Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 58 – 71<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỘ BỀN XÓI MÒN CỦA LỚP PHỦ PHUN PLASMA NỀN NHÔM<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN DÒNG HẠT RẮN<br />
Phạm Thanh Vương<br />
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 25/12/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
03/03/2016<br />
Ngày chấp nhận đăng: 12/2016<br />
Title:<br />
A study on erosion–wear<br />
resistance and mechanism of<br />
plasma-sprayed alumina-based<br />
coatings by a novel slurry<br />
injection method<br />
Keywords:<br />
Plasma spraying, Aluminabased coatings, Erosion wear,<br />
Slurry jet test<br />
Từ khóa:<br />
Phun plasma, lớp phủ nền<br />
nhôm, ăn mòn, mài mòn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study investigated the combination coating of Al2O3-Cr2O3 manufactured by<br />
plasma spraying. Its mechanical performances were better than those of Al2O3.<br />
The erosion-wear resistance of the Al2O3-Cr2O3 coatings was evaluated by a<br />
new type of solid particle impact test (slurry jet). The slurry was mixed by the<br />
compressed air in the nozzles and then injected on the coating surface at a high<br />
velocity. The injected slurry on this surface resulted in a wear progression,<br />
corresponding to the erosion intensity of the coating materials. The Al2O3Cr2O3 coating possessed a better erosion-wear resistance compared to the pure<br />
Al2O3 coating.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nghiên cứu này, lớp phủ kết hợp Al2O3-Cr2O3 được chế tạo bằng cách<br />
phun plasma. Lớp phủ này có tính cơ học tốt hơn so với lớp phủ Al2O3. Tính<br />
kháng xói mòn, mài mòn của lớp phủ được đánh giá bởi một loại thử nghiệm<br />
mới, đó là tác động dòng hạt rắn (bùn phản lực). Bùn được trộn với khí nén<br />
trong các vòi phun và bắn vào bề mặt lớp phủ ở vận tốc cao. Bùn bắn trên bề<br />
mặt lớp phủ dẫn đến sự phát triển vết xói mòn tương ứng với cường độ xói mòn<br />
của lớp vật liệu phủ. Lớp phủ Al2O3-Cr2O3 sở hữu khả năng chống xói mòn, mài<br />
mòn tốt hơn so với lớp phủ Al2O3 tinh khiết.<br />
<br />
khả năng chống mài mòn và chống ăn mòn do có<br />
độ cứng cao, tính trơ hoá học và nhiệt độ nóng<br />
chảy cao, cũng như tính chống mài mòn và xói<br />
mòn (Zois D và cs., 2010; Maiti K, 2010). Lớp<br />
phủ Al2O3 có thể giữ được đến 90% khả năng của<br />
nó tại nhiệt độ 11000C (Musil J và cs., 2010). Đối<br />
với gốm oxit, độ dai thấp hạn chế các ứng dụng<br />
thực tế của nó (Bertarelli E và cs., 2011). Thật<br />
khó để kết hợp các phương pháp tăng độ bền<br />
thông thường với công nghệ phun plasma. Những<br />
phương pháp cải thiện độ bền truyền thống: tăng<br />
độ cứng hạt, dùng sợi có độ bền cao, tôi và cấu<br />
