Đào Văn Biên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 77 - 82<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT HỮU HIỆU<br />
(EM THỨ CẤP) TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI GÀ<br />
TẠI HUYỆN TAM ĐẢO - TỈNH VĨNH PHÚC<br />
Đào Văn Biên*, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ<br />
cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy,<br />
Sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Vĩnh Phúc năm<br />
2013 đã cho kết quả rất tốt trong việc cải thiện môi trường chăn nuôi, làm giảm mùi hôi của<br />
chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 5,71 lần; khí H2S giảm 4,48 lần so với phương pháp chăn<br />
nuôi truyền thống. Hàm lượng N, P, K trong phân tăng, cụ thể: Nitơ tổng số tăng 1,41 lần;<br />
Photpho tổng số tăng 1,62 lần; Kali tổng số tăng 1,58 lần, điều này làm tăng chất lượng phân bón.<br />
Trong khi đó hàm lượng các chủng vi sinh vật trong chuồng nuôi lại có xu hướng giảm mạnh. Sử<br />
dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả<br />
môi trường và tăng thu nhập cho người dân cao hơn so với phương pháp chăn nuôi truyền thống.<br />
Chế phẩm sinh học (EM thứ cấp) đã được đón nhận như là một giải pháp để đảm bảo cho một nền<br />
nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.<br />
Từ khóa: Đệm lót sinh học, chăn nuôi gà, EM thứ cấp , hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững,<br />
bảo vệ môi trường.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát<br />
triển của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu của<br />
người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn<br />
nuôi ngày càng đòi hỏi cao hơn không những<br />
về số lượng mà cả về chất lượng. Đi đôi với<br />
việc phát triển chăn nuôi, một vấn đề cần<br />
quan tâm giải quyết đó là bảo vệ môi trường,<br />
giảm thiểu những chất thải và chất độc do<br />
chăn nuôi gây ra đang trở thành mối quan tâm<br />
chung của toàn xã hội (Nguyễn Thị Liên và<br />
cộng sự, 2010) [2].<br />
Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước trong<br />
những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã có những<br />
bước tiến vượt bậc. Sự phát triển sản xuất các<br />
ngành nói chung, sản xuất nông nghiệp nói<br />
riêng trong đó có ngành chăn nuôi, đặc biệt là<br />
chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có<br />
nhiều sụ thay đổi, góp phần to lớn vào sự phát<br />
triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Trong thời<br />
gian qua các vấn đề bảo vệ môi trường nông<br />
thôn đã được các cấp chính quyền quan tâm,<br />
tuy nhiên việc quản lý và xử lý chất thải vẫn<br />
còn nhiều hạn chế.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0918 475995, Email: daovanbien0103@gmail.com<br />
<br />
Với mục đích ứng dụng chế phẩm EM trong<br />
việc cải thiện môi trường và xử lý chất thải<br />
chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi gà, chúng tôi<br />
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu<br />
quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM<br />
thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi<br />
gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc”.<br />
Với mục tiêu để ngăn chặn, xử lý tình trạng ô<br />
nhiễm môi trường nước, không khí thông qua<br />
đó từng bước nâng cao chất lượng môi trường<br />
nông thôn góp phần phát triển nông nghiệp<br />
nông thôn bền vững.<br />
VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
- Chế phẩm sinh học EM thứ cấp<br />
- Đệm sinh học (Trấu, mùn cưa, cám ngô, rỉ<br />
mật đường)<br />
- Gà thịt, gà đẻ<br />
- Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại thôn<br />
Quan ngoại, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo –<br />
Vĩnh Phúc.<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08 năm 2013<br />
đến tháng 10 năm 2014<br />
77<br />
<br />
Đào Văn Biên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Để thực<br />
hiện nội dung trên chúng tôi tiến hành điều tra<br />
số mẫu ở trong tỉnh Vĩnh Phúc điều tra ngẫu<br />
nhiên 150 hộ bằng phương pháp sử dụng bộ câu<br />
hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Các hộ dân<br />
được lựa chọn có trình độ học vấn khác nhau.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu<br />
