intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận địa lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận địa lý" nhằm xác lập các căn cứ địa lý về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và môi trường. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường theo không gian tại tỉnh Hòa Bình. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận địa lý

  1. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận địa lý Đỗ Thị Hải Yến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Địa lý Luận văn Thạc sỹ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Mã số: 60 85 15 Người hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Cao Huần Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: tổng quan các công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường, cơ sở luật pháp của QLMT (Quản lý môi trường), ... Đặc điểm sự phân hóa và vai trò điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với quản lý môi trường ở Hòa Bình: vị trí địa lý, đặc điểm địa chất – địa hình, đặc điểm dân cư và áp lực dân số, ... Thực trạng môi trường, tình hình quản lý môi trường và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Hòa Bình: hiện trang và diễn biến chất lượng môi trường trên các vũng địa môi trường của lãnh thổ Hòa Bình, thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường của Hòa Bình, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường theo hướng tiếp cận địa lý. Keywords: Quản lý môi trường; Bảo vệ môi trường Content 1. Tính cấp thiết Trong những thập niên gần đây, môi trường trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ và từng địa phương. Là một tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc của đất nước, Hòa Bình có diện tích tự nhiên lớn, địa hình bị chia cắt bởi nhiều thung lũng với hàng trăm con sông, suối lớn nhỏ tạo nên những cánh đồng tương đối bằng phẳng và màu mỡ, bên cạnh đó là những vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía tây bắc tỉnh với độ cao trung bình 600-700m so với mặt nước biển và độ dốc 30-350, có nơi có độ dốc trên 400, trên các dải cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ - Lai Châu đến bờ biển tỉnh Ninh Bình hoạt động cacxto hóa diễn ra mạnh. Cùng với các điều kiện về địa mạo, chế độ nhiệt ẩm, thổ nhưỡng, lớp phủ và hoạt động của con người cũng đã gây nhiều tai biến ngoại sinh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường địa phương. Sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, các đặc điểm phân hóa về tự nhiên và con người đã gây áp lực với môi trường của tỉnh. Các số liệu nghiên cứu, quan trắc và đo đạc về môi trường ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua cho thấy chất lượng môi trường có dấu hiệu bị suy thoái, diện tích rừng thu hẹp, mức độ đa dạng sinh học giảm, các tai biến và thảm họa thiên nhiên, sự cố môi trường ngày một gia tăng gây thiệt hại về người và tài sản cũng như ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, v..v... Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, công tác quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Hòa Bình thời gian qua đã có bước chuyển biến, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường trên địa bàn. Tuy vậy, công tác quản lý môi trường còn bộc lộ nhiều điểm yếu như: nguồn nhân lực còn thiếu, 1
  2. năng lực quản lý của cán bộ còn yếu; công cụ quản lý vừa thiếu vừa yếu, các văn bản còn chồng chéo, nội dung văn bản còn chung chung chưa phù hợp với thực tế của địa phương; nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn rất hạn chế; các chế tài chưa có đủ sức răn đe giáo dục, …. Hơn nữa do đặc thù của lãnh thổ và thực trạng chất lượng ở từng khu vực không giống nhau nên công tác quản lý môi trường ở các khu vực này cũng cần có sự khác nhau. Như vậy, do tính phân hóa về điều kiện tự nhiên, con người và hiện trạng môi trường cũng như công tác quản lý môi trường địa phương còn nhiều bất cập. Trên cơ sở đó tác giả lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tình Hòa Bình theo tiếp cận địa lý” là hết sức thiết thực. 1. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập các căn cứ địa lý về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường theo không gian tại tỉnh Hòa Bình. 2. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau: - Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và sự phân hóa theo không gian của chúng ở tỉnh Hòa Bình; - Thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên từng vùng lãnh thổ của tỉnh; - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên các vùng lãnh thổ của tỉnh Hòa Bình. 3. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi lãnh thổ: Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu tỉnh Hòa Bình  Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu: i: các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội; ii: hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường trong thời gian qua làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước hợp lý về bảo vệ môi trường. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm sự phân hóa và vai trò điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với quản lý môi trường ở Hòa Bình Chương 3: Thực trạng môi trường, tình hình quản lý môi trường và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Hòa Bình 2
  3. CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường Hiện nay đã có nhiều công trình, đề tài của các nhà khoa học nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường như trên lãnh thổ tỉnh Hòa Bình: Đặc điểm khí hậu tỉnh Hòa Bình (Nguyễn Thị Hiền, 2007); Xói mòn đất và tai biến thiên nhiên ở Tây Bắc (Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, 1998); Kết hợp viễn thám và hệ thông tin địa lý để dự báo tai biến trượt trọng lực ở tỉnh Hoà Bình (Nguyễn Ngọc Thạch, 2002); Tài nguyên và môi trường đất hoang mạc hóa tỉnh Hòa Bình và các giải pháp ngăn chặn (Nguyễn Bá Nhuận, 2008); Thảm thực vật tỉnh Hòa Bình trong nghiên cứu hoang mạc hóa (Lê Trần Chấn, 2008); Tài nguyên và hiện trạng môi trường nước tỉnh Hòa Bình (Phan Thị Thanh Hằng, 2007); Nghiên cứu và dự báo biến động của môi trường và đề xuất các định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng thượng và hạ du thủy điện Hòa Bình (Nguyễn Thượng Hùng, 1995); ... Ngoài ra còn có các đề tài, nhiệm vụ của các Sở, Ban ngành trong hệ thống quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh như: Đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt đất gây suy giảm chất lượng đất trên một số loại hình đất canh tác đặc trưng tại tỉnh Hòa Bình, đề xuất giải pháp khắc phục (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình 2011); Xây dựng báo cáo Hiện trạng môi trường Đất và Đa dạng sinh học tỉnh Hoà Bình năm 2009 (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình); Điều tra, thống kê đánh giá các chỉ tiêu về Tài nguyên - Môi trường và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình, 2009); Báo cáo kết quả điều tra và phân tích nước thải trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường, 2008); Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường hàng năm (Sở Tài nguyên và môi trường 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010); ... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu theo hƣớng nghiên cứu, đánh giá tổng hợp - Nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành: mang tính chất định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế. Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình đều thực hiện dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (UBND tỉnh Hòa Bình, 2005); báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2000-2010 (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2001). Các quy hoạch ngành cũng được chú trọng, tập trung vào phát triển: ngành nông nghiệp; công nghiệp chung của tỉnh và của các huyện, thành phố; - Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường: được đề cập đến trong Báo cáo quy hoạch môi trường tỉnh Hòa Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Sở Tài nguyên và môi trường, 2008). Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường tỉnh Hòa Bình. Để giải quyết được các hạn chế nêu trên, trong đề tài của luận văn, tác giả đã tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung những yếu tố tài nguyên, môi trường, liên kết tổng hợp các tài liệu để có được một bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG 1.2.1. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng 1. Cơ sở triết học của Quản lý môi trường (QLMT): Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên, con người và xã hội trong đó yếu tố con người giữ vai trò quan trọng, là mắt xích của tự nhiên và xã hội. Cơ sở này cho thấy phải kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu môi trường trong việc hoạch định các chính sách kinh tế. 2. Cơ sở kinh tế của QLMT: có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác BVMT. Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí, lệ phí, Cota ô nhiễm.…. 3