trúc gradient (Hallmann L và cs., 2012). Tăng độ<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Gốm oxit có tính bền, độ cứng, hiệu năng chống<br />
mài mòn, khả năng chịu nhiệt độ cao và kháng<br />
oxy hóa tốt (Dong S và cs., 2012; Edlmayr V và<br />
cs., 2010). Các lớp phủ của chúng có tiềm năng<br />
rất lớn trong việc sử dụng bảo vệ bề mặt kim loại<br />
hoạt động ở điều kiện làm việc nặng (Singh VP và<br />
cs., 2011; Sarafoglou GhI và cs., 2007). Phun<br />
plasma trong khí quyển là kỹ thuật phun linh hoạt<br />
nhất, có thể kết hợp gốm sứ với nhiều loại vật liệu<br />
như nhôm, chromia, titanic, zirconia và các hỗn<br />
hợp có liên quan (Di Girolamo G và cs., 2014). Là<br />
đại diện đặc biệt trong số đó, lớp phủ nhôm có<br />
58<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 58 – 71<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
cứng và độ rắn từ tinh thể hạt hoặc dung dịch rắn<br />
có lợi cho việc tăng cường độ bền và độ dẻo dai<br />
của các lớp phủ gốm. Việc bổ sung các TiO2 (3,13<br />
và 40 wt.%) cho phép tăng độ dẻo dai, kháng mài<br />
mòn và xói mòn (Normand B và cs., 2014). Tuy<br />
nhiên, các lớp phủ tương ứng kéo theo sự sụt<br />
giảm của độ cứng và độ ổn định ở nhiệt độ cao (là<br />
điều cần thiết cho các ứng dụng chống mài mòn<br />
nhiệt và ma sát). Lớp phủ kết hợp Al2O3-ZrO2 có<br />
độ dẻo dai cao nhưng tính dẫn nhiệt kém (Pan ZY<br />
và cs., 2012).<br />
<br />
phương pháp phun bùn phản lực để thực hiện các<br />
bài kiểm tra ăn mòn, xói mòn. Đây là phương<br />
pháp mới về tác động dòng hạt rắn (bùn phản lực)<br />
nhằm ước tính mức hao mòn do xói mòn của các<br />
lớp phủ cứng.<br />
Với phun plasma khí quyển, các lớp phủ được tạo<br />
thành từ các hạt được làm phẳng, giống như các<br />
tấm. Các tấm tạo thành từng lớp trong lớp phủ và<br />
các lớp lần lượt tạo ra cấu trúc lớp xếp chồng lên<br />
nhau. Đồng thời, cấu trúc lớp phủ còn luôn chứa<br />
các hạt không nóng chảy, các điểm rỗ, các hạt bị<br />
ôxy hóa và vết nứt tế vi. Do đó, trạng thái mài<br />
mòn xói mòn của lớp phủ chưa thể đánh giá một<br />
cách hoàn toàn.<br />
<br />
Cr2O3 và α- Al2O3 có những cấu trúc tinh thể<br />
giống nhau. Cr3+ và Al3+ có bán kính ion gần<br />
giống nhau. Theo đó, giải pháp tạo rắn kết hợp<br />
Al2O3-Cr2O3 dễ dàng hình thành. Năm 2011,<br />
Yang K và cs. đã sử dụng phương pháp phun<br />
plasma để tạo ra lớp phủ kết hợp Al2O3-Cr2O3.<br />
Các cấu trúc pha, vi cấu trúc, tính chất cơ học và<br />
nhiệt của lớp phủ đã được nghiên cứu. Các thí<br />
nghiệm trượt mòn của lớp phủ cũng đã được đánh<br />
giá trong điều kiện khắc nghiệt. Các kết quả thu<br />
được cho thấy lớp phủ kết hợp Al2O3-Cr2O3 có<br />
tính chất cơ học, nhiệt và chống mài mòn tốt hơn<br />
