Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC<br />
<br />
CỦA HAI LOÀI NƢA THU HÁI Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Huyền<br />
Trường đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đã tiến hành mô tả, phân tích đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học, thành phần<br />
hóa học của hai loài Nưa thu hái ở nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam. Các đặc<br />
điểm này đã được so sánh với các đặc điểm tương ứng của loài A. paeoniifolius (Dennst.)<br />
Nicolson. Có thể phân biệt ba loài này ở dạng tươi, khô bằng đặc điểm hình thái, đặc<br />
điểm vi học bột củ và thành phần hóa học củ. Các đặc điểm này đã được tập hợp thành<br />
bộ dữ liệu làm cơ sở để xây dựng các chuyên luận kiểm nghiệm dược liệu.<br />
Từ khóa: A. paeoniifolius, nưa việt nam, đặc điểm thực vật, thành phần hóa học<br />
Đặt vấn đề<br />
Nưa là tên gọi chung của nhiều loài thực vật thuộc chi Amorphophallus, họ Ráy<br />
(Araceae) ở Việt Nam. Củ của một số loài Nưa từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng thuốc<br />
và thực phẩm [3],[4]. Ngày nay glucomannan (một hợp chất được chiết từ hai loài Nưa<br />
A.konjac k.kock, A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson) đang được sử dụng rất nhiều trong<br />
thực phẩm và y dược (giảm mỡ máu, giảm cholesterol LDL, làm tá dược, màng bao<br />
thuốc…) [1].<br />
Với mục đích tìm nguồn nguyên liệu làm thuốc mới, đề tài đã nghiên cứu với các<br />
mục tiêu:<br />
Mô tả đặc điểm thực vật của hai loài Nưa ở Việt Nam<br />
Nghiên cứu thành phần hóa học của hai loài Nưa ở Việt Nam<br />
So sánh các đặc điểm này với các đặc điểm tương ứng của loài Nưa A. paeoniifolius<br />
(Dennst.) Nicolson.<br />
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Nguyên liệu nghiên cứu: Hai mẫu Nưa được thu hái nhiều địa phương khác nhau:<br />
Mẫu 1: huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vào tháng 2 – 4/2015<br />
Mẫu 2: huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội vào tháng 2 – 4/2015.<br />
Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Nho Quan - Ninh Bình vào tháng 10/2014.<br />
Đại điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.<br />
Phƣơng tiện nghiên cứu:<br />
Mô tả về thực vật: Thước kẻ, máy ảnh, kính hiển vi<br />
Nghiên cứu về hóa học: các dụng cụ trong phòng thí nghiệm, bản mỏng tráng sẵn<br />
silicagel GF254 của Merc, máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5, máy chụp ảnh sắc<br />
ký CAMAG REPROSTAR 3, hóa chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược Điển<br />
Việt Nam IV [2]<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Mô tả về đặc điểm thực vật<br />
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Quan sát, đo, mô tả và chụp hình.<br />
- Phương pháp kính hiển vi: tiến hành theo Dược Việt Nam IV [2].<br />
Nghiên cứu về thành phần hóa học<br />
8<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br />
<br />
- Sơ bộ xác định thành phần hóa học của củ hai loài nghiên cứu bằng các phản ứng<br />
hóa học thường quy.<br />
- Sắc ký lớp mỏng<br />
+ Chuẩn bị dịch chiết: Ngâm 10g bột củ Nưa trong 20 ml methanol trong 24h ở nhiệt<br />
độ phòng, lọc qua giấy lọc, bốc hơi dịch lọc đến còn khoảng 0,5 ml để lấy dịch chấm sắc ký.<br />
+ Tiến hành: dịch chiết được triển khai trên bản mỏng Silicagel 60F254 tráng sẵn<br />
của Merck, với hệ dung môi thích hợp. Hiện vết ở các bước sóng 254nm và 366nm, phun<br />
thuốc thử hiện màu Vanilin 1%/ H2SO4.<br />
Kết quả nghiên cứu<br />