thập số liệu thứ cấp ở phòng Nông nghiệp và<br />
phòng Tài nguyên Môi trường ở các huyện,<br />
thành phố. Các số liệu về điều kiện tự nhiên<br />
kinh tế xã hội… từ các tài liệu có sẵn.<br />
- Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại 10 hộ chăn<br />
nuôi gà theo quy mô trang trại với số lượng từ<br />
500 đến 1000 con gà đẻ tương đương (500<br />
m2/ sàn nuôi) tại xã Tam Quan, huyện Tam<br />
đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
Thí nghiêm gồm 5 công thức:<br />
Công thức 1: KU1 (chăn nuôi truyền thống<br />
không sử dụng chế phẩm)<br />
Công thức 2: ĐB (làm đệm lót sinh học<br />
dạng bột)<br />
<br />
123(09): 77 - 82<br />
<br />
Công thức 5: ĐLU (làm đệm lót sinh học<br />
dạng lỏng + cho gà uống chế phẩm pha loãng<br />
với tỷ lệ 30/00)<br />
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: đánh giá khả năng<br />
xử lý khí độc H2S, NH3 trong chất thải chăn<br />
nuôi; đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng N,<br />
P, K tổng số, độ ẩm trong chất thải chăn nuôi;<br />
đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải<br />
chăn nuôi như Ecoli, Coliform, sammonella.<br />
Phân tích các chỉ tiêu hóa học và sinh học theo<br />
phương pháp và tiêu chuẩn tại phòng thí<br />
nghiệm - Viện Khoa học Sự sống của Đại học<br />
Thái Nguyên, phòng thí nghiệm của Khoa Môi<br />
trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.<br />
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu<br />
trong phòng thí nghiệm<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN<br />
Đánh giá về quy mô thực hiện<br />
- Quy mô: Thực hiện 10 hộ chăn nuôi gà theo<br />
quy mô trang trại với số lượng từ 500 đến 1000<br />
con gà đẻ tương đương (500 m2/ sàn nuôi).<br />
<br />
Công thức 3: ĐL (làm đệm lót sinh học<br />
dạng lỏng)<br />
<br />
- Địa điểm: xã Tam Quan, huyện Tam Đảo,<br />
tỉnh Vĩnh Phúc<br />
<br />
Công thức 4: ĐBU (làm đệm lót sinh học<br />
dạng bột + cho gà uống chế phẩm pha loãng<br />
với tỷ lệ 30/00).<br />
<br />
- Đối tượng hưởng lợi: người chăn nuôi,<br />
những người nông dân đang sinh sống thuộc<br />
khu vực nơi thực hiện đề tài.<br />
<br />
Bảng 1. Danh sách 10 hộ dân tham gia mô hình đệm sinh học tại Thôn Quan Ngoại – Xã Tam Quan –<br />
Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc<br />
Họ và tên<br />
Nguyễn Xuân Trường<br />
Nguyễn Văn Toản<br />
Nguyễn Văn Yên<br />
Nguyễn Văn Bình<br />
Nguyễn Hồng Tuyên<br />
Đào Văn Khang<br />
Lăng Xuân Hảo<br />
Trần Văn Tuấn<br />
Lê Thanh Nghị<br />
Đào Văn Lập<br />
<br />
78<br />
<br />
Diện tích chuồng nuôi<br />
(Đvt: m2)<br />
S = 700m2/ chuồng<br />
S = 600m2/ chuồng<br />
S = 600m2/ chuồng<br />
S = 700m2/ chuồng<br />
S = 600m2/ chuồng<br />
S = 500m2/ chuồng<br />
S = 700m2/ chuồng<br />
S = 250m2/ chuồng<br />
S = 200m2/ chuồng<br />
S = 600m2/ chuồng<br />
<br />
Số lượng gia cầm<br />
(Đvt: con)<br />
5.000 gà đẻ<br />
2.000 gà đẻ<br />
5.000 gà đẻ<br />
5.000 gà đẻ<br />
3.000 gà đẻ<br />
5.000 gà đẻ<br />
5.000 gà đẻ<br />
2.000 gà đẻ<br />
2.000 gà đẻ<br />
5.000 gà đẻ<br />
<br />
Hiện trạng<br />
chuồng nuôi<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
chuồng trệt<br />
<br />
Đào Văn Biên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 77 - 82<br />
<br />
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà<br />
Hiệu quả đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu tốn với nuôi gà đẻ<br />
Bảng 2. Kết quả tỷ lệ đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu thụ của gà trong các tuần tuổi<br />
20<br />
Tuần thứ<br />
Công thức<br />
<br />
Tỷ lệ đẻ<br />
trứng<br />
(%)<br />
<br />
Lượng<br />
thức ăn<br />
(gam/con<br />
/ngày)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
đẻ<br />
trứng<br />
(%)<br />
<br />
40<br />
Lượng<br />
thức ăn<br />
(gam/con/<br />
ngày)<br />
<br />
105<br />
<br />
94,30<br />
<br />
117<br />
<br />
91,70<br />
<br />
117<br />
<br />
103<br />
<br />
95,50<br />
<br />
114<br />
<br />
92,30<br />
<br />
115<br />
<br />
31,00<br />
33,00<br />
<br />
Tỷ lệ đẻ<br />
trứng (%)<br />
<br />
Nuôi thông thường (không sử<br />
dụng chế phẩm)<br />
Sử dụng đệm sinh học kết hợp<br />
cho uống<br />
<br />
30<br />
Lượng<br />
thức ăn<br />
(gam/con<br />
/ngày)<br />
<br />