  4. 3. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghiệp của QLMT: Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng MT, các phương pháp xử lý MT ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển ngành khoa học MT. 4.Cơ sở văn hóa - xã hội trong QLMT: Hiệu quả của QLMT phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng quản lý - con người về trình độ, nhận thức của đối tượng quản lý, ngoài ra yếu tố tập tục của các dân tộc cũng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý như: Văn hóa sử dụng tài nguyên của các cộng đồng khác nhau; văn hóa xả thải; … Vì vậy khi đưa ra các chính sách QLMT cần quan tâm đến cơ sở văn hóa của cộng đồng để công tác quản lý có hiệu quả. 1.2.2. Cơ sở luật pháp của QLMT Cơ sở luật pháp của Quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia trong lĩnh vực MT. Hiện nay trên thế giới hàng nghìn văn bản pháp lý quốc tế về BVMT hoặc có liên quan đến môi trường được soạn thảo và ký kết, trong đó có nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết; gần 200 công ước quốc tế về các lĩnh vực tài nguyên môi trường, nước ta đã tham gia 20 công ước. Trong phạm vi quốc gia, vấn đề MT được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó luật BVMT được Quốc hội (QH) nước CHXHCNVN thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Đến 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật BVMT Việt Nam năm 2005. Hàng loạt các thông tư, nghị định, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật bảo vệ MT đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn MT chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Bên cạnh đó còn nhiều khía cạnh BVMT được đề cập trong các văn bản khác như: luật khoáng sản, luật dầu khí, luật lao động, luật hàng hải, luật phát triển và bảo vệ rừng… Ngoài ra các địa phương tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương mình cũng có rất nhiều văn bản quy định trong lĩnh vực môi trường. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cũng đã ban hành nhiều quyết định, quy định, chỉ thị nhằm triển khai các văn bản luật của trung ương cũng như có những quy định riêng tại địa phương trong lĩnh vực QLMT. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Quản lý nhà nước về môi trường (QLNNMT) là hoạt động quản lý, giám sát và điều chỉnh của ngành TNMT nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại tới môi trường do các hoạt động phát triển gây nên, đảm bảo cân bằng sinh thái nhằm PTBV (Theo Cục BVMT). Mục tiêu của quản lý nhà nước về môi trường nói riêng và của quản lý môi trường nói chung là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và BVMT. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống pháp lý và mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, địa phương, mục tiêu QLMT có thể có những ưu tiên riêng. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của nước ta được trình bày trong điều 37 luật Bảo vệ môi trường (BVMT): Ban hành và tổ chức việc thực hện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành các hệ thống tiêu chuẩn Môi trường; Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT; kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái MT, ô nhiễm MT và sự cố MT; Xây dựng, quản lý các công trình BVMT và các công trình có liên quan đến BVMT; Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng MT, dự báo diễn biến MT; Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh; Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Đào tạo cán bộ về khoa hoạc và QLMT; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT; Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT; Công tác quản lý môi trường có thể phân loại theo phạm vi thành QLMT khu vực, QLMT theo ngành và quản lý tài nguyên. Theo tính chất quản lý có thể phân ra: quản lý chất lượng MT, quản lý kỹ thuật môi trường, quản lý kế hoạch MT. Trong quá trình thực hiện, các nội dung quản lý trên đan xen lẫn nhau. 4
  5. UBND tỉnh Bộ Tài nguyên và MT Các Bộ khác Các Sở khác Sở TN&MT Cục BVMT Vụ TĐ&KSON Vụ KHCN&MT Các Vụ khác Chi cục BVMT Các phòng chức năng khác Phòng TNMT huyện, TP Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta Công cụ quản lý nhà nước về môi trường: Luật pháp - chính sách; công cụ kinh tế; Công cụ kỹ thuật quản lý; Công cụ phụ trợ. Nhìn chung, việc quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta nói chung và ở Hòa Bình nói riêng mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc quản lý theo ngành và quản lý theo lĩnh vực, theo tính chất quản lý chưa chú trọng quản lý theo không gian lãnh thổ của từng vùng. Vì vậy, tiếp cận địa lý trong quản lý nhà nước về môi trường sẽ khắc phục được phần nào những hạn chế của các cách quản lý thông thường. 1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu a) Quan điểm hệ thống Theo quan điểm này, các yếu tố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng môi trường cũng như công tác quản lý nhà nước về môi trường trên lãnh thổ phải đặt trong hệ thống tương tác với các mối liên hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch môi trường chung của khu vực. Trên cơ sở đó xác lập được tiêu chí, yêu cầu nhiệm vụ với từng vùng lãnh thổ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. b) Quan điểm tổng hợp Với quan điểm tổng hợp, tác giả xem xét tất cả các yếu tố trong hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường lãnh thổ tỉnh Hòa Bình trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong hệ thống. Ví dụ, công tác quản lý môi trường của địa phương còn yếu kém được xét đến do rất nhiều nguyên nhân: nguồn lực cán bộ thiếu và yếu, thể chế chính sách pháp luật chưa phù hợp, do đặc thù về điều kiện tự nhiên (lãnh thổ rộng, địa hình hiểm trở), do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, giữa các ngành quản lý, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường, ... Điều đó cho thấy cần có cái nhìn đa chiều và tổng hợp khi xem xét một vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trước khi đưa ra một giải pháp hoặc quyết định đúng đắn. c) Quan điểm phát triển bền vững Theo WCED (1987), Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tượng lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay. d) Quan điểm tiếp cận địa lý trong quản lý nhà nước về môi trường Tiếp cận địa lý (quan điểm địa lý) bao gồm tính không gian (tính lãnh thổ), tính thời gian, tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ, tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ (Từ điển bách khoa địa lý - 1988. Tr. 57; Nguyễn Cao Huần). Trên từng vùng lãnh thổ sẽ có những hoạt động kinh tế đặc trưng nên cũng sẽ tác động tới môi trường không giống nhau. Hơn nữa do địa bàn lãnh thổ của tỉnh Hòa 5
  6. Bình rộng lớn nên công tác quản lý môi trường của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phân vùng không gian để lựa chọn được các phương thức quản lý phù hợp cho cấp cơ sở. 1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: a) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (phương pháp kế thừa): phân tích và tổng hợp, tổng luận các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó; biết được các thiếu xót của các nghiên cứu trước đó và định hướng được các nghiên cứu ở mức độ phát triển cao hơn. b) Phương pháp khảo sát thực địa: Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã thực hiện nhiều đợt nghiên cứu, khảo sát tổng hợp hiện trạng và công tác quản lý về môi trường trên, lấy ý kiến trực tiếp từ chính những cán bộ trong ngành. Đợt 1 vào tháng 4/2011, đợt 2 vào tháng 10/2011. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo được tính logic về khoa học và áp dụng được ngay trong điều kiện thực tiễn của địa phương. c) Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS Tác giả đã sử dụng các loại bản đồ địa hình, địa mạo, địa chất, bản đồ rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được cập nhật thời gian gần đây nhất (năm 2009, 2011), các bản đồ đều có tỷ lệ 1:100000, ... và sử dụng các phần mềm Arc GIS, Mapinfo để phân tích định lượng và xác định sự biến đổi không gian của các yếu tố địa lý (hợp phần môi trường) luận văn cũng như xây dựng các bản đồ và tổng hợp định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT 1.3.3. Quy trình thực hiện Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Xác định nhu cầu và thu thập dữ liệu Cơ sở lý luận QLNN về MT Điều kiện tự nhiên, KT – XH,, TBTN Bước 1 Các vùng địa môi trường Bước 2 Bước 3 Thực trạng, diễn biến môi trường Các giải pháp QLNN về môi và công tác quản lý môi trường trường theo không gian 6
