t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ THUẬN LỢI CỦA<br />
PHƯƠNG PHÁP AN THẦN DO NGƯỜI GÂY MÊ ĐIỀU KHIỂN<br />
BẰNG PROPOFOL TRONG PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI<br />
Nguyễn Quang Bình*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá sự thuận lợi của phương pháp gây mê điều khiển (ACS = anesthesiologist<br />
controlled sedation) sử dụng propofol an thần trong phẫu thuật răng khôn. Đối tượng và<br />
phương pháp: thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 2 nhóm bệnh nhân (BN) tuổi 18 - 60,<br />
xếp loại sức khỏe theo ASA (American Society of Anesthesiologists) I - II: nhóm gây tê đơn<br />
thuần (GTĐT) (n = 54) và nhóm ACS (n = 54). Kết quả: nhóm ACS và nhóm GTĐT: mức độ khó<br />
của phẫu thuật 8,72 ± 2,12 điểm và 8,48 ± 1,83 điểm (p > 0,05); thời gian phẫu thuật 22,85 ±<br />
4,50 phút so với 23,35 ± 4,02 phút (p > 0,05); BN hợp tác tốt 90,74% so với 25,93% (p < 0,01);<br />
BN không cử động trong mổ 98,15% so với 51,85% (p < 0,01) và mức độ cử động 1,02 ± 0,14<br />
điểm so với 1,61 ± 0,74 điểm (p < 0,05); mức độ hài lòng 8,39 ± 1,07 điểm so với 6,74 ± 1,63<br />
điểm (p < 0,01); mức độ hài lòng của phẫu thuật viên 8,11 ± 0,72 điểm so với 6,85 ± 0,94 điểm<br />
(p < 0,01). Kết luận: phương pháp ACS bằng propofol có sự hợp tác với phẫu thuật tốt hơn,<br />
mức độ cử động trong phẫu thuật ít hơn, mức độ hài lòng của BN và phẫu thuật viên cao hơn<br />
so với phương pháp GTĐT.<br />
* Từ khóa: Phẫu thuật răng khôn; An thần; Gây mê điều khiển; Gây tê đơn thuần; Propofol.<br />
<br />
Evaluation of Advantages of Anesthesiologist Controlled Sedation<br />
by Using Propofol in Wisdom Teeth Surgery<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the advantages of ACS by using propofol in wisdom teeth surgery.<br />
Subjects and methods: Control clinical trial method was carried out on 108 patients aged 18 - 60,<br />
ASA I - II, pure anesthesia group (n = 54) and ACS group (n = 54). Results: The difficult<br />
level of the surgery 8.72 ± 2.12 vs 8.48 ± 1.83 points (p > 0.05); surgical duration 22.85 ± 4.50 vs<br />
23.35 ± 4.02 minutes (p > 0.05); patients with good cooperation 90.74% vs 25.93% (p < 0.01);<br />
the patient could not move during surgery 98.15% vs 51.85% (p < 0.01) and the degree of<br />
movement 1.02 ± 0.14 vs 1.61 ± 0.74 points (p < 0.05); satisfaction level 8.39 ± 1.07 vs 6.74 ±<br />
1.63 points (p < 0.01); satisfaction level of surgeons 8.11 ± 0.72 vs 6.85 ± 0.94 points (p < 0.01)<br />
in group of ACS and pure anesthesia, respectively. Conclusion: The ACS method by using<br />
propofol has better surgical cooperation, less movement degree in surgery, higher satisfaction<br />
level of both patients and surgeons than pure anesthesia methods.<br />
* Key words: Wisdom teeth surgery; Sedation; Anesthesiologist controlled sedation; Pure<br />
anesthesia; Propofol.<br />
* Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Quang Bình (nguyenbinh3010@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 04/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/05/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/06/2016<br />
<br />
211<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng<br />
cần phải tiến tới sự hoàn thiện, giúp BN dễ<br />
dàng chấp nhận, không bị lo lắng, sợ hãi<br />
khi phải can thiệp trong miệng. Khoang<br />
niêm mạc miệng có nhiều thần kinh cảm<br />
giác tinh tế nên khi can thiệp bằng thuốc<br />
gây tê tại chỗ đơn thuần BN dễ bị kích<br />
thích khó chịu. ACS là phương pháp an thần<br />
do người gây mê điều khiển: sử dụng tiêm<br />
liều nhỏ an thần bằng propofol trước khi<br />
gây tê tại chỗ để phẫu thuật và duy trì<br />
những liều tiếp theo trong suốt quá trình<br />