lớp phủ Al2O3 nguyên chất.<br />
<br />
2. QUI TRÌNH THỰC NGHIỆM<br />
2.1 Chuẩn bị lớp phủ<br />
Hệ thống phun plasma khí quyển trang bị một<br />
khẩu súng plasma F4-MB (Sulzer Metco AG,<br />
Thụy Sĩ) để tạo ra lớp phủ. Trộn và nghiền nát<br />
hỗn hợp bột nguyên liệu Al2O3 và Cr2O3. Kích<br />
thước hạt trung bình tương ứng là 17,5 μm và<br />
16,7 μm. Theo một tỷ lệ khối lượng nhất định, bột<br />
Al2O3 và Cr2O3 được trộn trực tiếp bởi các con lăn<br />
với tốc độ quay 150 vg/ph trong 120 giờ. Trước<br />
khi phun, nền thép không gỉ được tẩy dầu mỡ<br />
bằng siêu âm trong acetone và phun hạt corundum<br />
đến độ nhám (Ra) 6 ÷ 8 μm. Thêm nữa, bột NiCr<br />
được phủ lót trước khi phun gốm.<br />
<br />
Tuy nhiên, chế độ ăn mòn do xói mòn khác với ăn<br />
mòn do trượt. Ăn mòn, xói mòn loại bỏ vật liệu<br />
tại khu vực bị tác động, do tác động lặp đi lặp lại<br />
của các hạt mài, làm biến dạng hoặc bẻ gãy cấu<br />
trúc tế vi. Cơ chế mòn bị kiểm soát phần lớn bởi<br />
các yếu tố: vật liệu hạt, kích thước hạt, vận tốc tác<br />
động, tần số tác động trên một đơn vị diện tích, và<br />
góc tác động (Ercenk E và cs., 2012). Các tính<br />
chất (vật liệu và kích thước) của hạt tác động<br />
được coi là thông số liên quan cho loại ăn mòn<br />
này. Góc tác động và tốc độ lớn của các hạt mang<br />
lại một tác động vô cùng mạnh mẽ trên bề mặt xói<br />
mòn. Lớp phủ kết hợp Al2O3-Cr2O3 được coi là<br />
đặc biệt hữu ích trong việc ứng dụng chống lại ăn<br />
mòn và xói mòn, chẳng hạn cánh tuabin nước và<br />
con lăn cửa cống, nơi đòi hỏi hiệu năng chống xói<br />
mòn rất lớn.<br />
<br />
Theo kết quả nghiên cứu của Yang K và cs.,<br />
(2011), lớp phủ gốm composite AC70 sở hữu đặc<br />
tính cơ học toàn diện hơn. Việc bổ sung Cr2O3 có<br />
lợi cho sự ổn định của α- Al2O3. Với sự gia tăng<br />
hàm lượng Cr2O3 trong hỗn hợp bột ban đầu, lớp<br />
phủ có độ xốp thấp, độ cứng cao, độ bền uốn lớn<br />
hơn và hiệu năng dẫn nhiệt tốt hơn. Đồng thời,<br />
lớp phủ composit AC70 sở hữu tối đa độ bền uốn.<br />
Do đó, thành phần trọng lượng Cr2O3 trong hỗn<br />
hợp bột cơ học sử dụng trong nghiên cứu này là<br />
70 wt.%. Các thông số phun plasma cho lớp phủ<br />
lót NiCr và lớp phủ gốm ngoài cùng được biểu thị<br />
trong Bảng 1. Để có được hiệu suất lớp phủ tối<br />
ưu, các thông số phun cần phải có sự kết hợp tốt.<br />
Do phương pháp trộn cơ học và kích thước<br />
<br />
Do vậy, việc nghiên cứu tính kháng xói mòn của<br />
lớp phủ kết hợp Al2O3-Cr2O3 cần phải được thực<br />
hiện. Công ty Palmeso (Nhật Bản) đã sử dụng<br />
59<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 58 – 71<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
nguyên liệu hạt, trong các bề mặt tiếp xúc của<br />
Al2O3 nóng chảy và các hạt Cr2O3 tồn tại một<br />