  7. CHƢƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM SỰ PHÂN HÓA VÀ VAI TRÕ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HÕA BÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1. Vị trí địa lý Hoà Bình là một tỉnh miền núi, lãnh thổ chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông Hồng lên vùng Tây Bắc. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách Hà nội khoảng 73 km. Nằm trong không gian từ 200 17' 00'' - 21008'00'' Vĩ độ bắc 1040 48' 00'' - 105040'00'' Kinh độ đông, tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với các tỉnh/thành như sau: Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía đông giáp Hà Nội, Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Sơn La; phía nam, đông nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình; phía tây nam giáp tỉnh Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên khoảng 459.635,15 ha (1,41% diện tích Việt Nam) gồm 10 huyện, 1 thành phố; trong đó có 197 xã, 11 thị trấn, 6 phường, với 63 xã vùng cao thuộc các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và Cao Phong. 2.1.2. Đặc điểm địa chất – địa hình  Đặc điểm địa chất Lãnh thổ tỉnh Hoà Bình cấu trúc địa chất rất phức tạp, bao gồm các thành tạo địa chất là phần đông nam của cấu trúc Tây Bắc – Bắc Bộ có các đới Phan Xi Păng ở phần tây bắc, đới Sơn La ở phần tây nam, sông Mã và phần lớn hơn còn lại thuộc đới Ninh Bình thuộc miền uốn nếp Tây Bắc của nước ta. Hoạt động địa chất tạo ra hệ thống đứt gẫy và hàng loạt yếu tố cấu trúc như các nếp lồi, nếp lõm, địa hào và địa luỹ tạo ra các dạng địa hình.  Đặc điểm địa hình Vùng nghiên cứu là khu vực có địa hình đa dạng, phức tạp bao gồm cả đồi núi, thung lũng, đồng bằng cao: Địa hình đồng bằng – thung lũng; Địa hình đồi (cao từ 200 – 500 m); Địa hình núi thấp (500 – 700 m); Địa hình núi trung bình thấp (700-1000m); Địa hình núi trung bình cao và sơn nguyên (1.000 - 1.500 m). Nhìn chung địa hình Hòa Bình nghiêng dần từ phía tây bắc xuống đông nam. Ở miền tây và tây bắc có các dãy núi trùng hệ tầng nối tiếp nhau, ở vùng giữa là những dãy núi thấp, đồi cao với những thung lũng nhỏ hẹp, ở vùng phía đông và đông bắc của tỉnh có nhiều đồi thoải xen kẽ đồng ruộng thường gọi địa hình trung du. Phần lớn lãnh thổ là đồi dưới 500m, có xen một ít núi thấp (vùng Kim Bôi, bắc suối Rút và Mai Châu), trong đó cũng có nhiều đồi núi đá vôi – tiếp tục của dải đá vôi Tây Bắc. 2.1.3. Đặc điểm khí hậu Tỉnh Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Chế độ nhiệt ở tỉnh Hoà Bình cũng phân hoá ra hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Tổng lượng mưa năm ở Hoà Bình dao động trong phạm vi khá rộng, từ 1.300 – 2.300 mm/năm và phân bố phức tạp trên lãnh thổ và phụ thuộc vào điều kiện địa hình. Chế độ thuỷ văn của tỉnh Hoà Bình được phản ánh bởi đặc trưng của hệ thống sông Đà, các chi lưu của các sông như sông Mã, sông Đà, sông Bùi, sông Bưởi, sông Bôi, sông Lạng. Ngoài ra tỉnh Hòa Bình còn có một số Hồ lớn đã tạo cho tỉnh có nguồn nước mặt rất phong phú với 335 hồ chứa lớn nhỏ, riêng hồ có diện tích trên 5ha có 135 hồ. 2.1.5. Thổ nhƣỡng Trên lãnh thổ Hòa Bình có 8 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa; đất lầy và đất than bùn; đất dốc tụ; đất đen; đất đỏ vàng (đất feralit); đất mùn - vàng đỏ trên núi (đất mùn feralit); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước; đất xói mòn trơ sỏi đá. 2.1.7. Thảm thực vật Thảm thực vật ở đây gồm một số kiểu chính sau: Thảm cây nông nghiệp; Rừng trồng, phổ biến nhất là trồng tập trung các loại keo, muồng, bạch đàn, trám trắng, mít...chủ yếu được trồng theo phương thức trồng rừng cây phân tán; Rừng tự nhiên hỗn giao (rừng cây lá rộng hỗn giao với cây lá kim hoặc tre nứa), rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi, đất trống cỏ và đất trống cây gỗ rải rác. 2.1.8. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chính a. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học - Hòa Bình là một trong những tỉnh còn giữ được tính DDSH tương đối cao, một số nơi giữ được HST núi đá vôi còn ít bị tác động, khá đặc trưng có thể xem là đại diện cho vùng địa 7
  8. sinh thái Tây Bắc nước ta. Đã thống kê được 1.494 loài, 682 chi và 177 họ thuộc 6 nghành thực vật bậc cao. Như vậy, hệ thực vật tỉnh Hòa Bình chiếm 14,4 % tổng số loài, 33,9% tổng số chị và 58% tổng số họ của hệ thực vật Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh có 4 Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN): khu BTTN Hang Kia – Pà Cò, khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông, khu BTTN Thượng Tiến – Kim Bôi, khu BTTN Phú Canh – Đà Bắc và hai khu vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì. b. Tài nguyên khoáng sản Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó đã có một số loại được tổ chức khai thác như than, amiăng, đá vôi, sét, nước khoáng.... c. Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt: nguồn tài nguyên nước mặt rất dồi dào, tổng lượng nước hàng năm của các sông suối trong tỉnh đạt hơn 60 tỷ m3. Ngoài hồ chứa Hoà Bình, trong tỉnh còn có 335 hồ chứa lớn nhỏ khác. Tài nguyên nước dưới đất: Cũng giống như tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất của tỉnh Hoà Bình khá dồi dào, trữ lượng tĩnh tự nhiên toàn lãnh thổ đô thị 12.340 triệu m3, trữ lượng động tự nhiên 881,625 m3/ngày. Nguồn tài nguyên nước dưới đất có nhiều tiềm năng cấp nước phục vụ sinh hoạt ăn uống và các mục đích khác. d. Tài nguyên du lịch Với địa hình núi cao, rừng rậm, cảnh quan đẹp, thảm thực vật và quần thể động vật phong phú đã và đang được khai thác đưa vào chương trình tham quan du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, với nền văn hóa dân gian đặc sắc của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao… đã làm nên sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Toàn tỉnh có 184 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (trong đó có 37 di tích, danh thắng quốc qia) cùng bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc: Mường, Thái, Mông, Tày, Dao,…thể hiện qua kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống… 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Đặc điểm dân cƣ và áp lực dân số 2.2.1.1. Đặc điểm dân cư Tính đến năm 2009, toàn tỉnh Hòa Bình có dân số là 788.274 người và mật độ dân số là 171,5 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, gần 80% dân số tập trung ở vùng thấp và thành phố. Trên địa bàn lãnh thổ của tỉnh có 30 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Mường (trên 60% tổng dân số), Kinh, Dao, Tày, Thái, …. 2.2.1.2. Đặc điểm văn hóa và hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các dân tộc sinh sống tại Hòa Bình Hòa Bình là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa. Ngoài ra còn nhiều dân tộc Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động sử dụng tài nguyên: người Mông sống vùng cao gần các khu bảo tồn, vườn quốc gia canh tác đất dốc, du canh du cư; người Tày sống ở thung lũng làm ruộng nước, người Mường sống vùng thấp khắp cả tỉnh …. Như vậy hoạt động sử dụng tài nguyên đất rừng cũng như tập quán sản xuất của các dân tộc đã ảnh hưởng trực tiếp nên các tài nguyên và ảnh hưởng đến việc quản lý môi trường ở địa phương. Không gian sinh sống của các dân tộc khác nhau nên việc quản lý này cũng không đồng nhất giữa các không gian. 2.3. ĐẶC ĐIỂM TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG Nằm trong khu vực có hoạt động kiến tạo mạnh, cùng với ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, nền tảng rắn và nền tảng nhiệt ẩm, Hòa Bình cũng là chịu ảnh hưởng nhiều của tai biến thiên nhiên: ngập lụt, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở đất đất, đổ lở, xói mòn đất, … Các tai biến này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người. 8
  9. BẢN ĐỒ TAI BIẾN TRƢỢT LỞ TRÊN LÃNH THỔ HÒA BÌNH BẢN ĐỒ DỰ BÁO KHẢ NẲNG TRƢỢT LỞ LÃNH THỔ TỈNH HÒA BÌNH 4480 80 86 86 92 92 98 98 55 04 04 10 10 16 16 22 22 28 28 34 34 46 46 52 52 58 58 70 70 76 76 82 82 88 88 55 94 94 23 40 40 64 64 23 105 105 .15' .15' 21 14 14 21 .05' .05' 23 23 14 14 X¸c xuÊt tr-ît lë thÊp nhÊt 08 08 08 08 §«ng Nghª ph ó t h ä X¸c xuÊt tr-ît lë thÊp TB Suèi N¸nh 23 23 02 02 X¸c xuÊt tr-ît lë trung bình 23 23 02 02 H Gi¸p §¾t M-êng Tuång Yªn Trung L-¬ng Nha X¸c xuÊt tr-ît lë kh¸ cao µ M-êng ChiÒng Yªn B×nh Phó Minh 96 96 T©n Pheo TiÕn Xu©n 96 96 Yªn Quang §ång Chum Hîp Thµnh §«ng Xu©n X¸c xuÊt tr-ît lë cao t Phóc TiÕn Hµo Lý Phó MÉn D©n Hoµ © 90 90 T©n Minh 90 90 §ång Ruéng §oµn KÕt Yªn Minh M«ng Ho¸ L©m S¬n Hoµ S¬n Hà y Tu Lý § ¸ B¾c Kú S¬ n TT.Kú S¬n 84 84 S¬ n l a Trung Thµnh TT.§¸ B¾c T.x Hoµ B×nh D©n H¹ TT.L-¬ng S¬n 84 84 Yªn Hoµ Trung Minh T©n Vinh NhuËn Tr¹ch P. T©n Hoµ L- ¬ n g S¬ n 78 78 T©n D©n Cao S¬n HiÒn L-¬ng Toµn S¬n P. H÷u NghÜa P.T©n ThÞnh Sñ Ngßi §éc LËp Tr-êng S¬n Cao R¨m Hîp Hoµ C- Yªn Liªn S¬n Nội 78 78 Ph­¬ng L∙ Th¸i ThÞnh D©n Chñ Thµnh LËp TiÕn S¬n TiÒn Phong T.X. Ho µ B×n h VÇy N-a §ó S¸ng T©n Mai Th¸i B×nh B¾c S¬n Thèng NhÊt B×nh S¬n Hïng TiÕn Trung S¬n 72 72 B×nh Thai 72 72 Phóc S¹n Hang Kia B¾c Phong T©n Thµnh Pµ Cß Ngßi Hoa Tó S¬n NËt S¬n Thung Lai Thu Phong VÜnh TiÕn Ba Khan §«ng B¾c T©n S¬n Th-îng B× Cao D-¬ng §ång B¶ng TT.Cao Phong 86 86 Hîp Ch©u Cun Pheo Trung Hoµ §«ng Phong VÜnh §ång Kim B« i LËp ChiÖng 86 86 Bao La Ma i Ch ©u Tßng §Ëu Phó Vinh Kú S¬ n H¹ B× T©y Phong T©n Phong Hîp §ång Kim S¬n Cao Th¾ng Nµ MÌo Xu©n Phong Trung B× Hîp Kim Long S¬n PiÒng VÕ Nµ Phßn TT. Mai Ch©u Mü Hoµ Dòng Phong Kim B×nh 80 80 X¨m KhÌo Phó C-êng Th-îng TiÕn Kim TiÕn 80 80 Thung Khe Thanh L-¬ng Quy HËu Nam Phong Yªn LËp Kim B«i Hîp Thanh ChiÒng Ch©u Phong Phó Nam Th-îng Mai H¹ Kim Truy Mai HÞch Noong Lu«ng T©n L¹ c TT.M-êng KhÕ Yªn Th-îng Thanh N«ng Q. ChiÕn Tu©n Lé 74 74 M∙n §øc Qói Hoµ 74 74 V¹n Mai Pï Pin Quy Mü Sµo B¸y TT.Thanh Hµ MiÒn §åi Cuèi H¹ Hµ Th B¾c S¬n Lòng V©n Tö Lª Ngäc Mü Phó Thµnh an Do Nh©n Thanh Hèi Tu©n §¹o Mþ Hoµ na Phó L∙o 68 68 h Nam S¬n §«ng Lai T©n LËp Mü Thµnh Nu«ng D¨m 68 68 m Lç S¬n h V¨n S¬n Cå NghÜa o¸ Ng« Lu«ng Nh©n NghÜa V¨n NghÜa L¹c SÜ H-ng Thi Liªn Hoµ L¹c Long Th-îng Cèc Gia M« Yªn Phó L¹ c Th u û Phóc Tuy XuÊt Ho¸ §ång M«n Khoan Dô B×nh HÎm 62 62 Ch ó d Én L¹ c S¬ n L¹c H-ng