phẫu thuật tùy theo đáp ứng của BN. Mục<br />
đích của phương pháp này là kiểm soát<br />
mức độ an thần của BN, giúp BN đạt mức<br />
an thần tỉnh và không bị an thần quá mức,<br />
hợp tác tốt, tạo điều kiện cho quá trình<br />
phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên,<br />
ở Việt Nam sử dụng phương pháp ACS<br />
an thần bằng propofol trong can thiệp nha<br />
khoa còn là vấn đề mới. Chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá sự<br />
thuận lợi và hạn chế của phương pháp ACS<br />
bằng propofol.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- BN có chỉ định phẫu thuật răng khôn<br />
hàm dưới (răng số 38 hoặc 48), tuổi từ<br />
18 - 60, tình trạng toàn thân theo ASA I, II.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: phòng mổ phẫu<br />
thuật ngoại trú, Bệnh viện Răng Hàm Mặt<br />
Trung ương.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm<br />
sàng, mù đơn, có đối chứng.<br />
212<br />
<br />
BN được chia làm hai nhóm:<br />
- Nhóm 1 (GTĐT): 54 BN.<br />
- Nhóm 2 (ACS): 54 BN.<br />
* Phương pháp tiến hành:<br />
- Chuẩn bị BN, dụng cụ, phương tiện:<br />
theo quy trình chuẩn.<br />
- Phương pháp vô cảm:<br />
+ Nhóm 1 (GTĐT): gây tê tại chỗ đơn<br />
thuần tại vị trí lỗ gai spix, nơi dây thần kinh<br />
huyệt răng dưới đi qua, bằng cách tiêm<br />
trực tiếp lidocain 2% có pha epinephrin<br />
1/100.000 với liều đầu 2 mg/kg; thêm liều<br />
lidocain tùy theo đáp ứng của BN trong<br />
quá trình phẫu thuật (tổng liều lidocain<br />
không quá 6 mg/kg).<br />
+ Nhóm 2 (ACS): tiêm tĩnh mạch propofol<br />
liều đầu 20 mg trước 1 phút khi gây tê tại<br />
chỗ và sau đó tiến hành như nhóm 1. Duy<br />
trì tiêm từng liều ngắt quãng bolus 20 mg<br />
propofol theo đáp ứng của BN.<br />
* Các chỉ tiêu đánh giá:<br />
- Thời điểm đánh giá T0: 5 phút truớc an<br />
thần; T1: 1 phút sau an thần; T2: 5 phút,<br />
T3: 10 phút, T4: 15 phút phẫu thuật; T5: kết<br />
thúc phẫu thuật; TX: khi xuất viện.<br />
- Mức độ khó phẫu thuật răng khôn theo<br />
Pedensen: khó ít (1 - 5 điểm), khó vừa<br />
(6 - 10 điểm), rất khó (11 - 15 điểm) [7].<br />
- Thời gian phẫu thuật (phút): bắt đầu<br />
rạch niêm mạc đến khi khâu đóng.<br />
- Đánh giá về sự hợp tác theo Rodrigo<br />
trong phẫu thuật [8].<br />
- Đánh giá mức độ cử động theo Ellis<br />
trong phẫu thuật [4].<br />
- Đánh giá về mức độ hài lòng của BN<br />
và phẫu thuật viên theo thang điểm VAS<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
(hỏi trước khi xuất viện): 0 - 3: không hài<br />
lòng; 4 - 5: hài lòng ít; 6 - 7: hài lòng; 8 - 10:<br />
rất hài lòng.<br />
* Đạo đức nghiên cứu: tuân thủ các<br />
nguyên tắc trong tuyên bố Helsinki (1975)<br />
<br />
được Hội nghị Y tế Thế giới 29 (Tokyo)<br />
(1986) thông qua.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: theo phần<br />
mềm thống kê SPSS 15.0; có ý nghĩa thống<br />
kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung.<br />
Chỉ tiêu<br />
Tuổi trung bình (năm) (X ± SD)<br />
Giới: Nam (%)<br />
Nữ (%)<br />
Cân nặng trung bình (kg) (X ± SD)<br />
ASA: Loại I (%)<br />
Loại II (%)<br />
<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
<br />
p<br />
<br />
28,81 ± 8,51<br />
<br />
28,30 ± 8,15<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
72,22<br />
27,78<br />
<br />
70,37<br />
29,63<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
56,56 ± 8,11<br />
<br />
54,74 ± 7,68<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
88,98<br />
11,11<br />
<br />
83,33<br />
16,67<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Hai nhóm BN tương đối tương đồng về tuổi, giới, cân nặng và tình trạng sức khỏe<br />
trước vô cảm.<br />
Bảng 2: Mức khó phẫu thuật.<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
