intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Ad XxC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

138
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan, đánh gái cảnh quan, hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan, đặc điểm cảnh quan tiêu biểu của vùng Đồng Tháo Mười. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan, bản đồ đánh giá cảnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

  1. Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp Lê Trọng Quý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Mã số: 60 80 15 Người hướng dẫn: PSG. TS Phạm Hoàng Hải Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan, đánh gái cảnh quan, hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan, đặc điểm cảnh quan tiêu biểu của vùng Đồng Tháo Mười. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan, bản đồ đánh giá cảnh quan đất ngập nước (ĐGCQ ĐNN) nội địa vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. Phân tích tiềm năng TN và thế mạnh của vùng đất ngập nước (ĐNN) nội địa, Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho mục đích phát triển các ngành nông - lâm nghiệp và du lịch. Keywords: Cảnh quan; Bảo vệ môi trường; Phát triển nông thôn; Du lịch; Đồng Tháp Mười Content Trong thiên nhiên, các thành phần tự nhiên (TN) luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành các thể tổng hợp địa lí TN thống nhất. Mỗi khu vực chỉ thích hợp với một số loại hình sử dụng nhất định và ngược lại. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển mà không gây tác động xấu đến TN, đòi hỏi con người phải hiểu biết các quy luật của thiên nhiên. Nếu chỉ đánh giá một thành phần thì không thể đưa ra kiến nghị tổng hợp cho sự phát triển. Để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, hướng nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ. 1
  2. Hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN) là một phần của cảnh quan thiên nhiên . Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa ho ̣c cho biế t số liê ̣u về giá trị kinh tế của các hệ sinh thái đất ngập nước mang la ̣i ước tính khoảng 14.900 tỷ USD (chiếm 45% tổng giá trị của tất cả các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu). Con số này phản ánh những giá trị và chức năng lớn lao của đất ngập nước bao gồm: Kiểm soát lũ lụt, bổ sung nước ngầm, ổn định bờ biển và chống sóng bão, giữ lại các chất bồi lắng và chất dinh dưỡng, giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, làm sạch nước, nguồn cung cấp đa dạng sinh học, cung cấp các sản phẩm của đất ngập nước, giải trí và du lịch, giá trị văn hoá... Để giải quyế t những vấ n đề nêu trên , Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 23/9/2003 (viế t tắ t là Nghi đinh 109) quy đinh chi tiế t viê ̣c ̣ ̣ ̣ điều tra, lập quy hoạch , bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước . Đồng thời khẳ ng đinh sự c ần thiế t và tinh cấ p bách không chỉ đố i với quố c gia mà còn thể ̣ ́ hiê ̣n trách nhiê ̣m của thàn h viên tham gia công ước Ram sar quố c tế . Nhiê ̣m vu ̣ này đòi hỏi các bô ̣ , ngành, có liên quan , các điạ phương có vùng đấ t ngâ ̣p nước phải sớm triể n khai viê ̣c xác đinh la ̣i mô ̣t cách chinh xác để khoanh vùng diện tích hiện trạng , ̣ ́ diê ̣n tich vùng đê ̣m vùng đấ t ngâ ̣p nước , nghiên cứu đánh giá tổng hợp các hợp phần ́ tự nhiên, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, xây dựng bản đồ kiến nghị bố trí các ngành sản xuất hợp lí, nhấ t là đố i với vùng đấ t ngâ ̣p nước nô ̣i điạ có quy mô, liên vùng, liên khu vực như ở vùng Đồ ng Tháp Mười. Do điều kiện về thời gian cũng như kinh phí có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu vùng đất ngập nước khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn Cao học. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích của đề tài Đề tài thực hiện nhằm nâng cao năng lực quản lý , bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước và trước các tác động khôn lường của biến đổi khí hậu toàn cầ u . - Xác lập cơ sở khoa học về thực trạng và tiềm năng điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài nguyên thiên nhiên (TNTN) cho định hướng tổ chức không gian và phát triển ngành nông - lâm nghiệp, du lịch vùng Đồng Tháp Mười thông qua nghiên cứu, ĐGCQ. - Đề xuất được các định hướng quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên lãnh thổ nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững (PTBV). 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 2
  3. - Thu thập thông tin tư liệu, tổng quan các công trình nghiên cứu về NCCQ, ĐGCQ, xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố thành tạo CQ, đặc điểm một số CQ tiêu biểu của lãnh thổ nghiên cứu. - Xây dựng hệ thống phân loại CQ, bản đồ CQ, bản đồ ĐGCQ ĐNN nội địa vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. - Phân tích tiềm năng TN và thế mạnh của vùng ĐNN nội địa, Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho mục đích phát triển các ngành nông - lâm nghiệp và du lịch. 3. Giới hạn của đề tài 3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng ĐNN nội địa Đồ ng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp; (bao gồm diện tích ĐNN thường xuyên và ĐNN theo mùa ) nằ m trong điạ giới hành chinh là vùng phía Bắc sông Tiền ́ 3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đề tài tập trung đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN phục vụ phát triển một số ngành quan trọng, có nhiều tiềm năng là nông - lâm nghiệp và du lịch. -Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐNN nội địa Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu thiên nhiên, nhất là đối với địa lí TN tổng hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm. 4.2. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập có chọn lọc các tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu. 4.3. Phương pháp bản đồ “Bản đồ là alpha và omega của địa lý” (N.N. Baranski). Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình. 4.4. Phương pháp phân tích tiếp cận hệ thống, đánh giá tổng hợp Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc CQ, mối quan hệ giữa các hợp phần TN trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị CQ trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng. Đánh giá tổng hợp giá trị 3