dung dịch rắn. Điều này làm tăng độ bền tại vị trí<br />
tiếp xúc pha và giảm độ xốp trong lớp phủ. Ngoài<br />
ra, các hạt Al2O3 và Cr2O3 không thể trộn hoàn<br />
<br />
toàn trong quá trình phun plasma. Trộn cơ trong<br />
vòng 120 h nhằm đảm bảo tính đồng nhất của bột<br />
composite. Cấu trúc mầm không đồng nhất và<br />
dung dịch rắn từng phần thu được trong cấu trúc<br />
composit.<br />
<br />
Bảng 1. Các thông số phun plasma cho lớp phủ lót NiCr và lớp phủ gốm ngoài cùng<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
Lớp phủ lót NiCr<br />
<br />
Lớp phủ gốm ngoài cùng<br />
<br />
Dòng hồ quang (A)<br />
<br />
590-610<br />
<br />
640-650<br />
<br />
Gas plasma đầu (H2) (slpm)<br />
<br />
55-60<br />
<br />
40-50<br />
<br />
Gas plasma thứ 2 (Ar) (slpm)<br />
<br />
6-8<br />
<br />
6-8<br />
<br />
Gas vận chuyển (Ar) (slpm)<br />
<br />
3-4<br />
<br />
3-4<br />
<br />
Tốc độ bột (g/ph)<br />
<br />
15-20<br />
<br />
30-40<br />
<br />
Khoảng cách phun (mm)<br />
<br />
110-120<br />
<br />
100-110<br />
<br />
phủ cứng. Phương pháp phun bùn phản lực (MSE<br />
TESTER S201, Công ty Palmeso, Nhật Bản) được<br />
sử dụng để thực hiện các bài kiểm tra ăn mòn, xói<br />
mòn, trong đó có bốn tính năng đáng chú ý (Hình<br />
1):<br />
<br />
2.2 Đặc tính lớp phủ<br />
Kết cấu pha của lớp phủ phun plasma được xác<br />
định bằng tia X (XRD) sử dụng nhiễu xạ kế<br />
Rigaku D/Max2550, nhiễu xạ với tia phóng xạ Cu<br />
Kα (λ = 0,15406nm). Các phép đo nhiễu xạ tia X<br />
được thực hiện trong khoảng 2θ phút từ 20° đến<br />
80° ở tốc độ quét 4°/phút. Mặt cắt ngang của lớp<br />
phủ được quan sát bởi kính hiển vi điện tử Hitachi<br />
TM3000. Đo độ cứng Vickers được thực hiện trên<br />
các mặt cắt hình thái học của lớp phủ sử dụng<br />
Instron Wilson-Wolpert Tukon 2100B Hardness<br />
Tester với tải 200 gf, thời gian dừng 10 s. Lấy<br />
mẫu đo trung bình 10 vết lõm. Độ bền phá huỷ và<br />
bền uốn của lớp phủ được đo với máy phổ (Model<br />
Instron-5566, Canton, Hoa Kỳ) ở nhiệt độ phòng<br />
và lấy trung bình 05 mẫu. Việc chuẩn bị độ dày<br />
lớp phủ và phương pháp thử tính chất cơ học có<br />
thể tham khảo trong kết quả nghiên cứu của Yang<br />
K và cs., (2011).<br />
<br />
1. Đường kính hạt rắn 1 μm và giữ 10 đến 50 nm<br />
độ mòn sâu trên mỗi hạt rắn.<br />
2. Điều khiển chính xác áp lực phun bùn và tốc<br />
độ dòng chảy.<br />
3. Tốc độ dòng khí nén lên đến 100 m/s.<br />
4. Hàng trăm triệu tác động hạt rắn mỗi giây.<br />
So với các hệ thống khác, tính ưu việt của nghiên<br />
cứu là:<br />
a) Các hạt nano được sử dụng để tăng hiệu quả<br />
tần số tác động và mức độ tập trung năng<br />
lượng đưa vào.<br />
b) Vận tốc tác động cao hơn.<br />
c) Áp lực phun và tần suất hạt có thể được kiểm<br />
