 +82,3 73,3 +71,1 c c c Nếp Nù (Đ/c) 62,2 48,7 - 42,9 - Lsd0.05 5,49 10,92 - 3,62 - Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Năng suất bắp tươi: Năng suất bắp tươi của tất cả các giống đều khá cao. Cả hai giống PAC.10039 (108,4 tạ/ha) và PAC.10034 (109,6 tạ/ha) có năng suất bắp tươi cao. Các giống còn lại chênh lệch so với giống đối chứng không nhiều, dao động từ 62,2 - 70,7 tạ/ha. Trừ giống 308
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 AIQ.99, các giống ngô tham gia khảo nghiệm còn lại đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất 95% so với giống đối chứng. Năng suất lý thuyết: Kết quả thu được trong quá trình theo dõi và tính toán, chúng tôi nhận thấy giống PAC.10039 và PAC.10034 là 2 giống luôn đứng đầu về năng suất. Tất cả các giống đều có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng Nếp Nù. Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của các giống dao động từ 42,9 tạ/ha (Nếp Nù) - 73,3 tạ/ha (PAC.10034). So với giống đối chứng, hầu hết các giống tham gia khảo nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất 95%, trừ giống AIQ.99 không có ý nghĩa về mặt thống kê. 3.4. Phẩm chất của các giống ngô Bảng 9. Đánh giá phẩm chất của các giống ngô nếp thí nghiệm bằng cảm quan Hương Đánh giá chung Giống Độ dẻo Độ ngọt Vị đậm thơm Điểm Xếp loại AIQ.88 2,3 3,0 2,3 2,0 2,4 Khá AIQ.99 1,7 1,0 1,3 1,0 1,3 Tốt PAC.10039 2,0 1,3 1,7 2,3 1,8 Tốt PAC.10034 2,3 2,0 2,0 2,0 2,1 Khá Nếp Nù (Đ/c) 1,3 2,0 2,0 2,3 1,9 Tốt Nhìn chung phẩm chất của 5 giống ngô đều đạt mức khá, tốt. Mỗi giống có một ưu điểm riêng. Để lựa chọn giống phục vụ cho ăn tươi thì lựa chọn ưu tiên dành cho hai giống PAC.10039 và AIQ.99. Bảng 10. Hàm lượng protein và amylose của các giống ngô nếp Giống Protein (% khối lượng khô) Amylose (% khối lượng khô) AIQ.88 7,08 4,27 AIQ.99 6,32 0,68 PAC.10039 7,13 0,47 PAC.10034 6,73 1,32 Nếp Nù (Đ/c) 6,83 4,27 (Phân tích tại Viện công nghệ sinh học Đại học Huế) - Hàm lượng protein: Hàm lượng protein của các giống ngô nếp khảo nghiệm khá cao và tương đương với đối chứng, dao động trong khoảng 6,32 - 7,13%, trong đó thấp nhất là giống AIQ.99 (6,32%). - Hàm lượng amylose: Hàm lượng amylose của các giống ngô nếp tham gia khảo nghiệm khá thấp, dao động từ 0,47 - 4,27%, trong đó đa số các giống ngô nếp tham gia khảo nghiệm đều có hàm lượng amylose thấp hơn đối chứng, đặc biệt thấp nhất là 2 giống PAC.10039 (0,47%) và 309
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 AIQ.99 (0,68%), nghĩa là hàm lượng amylopectin của 2 giống này cao, bắp của chúng rất dẻo phù hợp với kết quả của đánh giá cảm quan. 4. KẾT LUẬN 1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động từ 102 - 108 ngày. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngô khá dài do chịu ảnh hưởng của 2 đợt không khí lạnh. 2. Các giống ngô nếp tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Các đặc điểm về hình thái, sinh lý thể hiện trạng thái cây và trạng thái bắp của các giống ngô là khá tốt và tương đối đồng đều. 3. Hầu hết các giống ngô nếp tham gia thí nghiệm đều xuất hiện sâu, bệnh hại, trong đó giống AIQ.88 bị gỉ sắt nhiều, giống AIQ.99 bị bệnh đốm lá nhiều. Giống PAC.10039 có chiều cao vượt trội nên dễ bị đổ gãy hơn so với các giống còn lại khi điều kiện thời tiết bất thuận, tuy nhiên tỷ lệ khá thấp, không ảnh hưởng đến năng suất kinh tế. 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô có sự chênh lệch nhất định dẫn đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tính được khác nhau tùy từng giống. Khả năng cho năng suất của các giống tương đối lớn. Năng suất lý thuyết cao nhất là 2 giống giống PAC.10034 (88,8 tạ/ha) và PAC.10039 (88,3 tạ/ha), thấp nhất là giống Nếp Nù (48,7 tạ/ha). Năng suất thực thu cao nhất là giống PAC.10034 (73,3 tạ/ha), thứ đến là giống PAC.10039 (70,1 tạ/ha). 5. Hai giống AIQ.99 và PAC.10039 có chất lượng ăn tươi được đánh giá là tốt và nổi trội hơn các giống khác, các giống PAC.10034 và AIQ.88 có chất lượng khá. Hàm lượng protein của các giống ngô nếp khá cao. Giống PAC.10039 có hàm lượng protein cao (7,13%) và thấp nhất AIQ.99 (6,32%). Hầu hết các giống ngô thí nghiệm đều có hàm lượng amylose thấp hơn đối chứng, trong đó AIQ.88 tương đương đối chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô, QCVN 01 - 56:2011/BNNPTNT, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2] Beijing Maize Reseach Center, Beijing Academy of Agriculture & Forestry Sciences (2005), New Maize Hybrids, Report in 9th Asian Regional Maize Workshop, Beijing, Sep. 2005. [3] CIMMYT (2008), Marianne Banziger J. H. Crouch and J. Dixon, Maize Facts and Future, pp. 22 - 27. [4] Đường Hồng Dật (2003), Cây ngô - kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, Nxb Nông nghiệp. [5] IFPRI 2006 - 2007 (2007), Focus on the World’s Poorest and Hungry people by Joachim von Braun Annual Reprt (2006 - 2007). [6] Đinh Thế Lộc (chủ biên) (1997), Giáo trình cây lương thực, tập II, Cây màu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [7] Trần Văn Minh (2004), Cây ngô - nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [8] Trần Văn Minh, Lê Thị Hoa và CTV (2007), “Nghiên cứu tập đoàn giống ngô nếp địa phương ở miền Trung gieo trồng trong điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 310
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 [9] Dương Minh (1999), Giáo trình môn Hoa màu, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. [10] Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long (1997), Cây ngô - Nguồn gốc di truyền và quá trình phát triển, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Title: RESEARCH ON BIOLOGICAL CHARACTERISTICS, YIELD AND QUALITY OF SOME NEW GLUTINOUS MAIZE IN WINTER - SPRING CROP IN 2016 AT THUY BIEU WARD, HUE CITY Abstract: Experiments compared the growth and development of glutinous maize the winter - spring crop 2015 - 2016 at Thuy Bieu Ward, Hue City include 5 varieties: AIQ.88, AIQ.99, PAC.10039, PAC.10034, Nep Nu (the control). Experimental results showed that: The glutinous maize had good growth in the condition of the winter - spring crop at Thuy Bieu Ward, Hue City, in which PAC.10039 variety has the best growth potential, reached 206,9 cm in height and 2,39 cm in cornerdiameter. Varieties were higher in yield than the confrontation at 95% of the confidence level, PAC.10034 and PAC.10039 varieties had the highest in yield reaching 73,3 and 70,1 quintals per hectare. The varieties AIQ.99 and PAC.10039 had the best quality infresh food in comparing with the other varieties, AIQ.88 and PAC.10034 had good quality. Keywords: development, growth, glutinou maize, Hue City, quality, yield. PHẠM THỊ CẨM HÀ Học viên Cao học, chuyên ngành Thực vật học, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Số điện thoại: 01227465833. Email: Phamcamha89@gmail.com GS. TRẦN VĂN MINH Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế 311
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
63=>0