  4. kinh tế của TNTN và ĐKTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT-XH, mô hình hoá các hoạt động giữa TN với KT-XH, phục vụ việc dự báo cho sự biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lí tài nguyên và BVMT. 4.5. Phương pháp hệ thông tin địa lý Hệ thông tin địa lí (Geographic Information System-GIS) với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm MapInfo, phần mềm xử lí ảnh. Phương pháp này thực hiện có hiệu quả việc thu thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp các thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất chung của đối tượng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các bản đồ phục vụ việc ĐGCQ. 5. Những kết quả của đề tài + Hệ thống và vận dụng cơ sở lí luận NCCQ, ĐGCQ cho việc nghiên cứu. + Xác định tổng quan ĐKTN, KT-XH của khu vực nghiên cứu. + Xây dựng được hệ thống phân loại CQ, bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 và bản đồ ĐGCQ tỉ lệ 1: 100.000, bản đồ kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ cho vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp. + Đưa ra được định hướng phát triển cho khu vực nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài được thực hiện sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần giúp các nhà quản lí địa phương có thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng định hướng quy hoạch sản xuất, chiến lược PTBV, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT, phát triển các ngành kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế Chƣơng 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Đồng Tháp Chƣơng 3: Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển ngành nông nghiệp – lâm nghiệp và du lịch vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Đồng Tháp 4
  5. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế 1.1.1. Lí luận chung về nghiên cứu cảnh quan 1.1.1.1. Quan niệm về cảnh quan Khái niệm CQ được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ XIX, có nghĩa là phong cảnh (tiếng Đức- Landschaft). Theo lịch sử phát triển của CQ học, nhiều tác giả nghiên cứu về nó, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau như: L.C.Berge (1931), [10], [20]; N.A. Xolsev (1948) [10], [20]; A.G. Ixatxenko (1965, 1991), [10], [20]; Armand D.L. (1975), [1]; Vũ Tự Lập (1976), [23]; Nguyễn Cao Huần (2005), [19]... Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lý học hiện đại. Không kể quan niệm CQ là phong cảnh như trên, hiện nay trong khoa học địa lý cùng tồn tại 3 quan niệm khác nhau về CQ: CQ là một khái niệm chung (F.N. Minkov, D.L. Armand,...), đồng nghĩa với tổng thể địa lý thuộc các đơn vị khác nhau; CQ là đơn vị mang tính kiểu hình (B.B. Polunov, N.A. Gvozdetxki,...); CQ là các cá thể địa lý không lặp lại trong không gian (N.A. Xolsev, A.G. Ixatxenko, Vũ Tự Lập...). Dù xét CQ theo khía cạnh nào thì CQ vẫn là một tổng thể TN. Sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi CQ là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, CQ được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào [10], [20]. Như vậy, CQ trước hết như là một tổng hợp thể tự nhiên (khái niệm chung), vừa được xét như một đơn vị cá thể, vừa được xét như một đơn vị loại hình. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu hình để thành lập bản đồ CQ vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. 1.1.1.2. Hướng NCCQ phục vụ phát triển kinh tế Cảnh quan học đã vận dụng những tri thức địa lý chung để nghiên cứu lãnh thổ cụ thể. Học thuyết CQ cũng như khoa học địa lý, tuân thủ các giai đoạn phát triển: phân tích bộ phận, tổng hợp, tổng hợp bậc cao hơn và phát triển theo dạng xoắn ốc, ngày càng đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng của lớp vỏ CQ. Cùng với sự phát triển khoa học địa lý bộ phận, thành tựu nghiên cứu địa lý sinh vật và phân hoá không gian của các hợp phần CQ, khoa học CQ xác định một thời kì nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất. CQ học là học thuyết về các quy luật phân hoá lãnh thổ của lớp vỏ địa lý; CQ là đơn vị cơ sở. Hệ thống phân vùng được xem như là nhóm các CQ vào các liên kết lãnh thổ bậc cao trên cơ sở các mối quan hệ liên CQ 5