TT.Chi Nª 62 62 ChÝ ThiÖn L¹c L-¬ng Phó L-¬ng Ranh gií i tØ nh B×nh C¶ng Liªn Vò §ång T©m B×nh Ch©n Yªn Bång Ranh gií i huyÖn ChÝ §¹o An L¹c §Þnh C- §a Phóc B¶o HiÖu Ngäc S¬n Vò L©m 56 56 Ranh gií i x∙ H. Nh-îng 56 56 Yªn NghiÖp Yª n Th u û An B×nh Giao th«ng trôc, nh¸ nh H÷u Lîi Ngäc L©u Tù Do T©n Mü S«ng, suèi, ao, hå L¹c ThÞnh TT, H.Ch¹m §oµn KÕt 50 50 50 50 UBND huyÖn, x∙ ¢n NghÜa Yªn L¹c Phó Lai Th a n h Ho ¸ Tª n tØ nh Yªn TrÞ Nin h b ×n h 0 5 10 L- L- ¬¬ nn gg S¬ S¬ nn Tª n huyÖn Ngäc L-¬ng 44 44 Tó S¬n Tª n x∙ Kil o me t e r 44 44 22 22 981 § iÓm ®é cao 22 22 42 42 42 42 20 20 .05' .05' 4480 80 55 04 55 94 94 86 86 92 92 98 98 04 10 10 16 16 22 22 28 28 34 34 40 40 46 46 52 52 58 58 70 70 76 76 82 82 88 88 64 64 104 104 .15' .15' 2.4. CÁC VÙNG ĐỊA MÔI TRƢỜNG – CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG THEO KHÔNG GIAN 2.4.1. Tiêu chí phân vùng địa môi trƣờng Phân vùng địa môi trường là phân chia lãnh thổ thành những đơn vị địa lý tổng hợp. Mỗi đơn vị có ranh giới khép kín, có đặc điểm riêng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những vấn đề môi trường, không giống các vùng khác và không lặp lại trong không gian. Mỗi vùng môi trường được phân chia dựa vào các chỉ tiêu sau: 1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống. Bất kỳ sự thay đổi nào của các yếu tố trên cũng có ảnh hưởng chung tới hệ thống. Không gian của hệ thống này chính là các lưu vực. Theo tiêu chí này, không gian của lưu vực sông Đà, sông Mã, sông Bưởi, Sông Bôi, sông Bùi. được phân chia thành các vùng riêng. 2. Tính đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên. 9
  10. 3. Tính đặc thù về phát triển kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên. 4. Tập hợp các vấn đề bức xúc riêng về môi trường và tai biến thiên nhiên. Lãnh thổ của tỉnh Hòa Bình có 5 lưu vực: sông Mã, sông Đà, Sông Bưởi, sông Bôi, sông Bùi; sự đồng nhất tương đối của các yếu tố phân hóa trên các lưu vực là địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, con người, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường ưu tiên luôn trong mối tác động qua lại với nhau. Lưu vực được xem xét như một hệ thống, trong phạm vi lưu vực, dòng di chuyển vật chất là một yếu tố phản ảnh tổng hợp các quá trình phát triển của bản thân lưu vực. Các hoạt động từ phía thượng lưu sẽ ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi đó mà nó sẽ ảnh hưởng tác động đến phần hạ lưu thông qua quá trình di chuyển vật chất theo dòng nước, theo độ dốc của địa hình. 2.4.2. Các vùng địa môi trƣờng 1. Vùng địa môi trường lưu vực sông Mã (thượng nguồn sông Mã thuộc huyện Mai Châu) Lưu vực có thể phân chia thành 2 vùng: Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15 địa hình tương đối bằng phẳng độ cao 500-800m có thị trấn Mai Châu; vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở, độ cao trung bình 800-900m độ dốc trung bình 30-350. Tài nguyên rừng phong phú chủ yếu là các kiểu rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, cây gỗ quý (lát hoa, sến), các loại cây đặc sản có giá trị như (sa nhân, song,…) các loại tre nứa, luồng … Do quá tình khai thác ồ ạt, thiếu tổ chức quản lý, thêm vào đó là quá trình đốt nương làm rẫy đã dẫn đến hậu quả nguồn tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt và độ che phủ giảm đáng kể. Chính vì mất rừng cộng với địa hình dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ quét. Tài nguyên khoáng sản của vùng rất điển hình với đá vôi chất lượng cao cung cấp cho ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Một số nơi ở vùng cao như Pù Bin, Noong Luông, Nà mèo còn rải rác có vàng sa khoáng. Tiềm năng du lịch cũng là thế mạnh của vùng với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc trưng văn hóa của cộng đồng dân cư đã thu hút khách trong và ngoài nước như du lịch bản Lác. Sản xuất nông nghiệp của vùng rất phát triển với nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng và có giá trị kinh tế cao như chè, mía, cây ăn quả và các loại rau. 2.Vùng địa môi trường lưu vực sông Đà Lưu vực sông Đà được giới hạn bởi huyện Đà Bắc, huyện Cao Phong, TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn và một phần phía bắc của huyện Mai Châu. Đây là lưu vực lớn nhất trên lãnh thổ tỉnh Hòa Bình, cũng là lưu vực có vai trò quan trọng không chỉ đối với tỉnh Hòa Bình mà của cả nước. Thủy điện là tiềm năng rất lớn của vùng. Khu vực thượng nguồn sông Đà: Vùng bao gồm toàn bộ lãnh thổ huyện Đà Bắc và phần còn lại của huyện Mai Châu, đây là vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn, đất nông nghiệp lại chiếm rất ít, mật độ dân số thưa. Địa hình đặc trưng kiểu núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, khí hậu á nhiệt đới rõ ràng. Tài nguyên khoáng sản không nhiều ngoài đá vôi và một số điểm quặng boxit và photphorit. Trong vùng có 2 khu bảo tồn thiên nhiên: Khu BTNN Phu Canh – Đà Bắc và Khu BTNN Hang Kia, Pà Cò – Mai Châu có giá trị đa dạng sinh học cao cần được bảo tồn nghiêm ngặt. Với vai trò là thượng nguồn của lưu vực, vùng có vai trò vô cùng quan trọng đối với thủy điện Hòa Bình. Trước kia rừng của vùng tương đối giàu, nhưng do quá trình khai thác bừa bãi nên diện tích rừng đã bị thu hẹp vì vậy công tác trồng và bảo vệ rừng được chú trọng hơn. Sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tế, với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã hình thành các vùng sản xuất lương thực chuyên canh mía, cây ăn quả mơ mận (vùng cao), nhãn, vải, na (vùng thấp). Phát huy lợi thế mặt nước hồ Hoà Bình ngành thủy sản cũng được đầu tư. Ngoài ngành năng lượng thì các ngành công nghiệp khác vẫn chưa phát huy thế mạnh ở đây. Trên địa bàn của vùng thì người Mường là cộng đồng chủ yếu sinh sống tại các vùng ven sông, suối lớn canh tác trên các thung lũng và bãi đất bằng, người Tày cũng sống ở các thung lũng, người Dao sinh sống ở nơi cao hơn, phần diện tích thuộc huyện Mai Châu có người Mông sinh sống. Trước kia hoạt động du canh du cư của các cộng đồng dân tộc sinh sống ở đây là làm 10
  11. ảnh hưởng lớn tới các nguồn tài nguyên như phá rừng, đốt nương làm rẫy, canh tác đất dốc gây xói mòn đất, … Thung lũng sông Đà Bao gồm hyện Cao Phong, huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình, là thung lũng sông nằm trên độ cao trên 100m, địa hình chủ yếu vùng là gò đồi và thung lũng tích tụ. Vùng có vai trò là động lực phát triển kinh tế của tỉnh, các huyện sản xuất nông nghiệp vẫn là chính trong thời gian tới cần tăng cường phát triển công nghiệp. Riêng thành phố Hòa Bình cần thúc đẩy phát triển đô thị, mở rộng không gian đô thị về phía bờ trái sông Đà. Các khu công nghiệp, đô thị đã và đang được hình thành tại thành phố và vùng phụ cận góp phần phát triển kinh tế của vùng và tỉnh. 3. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bưởi Nằm phía tây tỉnh Hòa Bình kéo dài từ huyện Tân Lạc, Lạc Sơn đến Yên Thủy, độ cao địa hình phía tây là dải địa hình núi trung bình 700-1000m tiếp đó là địa hình núi đá vôi và núi thấp có độ cao trung bình 500-700 m độ dốc 15-250, phía bắc lưu vực dốc trên 250. Nằm trong vùng có KBTTN Ngổ Luông – Ngọc Sơn và vườn QG Cúc Phương có độ đa dạng sinh học cao. Diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá hiện đang được tu bổ và trồng mới. Hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra ở đây gây ảnh hưởng đến địa hình, các tai biến trượt lở và ô nhiễm môi trường nguồn nước. Kinh tế của vùng vẫn tập trung vào kinh tế nông nghiệp, song các vùng đất canh tác dốc có mức độ xói mòn và thoái hóa khá cao. Ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến đang chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế địa phương. Dọc sông Bưởi vào mùa mưa lũ có nguy cơ xảy ra lũ rất lớn. 4. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bôi Thuộc 2 huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, địa hình chủ yếu là gò đồi thấp, đồng bằng cao và thung lũng tích tụ, kéo dài từ xã Sú Đắng đến xã thanh Nông của huyện Kim Bôi là gò đồi thấp, phía tây bắc lưu vực gồm các xã Vĩnh Tiến, Thượng Tiến, Cuối Hạ núi sơn nguyên khối tảng bộ phận vồng phức có độ cao trên 1000 m, địa hình dốc phần lớn >250. Thảm thực vật trên lưu vực chủ yếu là thảm rừng trồng và thảm đất nông nghiệp xen lẫn đất trống cây bụi. Trong lưu vực có khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, nơi đây còn giữ được diện tích rừng tự nhiên. Rừng nghèo và rừng phục hồi là hệ quả của nạn phá hoặc khai thác rừng. Hoạt động kinh tế ở đây cũng khá phát triển ngoài kinh tế nông nghiệp, các ngành công nghiệp cũng đang dần chiếm vị thế trong cơ cấu kinh tế địa phương với các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lương thực thực phẩm, ngành sản xuất VLXD. Đặc biệt trên lưu vực có nguồn nước khoáng có giá trị cho khai thác nước khoáng Hạ Bì, Mớ Đá ở Kim Bôi. Ngoài ra khoáng sản than, đá cũng khai thác ở Kim Bôi, Lạc Thủy. Tuy nhiên hoạt động này đã và đang gây nhiều bức xúc với vấn đề môi trường. Ngoài ra nước thải y tế của các trung tâm y tế hiện nay chưa được xử lý đổ thải trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái thủy sinh. 5. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bùi Đây là lưu vực nhỏ nhất trên lãnh thổ Hòa Bình nằm trọn vẹn trong huyện Lương Sơn. Hoạt động kinh tế khá phát triển do vị trí thuận lợi tiếp giáp thủ đô Hà Nội hơn nữa tài nguyên khoáng sản tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển. Trên địa bàn có một KCN đã đi vào hoạt động với nhiều loại hình ngành nghề khác nhau góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Ngành khai thác chế biến đá rất phát triển chiếm hơn 30% cả tỉnh gây ô nhiễm không nhỏ tới môi trường đặc biệt ngành sản xuất xi măng. Diện tích rừng làm độ đa dạng sinh học của vùng thấp nhất tỉnh. Trong vùng có Sân golf Phượng Hoàng ở đây sử dụng khoảng 4,5 tấn hóa chất/năm (cao gấp 3 lần so với cùng diện tích đất nông nghiệp). Trong đó, có các chất như axit silic, ôxit nhôm và ôxit sắt (tác nhân gây ung thư), chất xúc tác làm cứng đất để gia cố nền và bờ các hồ nhân tạo ở sân Golf có sử dụng Acrylamide là chất cực độc đối với sinh vật và sức khỏe con người. Tất cả các loại hóa chất này có thể ngấm xuống lòng đất, vào nước ngầm, chảy tràn khi mưa sẽ đưa đến các vùng đất, nước mặt lân cận, gây nên trình trạng ô nhiễm môi trường. Và 450.000 m3 nước sạch mỗi tháng, tương đương nhu cầu của 60.000 hộ gia đình. Vì vậy gây ra tình trạng tụt giảm nguồn nước ngầm ở các khu vực liền kề và thúc đẩy sự phát tán các hóa chất độc hại vào mạch nước ngầm. 11