soát một cách chính xác.<br />
<br />
2.3 Kiểm tra xói mòn<br />
Hiệu quả chống xói mòn của lớp phủ được đánh<br />
giá bởi phương pháp phun bùn phản lực. Đây là<br />
phương pháp mới về tác động dòng hạt rắn (bùn<br />
phản lực) để ước tính mức hao mòn của các lớp<br />
<br />
d) Kích thước vết mòn khoảng 1 mm x 1 mm,<br />
cho thấy khả năng kiểm soát khu vực ăn mòn<br />
tốt hơn so với các hệ thống khác.<br />
<br />
60<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 58 – 71<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
Bảng 2. Thông số kiểm tra<br />
<br />
Điều kiện kiểm tra<br />
<br />
Thông số kiểm tra<br />
<br />
Loại hạt/kích thước hạt mài (µm)<br />
<br />
Corundum (Al2O3)/1-2<br />
<br />
Áp suất tại ống phun (Mpa)<br />
<br />
0,36<br />
<br />
Lưu lượng (L/ph)<br />
<br />
11<br />
<br />
Áp suất bùn (Mpa)<br />
<br />
0,3<br />
<br />
Lưu lượng bùn (mL/ph)<br />
<br />
125<br />
<br />
Góc tác động (độ)<br />
<br />
90<br />
<br />
Nhiệt độ kiểm tra (độ C)<br />
<br />
25<br />
<br />
Thời gian phun (ph)<br />
<br />
60<br />
<br />
Kích thước bề mặt (mm x mm)<br />
<br />
1x 1<br />
÷ 250 μm. So với lớp phủ Al2O3 (biểu thị trong<br />
Hình 7a), các lỗ trong cấu trúc lớp phủ kết hợp<br />
Al2O3-Cr2O3 (thể hiện trong Hình 7b) ít hơn và<br />
kích thước của chúng cũng nhỏ hơn. Mặt cắt<br />
ngang của lớp phủ Al2O3 mượt hơn so với các lớp<br />
phủ nền Al2O3-Cr2O3. Trong Hình 7b, vùng xám<br />
chỉ ra các pha Cr2O3 và vùng màu xám đen biểu<br />
thị các pha Al2O3. Phương pháp phân tích hình<br />
ảnh được sử dụng để đánh giá độ xốp lớp phủ. Độ<br />
xốp của lớp phủ Al2O3 và Al2O3-Cr2O3 tương ứng<br />
là 3,15% ± 0,46% và 1,86% ± 0,28%. Do đó, việc<br />
bổ sung các Cr2O3 có lợi cho việc tăng mật độ lớp<br />
phủ, chủ yếu tăng cường độ cứng do dung dịch<br />
rắn từng phần. Sự giống nhau về cấu trúc tinh thể<br />
và bán kính ion sẽ đóng góp vào sự tạo mầm<br />
không đồng nhất và sự hình thành dung dịch rắn<br />
Al2O3-Cr2O3. Các mầm không đồng nhất tạo ra tỷ<br />
lệ mầm lớn hơn và bán kính mầm nhỏ hơn, có lợi<br />
cho việc giảm kích thước hạt lớp phủ. Trong quá<br />
trình phun plasma, các hạt Al2O3 và Cr2O3 liên kết<br />
với nhau và khuyếch tán từng phần. Điều này có<br />
lợi cho liên kết các cấu trúc pha trong lớp phủ kết<br />
hợp. Sự sụt giảm kích thước hạt trong lớp phủ và<br />
tăng cường liên kết bởi dung dịch rắn một phần có<br />
thể góp phần làm tăng mật độ phủ (cụ thể là giảm<br />
độ xốp).<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Cấu trúc pha<br />
Các mẫu XRD được trình bày trong Hình 6. Bằng<br />
cách tính toán cường độ của các đỉnh nhiễu xạ lớn<br />
nhất (cụ thể là, γ-Al2O3(440) và α-Al2O3(113)),<br />
hàm lượng γ-Al2O3 là 90,16wt.% trong lớp phủ<br />
Al2O3 (thể hiện trong Hình 6a). Kết quả cho thấy,<br />
sự hình thành ưu tiên của γ-Al2O3 là do tốc độ làm<br />
nguội cao và năng lượng mầm thấp hơn. Đối với<br />
các lớp phủ Al2O3 tinh khiết, tỷ lệ cường độ nhiễu<br />
xạ lớn nhất của α-Al2O3 để trở thành γ-Al2O3<br />
(I(113) (α-Al2O3)/I(440) (γ-Al2O3)) bằng 0,11. Trong<br />
Hình 6b, các pha Cr2O3, γ-Al2O3 và α-Al2O3 xuất<br />
hiện trong mẫu XRD của lớp phủ composite<br />
Al2O3-Cr2O3. Giá trị của I(113) (α-Al2O3)/I(440) (γAl2O3) tăng lên đến 0,85, có thể chỉ ra những ảnh<br />
hưởng tích cực của Cr2O3 vào sự ổn định của αAl2O3 trong lớp phủ composite. Cr2O3 và α-Al2O3<br />
có cấu trúc tinh thể giống nhau. Cr3+ và Al3+ có<br />
bán kính ion xấp xỉ nên dung dịch rắn Al2O3Cr2O3 có thể dễ dàng hình thành. Theo đó, việc bổ<br />
sung các Cr2O3 có lợi để duy trì pha α-Al2O3 trong<br />
lớp phủ. Do các mầm không đồng nhất và dung<br />
dịch rắn từng phần, ảnh hưởng của Cr2O3 trên αAl2O3 ổn định.<br />
3.2 Cấu trúc tế vi và hiệu quả cơ học<br />
<br />
Hơn nữa, Al2O3-Cr2O3 thể hiện mịn hơn và phân<br />
phối lỗ đồng đều hơn so với Al2O3 (biểu thị trong<br />
Hình 8a và 8b). Dễ dàng nhận thấy, các liên kết ở<br />
<br />
Mặt cắt ngang hình thái học của lớp phủ được<br />
biểu thị trong Hình 7. Độ dày lớp phủ khoảng 220<br />
61<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 58 – 71<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
lớp phủ lót NiCr/chất nền thép và lớp phủ ngoài<br />
cùng gốm/lớp phủ lót NiCr liên kết tốt. Không có<br />
khuyết tật nào, chẳng hạn như vết nứt, thậm chí<br />
vết rỗ được tìm thấy trong các liên kết trên bề<br />
mặt. Sự so sánh tính chất cơ bản giữa Al2O3 và<br />
chất phủ Al2O3-Cr2O3 được thể hiện trong Bảng 3.<br />
Độ cứng Vickers (HV0,2, 200gf) trung bình<br />
tương ứng của Al2O3 và chất phủ Al2O3-Cr2O3 là<br />
9,67 GPa và 12,17 GPa. Vì vậy, lớp phủ có độ<br />
cứng tăng 26%, có thể do giảm độ xốp và ranh<br />
giới các lớp chặt chẽ hơn trong lớp phủ<br />
composite.<br />
<br />
thế tạo sự gắn kết bền chặt bên trong các lớp<br />
nhiều hơn lớp phủ Al2O3. Do đó, lớp phủ Al2O3Cr2O3 có hiệu năng chống xói mòn lớn hơn.<br />
Đo hình dáng vết mài mòn được tiến hành dọc<br />
theo tâm của vết mài trên đường AA' Hình 2. Đo<br />
profin mặt cắt theo chiều dài vết mài mòn của lớp<br />
phủ phun plasma nền nhôm được biểu diễn trong<br />
Hình 11. Với sự gia tăng số lượng hạt, chiều sâu<br />
ăn mòn lớp phủ cũng tăng lên. So với lớp phủ<br />
Al2O3, lớp phủ kết hợp Al2O3-Cr2O3 có chiều sâu<br />
xói mòn thấp hơn và tính chống mài mòn tốt hơn<br />
với cùng số lượng hạt tác động. Khi lượng hạt tác<br />
động bằng 0 g, kết quả profin được xem là giá trị<br />
chuẩn. Có thể quan sát từ Hình 11a, các biến dạng<br />