(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ)<br />
<br />
Hiệu kinh tế của việc chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học<br />
Bảng 3. Sơ bộ tính toán chi phí cho đàn gà đẻ 200 con từ 20 - 40 tuần tuổi<br />
Đơn vị tính: VNĐ<br />
Nội dung<br />
Giống<br />
Thức ăn<br />
Thú y<br />
Điện + nước<br />
Lao động<br />
Dụng cụ<br />
Khấu hao chuồng trại<br />
Chi phí khác<br />
Mua Bio-TMT<br />
Tổng chi<br />
2. Thu (VNĐ)<br />
Bán trứng gà<br />
Bán phân<br />
Tổng thu<br />
Chênh lệch (Thu - chi)<br />
So sánh TN/ĐC (lần)<br />
<br />
Nuôi thông thường<br />
1. Chi phí (VNĐ)<br />
3.000.000<br />
36.300.000<br />
150<br />
150<br />
5000<br />
100<br />
100<br />
50<br />
0<br />
44.850.000<br />
60.760.000<br />
1.000.000<br />
61.760.000<br />
16.910.000<br />
<br />
Sử dụng đệm sinh học<br />
kết hợp cho uống<br />
3.000.000<br />
35.200.000<br />
70<br />
150<br />
0<br />
100<br />
100<br />
50<br />
800<br />
39.470.000<br />
61.880.000<br />
0<br />
61.880.000<br />
22.410.000<br />
± 5500.000đ<br />
(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ)<br />
<br />
* So với nuôi thông thường thì nếu sử dụng chế phẩm làm đệm lót kết hợp cho uống sẽ thu được<br />
tiền lãi cao hơn so với nuôi thông thường là 5.500.000 đồng.<br />
Hiệu quả môi trường<br />
Bảng 4. Nhận xét của người dân về môi trường xung quanh các trại đã xử lý<br />
bằng chế phẩm sinh học (EM thứ cấp)<br />
Đơn vị tính :%<br />
Đánh giá<br />
Chỉ tiêu<br />
Môi trường không khí<br />
Môi trường đất<br />
Môi trường nước<br />
Sức khỏe con người<br />
<br />
Có ảnh<br />
hưởng<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
Không ảnh<br />
hưởng<br />
99,00<br />
95,00<br />
96,00<br />
100,00<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
1,00<br />
5,00<br />
4,00<br />
0,00<br />
<br />
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế)<br />
<br />
79<br />
<br />
Đào Văn Biên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 77 - 82<br />
<br />
Bảng 5. Hàm lượng khí NH3 tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: ppm)<br />
Tuần thứ<br />
<br />
QCVN<br />
01 - 15:<br />
15<br />
30<br />
45<br />
2010/BNNPTNT<br />
KU1(đối chứng)<br />
35,23<br />
47,35<br />
55,31<br />
10,00<br />
ĐB (đệm bột)<br />
5,68<br />
12,00<br />
13,30<br />
10,00<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
5,36<br />
10,50<br />
11,00<br />
10,00<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
4,60<br />
7,00<br />
10,65<br />
10,00<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
3,50<br />
6,00<br />
9,68<br />
10,00<br />
(Nguồn:Kết quả đo trực tiếp tại chuồng nuôi)<br />
Bảng 6. Hàm lượng khí H2S tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: ppm)<br />
Công thức<br />
<br />
Tuần thứ<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
<br />
15<br />
11,30<br />
6,35<br />
5,37<br />
5,80<br />
<br />
30<br />
14,67<br />
7,00<br />
6,66<br />
6,83<br />
<br />
45<br />
20,86<br />
9,00<br />
8,66<br />
5,64<br />
<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
<br />
2,50<br />
<br />
3,65<br />
<br />
4,65<br />
<br />
QCVN<br />
01 - 15: 2010/BNNPTNT<br />
5,00<br />
5,00<br />
5,00<br />
5,00<br />
5,00<br />
<br />
(Nguồn:Kết quả đo trực tiếp tại chuồng nuôi)<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm ở bảng trên cho thấy: bổ sung chế phẩm EM thứ cấp trong chăn nuôi gà có<br />
tác dụng làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lượng khí thải NH 3 giảm 5.71 lần; khí H2S giảm từ<br />
4.48 lần so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống. Điều này chứng tỏ khi bổ sung chế<br />
phẩm sinh học (EM thứ cấp) vào thì hàm lượng khí NH 3, H2S giảm đi đáng kể. Hàm lượng NH3,<br />
H2S cao sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và đây là một trong những nguyên nhân gây bùng phát<br />
dịch bệnh.<br />
Đánh giá hàm lượng N, P, K tổng số trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 7. Hàm lượng N tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
<br />
Tuần thứ<br />
15<br />
30<br />
45<br />
0,50<br />
0,70<br />
0,80<br />
0,66<br />
0,83<br />
1,07<br />
1,00<br />
1,03<br />
1,09<br />
1,07<br />
1,08<br />
1,11<br />
1,08<br />
1,10<br />
1,13<br />
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)<br />