  6. về mặt không gian và lịch sử [20]. Đây là giai đoạn nghiên cứu cấu trúc không gian của CQ. Hiện nay, xu hướng NCCQ trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào kết quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu. Các nhà CQ học tiếp tục đi sâu vào hướng tiếp cận khoa học tổng hợp - NCCQ vùng. Quan trọng hơn là ứng dụng kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất, KT – XH và bảo vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm PTBV [10, tr.58]. 1.1.1.3. Lý luận và phương pháp luận NCCQ NCCQ nói chung hay phân tích, đánh giá tính đa dạng CQ một lãnh thổ là dựa vào tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể TN với nhau. Để xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước nghiên cứu cụ thể... nhằm giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra: + Đối tượng NCCQ là các đơn vị CQ, gồm đơn vị phân loại CQ (các cấp như: hệ, lớp, kiểu, loại, dạng...) và đơn vị phân vùng CQ (các cấp như: địa ô, miền, vùng, xứ...). Việc lựa chọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu (đơn vị CQ) theo đơn vị phân loại hay đơn vị phân vùng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là phụ thuộc vào tỉ lệ các bản đồ sẽ xây dựng. + Những nguyên tắc nghiên cứu mang tính đặc trưng trong NCCQ là nguyên tắc phát sinh, đồng nhất tương đối. + Về cấu trúc CQ: bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang. Đặc trưng của CQ thể hiện rõ nhất trong cấu trúc của nó. Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần TN có quan hệ mật thiết với nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật, hoạt động nhân tác... Mỗi khu vực nghiên cứu thể hiện đặc điểm phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ của các đơn vị CQ nhưng vẫn có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị từ cao xuống thấp (từ lớp CQ, phụ lớp CQ đến kiểu CQ, loại CQ). + Về chức năng CQ: qua cơ sở phân tích, ĐGCQ, xác định những chức năng chủ yếu của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu như: chức năng phòng hộ bảo vệ, chức năng phục hồi và bảo tồn, chức năng phát triển kinh tế sinh thái, chức năng sản xuất lương thực thực phẩm, chức năng NTTS, chức năng thuỷ điện, chức năng công nghiệp, đô thị... + Về động lực của CQ: các CQ luôn chịu sự tác động trong suốt quá trình hình thành, phát triển của mình. Động lực phát triển CQ phụ thuộc các yếu tố của TN (năng 6
  7. lượng bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động của gió mùa,...) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Nhịp điệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân phiên tác động của chế độ mùa vào lãnh thổ. 1.1.2. Lí luận chung về ĐGCQ 1.1.2.1. Khái niệm ĐGCQ Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là rất phức tạp. Đối tượng của ĐGCQ là các hệ địa lý, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa hệ thống TN (khách thể) và hệ thống KT-XH (chủ thể). Nói cách khác ĐGCQ là đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. Tuỳ thuộc từng mục đích cụ thể, lựa chọn kiểu đánh giá phù hợp. Mỗi kiểu đánh giá biểu thị một giai đoạn đánh giá theo yêu cầu từ thấp đến cao. 1.1.2.2. Hướng ĐGCQ phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT Cùng với sự tiến bộ xã hội, phát triển khoa học kĩ thuật và sản xuất, con người ngày càng có nhu cầu cao về khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH. Đồng thời, tác động vào môi trường TN ngày càng mạnh. Con người khai thác ĐKTN, TNTN quá mức, thậm chí vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của TN. Hậu quả là: làm cạn kiệt nhiều loại tài nguyên, suy thoái môi trường TN, đe doạ cuộc sống con người... Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, con người không thể không khai thác tài nguyên. Trước thực tế đó, yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý ĐKTN, TNTN là vấn đề có ý nghĩa rất lớn. Tuy vậy, yêu cầu này chỉ đáp ứng được khi có những kết quả nghiên cứu tổng hợp. 1.1.2.3. Lý luận và phương pháp ĐGCQ Khoa học đánh giá không chỉ là khoa học liên ngành (gồm kinh tế, xã hội, bản đồ, toán học điều khiển, quản lý...) mà còn là khoa học địa tiêu chuẩn hoá. Vậy nên đối tượng, nguyên tắc, phương pháp tiến hành của khoa học đánh giá là tập hợp các nguyên tắc, phương pháp của từng ngành riêng. Để có kết quả đánh giá đúng, phải có số đo về trao đổi vật chất và năng lượng trong quan hệ tương hỗ giữa hai hệ thống (hệ thống TN và hệ thống KT-XH). Theo Terry Rambo, mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH được biểu diễn theo sơ đồ sau: 7
  8. Hình 1.1: Sơ đồ trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT – XH Vật chất, năng lượng Vật chất, năng lượng và thông tin và thông tin Trao đổi vật chất, năng Hệ lương và thông tin Hệ tự nhiên KT-XH Tính thích ứng và chọn lọc Vật chất, năng lượng và thông tin Vật chất, năng lượng và thông tin Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Xô Viết, các mô hình đánh giá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ: mô hình đánh giá chung của Mukhina L.I (1970); mô hình đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN cộng hoà Ucraina của Marinhich A.M (1970); mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ CH Ucraina của Sisenko P.G (1983) và nhiều công trình khác. Có thể khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp theo mô hình sau [10]: Hình 1.2: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp Đặc trưng của các đơn vị Đặc điểm sinh thái công trình tổng hợp TN đặc trưng kĩ thuật – công nghiệp của các ngành sản xuất Đánh giá tổng hợp Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp TN đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 1.1.3. Hệ thống phân loại CQ và bản đồ CQ 1.1.3.1. Hệ thống phân loại CQ * Các nguyên tắc và phƣơng pháp xây dựng hệ thống phân loại CQ 8
  9. Phân loại CQ là khâu quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ. Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau, nhưng chưa có một hệ thống phân loại thống nhất cho từng cấp lãnh thổ cụ thể. Xây dựng một hệ thống phân loại đầy đủ, các cấp ứng với các chỉ tiêu khác nhau, tránh những cấp mà chỉ tiêu chưa thật rõ ràng, chưa có sự thống nhất cao của nhiều nhà nghiên cứu. 1.1.3.2. Bản đồ CQ * Quan niệm chung về bản đồ CQ Mỗi đơn vị phân loại CQ là một hợp phần của vỏ Trái đất. Các thể tổng hợp TN đều chịu ảnh hưởng của hoạt động nhân tác với nhiều biện pháp kĩ thuật khác nhau. Hoạt động nhân tác tích cực hay tiêu cực đều làm thay đổi CQ. Do đó, nghiên cứu các đơn vị CQ phải xét chúng trong mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần. Đối tượng và kết quả nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần được thể hiện lên bản đồ. Bản đồ CQ phản ánh đầy đủ, khách quan đặc điểm, quy luật hình thành, phân bố của các thành phần, yếu tố TN và mối quan hệ giữa các đơn vị CQ trên một lãnh thổ. * Nguyên tắc nghiên cứu thành lập bản đồ CQ Nghiên cứu và xây dựng bản đồ CQ được dựa trên những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc đó là: + Nguyên tắc phát sinh - hình thái: Nguyên tắc này đòi hỏi phân tích chi tiết quy luật phân hoá lãnh thổ tạo thành các đơn vị CQ các cấp, xác định quá trình phát sinh, phát triển các đơn vị CQ, so sánh với quá trình phát triển hiện tại của chúng, từ đó dự đoán động lực sự phát triển tương lai của CQ. Những CQ cùng nguồn gốc phát sinh, hình thái tương đối giống nhau được xếp vào cùng đơn vị cấp lớn hơn. Đơn vị lãnh thổ có hình thái tương đối đồng nhất, nhưng không cùng nguồn gốc phát sinh, được phân thành những đơn vị CQ khác nhau. + Nguyên tắc tổng hợp: Các đơn vị CQ là thể tổng hợp TN thống nhất, phân tích và vạch ra ranh giới các CQ đúng với thực tế là rất khó khăn. Khi xây dựng bản đồ CQ, người ta thường sử dụng nhân tố trội để xác định ranh giới các đơn vị CQ. + Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Hệ thống đơn vị CQ gồm nhiều cấp. Mỗi đơn vị có số lượng chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần của CQ. Các nguyên tắc trên có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Một bản đồ CQ vừa thể hiện cấu trúc đồng nhất của CQ, phân biệt chức năng TN của chúng, vừa phản ánh hiện trạng TN, hiện trạng sử dụng lãnh thổ. Luận văn đã áp dụng những nguyên tắc này trong quá trình xây dựng bản đồ CQ vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp tỉ lệ 1: 100.000. * Phƣơng pháp thành lập bản đồ CQ Để xây dựng bản đồ CQ, các phương pháp được sử dụng bao gồm: + Các phương pháp truyền thống: phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh theo đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp CQ, phương pháp phân tích tổng hợp để xác định đơn vị CQ các cấp, cũng như thể hiện khoanh vi trên bản đồ CQ. 9
  10. + Phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến, theo điểm chìa khoá là phương pháp quan trọng nhằm kiểm tra, đối chứng với kết quả đã thực hiện trong phòng. + Để chính xác hoá ranh giới các đơn vị CQ trong phạm vi các lãnh thổ không thể đến quan trắc, khảo sát tại chỗ (do địa hình quá phức tạp, khoảng cách xa xôi cũng như thời gian hạn chế), chúng tôi đã sử dụng phương pháp bản đồ, phương pháp viễn thám, những phương pháp hữu hiệu này đã khẳng định ưu thế của chúng đối với phương pháp cổ truyền khác. Trong khi xây dựng bản đồ CQ vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi đã áp dụng linh hoạt các nguyên tắc và phương pháp trên với mục tiêu đảm bảo khoa học, chính xác và khách quan. 1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN phục vụ phát triển kinh tế vùng đất ngập nƣớc Đồng Tháp Mƣời của tỉnh Đồng Tháp ĐGCQ phục vụ sản xuất, quy hoạch có ý nghĩa thiết thực cho sử dụng hợp lí TNTN, lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế, BVMT theo hướng PTBV. Ngày càng nhận thức được mức độ quan trọng của đất ngập nước với nhiều đặc điểm nguyên sinh, có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển khi duy trì được tính tổng hợp về chức năng của chúng chứ không phải là chuyển chúng sang sử dụng đơn mục đích. Nói cách khác, nếu được sử lý một cách nhạy bén, khi các hệ sinh thái này ở nguyên trạng thái tự nhiên thì có thể đáp ứng được một loạt các sản phẩm và dịch vụ về môi trường và cuộc sống. - Tình hình nghiên cứu ở vùng Đồng Tháp Mười Quyết định số 356/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Dự án tổng thể “ Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa hình – thuỷ văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long” Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất ngập nước điển hình của quốc gia với chế độ ngập lũ, ngập mặn và hệ thống sông rạch chằng chịt, có các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm và các hệ sinh thái nông nghiệp rất phát triển… Những tiềm năng đó mở ra nhiều triển vọng để ĐBSCL phát triển nhanh, trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước . Vùng ĐBSCL có 12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Hâ ̣u Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) và thành phố Cần Thơ. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn; địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng khác ở nước ta. Trong báo cáo Quy hoạch vùng phát triển cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Tỉnh đề ra quan điểm và phương hướng phát triển như sau: 1.3. Quy trình nghiên cứu 10
  11. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, để hoàn thành luận văn, chúng tôi thực hiện theo quy trình sau: Hình 1.4: Quy trình nghiên cứu ĐGCQ vùng ĐNN Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp 1. Công tác chuẩn bị - Tổ ng quan tài liê ̣u - Xác định đối tượng , mục đích , nhiê ̣m vu ̣, nô ̣i dung, quan điể m và phương pháp nghiên cứu. - Xây dưng kế hoa ̣ch thực hiê ̣n 2. Điều tra, đánh giá tổng hợp Các nhân tố thành tạo Phân loại CQ, đặc điểm CQ Các nhân tố tự nhiên Các nhân tố KT - XH - Điạ chấ t, điạ hình, - Dân cư, lao đô ̣ng - Khí hậu, thuỷ văn - Các hoạt động kinh tế - Thổ nhưỡng, sinh vâ ̣t Thực trạng KT-XH Xây dựng bản đồ CQ Xây dựng bản đồ ĐGCQ hơ Xây dựng kiến nghị sử dụng hợp lý vùng ĐNN Đồng Tháp mƣời 3. Đề xuất hƣớng sử dụng Chƣơng 2 CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐỒNG THÁP MƢỜI TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. Các nhân tố thành tạo CQ 2.1.1. Các nhân tố tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Đồng Tháp trải dọc theo sông Tiền (thuộc hệ thống sông Mekong) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có đường biên giới với các tỉnh lân cận và nước bạn Campuchia là 354,62km. Tọa độ địa lí: từ 10007’ đến 10058’ vĩ độ Bắc và từ 105012’ đến 105058’ kinh độ Đông. Tứ cận: Phía Bắc giáp Campuchia (có đường biên giới dài 11
  12. 48,702km). Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long (dài 52,83km). Phía Đông giáp tỉnh Long An (dài 71,74km) và tỉnh Tiền Giang (dài 43,37km). Phía Tây giáp tỉnh An Giang (dài 107,82km) và tỉnh Cần Thơ (dài 30,16km). 2.1.1.2. Địa chất, khoáng sản và địa hình, địa mạo Địa chất Các thành tạo địa chất lộ ra trên mặt đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất gồm: * Trầm tích Pleistoxen muộn, phần muộn: Được tạo thành cách nay từ 25.000 – 10.000 năm, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Chúng lộ ra nhiều nhất ở Tân Hồng, Tam Nông và một số ít ở Hồng Ngự mà ta quen gọi là phù sa cổ. Ở các nơi khác chúng bị chìm sâu: -36 mét ở Cao Lãnh. Bề dày của trầm tích này từ 15 – 50 mét. Sự xuất hiện của các lớp laterit trên mặt chứng tỏ quá trình phong hoá, bóc mòn xảy ra mạnh mẽ vào cuối giai đoạn Pleistoxen. * Trầm tích Holoxen: Ngoại trừ vùng phù sa cổ ở phía tây bắc của tỉnh, trầm tích Holoxen phân bố khắp nơi. Có thể ghi nhận các thành tạo địa chất lộ ra trên mặt đất gồm: - Trầm tích biển: - Trầm tích biển - gió: - Trầm tích đầm lầy - biển: - Trầm tích Proluvi - đầm lầy: - Trầm tích lòng sông cổ: - Trầm tích sông - biển: - Trầm tích sông - đầm lầy: - Trầm tích sông: Tài nguyên khoáng sản Theo số liệu điều tra cơ bản tại Đồng Tháp, bước đầu xác định có một số khoáng sản như sau: - Than bùn - Cát sông - Sét Kaolin - Sét gạch ngói Địa hình Địa hình của tỉnh Đồng Tháp được chia thành 02 vùng - Vùng phía Bắc sông Tiền - Vùng phía Nam sông Tiền Như đã trình bày ở trên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu vùng ĐNN Đồng Tháp Mười nằm phía Bắc của sông Tiền : có diện tích 266.400,00ha thuộc khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM), địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm 12
  13. ĐTM, tạo thành vùng lòng máng trũng rộng lớn có dạng đồng lụt kín, do phù sa sông biển bồi đắp đã tạo thành vùng đất phèn rộng lớn. Toàn vùng có cao độ phổ biến từ 1,00 - 2,00m; cao nhất > 4,00m; thấp nhất 0,70m. Riêng địa bàn Hồng Ngự, Tân Hồng cao độ phổ biến từ 2,50 - 4,00m; nơi thấp nhất là khu vực Mỹ An với cao độ 0,70 - 0,90m. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm khá cao (khoảng 270C), ổn định theo không gian và thời gian. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với những nơi khác ở ĐBSCL. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm, tháng 01 thấp nhất. Nhiệt độ cao nhất ở Cao Lãnh khoảng 37,20C, thấp nhất khoảng 15,80C. Như vậy, chế độ nhiệt ở khu vực nghiên cứu được thể hiện với nền nhiệt cao quanh năm, không có tháng lạnh, biên độ nhiệt theo mùa nhỏ, tuy nhiên dao động theo ngày đêm lại lớn. Nhiệt độ có sự phân hoá theo quy luật địa đới là chủ yếu. Chế độ ẩm Độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, độ ẩm trung bình năm dao động từ 83 – 85%, tại Cao Lãnh trung bình là 83%, cao nhất 100%, thấp nhất 41%. Mùa ẩm từ tháng 5 - 11, độ ẩm trung bình ở Cao Lãnh từ 81 - 87%. Mùa khô từ tháng 12 - 4, độ ẩm trung bình ở Cao Lãnh từ 78 - 82%. Lượng bốc hơi Lượng bốc hơi hàng năm khá cao và phân hóa rõ rệt theo mùa. Lượng bốc hơi trung bình năm đo được ở Cao Lãnh là 1.165mm, bình quân 3,1mm/ngày. Lượng bốc hơi cao nhất trong năm là 2.580mm và thấp nhất là 361mm. Lượng bốc hơi giảm dần xuống phía Nam. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn, trung bình 3,1 - 4,6mm/ngày, các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi nhỏ 2,3 - 3,3mm/ngày. Tháng 3, 4 có lượng bốc hơi lớn nhất, tháng 10 có lượng bốc hơi nhỏ nhất. Tại Cao Lãnh lượng bốc hơi cao nhất tuyệt đối là 7,6mm/ngày, thấp nhất 0,6mm/ngày. Chế độ nắng Do nằm ở khu vực cận xích đạo nên Đồng Tháp có số giờ nắng trung bình năm cao, trung bình qua các năm dao động từ 2300 – 2500 giờ/năm, tuy nhiên do có sự phân hóa theo mùa khá cao nên số giờ nắng tập trung lớn vào các tháng mùa khô. Trung bình mỗi năm ở Cao Lãnh có 2.521 giờ nắng, bình quân 7 giờ/ngày. Số giờ nắng giảm dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Chế độ gió, bão Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: - Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11, thổi từ vịnh Thái Lan vào mang nhiều hơi nước gây mưa. 13
  14. - Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4 thổi từ lục địa nên khô và hanh. Tốc độ gió trung bình năm 1,0 - 1,5m/s, trung bình lớn nhất 17m/s. Riêng khu vực Đồng Tháp Mười vào mùa mưa thường xảy ra gió lốc xoáy ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Chế độ mưa Chế độ mưa liên quan mật thiết đến chế độ gió mùa. Trong năm hình thành 2 mùa khô ẩm tương phản sâu sắc: mùa mưa từ tháng 5 - 11 trùng với mùa gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 - 4 trùng với mùa gió mùa Đông Bắc. Theo không gian, khu vực có lượng mưa nhiều nhất phân bố ở cực bắc của lãnh thổ nghiên cứu thuộc vùng trung tâm Đồng Tháp Mười, với lượng mưa trung bình năm trên 1300mm. Khu vực phía Nam, Tây nam có lượng mưa thấp hơn, trung bình đạt 1100 - 1300mm/ năm. Đặc điểm mưa, phân bố mưa theo mùa Lượng mưa tương đối ổn định qua các năm, hầu hết biến đổi từ 1.100 - 1.600mm. Lượng mưa trung bình năm tại Hồng Ngự 1.219mm, Cao Lãnh 1.356mm, Hưng Thạnh 1.522mm, Sa Đéc 1.414mm, Thạnh Hưng 1.243mm, Hội An 1.130mm. Nói chung lượng mưa giảm dần từ phía Tây - Nam lên phía Đông-Bắc. Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm: mùa mưa chiếm khoảng 85 - 90% tổng lượng mưa trong năm; trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng vượt quá 100mm, các tháng 8, 9 và 10 vượt quá 250mm tạo ra úng ngập trên diện rộng. Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào các tháng chuyển tiếp (tháng 12, tháng 4), chiếm khoảng 80 - 90% lượng mưa mùa khô, trung bình tháng 15 - 60mm. Các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa. 2.1.1.4. Thủy văn Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, tỉnh Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông Mekong, thuỷ triều biển Đông, chế độ thuỷ văn sông Tiền, sông Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ và chế độ mưa trong khu vực. Đặc điểm thuỷ văn sông Tiền, sông Hậu Sông Tiền là một nhánh của sông Mekong ở phía hạ lưu, chế độ thuỷ văn sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn thượng nguồn, chế độ thuỷ triều biển Đông. Đặc điểm thuỷ văn các kênh nội đồng Do bị chia cắt bởi sông Tiền nên hệ thống kênh rạch nội đồng tỉnh Đồng Tháp được chia thành 2 vùng với những đặc điểm thuỷ văn khác nhau. Độ sâu ngập và thời gian ngập Độ sâu ngập và thời gian ngập ở từng nơi có khác nhau, phía Bắc tỉnh (trên lộ đi Tân Hồng) gồm khu Sở Hạ và Sở Thượng đến Tân Châu khi lũ về do bị chắn ngang 14
  15. bởi tuyến lộ N1 nên thời gian ngập sớm hơn, thường từ tháng 8, độ sâu ngập trong đồng ruộng nói chung trên 2,5m. Khoảng đầu hoặc cuối tháng 12 nước mới rút, thời gian ngập kéo dài trên 4 tháng. 2.1.1.5. Thổ nhưỡng Thổ nhưỡng là một thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, có những quy luật phát sinh, phát triển rõ ràng được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố đá gốc, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, con người, tuổi địa phương. Theo kết quả điều tra đất của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam (1997) và kết quả chỉnh lý bản đồ đất (Đại học Nông Lâm - 1998), Đồng Tháp có các loại đất chính sau: + Đất cát: + Đất phù sa: + Đất phèn Như vậy, trong khu vực nghiên cứu các loại đất khá đa dạng và màu mỡ. Đặc biệt là đất phù sa. Đây là một loại đất rất tốt, giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các cây ăn quả và cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa nước, đậu tương, ngô, khoai, ... Ngoài ra, trong khu vực còn có diện tích đất cát, đất xám trên phù sa cổ rộng lớn với ưu thế là bề mặt tương đối bằng phẳng, thích hợp cho canh tác nông nghiệp. 2.1.1.6. Sinh vật Trước đây đa số diện tích ẩm thấp ở Đồng Tháp Mười đựơc bao phủ bởi rừng rậm rất phong phú, cây tràm được coi là đặc trưng của vùng ĐTM. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và quá trình đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, rừng được khai thác không hợp lý, đã làm cho diện tích rừng bị giảm nhanh đến mức báo động làm mất cân bằng và ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, một nguyên nhân cần được đề cập đến là do đất được ngọt hóa nhờ hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh đã v- ươn sâu vào Đồng Tháp Mười, dẫn đến người dân đã tích cực khai hoang kể cả khai thác tràm để chuyển sang sản xuất nông nghiệp. * Hê ̣ thực vâ ̣t tự nhiên Tâ ̣p đoàn thực vâ ̣t tự nhiên trong rừng tràm và Vườn Quố c gia Tràm Chim bao gồ m 130 loài chỉ thị cho vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, * Hê ̣ đô ̣ng vâ ̣t tự nhiên Hê ̣ đô ̣ng vâ ̣t tự nhiên đă ̣c trưng cho môi trường đấ t ngâ ̣ p nước Đồ ng Tháp Mười , bao gồ m các loài cá nước ngo ̣t và chim nước - Khu hê ̣ cá: đã đinh danh đươ ̣c 55 loài cá, bao gồ m ̣ - Thủy sinh vật: đã đinh danh đươ ̣c 349 loài thực vật nổ i, 150 loài khuê tảo bám , ̣ 96 loài động vật nổi, 29 loài động vật đáy, 24 loài côn trùng thủy sinh. Nhìn chung, với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như đã nêu trên, vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng 15
  16. 2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động Trong khi tố c đô ̣ tăng dân số tự nhiên tuy giảm khá nhanh từ 2,22% năm 1995 còn 1,79% năm 2000 và 1,48% năm 2005 và 1,04% năm 2008, nhưng với tố c đô ̣ tăng dân số nêu trên cho thấ y Đồ ng Tháp bi ̣tác đô ̣ng rấ t lớn của viê ̣c di dân cơ ho ̣c. Số di dân cơ ho ̣c đi làm ăn nơi khác biế n đô ̣ng từ -3.960 người năm 1995, -3.402 người năm 2000 và -9.489 người năm 2008, cho thấ y tinh tra ̣ng xuấ t cư khá lớn trong những năm ̀ qua. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật Giao thông Mạng lưới giao thông phát triển khá, tạo tiền đề cho kinh tế xã hội phát triển. Hàng năm tỉnh đã đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, phát triển tương đối đồng bộ giữa các tuyến trục đường tỉnh đến các tuyến đường giao thông nông thôn. Nhiều tuyến đường quan trọng phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - - Giao thông bộ - Giao thông thuỷ Thủy lợi Hệ thống thủy lợi của tỉnh từng bước được hoàn thiện phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất nông nghiệp: - Hệ thống kênh gồm 17 kênh trục chính, trên 100 kênh cấp cấp I, 200 kênh cấp II và hàng trăm kênh cấp III với tổng chiều dài 4.000 km. Kênh mương nội đồng còn manh mún, chưa hoàn chỉnh, số lượng cống nội đồng còn quá ít chưa đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu. Năng lượng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện tiếp tục được đầu tư nâng cấp, 142 xã, phường đã có đường điện, số hộ sử dụng điện ước đạt 90%. Nguồn cung cấp điện chính cho tỉnh qua các trạm Trà Nóc (Cần Thơ) và Cai Lậy (Tiền Giang). Tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc phủ điện lưới, chỉ tiêu cấp điện cho hai thị xã bình quân 160KW/người/năm, các thị trấn còn lại là 80 - 100KW/người/năm. Các trạm giảm áp trung gian hiện còn thiếu, quá tải cần được quan tâm cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bưu chính viễn thông Trong những năm qua ngành Bưu chính viễn thông là lĩnh vực được quan tâm, đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hóa, gắn liền với phát triển đa dịch vụ và đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, đổi mới tổ chức quản lý, thích nghi với mạng lưới thông tin quốc tế, nhất là trong thời đại ngày nay. Thời đại thông tin. 2.1.2.3. Hiện trạng các ngành sản xuất, kinh tế 16
  17. Nề n kinh tế tỉnh Đồ ng Tháp hiê ̣n vẫn đă ̣t tro ̣ng tâm phát triể n vào khu vực 1, trong đó lúa - cá và cây ăn trái là chủ lực . Tuy nhiên, do hê ̣ thố ng canh tác và sau thu hoạch chưa được đầu tư đồng bộ nên nền nông nghiệp nói chung (trồ ng tro ̣t , chăn nuôi, thủy sản ) của Tỉnh còn bấp bênh , chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và chế độ thủy văn, cũng như của thị trường và giá cả. Phát triển các ngành sản xuất - Trồ ng trọt Ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất (chiế m tỷ tro ̣ng 77% diê ̣n tích tự nhiên , 94% diê ̣n tích đấ t nông nghiê ̣p ) và cơ cấu kinh tế k hu vực 1 (76% giá trị tăng thêm ), cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p (91% giá trị tăng thêm ) với thứ tự giá trị tăng thêm là lúa, trái cây, rau màu, cây công nghiê ̣p hàng năm, trong đó sản xuấ t lúa chiếm ưu thế rõ rệt ; tố c đô ̣ tăng trưở ng của ngành trong thời kỳ 1996-2008 thuô ̣c vào loại khá cao (5,5%/năm). Tổ ng diê ̣n tich canh tác là 259.282 ha, tổ ng diê ̣n tich ́ ́ gieo trồ ng ước vào khoảng 515.000 ha. - Chăn nuôi Trong điề u kiê ̣n đồ ng lũ , ngành chăn nuôi tăng trưởng châ ̣m (4,3%/năm), chiế m tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (7,0%). Các sản phẩm chính theo thứ tự là heo, gia cầ m và đa ̣i gia súc. - Thủy sản Ngành thủy sản tỉnh Đồng Tháp phát triển chủ yếu là khu vực nuôi trồ ng với khuynh hướng ngày càng tăng tỷ tro ̣ng trong cơ cấ u ngành thủy sản . Trong cơ cấ u kinh tế khu vực nông lâm ngư nghiê ̣p , ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 15% và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhấ t (12,7%/năm). - Lâm nghiêp ̣ Ngành lâm nghiê ̣p trên điạ bàn tinh Đồ ng Tháp bao gồ m11.190 ha đấ t rừng, trong ̉ đó có 2.624 ha đấ t rừng phòng hô,̣ 5.479 ha đấ t rừng sản xuấ t (trong đó có khoảng 3.000 ha nuôi xen thủy sản và đất 3.087 ha rừng đă ̣c du ̣ng, với 2 loài cây trồ ng chủ yế u là Tràm ) (Melaleuca cajuputi) và Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis), phân bố chủ yế u ở huyê ̣n Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lanh, Tân Hồ ng ̃ Diê ̣n tích đấ t lâm nghiê ̣p có khuynh hướng tăng ổ n đinh ̣ (1,7%/năm). Trữ lươ ̣ng rừ ng tràm Đồ ng Tháp đa ̣t đô ̣ tuổ i 10 năm binh quân 92-107 m3/ ha, tương ̀ đương cây có đường kinh 1,3 từ 5,5- 6,3 cm, chiề u cao vút ngo ̣n từ 7-8 m. Tổ ng trữ ́ lươ ̣ng gỗ tràm bình quân theo cấ p tuổ i tương ứng với diê ̣n tích là 393.520 m3, tổng lươ ̣ng sinh khố i là 352.347 tấ n; sản lượng cừ 53.682.276 cây các loa ̣i. 2.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất Tổ ng diê ̣n tích tự nhiên của tỉnh Đồ ng Tháp năm 2007 là 337.407 ha, gồ m: * Đất nông nghiệp Diê ̣n tich đấ t nông nghiê ̣p chiế m 274.577 ha (81% diê ̣n tich tự nhiên ), trong đó ́ ́ 94% diê ̣n tich là đấ t canh tác nông nghiê ̣p , 5% là diện tích đất lâm nghiệp , 1% là đất ́ 17
  18. có mặt nước nuôi trồng thủy sản . Năm 2008 diê ̣n tích nhóm đấ t nông nghiê ̣p là 263.527 ha. * Đất phi nông nghiê ̣p Diê ̣n tich đấ t phi nông nghiê ̣p (kể cả sông ra ̣ch) chiế m 62.770 ha (19% diê ̣n tich ́ ́ tự nhiên), trong đó 23% diê ̣n tich là đấ t ở , 35% là đất chuyên dùng và 42% là sông ́ rạch. Năm 2008 diê ̣n tich đấ t phi nông nghiê ̣p tăng lên 73.880 ha. ́ * Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng chiếm 60 ha, chủ yếu tại khu vực Đồng Tháp Mười. Trong giai đoa ̣n 1996-2007, tình hình sử dụng đất biến động khá rõ nét: Diê ̣n tich khai hoang đưa vào sử du ̣ng trên 16.800 ha ́ * Đánh giá tổng hợp tác động của hoạt động nhân tác đến sự hình thành CQ Con người là nhân tố quan trọng trong hình thành và phát triển CQ. Tuy xuất hiện muộn nhưng con người nhanh chóng trở thành thành phần năng động nhất. Con người tác động mạnh mẽ và làm thay đổi môi trường TN, khai thác TN phục vụ đời sống, sản xuất của mình. Tác động của con người dù ở mức nào, dù tích cực hay tiêu cực đều gây phản ứng dây truyền trong hệ thống CQ. Tóm lại, con người vừa là nhân tố thành tạo, vừa là động lực làm biến đổi CQ. Hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực nghiên cứu, dù tích cực hay tiêu cực đều là nguyên nhân làm phân hoá và biến đổi CQ sinh thái, dần thay thế bởi các CQ nhân tạo. 2.2. Đặc điểm CQ vùng Đồng Tháp Mười 2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ vùng Đồng Tháp Mười Qua việc nghiên cứu đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan khu vực đất ngập nước Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp có thể thấy, trên nền chung hệ thống cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, sự phân hóa về địa hình, sự đa dạng về thổ nhưỡng, thực vật, các tác động nhân tác đã góp phần hình thành nên một hệ thống tương đối đa dạng các cảnh quan của khu vực. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước, trong luận văn này chúng tôi xin đề xuất một hệ thống phân loại cảnh quan cho lãnh thổ nghiên cứu gồm 6 cấp như sau: Hình 2.2: Sơ đồ Hệ thống phân loại cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp Hệ cảnh quan Phụ hệ cảnh quan Lớp cảnh quan Loại cảnh quan Kiểu cảnh quan Phụ lớp cảnh quan 18
  19. Trong đó hệ cảnh quan và phụ hệ cảnh quan nằm trong sự phân hóa chung của Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và Phụ hệ cảnh quan gió mùa không có mùa đông lạnh. Cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ bản của bản đồ cảnh quan. Bảng 2.12: Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp tỉ lệ 1:100 000 Số TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Ví dụ Thể hiện sự tác động tổng hợp của - Lớp cảnh quan đồng Lớp cảnh các nhân tố địa hình và khí hậu, từ bằng đặc trưng bởi các 1 quan đó tạo nên các cảnh quan khác nhau quá trình tích tụ vật cả về bản chất và diện mạo. chất. Các đặc trưng trắc lượng hình thái - Phụ lớp cảnh quan trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân đồng bằng thấp. Phụ lớp cảnh bằng vật chất giữa các đặc trưng 2 quan trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật. Thể hiện sự tác động lẫn nhau giữa - Kiểu cảnh quan rừng Kiểu cảnh hai nhân tố khí hậu và sinh vật, kín thường xanh nhiệt 3 quan quyết định sự thành tạo các kiểu đới mưa mùa. thảm thực vật. Đặc trưng bởi mối quan hệ tương - Loại cảnh quan rừng hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật kín thường xanh trên Loại (nhóm và loại đất, quyết định mối cân đất nhiễm phèn. 4 loại cảnh bằng vật chất của cảnh quan qua - Loại cảnh quan lúa quan) các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nước trên đất phù sa xa cộng với tác động của con người. sông… 2.2.2. Đặc điểm CQ vùng Đồng Tháp Mười Các mối quan hệ trong cảnh quan không chỉ thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa các yếu tố và thành phần thành tạo cảnh quan mà nó còn được thể hiện bằng mối liên hệ phụ thuộc giữa các cấp cảnh quan trong hệ thống cảnh quan. Các hợp phần của có quan hệ tương hỗ với nhau như là trong một hệ thống và sự tương tác này tạo ra cấu trúc của cảnh quan. Cấu trúc của cảnh quan chính là sự tổ chức bên trong của các đối tượng và hiện tượng trong phạm vi của hệ thống vật chất phức tạp đó (A.G Ixatsenco, 1965). Cấu trúc của cảnh quan theo nghĩa rộng của từ này phải được hiểu là một tổ chức không gian - thời gian của nó, dựa trên cơ sở hệ động lực các mối liên hệ bên trong 19
  20. giữa các bộ phận cấu thành. Tính có trình tự ổn định tới mức độ nhất định về vị trí của các bộ phận ấy, mà chúng ta gọi là cấu trúc không gian, là mặt quan trọng trong tính tổ chức của cảnh quan, nhưng nó vẫn còn chưa lột tả được toàn bộ bản chất của cấu trúc ấy trong khi chúng ta vẫn còn chưa biết rõ cách thức liên hợp của các bộ phận riêng biệt. Như vậy, khi nghiên cứu cấu trúc của cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp chúng tôi xét đồng thời đến cấu trúc không gian (bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc động lực. 2.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc đứng Cấu trúc đứng thể hiện sự phân bố theo tầng của các thành phần địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật và khí quyển theo chiều từ dưới lên trên. Cấu trúc đứng được tồn tại trong mọi đơn vị lãnh thổ của nó, từ các cấp phân vị lớn nhất đến cấp phân vị nhỏ nhất. Đặc điểm cấu trúc đứng của cảnh quan là xác định sự tham gia của các thành phần tự nhiên vào quá trình phát sinh và phát triển cảnh quan. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, hoạt động địa chất khá yên ả và chủ yếu là hoạt động trầm tích, diễn ra từ Đệ Tứ cho đến nay. Với hoạt động trầm tích lấn dần ra hướng biển Đông theo hướng dòng chảy của sông Mekong nên đã tạo cho địa hình ở đây có đặc điểm là nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do vậy, quá trình trao đổi năng lượng, phân bố lại vật chất rõ ràng cũng di chuyển theo hướng này, theo hướng chảy của sông Tiền và sông Hậu (Tây Bắc – Đông Nam) và hướng chảy từ 2 sông này theo các sông, kênh, rạch… chảy vào bên trong nội đồng. * Diễn biến trên sông chính (1) Lũ tại Tân Châu, Châu Đốc Vượt khỏi biên giới Việt Nam - Campuchia, sông Tiền phân lũ qua sông Hậu bởi kênh Tân Châu - Châu Đốc, tuy kênh này đang ngày càng mở rộng nhưng lưu lượng lũ sông Tiền ở Tân Châu vẫn chiếm khoảng 80 - 84% tổng lưu lượng của hai sông, ở đỉnh lũ tỷ lệ này còn 73 - 75%. (2) Diễn biến lũ đoạn sông Hậu từ Long Xuyên đến Cần Thơ Vượt quá Tân Châu khoảng 20 - 30km, một lần nữa sông Tiền lại nối với sông Hậu qua sông Vàm Nao, lưu lượng qua sông này khá lớn, gần tương đương với lưu lượng sông Hậu ở Châu Đốc. (3) Diễn biến lũ đoạn sông Tiền từ Hồng Ngự đến Mỹ Tho Ở bờ trái sông Tiền là vùng trũng Đồng Tháp Mười, đã được đầu tư phát triển trên 2 thập kỷ vừa qua. Các hệ thống thuỷ lợi và giao thông phát triển trong nhiều năm làm cho đặc điểm thuỷ văn mùa lũ ở vùng này cũng biến đổi rất mạnh. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2