  12. CHƢƠNG 3 -THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TỈNH HÕA BÌNH 3.1. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG TRÊN CÁC LƢU VỰC CỦA LÃNH THỔ HÒA BÌNH 3.1.1. Các nguồn gây tác động đến môi trƣờng 3.1.1.1. Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp tới môi trường Một số ngành công nghiệp điển hình thấy được các tác động như sau: Ngành sản xuất vật liệu gây ô nhiễm bụi tới môi trường rất lớn như tại mỏ Cao Dương hàm lượng bụi vượt QCVN tới hơn 10 lần, nhà máy xi măng Xuân Mai hàm lượng bụi gấp 1,2 lần. Các ngành chế biến nông sản thực phẩm sử dụng lượng nước lớn và xả thải cũng lớn, đặc biệt ngành sản xuất giấy nước thải chứa nhiều BOD, COD, chất tẩy rửa, nhất là nhà máy chế biến tinh bột sắn Phú Mỹ (Tân Lạc), BOD5, COD vượt quy chuẩn cho phép từ 13-20 lần. Trên địa bàn có 8 KCN, trong đó mới có 2 KCN đã đi vào hoạt động là KCN Lương Sơn và KCN bờ trái sông Đà nhưng hiện nay mới có KCN Lương Sơn đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Nước thải trong KCN có lưu lượng lớn chứa rất nhiều chất ô nhiễm. Hoạt động của khai thác cát sỏi trên các dòng sông của tỉnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước tăng đục, chất rắn,.. mà còn thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy, gây bồi lắng, thay đổi địa hình khu khai thác là tác nhân của các thảm họa thiên nhiên, ... Lượng chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh thống kê theo các ngành sản xuất như sau: Bảng 3.1: Tổng kết lƣợng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh STT Ngành Lƣợng CTNH Số cơ sở điều tra/ (kg/tháng) tổng số cơ sở hiện có 1 Ngành điện 799 5/6 2 Ngành sản xuất và lắp ráp điện tử 1.722 4/4 3 Ngành sản xuất bột giấy và giấy 2.639 3/7 5 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng 68.287 9/15 6 Ngành cơ khí, sửa chữa tàu thuyền... 662 3/3 Tổng cộng: 74109 ( Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình) 3.1.1.2. Nguồn thải từ hoạt động ngành xây dựng Ô nhiễm môi trường khi triển khai phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, VLXD…do công tác giám sát các cam kết bảo vệ môi trường của các chủ dự án chưa tốt. Bụi khi các xe vận chuyển đất đá, vật liệu đi qua, do quá trình đào đắp đất. Các khu đô thị và KCN cũng nằm gần khu dân cư vì vậy khi xây dựng sẽ tác động đến chất lượng môi trường không khí. Tại khu vực thành phố Hòa Bình đầu đường Trần Hưng Đạo hàm lượng bụi đo vượt QCCP 1,7 lần. Chất thải rắn do hoạt động xây dựng hiện nay tỉnh chưa quy hoạch được bãi đổ chất thải xây dựng vì vậy việc thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt; 3.1.1.3. Nguồn thải từ ngành sản xuất điện Tiềm năng thủy năng Hòa Bình rất lớn ngoài thủy điện Hòa Bình trên địa bàn còn có 16 thủy điện vừa và nhỏ. Việc xây dựng thủy điện có tác động đến môi trường nước không chỉ chất lượng nước mà gây ảnh hưởng đến dòng chảy sông suối. Xây dựng thủy điện sẽ làm thay đổi diện mạo cảnh quan của nơi có thủy điện. Nếu không tính toán kỹ việc chọn địa điểm xây dựng thủy điện rất dễ xảy ra sự cố vỡ đập dẫn đến ngập lụt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông thuỷ, … Một vấn đề khác của các công trình thủy điện đó là ngăn cản sự di chuyển vật chất tự nhiên do bị giữ lại phía trước đập thủy điện, làm giảm lượng phù sa bồi đắp phía hạ lưu. Cùng với việc giữ lại vật chất tự nhiên thì việc giữ lại chất thải rắn tại đập thủy điện gây ô nhiễm rác thải tại các thủy điện này. 3.1.1.4. Nguồn thải từ ngành giao thông vận tải 12
  13. Việc quy hoạch mở rộng tuyến giao thông các hoạt động xây dựng sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và kinh tế xã hội. Vùng lòng hồ sông Đà đang bị ô nhiễm do các hoạt động bốc dỡ hàng hoá giữa các phương tiện vận tải thuỷ bộ, hoạt động buôn bán, sinh hoạt hàng ngày của các làng chài ven sông, rác thải bừa bãi của các du khách làm ô nhiễm vùng lòng Hồ. Công tác kiểm định, kiểm tra chất lượng các phương tiện giao thông chưa tốt, dẫn đến các xe, tàu thuyền chất lượng kém được lưu hành gây ô nhiễm cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. 3.1.1.5. Nguồn thải từ ngành nông nghiệp Những tác động xấu tới môi trường do chính hoạt động canh tác trên đất dốc gây xói mòn đất tại các vùng có độ dốc cao gia tăng các thảm họa thiên tai cho các khu vực này như xói mòn đất, trượt lở đất, lũ quét,…;hoạt động du canh du cư cũng gây thoái hóa đất. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu với số lượng lớn cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước. 3.1.1.6. Nguồn thải từ ngành du lịch Là tỉnh có tiềm năng du lịch với nhiều loại hình du lịch, năm 2010 ngành du lịch của tỉnh Hòa Bình đã thu hút được 1,1 triệu khách trong đó 80% là khách quốc tế. Hệ thống các nhà nghỉ, khách sạn phục vụ lượng khách trên đã thải ra môi trường 1,5 triệu m3 nước thải và khoảng 1300 tấn rác thải. Rác thải chứa nhiều nilon, bao bì các chất khó phân hủy. Ngoài ra ngành du lịch cũng gây ảnh hưởng tới cảnh quan do việc tu sửa, tôn tạo các kiến trúc, các điểm danh thắng. Với số lượng lớn du khách đến thăm quan nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự và mang theo các dịch bệnh đến địa phương. 3.1.1.7. Nguồn thải từ ngành Y tế Là một trong những nguồn thải vào môi trường những chất thải mang tính độc hại cao như nước thải và rác thải. Nhìn chung, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều đã tuân thủ quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ y tế ban hành. Nhưng do thực tế thiết bị vật tư cho xử lý chất thải y tế tại chỗ chưa được đầu tư nên một số bệnh viện đã phải đổ thải chất thải y tế cùng với chất thải sinh hoạt của người dân làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh viện cũng chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên đã đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Chỉ có 5/14 bệnh viện có lò đốt chất thải; 7/14 có hệ thống xử lý nước thải y tế. Tổng lượng chất thải lây nhiễm hơn 100 kg/ngày; chất thải hóa học: 20kg/ngày; chất thải phóng xạ: 20kg/ngày; chất thải thông thương: 1000kg/ngày. Đây là nguồn có khả năng lây bệnh và chứa rất nhiều các thành phần nguy hại.. 3.1.2. Hiện trạng và diễn biến chất lƣợng môi trƣờng trên các vùng địa môi trƣờng 1. Vùng địa môi trường lực sông Mã Kết quả phân tích chất lượng môi trường trong vùng cho thấy: nước mặt bị ô nhiễm COD, BOD, TSS cao hơn TCCP từ 1,2-1,7 lần; Nước thải sinh hoạt tại cống thải thị trấn có TSS, BOD các đợt được lấy mẫu đều cao hơn QCCP từ 1,7-1,8 lần; Nước thải công nghiệp của nhà máy giấy tại xã Vạn Mai có BOD5, COD cao hơn gần 20 lần, SS cũng cao hơn 2 lần so với QCVN 24:2009/BTNMT (B) cả trước và sau xử lý. Đây là cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước; Nước ngầm có coliform cao hơn QCCP, do nước thải sinh hoạt không xử lý đổ trực tiếp xuống đất, nước ngầm bị nhiễm bẩn từ nước thải. Về tiếng ồn 3 điểm đo tiếng ồn vượt ngưỡng quy chuẩn: Tại cổng UBND huyện là 78,2 dBA, ngã ba rẽ vào Pom Cọong là 76,2 dBA, ngã ba Tòng Đậu là 77,4 (Tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư là 75 dBA) và năm sau cao hơn năm trước chủ yếu do các phương tiện giao thông. Hàm lượng các chỉ tiêu bụi và khí trong không khí tại huyện tương đối tốt nhỏ hơn so với quy chuẩn cho phép. Nguồn phát sinh chất thải do: sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, trung tâm y tế. Rác thải của ngành Y tế đã được thu gom và xử lý bằng biện pháp đốt (Chất thải lây nhiễm 6kg/ngày, chất thải hóa học 2 kg/ngày, chất thải phóng xạ 1kg/ngày và 60 kg rác thải thông thường). Rác thải sinh hoạt khu dân cư chưa được thu gom xử lý. 2. Vùng địa môi trường lưu vực sông Đà 13