Mức khó phẫu thuật<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Khó ít<br />
<br />
6<br />
<br />
11,11<br />
<br />
5<br />
<br />
9,26<br />
<br />
Khó vừa<br />
<br />
39<br />
<br />
72,22<br />
<br />
38<br />
<br />
70,37<br />
<br />
Rất khó<br />
<br />
9<br />
<br />
16,67<br />
<br />
11<br />
<br />
20,37<br />
<br />
Điểm trung bình X ± SD<br />
<br />
8,48 ± 1,83<br />
<br />
Kết quả cho thấy về mức khó trung<br />
bình trong phẫu thuật răng khôn ở nhóm<br />
GTĐT và ACS khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05), theo tiêu chuẩn của<br />
Pedersen và Mai Đình Hưng ở mức độ khó<br />
vừa [7]. Như vậy, về mức độ khó phẫu<br />
thuật răng khôn ở 2 nhóm nghiên cứu<br />
tương đồng nhau. Tỷ lệ BN có mức khó<br />
ít, khó vừa và rất khó trong phẫu thuật<br />
ở nhóm GTĐT và ACS khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở 2 nhóm,<br />
<br />
8,72 ± 2,12<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
số BN có mức khó vừa chiếm tỷ lệ cao<br />
hơn mức khó ít và rất khó.<br />
Kết quả của chúng tôi tương tự một số<br />
nghiên cứu khác tại Việt Nam. Lê Ngọc<br />
Thanh (2005) nghiên cứu 83 BN thấy<br />
điểm khó trung bình răng khôn hàm dưới<br />
là 7,93 ± 2,53 điểm và tỷ lệ BN khó ít<br />
10,8%, khó vừa 62,7% và rất khó 26,5%<br />
[3]. Phạm Như Hải (1999) cho rằng điểm<br />
khó trung bình của răng khôn hàm dưới<br />
9,40 ± 1,80 điểm và tỷ lệ BN khó ít 6%,<br />
khó vừa 64% và rất khó 30% [1].<br />
213<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
Bảng 3: Thời gian phẫu thuật.<br />
Thời gian phẫu thuật (phút)<br />
<br />
Nhóm BN<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Min - Max<br />
<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
<br />
23,35 ± 4,02<br />
<br />
14 - 33<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
<br />
22,85 ± 4,50<br />
<br />
12 - 35<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật ở nhóm GTĐT và ACS khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05). Lê Ngọc Thanh (2005) phẫu thuật răng khôn hàm dưới bằng GTĐT cho 83 BN<br />
thấy thời gian phẫu thuật trung bình 27,68 ± 12,7 phút [3]. Kết quả của chúng tôi tương<br />
tự như Zacharias (1998) khi nghiên cứu 19 BN phẫu thuật răng khôn: thời gian phẫu thuật<br />
19,4 (16,6 - 22,2) phút [10]. Như vậy, phương pháp ACS bằng propofol giúp cho quá trình<br />
hợp tác giữa phẫu thuật viên và BN diễn ra thuận lợi và giảm thời gian phẫu thuật.<br />
Bảng 4: Sự hợp tác của BN trong phẫu thuật.<br />
Sự hợp tác với<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
14<br />
<br />
25,93<br />
<br />
49<br />
<br />
90,74 *<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
33<br />
<br />
61,11<br />
<br />
5<br />
<br />
9,26<br />
<br />
Kém<br />
<br />
7<br />
<br />
12,96<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
( *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê) ( p < 0,01).<br />
Sự hợp tác của BN trong phẫu thuật ở nhóm ACS tốt hơn nhóm GTĐT (p < 0,01).<br />
Ở nhóm ACS, propofol có tác dụng giúp BN thoải mái, dễ dàng chấp nhận và phẫu<br />
thuật được thuận lợi. Rodrigo và CS (2004) nghiên cứu 52 BN dùng an thần bằng<br />
propofol trong phẫu thuật răng khôn thấy sự hợp tác của BN trong phẫu thuật có mức<br />
tốt 73,08%, trung bình 23,08% và kém 3,84% [8].<br />
Bảng 5: Tỷ lệ và mức độ cử động của BN trong phẫu thuật.<br />
Cử động trong<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không cử động<br />
<br />
28<br />
<br />
51,85<br />
<br />
53<br />
<br />
98,15 *<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Cử động<br />
- Ít<br />
- Trung bình<br />
- Nhiều<br />
- Không mổ được<br />
<br />
26<br />
20<br />
5<br />