<br />
Bảng 8. Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: %)<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
<br />
15<br />
0,48<br />
0,49<br />
0,56<br />
0,68<br />
0,81<br />
<br />
Tuần thứ<br />
30<br />
0,51<br />
0,58<br />
0,65<br />
0,79<br />
0,85<br />
<br />
45<br />
0,53<br />
0,69<br />
0,76<br />
0,84<br />
0,86<br />
<br />
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)<br />
<br />
80<br />
<br />
Đào Văn Biên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 77 - 82<br />
<br />
Bảng 9. Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
<br />
Tuần thứ<br />
15<br />
30<br />
45<br />
0,31<br />
0,36<br />
0,38<br />
0,40<br />
0,43<br />
0,44<br />
0,45<br />
0,47<br />
0,48<br />
0,47<br />
0,49<br />
0,56<br />
0,52<br />
0,52<br />
0,60<br />
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)<br />
<br />
Hàm lượng N (NiTơ), P (Photpho), K (Kali) tổng số khác nhau ở các công thức và các tuần khác<br />
nhau. Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tổng số tăng lên: N tổng số tăng 1,41 lần, P tổng số<br />
tăng 1,62 lần; K tổng số tăng 1,58 lần so với không sử dụng. Lượng N,P, K tăng lên là do khi sử<br />
dụng EM2 trong việc làm đệm lót thì khả năng phân hủy phân gà tăng lên, vì trong EM2 có nhiều<br />
loại vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định đạm, lân, kali làm cho hàm lượng tăng lên.<br />
Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 10. Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân sau 30 tuần xử lý (MPN/100mg)<br />
Chỉ tiêu<br />
Ecoli<br />
Samonella<br />
Coliform<br />
Công thức<br />
(MPN/100mg) (MPN/100mg)<br />
(MPN/100mg)<br />
KU1 (Đối chứng không sử dụng chê phẩm EM2)<br />
16342<br />
97<br />
127030<br />
ĐB (đệm bột)<br />
550<br />
6<br />
4276<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
528<br />
4<br />
3560<br />
ĐBU(đệm bột + uống)<br />
402<br />
0<br />
3432<br />
ĐLU(đệm lỏng + uống)<br />
398<br />
0<br />
3224<br />
QCVN 01-15:2010/BNNPTNT<br />
500<br />
KPH<br />
5000<br />
(Nguồn: kết quả phân tích mẫu phân tại viện KHSS trường ĐHNL)<br />
<br />
Hàm lượng các nhóm vi sinh vật có hại đều<br />
nằm trong quy chuẩn cho phép khi có bổ sung<br />
chế phẩm, còn khi không sử dụng chế phẩm<br />
thì có xu hướng tăng lên cụ thể: nhóm vi<br />
khuẩn Ecoli vượt quy chuẩn cho phép là<br />
32,68 lần; nhóm vi khuẩn Coliform vượt quy<br />
chuẩn cho phép 25,4 lần. Do đó, đã cải thiện<br />
đáng kể chất lượng môi trường chuồng trại<br />
của các hộ tham gia cũng như môi trường<br />
sống của thôn xóm.<br />
Hiệu quả xã hội: Nâng cao nhận thức, ý thức<br />
của người dân về bảo vệ môi trường: có trên<br />
80% hộ nông dân lần đầu tiên được tiếp cận<br />
với kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bằng<br />
đệm sinh học; kỹ thuật làm đệm được tập<br />
huấn, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá và<br />
phổ biến các giải pháp xử lý tiếp theo.<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Kết luận<br />
Đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm<br />
vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ cấp) trong xử<br />
<br />
lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam<br />
Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc” được thực hiện tại 10<br />
hộ gia đình tại xã Tam Quan, huyện Tam Đảo<br />
tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những xã mà<br />
phần lớn người dân thu nhập chủ yếu từ chăn<br />
nuôi và sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ<br />
dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân<br />
còn gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng và triển<br />
khai mô hình sủ dụng chế phẩm EM thứ cấp<br />
làm đệm lót sinh học là biện pháp xử lý ô nhiễm<br />
thân thiện với môi trường, giá thành xử lý thấp,<br />
bà con nông dân có thể dễ dàng áp dụng.<br />
- Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng<br />
cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp,<br />
giảm giá thành của nông sản.<br />
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu<br />
vực chăn nuôi.<br />
+ Lượng khí thải NH3 giảm 5,71 lần; khí H2S<br />
giảm từ 4,48 lần so với chăn nuôi theo<br />
phương pháp truyền thống.<br />
81<br />
<br />