lồi xuất hiện trên bề mặt lớp phủ Al2O3 gần khu<br />
vực xói mòn. Tuy nhiên, không có hiện tượng<br />
tương tự khi quan sát Hình 11b. Điều này cho<br />
thấy, gần vùng xói mòn, hạt phun ra ít tác động<br />
đến lớp phủ bề mặt Al2O3-Cr2O3.<br />
<br />
3.3 Kiểm tra tính kháng xói mòn<br />
Kiểm tra bằng phun bùn phản lực được tiến hành<br />
để đánh giá hiệu quả kháng xói mòn của phương<br />
pháp phun plasma nền nhôm. Với nồng độ bùn 3<br />
wt%, thời gian thử nghiệm xói mòn 1 h, những<br />
vết mòn do mài mòn của lớp phủ Al2O3 và Al2O3Cr2O3 với lượng hạt tác động khác nhau được thể<br />
hiện trong Hình 9 và Hình 10. Các ô vuông màu<br />
đỏ thể hiện bề mặt mài mòn và kích thước tương<br />
ứng khoảng 1 mm x 1 mm. Đối với lớp phủ Al2O3<br />
tinh khiết, các hình thái ăn mòn không đồng nhất<br />
và các khu vực phá huỷ mòn rất rõ ràng (thể hiện<br />
trong Hình 9f, 9g và 9h). Ngược lại, lớp phủ kết<br />
hợp Al2O3-Cr2O3 thể hiện những vết sẹo giống<br />
nhau và không có điểm phá huỷ mòn rõ rệt (thể<br />
hiện trong Hình 10f, 10g và 10h).<br />
<br />
Hình 12 cho thấy mối quan hệ giữa số lượng hạt<br />
tác động và chiều sâu ăn mòn tối đa với lớp phủ<br />
phun plasma nền nhôm. Mặc dù độ sâu ăn mòn có<br />
xu hướng biến động cùng với sự gia tăng số lượng<br />
hạt phun, tốc độ mài mòn có sự khác nhau cho các<br />
lớp phủ nền nhôm. Tốc độ ăn mòn được tính theo<br />
tỷ số độ sâu ăn mòn với số lượng hạt tác động.<br />
Kết quả theo tuyến tính là y = 0,67x + 10,67 và y<br />
= 0,33x + 3,12, tương ứng. Góc tạo thành từ các<br />
đường tuyến tính này được định nghĩa là tỷ lệ hao.<br />
Các nghiên cứu tương tự để đo tỷ lệ hao có thể<br />
tham khảo trong nghiên cứu của Goretta KC và<br />
cs., (2007). Do đó, tốc độ mài mòn tương ứng của<br />
lớp phủ Al2O3 và Al2O3-Cr2O3 là 0,67 μm/g và<br />
0,33 μm/g. Điều này cho thấy lớp phủ kết hợp<br />
Al2O3-Cr2O3 có tính chống mài mòn hiệu quả hơn<br />
so với lớp phủ Al2O3 tinh khiết.<br />
<br />
Như thể hiện trong Bảng 3, lớp phủ kết hợp<br />
Al2O3-Cr2O3 có tính chất cơ học tốt hơn so với lớp<br />
phủ Al2O3 tinh khiết. Do sự tăng bền tiếp xúc pha<br />
và ranh giới hạt trong lớp phủ kết hợp Al2O3Cr2O3, sự hình thành các vết nứt giữa ranh giới hạt<br />
sẽ được hạn chế một cách hiệu quả. Bùn phun liên<br />
tục dẫn đến sự gia tăng vết nứt tế vi trong lớp phủ.<br />
Sự tích tụ và lan truyền của vết nứt dẫn tới việc<br />
tách các lớp. Lớp phủ kết hợp Al2O3-Cr2O3 có ưu<br />
Bảng 3. Đặc tính cơ học của các lớp phủ<br />
<br />
Lớp phủ<br />
<br />
HV0,2 (GPa)<br />
<br />
σ (MPa)<br />
<br />
KIC (MPa.m1/2)<br />
<br />
Al2O3<br />
<br />
9,67±0,15<br />
<br />
169±10<br />
<br />
3,08±0,16<br />
<br />
Al2O3- Cr2O3<br />
<br />
12,17±0,12<br />
<br />
183±7<br />
<br />
3,26±0,11<br />
<br />
62<br />
<br />