  14. Nước mặt lưu COD, BOD5, NH3 cao hơn QCCP tối đa khoảng1,5 - 2 lần, Coliform; NH3, NO2-(N) ở Kỳ Sơn khá cao, hầu hết các vị trí phân tích đều vượt QCVN. Nước thải sinh hoạt tại các huyện thị được lấy mẫu cho thấy đều có hàm lượng BOD5, Coliform cao hơn QCVN, thậm chí cao hơn tới hơn 2,5 lần (BOD5), 3,3 lần (Coliform). Ngoài ra, dầu mỡ thực vật, NO3-, PO43- trong nước thải của thành phố cũng rất cao và vượt TCCP; Nước thải sản xuất giấy, chế biến lương thực thực phẩm BOD5 vượt 15 lần, COD vượt 22,1 lần. Nước ngầm bị nhiễm khuẩn Coliform có nơi vượt QCCP 3 lần. Môi trường không khí tại các huyện tương đối tốt chỉ có một vài điểm bị ô nhiễm tiếng ồn, còn lại tại thành phố đang bị ô nhiễm ồn và bụi tại một số vị trí như cửa hàng xăng dầu Tân Thịnh và chợ Vồ bụi vượt hơn 1,1 lần; riêng khu vực Cầu Trắng và CH xăng dầu Trần Hưng Đạo bụi vượt tới hơn 3 lần có lúc tới hơn 6 lần đây là điểm nóng về ô nhiễm bụi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hiện tượng xói mòn đất xảy ra ở đây cũng ít trừ một số xã của huyện Đà Bắc, do địa hình dốc lớp phủ kém. Chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện cũng chưa được thu gom ảnh hưởng đến môi sinh. Tại thành phố Hòa Bình, chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã được thu gom xử lý, công tác quản lý ở đây đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Thành phố Hoà Bình khoảng 16.606 m3/ năm, khu chôn lấp rác hiện nay của Thành phố đặt tại bãi rác Dốc Búng - Phường Tân Hoà - Thành phố Hoà Bình) với diện tích: 2 ha. Với diện tích này là quá nhỏ cho một khu xử lý rác thải. Bãi rác Yên Mông có diện tích 20 ha đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động nhưng tới nay bãi rác vẫn chưa được sử dụng do tranh chấp khiếu kiện với người dân xung quanh.. Rác thải công nghiệp và CTNH trên lưu vực cũng chiếm 70% của cả tỉnh. Rác thải này được các đơn vị sản xuất thuê các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý. Ảnh 1: Bãi rác dốc Búng, phường Tân Hòa 3. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bưởi Môi trường nước mặt có NO2-, PO43- một số năm cao hơn QCCP tới 30 lần ở Ngầm Bằng. Trên các sông suối huyện Lạc Sơn tại sông Bưởi, suối tại cầu Ốc hàm lượng NO2- năm 2007 vượt QCCP tới 20 lần, PO43- cũng vượt tiêu chuẩn cho phép chỉ hơn 1 lần. Nước thải được lấy tại các cống thải của thị trấn, đều cho thấy hàm lượng BOD5, coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 1,5 – 2 lần, dầu mỡ động thực vật cũng xấp xỉ bằng với QCVN 14: 2008/BTNMT. Môi trường nước ngầm bị nhiễm khuẩn, hàm lượng coliform đều vượt QCCP có nơi lên đến 3 lần như nước giếng tại khu dân cư thị trấn Lạc Sơn. Môi trường không khí qua quan trắc tại khu vực cho thấy còn tương đối tốt, tất cả các vị trí đều có hàm lượng bụi, khí độc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN hiện hành. Riêng độ ồn tại thị trấn huyện Lạc Sơn có một số điểm vượt ngưỡng cho phép (77,6; 80,1; 79,5/75dBA). Vấn đề chất thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan. Rác thải sinh hoạt ở các thị trấn của các huyện đã được thu gom nhưng chỉ chôn lấp, hiện tại bãi rác của các huyện cũng đang trong tình trạng quá tải và cần phương án quy hoạch mở rộng diện tích các bãi rác (huyện Tân Lạc bãi rác hiện tại 2ha, mở rộng tăng thêm 6,5ha; huyện Lạc Sơn đầu tư thêm 5 bãi thải và cải tạo bãi thải trung tâm thị trấn Vụ Bản; huyện Yên Thủy mới chỉ có 1 bãi chôn lấp và xử lý rác thải cần đầu tư thêm cho quy hoạch xử lý rác thải). 4. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bôi 14
  15. Cũng giống như các vùng khác nguồn nước mặt của vùng cũng có dấu hiệu ô nhiễm nước mặt các chỉ tiêu về BOD5, COD, NO3-. Nước thải của vùng do sinh hoạt các hộ dân, do nước thải công nghiệp và nước thải y tế. Tính trung bình mỗi người xả thải 0,2-0,3m3/người nồng độ BOD5, Coliform, SS trong nước thải sinh hoạt đều cao hơn QCVN 14:2008/BTNMT và năm sau có nồng độ cao hơn năm trước. Nước thải y tế mỗi ngày xả 10-20m3/ngày, tại trung tâm y tế huyện Kim Bôi chưa có hệ thống xử lý nước thải đã đổ trực tiếp ra sông ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước mặt. Nguồn nước ngầm của vùng cũng khá dồi dào, chất lượng nước cũng khá tốt các chỉ tiêu về NO2-, đồng, kẽm đều thấp hơn QCCP rất nhiều lần nhưng chỉ tiêu về Coliform trong nước ngầm lại cao hơn QCCP tới gần 3 lần, do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt. Hiện nay, trong vùng chỉ mới có 2 bãi chôn lấp rác thải cho 2 thị trấn, trong khi đó lượng rác thải của khu vực gấp 20-30 lần lượng rác được thu gom. Hơn nữa rác thải cũng chưa được phân loại mà đổ chung cả rác thải y tế và sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan. 5. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bùi Môi trường nước mặt tại lưu vực hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT chỉ riêng các chỉ tiêu TSS, NH3, NO2-, PO43-, Coliform có hàm lượng cao hơn tại một số vị trí của một số năm. Tại suối Rộc năm 2009 hàm lượng TSS điểm lấy mẫu là 88 mg/l cao gấp 1,7 lần QCVN. Cũng như các huyện khác nước thải khu dân cư trên lãnh thổ chưa được xử lý vì vậy khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đặc biệt với các chỉ tiêu coliform trong nước thải vượt hơn 2 lần QCCP, khi nước thải ngấm xuống nước sẽ ảnh hưởng đến nước ngầm, nhiễm khuẩn Coliform. Tại cổng công ty xi măng Lương Sơn, hàm lượng bụi biến động từ 0,28 - 0,35 mg/m3, tiếng ồn lớn hơn quy chuẩn, biến động từ 66,7 – 82,1 dBA; NO2 xấp xỉ bằng với giá trị quy chuẩn. Thị trấn Lương Sơn đã thực hiện thu gom rác thải còn lại các xã trong vùng chưa được thu gom, dọc quốc lộ 6 rác thải hai bên dân cư đang vứt tự do bên lề đường. Rác thải y tế của bệnh viện Đa khoa Lương Sơn (5kg rác thải lây nhiễm, 2 kg rác thải hóa học, 2 kg rác thải phóng xạ, 40 kg rác thải thông thường) cũng chưa có lò đốt rác tại chỗ mà đang thu gom cùng rác thải sinh hoạt của thị trấn, đây là nguồn ô nhiễm rất nguy hại tới môi trường. 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG Ở HÒA BÌNH 3.2.1. Những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Nhận thức được vấn đề môi trường của tỉnh là hết sức cấp thiết, trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về môi trường đã đạt được thành quả nhất định về nhiều mặt: cơ cấu tổ chức đã cơ bản hoàn thiện, các thể chế, chính sách thực hiện nghiêm túc, nguồn lực tài chính được đầu tư, các công tác chuyên môn đã quan tâm đúng mức. Đã ban hành các quy định, quyết định về quản lý và bảo vệ môi trường tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các ngành kinh tế và công tác bảo vệ môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Hàng năm Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với các Sở ban ngành đặc biệt Công an môi trường đã đi kiểm tra đột xuất nhiều nhà máy, khu khai thác khoáng sản phát hiện ra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Công tác đánh giá tác động môi trường và và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được chú trọng và dần hiệu quả. Xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm là một trong các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Chủ động triển khai các dự án, đề tài nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường như hiện trạng môi trường đất và đa dạng sinh học; Điều tra, thống kê đánh giá các chỉ tiêu về Tài nguyên - Môi trường và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình;… Triển khai các Nghị quyết liên tịch đã được ký kết giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức đoàn thể. Tăng tỷ lệ che phủ rừng Công tác thu gom và xử lý rác thải tại các đô thị và một số khu vực nông thôn có nhiều tiến triển theo hướng tích cực, hình thành nhiều mô hình người dân tham gia thu gom rác thải. Một số khu vực trọng điểm thành phố Hòa Bình, các khu phố của các thị trấn, các khu đô thị công tác thu gom rác thải luôn được chú trọng và đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ thu gom rác thải đã được nâng cao. Một số bãi chôn lấp, xử lý rác thải không hợp vệ sinh dần được thay thế và có quy hoạch thay thế. 15
  16. Hỗ trợ số dân cư sống trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Hang Kia – Pà Cò, Thượng Tiến, Ngổ Luông và đồng bào dân tộc sống ở đầu nguồn nước, rừng đầu nguồn hạn chế chặt phá rừng bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường cũng được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm thực hiện thường xuyên và có hiệu quả tốt. 3.2.2. Những bất cập và thách thức trong công tác quản lý môi trƣờng a. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Biên chế hành chính, sự nghiệp cho cơ quan quản lý môi trường tại các cấp (tỉnh, huyện, xã) còn thiếu (chi cục BVMT 10 cán bộ, 11 cán bộ ở cấp thành phố, huyện). Trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý còn hạn chế toàn tỉnh có 5 cán bộ có trình độ trên đại học, năng lực quản lý còn yếu kém nên chưa tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc quản lý. Trung tâm quan trắc đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa đi vào hoạt động. b. Về mặt thể chế, chính sách Luật và các văn bản liên quan đến ngành còn thiếu và chưa sát với thực tế địa phương; Chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh với ngành tài nguyên và môi trường trong việc triển khai thực thi luật bảo vệ môi trường; Chưa có chính sách và cơ chế để khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường; Chưa có cơ chế, chính sách để huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, các khu bảo tồn, hoạt động khai thác trái phép khoáng sản, gỗ, xả thải,… Chế tài chưa có tính răn đe dẫn đến các doanh nghiệp tìm mọi cách lách luật. c. Về mặt tài chính cho đầu tư công tác bảo vệ môi trường Nguồn ngân sách cho công tác này còn hạn chế dẫn đến kinh phí quan trắc môi trường hàng năm phải phân bổ ưu tiên từng hạng mục, thiếu trang thiết bị, máy móc. Ngành tài chính chưa tham khảo ngành TNMT nên chưa có kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ BVMT thuộc chức năng được giao. d. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường Hoạt động giám sát chất lượng môi trường tại các doanh nghiệp cũng như các địa phương trên toàn tỉnh mới chỉ đạt được những kết quả ban đầu qua việc thanh kiểm tra các doanh nghiệp hay lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường tại các huyện, thành phố. Các doanh nghiệp gây khó khăn cho việc giám sát môi trường. Chưa thiết lập mạng lưới quan trắc hàng năm; công tác thẩm định báo cáo môi trường còn mang tính thủ tục chưa nghiêm túc nhất là công tác hậu ĐTM. Quản lý chất thải rắn chưa hợp lý, chưa có quy hoạch cụ thể các bãi rác. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư chưa được đầu tư. e. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng Chưa tạo lập kênh thông tin giữa người dân - cơ quan quản lý, để chính người dân là hệ thống giám sát cho cơ quan quản lý. Chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích với người dân khi cung cấp thông tin. Tại các khu bảo tồn, vườn Quốc gia và rừng đầu nguồn chưa có cơ chế giúp đỡ người dân có sinh kế bền vững để chính họ sẽ không xâm hại tài nguyên rừng và giúp các nhà quản lý bảo vệ rừng; Đưa giáo dục môi trường vào các trường học còn hạn chế; chưa có chế độ khuyến khích chia sẻ lợi ích với những người dân khi cung cấp thông tin giúp cơ quan quản lý môi trường. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ 3.3.1. Nguyên tắc chung Tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lãnh thổ tỉnh Hòa Bình – các vùng - lưu vực cần đảm bảo một số yêu cầu mang tính nguyên tắc như sau: 1- Phù hợp với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ 2- Đảm bảo không tiếp tục làm suy thoái các tài nguyên thiết yếu (rừng đầu nguồn, đa dạng sinh học, tài nguyên đấ, tài nguyên nước mặt và nước ngầm) và gây ô nhiễm môi trường. 16
  17. 3- Tôn trọng hiện trạng sử dụng tài nguyên được xem là hợp lý (Các vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, v.v) hoặc một số thực trạng không thể thay đổi được nữa (thủy điện sông Đà). 4- Quản lý nghiêm ngặt các dự án phát triển đã và đang thực hiện; có quy chế quản lý tổng hợp và thống nhất trên toàn lãnh thổ. 5- Cách ly hoạt động khai thác khoáng sản, các khu, cụm công nghiệp với các đô thị và khu vực tập trung dân cư. 6- Kết hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tập trung giải quyết các vấn đề tài nguyên và môi trường cấp bách, từng bước cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường sống, lập kế hoạch sử dụng đất sau khi kết thúc khai thác khoáng sản. 3.3.2. Hoạch định không gian quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Việc hoạch định không gian quản lý nhà nước về môi trường nhằm phân chia thành các vùng quản lý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của vùng. Các giải pháp được nêu cụ thể trong từng không gian, tuy nhiên việc quản lý trên tòa lãnh thổ sẽ có các giải pháp chung như sau: - Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý môi trường về số lượng cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (chi cục 30 người, các phòng môi trường các sở có cán bộ môi trường không phải kiêm nhiệm, các phòng môi trường ở cấp huyện có ít nhất 3 cán bộ môi trường, cấp xã có 01 cán bộ); - Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong các bậc học; - Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, tạo kênh thông tin giữa nhà quản lý và người dân để người dân là “tai, mắt” của cơ quan quản lý; giao đất giao rừng để người dân trồng và bảo vệ vừa là bảo vệ môi trường vừa tạo sinh kế cho người dân; - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các loại thiên tai, tai biến thiên nhiên; - Đầu tư các khu xử lý rác, xây dựng hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; - Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với các sở ban ngành: công thương, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, công an, ... cùng tham gia quản lý môi trường; - Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý của địa phương phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, triển khai các văn bản cấp trung ương. Ngoài các giải pháp chung về quản lý nhà nước về môi trường, do đặc thù riêng về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của từng vùng sẽ có các giải pháp riêng cụ thể lãnh thổ Hòa Bình chia thành 5 vùng địa môi trường, trên mỗi vùng có các không gian ưu tiên riêng: gồm 12 không gian ưu tiên QLMT. 3.3.2.1. Vùng địa môi trường lưu vực sông Đà 1). Không gian quản lý nghiêm ngặt các khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Hang Kia, Pà Cò và tái sinh rừng kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trên núi: Gồm toàn bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh,Hang Kia - Pà Cò và một phần nhỏ diện tích trên các đỉnh núi phía bắc lưu vực sông Đà. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường Quản lý nghiêm ngặt KBTTN, Xác lập vùng đệm và vai trò của vùng đệm cho không gian bảo vệ khu bảo tồn; Tăng cường nguồn lực và năng lực quản lý của cán bộ quản lý rừng; Thực hiện đánh giá và kiểm kê về đa dạng sinh học và xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; Tạo sinh kế cho cộng đồng sống gần các KBTTN; Tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn nước thải và rác thải. 2). Không gian ưu tiên quản lý bảo vệ môi trường thượng nguồn sông Đà: Đây là vùng cần được quản lý và bảo vệ diện tích rừng phòng hộ cho hồ thủy điện Hòa Bình và sông Đà. Tại các điểm quần cư nông thôn miền núi giữa các thung lũng cần ưu tiên phát triển kinh tế vườn rừng kết hợp xoá đói, giảm nghèo và bảo tồn vốn văn hoá dân tộc truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. 17
  18. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường Giao đất rừng cho người dân theo chương trình 25 triệu ha rừng, khoán rừng, cho vay vốn trồng rừng; Hỗ trợ kinh tế vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; nghiêm cấm đốt nương làm rẫy; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông đến các thôn; Chuyển đổi diện tích lúa nương sang diện tích đất lâm nghiệp; Giám sát hoạt động xả thải ra môi trường (nước thải, rác thải), tuân thủ cam kết môi trường trong các doanh nghiệp, đặc biệt các nhà máy thủy điện; 3) Không gian ưu tiên tăng cường quản lý môi trường trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nông thôn Trên địa bàn có một số tuyến giao thông đây cũng là các điểm ô nhiễm môi trường không khí do giao thông cần được giám sát chặt chẽ môi trường không khí Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư chưa được xử lý trước khi đổ ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm đất đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường Tăng diện tích cũng như chất lượng rừng để, tạo nguồn lực bảo vệ rừng gồm cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư; hỗ trợ người dân xây hầm biogas để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Quy hoạch xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt dân cư và y tế; Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm về khai thác trái phép tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, cũng như các đơn vị gây ô nhiễm môi trường; Tìm các loại cây trồng hợp lý đối với khu vực có khả năng xói mòn cao; Xây dựng chương trình kế hoạch ứng phó với các sự cố trượt lở đất, tuyệt đối không phê duyệt các dự án xây dựng trên các vùng có nguy cơ trượt lở, đổ lở cao; Giám sát ô nhiễm môi trường nước và khí. 4). Không gian ưu tiên quản lý môi trường đô thị và các khu công nghiệp Thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn. Hiện nay khu vực này có các khu đô thị và khu công nghiệp phát triển thu hút nhiều ngành sản xuất. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường Quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường ở các khu đô thị, khu công nghiệp; Ngăn chặn và cách ly các nguồn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp tới các khu dân cư; Không phát triển các loại hình sản xuất công nghiệp độc hại, có nguy cơ cao gây ô nhiễm và rủi ro môi trường. Tuyệt đối không để khai thác trái phép cát sỏi trên lòng sông vì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước và ảnh hưởng đến động lực dòng chảy. Hỗ trợ sản xuất sạch cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; Xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải và rác thải các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp. 5). Không gian ưu tiên quản lý bảo vệ môi trường hồ Hòa Bình Đây là không gian quan trọng vừa có vai trò đối với ngành năng lượng vừa có vai trò với nông nghiệp không chỉ đối với tỉnh Hòa Bình mà với các vùng phía hạ lưu. Giải pháp quản lý nhà nước về môi trường Bảo vệ chất lượng nguồn nước trong hồ, quản lý các nguồn nước thải đổ vào hồ; Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất, nước, không khí trong vùng dự án do chất thải, khí thải, bụi, ồn, sự thay đổi dòng chảy, xói lở đất,… Cần thiết lập, thực hiện kế hoạch bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn; tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng. Xây dựng phương án ứng cứu, giảm thiểu thấp nhất khả năng xảy ra sự cố môi trường; việc cắt, xả lũ của các công trình thủy điện phải được tính toán ngay từ khâu thiết kế. 3.2.2.2. Vùng địa môi trường lưu vực sông Mã 1). Không gian ưu tiên quản lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp và du lịch Thuộc khu vực thị trấn Mai Châu, đây là vùng có điều kiện thổ nhưỡng, nhiệt ẩm thích hợp với các loại cây trồng nông nghiệp có giá trị và đặc sản. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường Áp dụng sản xuất nông nghiệp bền vững, đưa các giống cây trồng cho năng suất cao, có giá trị kinh tế vào sản xuất; Quản lý việc sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật để tránh tình 18