Đặc điểm hình thái<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Đặc điểm hình thái của ba mẫu nƣa nghiên cứu<br />
A. Mẫu 1 B. Mẫu 2 C. Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson<br />
1. Lá 2,3. Thân củ 4. Bề mặt cuống lá<br />
Mẫu 1: Cây cỏ cao 1-1,5m, sống hàng năm có thân củ. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc<br />
mầm, mặt dưới lồi, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Có nhiều rễ con, mọc tập trung<br />
xung quanh phần gốc mầm của củ. Củ có kích thước 6-10x10-15cm, màu nâu sậm có khi màu<br />
cam, phần thịt củ màu vàng nhạt hoặc màu hồng. Củ gây ngứa mạnh. Thường chỉ có 1 lá mọc từ<br />
thân củ. Cuống lá mọng nước, kích thước 2-4x100-140cm, bề mặt hơi sần ,có nhiều đốm trắng và<br />
nhiều chấm đen nhỏ trên nền xanh đậm. Phiến lá có màu xanh đậm, xòe rộng 50-100cm, xẻ thùy 3,<br />
thùy xẻ lông chim nhiều lần. (Hình 1A)<br />
Mẫu 2: Cây cỏ sống hàng năm có thân củ, cao 1,5-2m. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần<br />
gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai<br />
tây. Củ có kích thước 15-18x20-25cm. Củ có màu nâu sậm, củ non có thịt trắng, củ già có thịt<br />
màu trắng vàng. Củ gây ngứa nhẹ. Thời gian nảy mầm khoảng tháng 4 -5. Khi mới mọc, mầm<br />
được ôm bởi một bẹ to màu xanh đậm. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng<br />
nước, kích thước 6-8x140-180cm, bề mặt cuống nhẵn, có nhiều đốm trắng trên nền xanh nhạt.<br />
Càng về gốc cuống màu xanh càng đậm, phần cuối gốc có màu hồng. Phiến lá có màu xanh<br />
nhạt, xòe rộng 60-120cm, xẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. (Hình 1B)<br />
Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Cây cỏ, cao 100-150cm, sống hàng năm có<br />
thân củ. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có<br />
nhiều rễ con, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Củ có kích thước 15x20-<br />
25cm, bên ngoài màu nâu sậm, khi củ còn non phần thịt củ có màu hồng nhạt, khi củ già<br />
có màu vàng nhạt. Thời gian nảy mầm và ra hoa vào tháng 4-5. Hoa thường mọc trước<br />
9<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br />
<br />
khi ra lá. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng nước, có kích thước 5-<br />
6x100-150cm. Bề mặt cuống có nhiều đốm trắng hình bầu dục trên nền xanh nhạt, càng<br />
về gốc các vết đốm càng lớn. có nhiều nốt sần dạng gai mềm như mụn cơm. Phiến có<br />
màu xanh nhạt, kích thước 150-300cm, chẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. Mép<br />
phiến lá có thể men theo cuống hoặc không. (Hình 1C) Mẫu A. aeoniifolius (Dennst.)<br />
Nicolson đã được xác định tên và tiêu bản của loài được lưu tại Phòng tiêu bản – Bộ môn<br />
Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội với mã số tiêu bản là HNIP/18083/14.<br />
Nhận xét: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chưa lấy được mẫu hoa của hai loài<br />
nghiên cứu nên chưa xác định được tên khoa học của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc<br />
điểm hình thái củ, lá của 2 mẫu nghiên cứu tương tự nhau và giống với mẫu A. paeoniifolius<br />
(Dennst.) Nicolson. Ta có thể phân biệt 3 loài Nưa này dựa vào bề mặt cuống lá:<br />
Mẫu 1: Cuống lá có bề mặt hơi sần, có nhiều đốm trắng và nhiều chấm đen nhỏ trên<br />
nền xanh đậm<br />
Mẫu 2: Bề mặt cuống nhẵn, có nhiều đốm trắng trên nền xanh nhạt<br />
Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Bề mặt cuống có nhiều đốm trắng hình bầu<br />
dục trên nền xanh nhạt, càng về gốc các vết đốm càng lớn. có nhiều nốt sần dạng gai<br />