1<br />
0<br />
<br />
48,15<br />
37,04<br />
9,26<br />
1,85<br />
0<br />
<br />
1<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
1,85 *<br />
1,85<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Mức độ cử động (X ± SD)<br />
<br />
1,61 ± 0,74<br />
<br />
(*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,01).<br />
214<br />
<br />
1,02 ± 0,14 *<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
Mức độ và tỷ lệ BN cử động trong phẫu<br />
thuật ở nhóm ACS thấp hơn có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,01) so với nhóm GTĐT.<br />
Ở nhóm GTĐT, BN cử động trong phẫu<br />
thuật chủ yếu do đau, lo sợ nên phải tăng<br />
thêm liều thuốc tê. Ở nhóm ACS, dưới<br />
tác dụng của propofol, BN không cử động<br />
do giảm lo sợ, thoải mái và tăng ngưỡng<br />
chịu đau. Timothy (2004) cho rằng những<br />
BN lo sợ nhiều trước mổ sẽ tăng cử động<br />
trong mổ. Mức lo sợ nhiều là yếu tố dự<br />
báo về nhu cầu an thần tăng và cử động<br />
tăng trong phẫu thuật [9]. Maranets (1999)<br />
cho rằng an thần làm giảm lo sợ chủ quan<br />
của BN nên giảm liều thuốc tê [5]. Như vậy,<br />
propofol có hiệu quả an thần làm giảm<br />
căng thẳng thần kinh, lo sợ và cử động<br />
trong phẫu thuật, tạo điều kiện thuận lợi<br />
và nâng cao chất lượng cuộc mổ hơn so<br />
với nhóm không sử dụng an thần. Mức độ<br />
cử động của BN tác động mạnh đến sự<br />
hài lòng của BN và phẫu thuật viên trong<br />
phẫu thuật.<br />
Bảng 6: Mức độ hài lòng của BN và<br />
phẫu thuật viên.<br />
Mức độ<br />
hài lòng<br />
<br />
Nhóm GTĐT<br />
(n = 54)<br />
(X ± SD)<br />
<br />
Nhóm ACS<br />
(n = 54)<br />
(X ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
Của BN<br />
<br />
6,74 ± 1,63<br />
<br />
8,39 ± 1,07 *<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Của phẫu<br />
thuật viên<br />
<br />
6,85 ± 0,94<br />
<br />
8,11 ± 0,72 *<br />
<br />
(*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê,<br />
p < 0,01).<br />
Điểm hài lòng của BN và phẫu thuật viên<br />
ở nhóm ACS cao hơn có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,01) so với nhóm GTĐT.<br />
<br />
Như vậy, dưới tác dụng an thần của<br />
propofol, BN ở nhóm ACS thoải mái, hợp<br />
tác tốt hơn so với nhóm GTĐT. Kết quả<br />
của chúng tôi tương tự kết quả của một<br />
số tác giả khác: Oei - Lim (1998) sử dụng<br />
phương pháp ACS bằng propofol thấy<br />
mức độ hài lòng của BN là 9 điểm (8 - 10)<br />
và phẫu thuật viên là 8 điểm (7 - 10) [6].<br />
Tào Ngọc Sơn (2006) nghiên cứu an thần<br />
propofol cho thấy điểm hài lòng của phẫu<br />
thuật viên ở nhóm ACS cao hơn có ý<br />
nghĩa (p < 0,05) so với GTĐT [2]. Sự hài<br />
lòng của BN và phẫu thuật viên là yếu tố<br />
khách quan đánh giá hiệu quả ưu việt của<br />
phương pháp an thần trong can thiệp nha<br />
khoa so với GTĐT. Tuy nhiên, cần phải<br />
có người gây mê kiểm soát mức độ an<br />
thần, tránh các tai biến có thể xảy ra trong<br />
quá trình phẫu thuật.<br />
KẾT LUẬN<br />
Phương pháp an thần do người gây<br />
mê điều khiển bằng propofol trên BN<br />
phẫu thuật răng khôn hàm dưới có thời<br />
gian phẫu thuật như nhau, mức độ hợp<br />
tác tốt hơn, mức độ cử động ít hơn, BN<br />
và phẫu thuật viên hài lòng cao hơn so<br />
với phương pháp GTĐT.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Phạm Như Hải. Nhận xét tình hình răng<br />
khôn hàm dưới mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa<br />
tuổi 18 - 25 và xử trí. Luận văn Thạc sỹ Y học.<br />
Đại học Y Hà Nội. 1999.<br />
2. Tào Ngọc Sơn. Đánh giá tác dụng an<br />
thần bằng propofol do BN tự điều khiển trong<br />
thủ thuật nội soi đại tràng. Luận văn Thạc sỹ<br />
Y học. Đại học Y Hà Nội. 2006.<br />
<br />
215<br />
<br />