  19. trạng sử dụng các loại thuốc BVTV không cho phép tránh để thuốc BVTV tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản; Quy hoạch thành khu du lịch nổi tiếng có tầm cỡ thu hút khách trong và ngoài nước; Tuyên truyền cộng đồng bảo tồn các truyền thống văn hóa và tham gia bảo vệ môi trường. 2). Không gian ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ Không gian này thuộc huyện Mai Châu nằm tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi, xen lẫn với đất trống cây bụi. còn một phần diện tích rừng trung bình thuộc xã Cun Pheo và xã Xăm Khoe. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường Giao đất giao rừng cho người dân địa phương; Hướng dẫn người dân các biện pháp canh tác, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi giúp người dân không còn du canh du cư, đốt nương làm rẫy; Có chế tài xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường như nhà máy giấy Vạn Mai và các cơ sở khai thác khoáng sản. 3.2.2.3. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bưởi 1) Không gian quản lý nghiêm ngặt khu bảo tồn thiên nhiên Ngổ Luông, Ngọc Sơn và vườn quốc gia Cúc Phương Đây là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên dải núi đá vôi có độ cao 600-900m, nằm ở phía tây lãnh thổ. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường Cần tăng cường công tác quản lý rừng, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng; Xây dựng vùng đệm an toàn cho khu bảo tồn và vườn quốc gia; Phối hợp với ngành du lịch để phát triển du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho người dân; Xử lý nghiêm minh các đối tượng khai thác tài nguyên trái phép; Giám sát hoạt động xả thải, có các giải pháp kịp thời. 2). Không gian ưu tiên quản lý môi trường nông thôn, quản lý môi trường nông thôn và trong các hoạt động khai thác khoáng sản Đây là khu vực đồng bằng thung lũng giữa núi trung bình cao và đồng bằng đồng bằng đồi giữa núi, địa hình tương đối thấp 90-200m. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước Ưu tiên công tác khuyến nông và lâm, khoanh vùng các khu vực trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất và vùng sản xuất nông nghiệp; Xây dựng hệ thống các điểm quan trắc môi trường giám sát chất lượng nước, đất, không khí; Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm với các tai biến sự cố môi trường như sạt lở, đổ lở, lũ quét, lũ bùn đá; Quy hoạch phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; Hỗ trợ các gia đình xây dựng hầm biogas; Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản: khai thác đá vôi, khai thác cát sỏi trên sông. 3.2.2.4. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bôi 1). Không gian quản lý nghiêm ngặt khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến Khu bảo tồn nằm ở trung tâm tỉnh Hòa Bình, 2 bên sườn giải dông Cốt ca, địa hình ít hiểm trở, xung quanh phần lớn là đất trống đồi trọc, một số nhân dân trong các bản hay tham gia săn bắt do đó cần có biện pháp bảo vệ tích cực để giữ được rừng nhằm bảo vệ hệ động vật, thực vật trong khu vực Thượng Tiến nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung. Giải pháp tăng cường hiệu qủa quản lý nhà nước về môi trường Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo rừng; Nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động săn bắn, khai thác trái phép gỗ và các loài động thực vật trong khu bảo tồn; Xây dựng vùng đệm an toàn cho khu bảo tồn và vườn quốc gia; Phối hợp với ngành du lịch để phát triển du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho người dân; Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương và du khách đến thăm quan. 2). Không gian quản ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh tế vườn rừng và phát triển kinh tế nông nghiệp Đây là khu vực đồng bằng thung lũng giữa núi trung bình cao và đồng bằng đồng bằng đồi giữa núi, địa hình tương đối thấp 90-200m dốc từ 8-150dọc theo sông Bôi. 19
  20. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường Giao đất rừng cho người dân khoán trồng rừng, khoanh vùng các khu vực trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất và vùng sản xuất nông nghiệp; Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm với các tai biến sự cố môi trường như sạt lở, đổ lở, lũ quét, lũ bùn đá đặc biệt tại các khu vực đường giao thông và sông suối; Khai thác hợp lý nguồn nước khoáng, kết hợp với phát triển du lịch tại các suối nước nóng; Quy hoạch phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; Quản lý môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. 3.2.2.5. Vùng địa môi trường lưu vực sông Bùi - Không gian ưu tiên tăng cường quản lý ô nhiễm công nghiệp và ô nhiễm đô thị Gải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường Phổ biến, tuyên truyền các chương trình sản xuất sạch cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn; Đẩy mạnh công tác khuyến công, tuyên truyền và động viên khuyến khích các cơ sở công nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới thân thiện môi trường; quy hoạch và quản lý các khu xử lý chất thải trên địa bàn; Nghiêm cấm khai thác trái khoáng sản trái phép; Giám sát xả thải của KCN; Quản lý việc sử dụng hóa chất trong khu sân Golf. KẾT LUẬN 1. Hòa Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng đặc biệt là tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng. Được coi là cửa ngõ phía tây của thủ đô trong những năm qua kinh tế của tỉnh đã tăng trưởng nhanh tốt với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp khai thác và sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, năng lượng (thủy điện),… Đặc điểm về điều kiện địa chất, địa hình vừa là khó khăn nhưng cũng là tiềm năng cho phát triển du lịch. Ngoài các điểm danh lam thắng cảnh, du lịch cộng đồng cũng là thế mạnh của địa phương. Có lợi thế đa dạng về các nguồn tài nguyên nhưng do điều kiện về địa hình chia cắt mạnh nên dân cư tập trung chủ yếu dọc các thung lũng sông và những vùng đồi núi thấp dẫn đến việc khai thác tài nguyên quá mức tài nguyên tại các khu vực có điều kiện kinh tế kém phát triển. Hơn nữa, những năm gần đây kinh tế của địa phương phát triển ồ ạt với các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, … đã gây áp lực đối với môi trường của địa phương. 2. Là tỉnh có mật độ sông suối cao, với 5 sông chính chảy qua: sông Mã, sông Đà, sông Bưởi, sông Bôi, sông Bùi trên mỗi lưu vực đều có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên mỗi lưu vực khác nhau. Tác giả đã phân chia tỉnh thành các vùng địa môi trường theo lưu vực. 3. Ngoài những tai biến tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường thì hoạt động phát triển đang là những nguồn chính gây suy thoái chất lượng môi trường như: công nghiệp, hoạt động du lịch, giao thông, nông nghiệp, sinh hoạt, … Trước thực trạng ô nhiễm BOD, COD, TSS, NO3-, PO43- trong nước mặt, nước ngầm bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng; ô nhiễm nước thải công nghiệp; không khí ô nhiễm bụi, ồn như hiện nay, trong thời gian tới tình trạng ô nhiễm môi trường còn tác động lớn hơn nếu địa phương không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế. 4. Công tác quản lý nhà nước về môi trường của địa phương hiện nay đang bộc lộ rất nhiều bất cập thiếu về nguồn lực, yếu về năng lực, các chế tài lỏng lẻo, văn bản pháp luật thiếu và chung chung, cơ chế chính sách trong quản lý chưa hiệu quả. Hơn nữa do diện tích tự nhiên lớn, địa hình hiểm trở, nhận thức người dân còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác Bảo vệ môi trường. 5. Trên cơ sở những đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề môi trường và thực trạng công tác quản lý, tác giả đã phân chia lãnh thổ tỉnh Hòa Bình thành 5 vùng địa môi trường với 12 không gian ưu tiên quản lý môi trường khác nhau: không gian quản lý nghiêm ngặt các khu bảo tồn, quản lý phát triển rừng phòng hộ, quản lý môi trường nông thôn, quản lý môi trường đô thị và công nghiệp, … . Việc hoạch định theo không gian này sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương, đồng thời cũng nâng cao được nhận thức của người dân trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. 6. Để quản lý nhà nước về môi trường trên lãnh thổ hiệu quả cần có những biện pháp cụ thể đối với từng vùng, từng không gian, các biện pháp chính cần áp dụng là: Giáo dục ý thức cho 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0