mềm như mụn cơm<br />
Đặc điểm vi học bột củ<br />
Mẫu 1: Bột màu trắng, không mùi, không vị. Soi trên kính hiển vi thấy các đặc điểm<br />
sau: Tinh bột xếp riêng lẻ hay thành đám. Có tinh bột đơn và tinh bột kép đôi, kép ba.<br />
Tinh bột có hình bầu dục, rốn hình chữ thập, kích thước 0,056-0,075mm (2). Mảnh mô<br />
mềm có thành mỏng chứa tinh bột (1). Có 2 loại tinh thể canxi oxalat hình kim. Loại 1 có<br />
kích thước 0,056mm thường tập trung thành từng bó (4). Loại 2 có kích thước 0,164mm<br />
thường đứng riêng rẽ (6). Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai kích thước 0,056mm (5). Có<br />
nhiều mảnh mạch (3). (Hình 2A)<br />
Mẫu 2: Bột màu trắng vàng, không mùi, không vị. Soi trên kính hiển vi thấy các đặc<br />
điểm sau: Tinh bột xếp riêng lẻ hay thành đám (2). Có tinh bột đơn và tinh bột kép hai,<br />
ba hoặc nhiều lần. Tinh bột đơn hình tròn hoặc hình đa giác, rốn hạt dạng vạch phân<br />
nhánh hoặc không, kích thước từ 0,020mm đến 0,024mm. Mảnh mô mềm có thành rất<br />
mỏng chứa tinh bột (1), nhiều mảnh mạch (3). Có nhiều tinh thể canxi oxalat hình kim<br />
đứng riêng rẽ hoặc thành đám, kích thước 0,16mm (6) và có tinh thể canxi oxalat hình<br />
cầu gai kích thước 0,04mm (4). (Hình 2B)<br />
Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Bột màu trắng hơi nâu, không mùi, vị nhạt,<br />
tê đầu lưỡi. Soi trên kính hiển vi thấy các đặc điểm sau: Tinh bột xếp riêng lẻ hay thành<br />
đám. Có tinh bột đơn và tinh bột kép bội. Tinh bột đơn hình tròn hoặc hình đa giác, kích<br />
thước từ 0,008mm đến 0,024mm (2). Mảnh mô mềm có thành mỏng chứa tinh bột (1).<br />
Có 3 loại tinh thể canxi oxalat: 1 Loại hình cầu gai kích thước 0,04mm (4) và 2 loại hình<br />
kim đứng riêng rẽ hoặc thành đám. Loại hình kim 1 có kích thước 0,048mm (4). Loại HK<br />
2 có kích thước 0,148mm (6). Có nhiều loại mảnh mạch (3) (Hình 2C).<br />
Nhận xét: Đặc điểm vi học bộ củ của hai loài nghiên cứu và A. paeoniifolius<br />
(Dennst.) Nicolson tương tự nhau. Từ đặc điểm vi học bột có thể phân biệt ba loài Nưa<br />
dựa vào:<br />
Mẫu 1: Tinh bột đơn có hình bầu dục, rốn hình chữ thập, kích thước 0,056-0,075mm.<br />
Có hai loại tinh thể calci oxalat hình kim.<br />
<br />
10<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br />
<br />
Mẫu 2: Tinh bột đơn hình tròn hoặc hình đa giác, rốn hạt dạng vạch phân nhánh hoặc<br />
không, kích thước từ 0,020mm đến 0,024mm. Chỉ có 1 loại tinh thể calci oxalat hình kim.<br />
Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Tinh bột đơn hình tròn hoặc hình đa giác,<br />
kích thước từ 0,008mm đến 0,024mm. Có hai loại tinh thể calci oxalat hình kim.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đặc điểm bột dƣợc liệu<br />
A. Mẫu 1 B. Mẫu 2 C. Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson<br />
1. Mảnh mô mềm mang hạt tinh bột 2. Tinh bột 3. Mảnh mạch<br />
4,6. Tinh thể Ca oxalat hình kim 5. Tinh thể Ca oxalat hình cầu gai<br />
Nghiên cứu hóa học<br />
Định tính sơ bộ thành phần hóa học của 3 mẫu nưa: Bằng các phản ứng hóa học<br />
thường quy đã xác định được thành phần hóa học của củ 3 mẫu nghiên cứu đều chứa:<br />
saponin steroid, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, polysaccharid, sterol.<br />
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng: Sắc ký đồ khai triển dịch chiết methanol của các<br />
mẫu với hệ Cloroform - Methanol - Nước (85:15:1) được trình bày ở hình 3.<br />
Nhận xét: Sau khi khai triển dịch chiết methanol, ta thấy có thể phân biệt ba mẫu Nưa<br />
dựa vào hình ảnh sắc ký đồ. Trong 2 mẫu nưa nghiên cứu, sắc ký đồ của mẫu 2 có số vết<br />
và Rf tương tự với mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết cloroform của các mẫu nƣa nghiên cứu với hệ dung môi<br />
Cloroform - Methanol - Nƣớc (85:15:1)<br />
A. Bước sóng 254nm<br />
B. Bước sóng 366nm<br />
11<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br />
<br />
C. Ánh sáng thường sau khi phu thuốc thử<br />
N1: Mẫu 1 N2: Mẫu 2<br />
A.P: Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson<br />
Bàn luận<br />
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm và giá cả hợp lý vì hai loài nghiên cứu<br />
đều dễ sống, phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Có thể phân biệt 2 loài Nưa<br />
nghiên cứu và loài A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. dựa trên đặc điểm thân củ, lá.<br />
Điều này giúp sàng lọc nhanh nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất trong tương lai.<br />
Kết quả nghiên cứu hiển vi, nghiên cứu hóa học là cơ sở để xây dựng một số tiêu chuẩn kiểm<br />
nghiệm về mặt thực vật, hóa học cho hai loài nghiên cứu. Kết quả phân tích thành phần hóa<br />
học bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng cho thấy mẫu 2 có thể là nguồn nguyên liệu mới để<br />
làm dược liệu và chiết xuất glucomannan thay thế loài A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson.<br />
Kết luận: Đề tài đã mô tả, phân tích được đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học bột củ<br />
của hai loài nghiên cứu, đã xác định được thành phần hóa học của củ hai loài này bằng<br />
các phản ứng hóa học thường quy và bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Các đặc điểm<br />
này đã được so sánh với các đặc điểm tương ứng của loài A. paeoniifolius (Dennst.)<br />
Nicolson.<br />
Đề xuất: Từ những kết quả đạt được, chúng tôi có một số kiến nghị sau:<br />
- Tiếp tục nghiên cứu hàm lượng glucomannan trong hai loài nghiên cứu.<br />
- Lấy mẫu hoa, quả, hạt của 2 loài nưa nghiên cứu để xác định tên khoa học của chúng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Tiến An (2012), Nghiên cứu thành phần hoá học, quy trình tách chiết, biến tính<br />
hoá học và khả năng ứng dụng của Glucomannan từ củ một số loài nưa (Amrphophallus SP -<br />
Araceae) ở Việt Nam: Luận án Tiến sĩ Hóa học, Viện Hóa học, Hà Nội.<br />
2. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, Phụ lục 9.8.<br />
3. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Nxb Y học. tr. 136.<br />
4. Nguyễn Viết Thân (2013), Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng,<br />
Vol. tập 3. Nxb Thế giới. tr. 46,48.<br />
<br />
STUDYING ON BOTANICAL CHARACTERISTICS,<br />
CHEMICAL COMPOSITION OF TWO “NUA SPECIES” COLLECTED IN<br />
VIETNAM<br />
SUMMARY<br />
Based on the analysis of botanical studies, chemical composition studies of the<br />
samples “Nua species” collected from different distribution places in Vietnam, the<br />
morphology, microscopy and chemical composition of them have been described,<br />
systematized and compared with Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.)<br />
Nicolson. Microscopy method and TLC alanysis can distinguish them in the form<br />
of raw materials as well as in powder form. These features have been assembled<br />
into the data as a basis to build the testing medicinal treatises.<br />
Keywords: Nua species, A. paeoniifolius, botanical chacteristic, chemical<br />
composition.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />