TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA<br />
Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ TRÊN 35 TUỔI<br />
Lưu Cảnh Toàn*; Nguyễn Tùng Linh**; Nguyễn Minh Phương**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu mô tả trên 136 phi công quân sự (PCQS) ≥ 35 tuổi được giám định sức khỏe tại Viện<br />
Y học Hàng không (YHHK) năm 2011. Khai thác tiền sử bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hãa<br />
(HCCH), đo chiều cao, cân nặng, đo vòng bụng, vòng mông, đo huyết áp, tính chỉ số BMI (Body<br />
Mass Index), xét nghiệm sinh hóa máu lúc đói. Từ đó đánh giá tỷ lệ đặc điểm của HCCH của PCQS<br />
theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III (Third Report of the National Cholesterol Education Program). Kết<br />
quả: 27,21% phi công > 35 tuổi mắc HCCH, trong đó, 21,32% trường hợp HCCH đạt 3 tiêu chí và<br />
5,88% trường hợp HCCH đạt 4 tiêu chí theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III. Ở nhóm có HCCH, BMI cao<br />
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH (p < 0,001). Không có sự khác biệt về tuổi<br />
trung bình giữa hai nhóm có và không có HCCH. Tình trạng thừa cân và béo phì liên quan đến tăng<br />
tỷ lệ HCCH, chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với tỷ lệ mắc HCCH ở PCQS ≥ 35 tuổi.<br />
* Từ khóa: Phi công quân sự; Hội chứng chuyển hóa.<br />
<br />
STUDY ON THE METABOLIC SYNDROME AMONG<br />
MILITARY PILOTS WITH AGE OF OVER 35<br />
SUMMARY<br />
A descriptive study was conducted on 136 pilots who were examined in Aerospace Medical Institute<br />
in 2011. Subjects were asked about medical history and they also were measured waist, hip, height,<br />
weight, calculated BMI, and checked fasting blood biochemical tests. Then, we evaluated rate and<br />
characteristics of metabolic syndrome based on NCEP-ATP III guidelines. Results: the rate of<br />
metabolic syndrome was 27.21% among military pilots in which the rate of metabolic syndrome cases<br />
got 3 criteria and 4 criteria according to NCEP-ATP III standard were 21.32% and 5.88%. BMI of metabolic<br />
syndrome group was higher than the group without metabolic syndrome with p < 0.001. The average<br />
age of the group with metabolic syndrome and without metabolic syndrome was not statistically significant<br />
different with p > 0.05. There was relation between overweight and obesity and there was no relation<br />
between age and the rate of metabolism syndrome among military pilots with over 35 years old.<br />
* Key words: Military pilots; Metabolic syndrome.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng<br />
của lối sống công nghiệp, thói quen dinh<br />
dưỡng giàu năng lượng, ít hoạt động thể<br />
<br />
lực, tỷ lệ người đồng thời có các biểu hiện<br />
như tăng huyết áp, tăng lipid máu, dư cân,<br />
béo phì gặp ngày càng nhiều và yếu tố nguy<br />
cơ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như<br />
đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim<br />
<br />
* Viện Y học Hàng Không<br />
** Học viện Quân y<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Hoàng Trung Vinh<br />
PGS. TS. Phạm Ngọc Châu<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
thiÕu m¸u côc bé (c¬n ®au th¾t ngùc, nhồi<br />
máu cơ tim), đột quỵ não… Sự xuất hiện<br />
của tình trạng tăng lipid máu, dư cân béo phì,<br />
tăng đường huyết… tạo thành HCCH.<br />
Hiện nay, cùng với sự xuất hiện ngày<br />
càng nhiều các bệnh lý chuyển hóa và tim<br />
mạch do tỷ lệ đối tượng có HCCH ngày<br />
càng gia tăng ở khắp nơi trên thế giới.<br />
Vì vậy, phát hiện sớm HCCH ở những đối<br />
tượng chưa biểu hiện thành bệnh là một<br />
công việc cần thiết, một biện pháp dự<br />
phòng rất hữu hiệu hạn chế sự xuất hiện<br />
của các bệnh liên quan đến HCCH [1, 2].<br />
PCQS ≥ 35 tuổi là đối tượng đặc biệt<br />
được theo dõi và giám định sức khỏe<br />
thường xuyên, nhằm làm tốt các công tác<br />
dự phòng, điều trị và nâng cao sức khỏe<br />
phi công. Hiện nay, chưa có nghiên cứu<br />
nào đề cập đến việc khảo sát các biểu hiện<br />
của HCCH ở PCQS > 35 tuổi. Vì vậy, đề tài<br />
này được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh<br />
giá tỷ lệ và đặc điểm HCCH ở PCQS ≥ 35<br />
tuổi theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
136 PCQS có tuổi đời > 35 tuổi, được giám<br />
định tại Khoa Nghiên cứu Sinh lý, Viện Y<br />
học Hàng không năm 2011.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: đang mắc các bệnh<br />
nhiễm trùng, bệnh cấp tính khác.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.<br />
* Khám sức khoẻ cho các đối tượng nghiên<br />
cứu:<br />
+ Đo chiều cao (m), cân nặng (kg), đo vòng<br />
bụng, vòng mông (cm).<br />
+ Đo huyết áp (mmHg)<br />
<br />
+ Khai thác tiền sử bệnh liên quan đến<br />
hội chứng chuyển hoá như: tăng huyết áp,<br />
đái tháo đường, gout, rối loạn lipid máu,<br />
tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột bị<br />
mắc các bệnh liên quan đến HCCH).<br />
+ Xét nghiệm sinh hoá lúc đói: glucose,<br />
axít uric, cholesterol, triglycerid, HDL-C, men<br />
gan, ure, creatinin.<br />
* Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong<br />
nghiên cứu:<br />
- Tính chỉ số khối cơ thể BMI:<br />
Áp dụng công thức của WHO:<br />
Trọng lượng cơ thể (kg)<br />
BMI =<br />
[Chiều cao cơ thể (m)]2<br />
* Đánh giá BMI áp dụng cho người châu Á:<br />
Thiếu cân: < 18,5; bình thường: 18,5 - 22,9;<br />
dư cân: 23 - 24,9; béo độ 1: 25 - 29,9; béo<br />
độ 2: 30.<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH:<br />
Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của<br />
NCEP-ATP III.<br />
+ Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l.<br />
+ Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.<br />
+ Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l (150 mg/dl).<br />
+ HDL - cholesterol < 1,03 mmol/l ở nam;<br />
< 1,29 mmol/l ở nữ.<br />
+ Béo bụng: vòng eo ≥ 90 cm (với nam);<br />
≥ 80 cm (với nữ).<br />
Để xác định có HCCH phải ≥ 3 tiêu chí.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu:<br />
Xử lý số liệu thu thập được bằng phần<br />
mềm<br />
16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tỷ lệ và đặc điểm của HCCH ở PCQS<br />
> 35 tuổi.<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
Có HCCH: 37 phi c«ng (27,21%); không<br />
có HCCH: 99 phi c«ng (72,79%). Điều tra<br />
136 đối tượng PCQS ở độ tuổi > 35, đây là<br />
những đối tượng được giám định sức khỏe<br />
định kỳ tại Khoa Nghiên cứu Sinh lý, Viện Y<br />
häc Hµng kh«ng, đồng thời cũng là những<br />
đối tượng có nguy cơ cao xuất hiện một số<br />
bệnh liên quan đến HCCH như đái tháo<br />
đường týp 2, tăng lipid máu gây vữa xơ<br />
động mạch, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu<br />
máu cục bộ, bệnh gout… Kết quả cho thấy,<br />
27,21% trường hợp có HCCH theo tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán của NCEP-ATP III. Có thể<br />
nhận định đây là một tỷ lệ cao, chiếm tới<br />
gần 1/3 các trường hợp điều tra. Kết quả<br />
này cũng phù hợp với nghiên cứu của một<br />
số tác giả.<br />
Ở Việt Nam, Trần Thị Phượng và Hoàng<br />
Trung Vinh nghiên cứu điều tra về dịch tễ<br />
học của HCCH trên 703 cán bộ công chức<br />
tại thị xã Phủ Lý nhận thấy: 28,3% có HCCH.<br />
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác điều tra<br />
trên một số đối tượng hẹp như béo, đái tháo<br />
đường, tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ HCCH<br />
khá cao. Võ Bảo Dũng, Trần Văn Trung<br />
và CS (2004) [3] nhận thấy trong 106 BN<br />
đái tháo đường týp 2, 65,09% có HCCH.<br />
Quách Hữu Trung [4] nghiên cứu 84 BN tăng<br />
huyết áp đã phát hiện và chẩn đoán được<br />
41,0% có HCCH theo tiêu chuẩn NCEP ATP<br />
III. Trong một quan sát ở BN ĐTĐ týp 2,<br />
Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thy Khuê (2005)<br />
cũng thấy: tần suất HCCH theo tiêu chuẩn<br />
của NCEP-ATP III là 77,6%, nếu theo tiêu<br />
chuẩn NCEP-ATP III áp dụng cho người<br />
châu Á thì tỷ lệ HCCH lên đến 86% [5].<br />
* Số lượng các tiêu chí theo NCEP-ATP III<br />
ở đối tượng nghiên cứu:<br />
Không có tiêu chí nào: 14 phi c«ng (10,3%);<br />
1 tiêu chí: 42 phi c«ng (30,88%); 2 tiêu chí:<br />
<br />
43 phi c«ng (31,61%); 3 tiêu chí: 29 phi c«ng<br />
(21,33%); 4 tiêu chí: 8 phi c«ng (5,88%).<br />
nhóm có HCCH, tỷ lệ đối tượng có 3 tiêu<br />
chí cao hơn đối tượng có 4 tiêu chí.<br />
Bảng 1: So sánh giá trị trung bình một số<br />
chỉ số hóa sinh máu giữa 2 nhóm có và không<br />
có HCCH.<br />
CHỈ SỐ<br />
<br />
CÓ HCCH<br />
(n = 37)<br />
<br />
KHÔNG CÓ<br />
HCCH (n = 99)<br />
<br />
p<br />
<br />
Cholesterol<br />
<br />
5,27 ± 1,38<br />
<br />
5,19 ± 0,94<br />
<br />
p = 0,721<br />
<br />
GOT<br />
<br />
30,30 ± 11,83<br />
<br />
29,82 ± 14,4<br />
<br />
p = 0,85<br />
<br />
GPT<br />
<br />
36,92 ± 18,82<br />
<br />
34,59 ± 18,55<br />
<br />
p = 0,51<br />
<br />
Không có sự khác biệt các chỉ số hóa<br />
sinh máu: cholesterol, GOT và GPT giữa hai<br />
nhóm có và không có HCCH.<br />
2. Liên quan giữa HCCH với tuổi và BMI.<br />
Bảng 2: So sánh giá trị trung bình tuổi và<br />
BMI giữa hai nhóm có và không có HCCH.<br />
X ± SD<br />
CHỈ SỐ<br />
<br />
Tuổi<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
Cã HCCH<br />
(n = 37)<br />
<br />
Kh«ng cã<br />
HCCH (n = 99)<br />
<br />
p<br />
<br />
43,24 ± 6,27<br />
<br />
43,06 ± 6,54<br />
<br />
p = 0,88<br />
<br />
25,92 ± 1,72<br />
<br />
24,03 ± 2,01<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
Không có sự khác biệt về tuổi trung bình<br />
giữa hai nhóm có HCCH và không có HCCH.<br />
So sánh tuổi trung bình của nhóm có<br />
HCCH và không có HCCH thấy khác nhau<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chứng<br />
tỏ, không có sự liên quan giữa độ tuổi và<br />
HCCH ở nhóm đối tượng nghiên cứu.<br />
Đại đa nghiên cứu về dịch tễ học của<br />
HCCH nhận thấy: tỷ lệ HCCH tăng tỷ lệ<br />
thuận với tuổi. Nam giới lứa tuổi 40 - 55, tỷ<br />
lệ HCCH là 16%, ở lứa tuổi > 55 tỷ lệ này là<br />
23,0% - 33,0% [3]. Các tác giả Hoa Kỳ còn<br />
thấy tỷ lệ HCCH gặp cao nhất ở nam giới<br />
lứa tuổi 50 - 70 [6]. Một nghiên cứu khác<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
cũng cho phát hiện tỷ lệ HCCH gia tăng<br />
theo tuổi, khoảng 40% HCCH ở tuổi 50 - 60<br />
và 50% ở tuổi > 60 [7]. Kết quả trên đây khác<br />
với các nghiên cứu khác, có thể do môi<br />
trường làm việc, chế độ dinh dưỡng, luyện<br />
tập của PCQS > 35 tuổi cã nét đặc thù riêng,<br />
do vậy, tuổi tăng không làm tỷ lệ HCCH tăng.<br />
<br />
- Tình trạng thừa cân và béo phì có liên<br />
quan đến tăng tỷ lệ HCCH.<br />
<br />
Trong một nghiên cứu về mối liên quan<br />
giữa tần suất HCCH với tuổi, Alexander CM,<br />
Landsman PB và CS (2003) [8] nhận thấy ở<br />
lứa tuổi 50 - 60, tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn<br />
của NCEP - ATP III khoảng 43,5%; nhóm<br />
tuổi 60 - 70, tỷ lệ đó khoảng 50%.<br />
<br />
2. Trần Hữu Dàng, Trần Thị Tuấn, Trần Thừa<br />
Nguyên. Hội chứng chuyển hoá và béo phì.Tạp<br />
chí nội tiết và các rối loạn chuyển hoá. 2004, số 11,<br />
tr.43-47.<br />
<br />
Ở nhóm có HCCH thì BMI cao hơn có ý<br />
nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH<br />
(p < 0,001). Điều đó chứng tỏ tình trạng dư<br />
cân và béo phì làm tăng tỷ lệ HCCH.<br />
Trong một nghiên cứu để xác định mối<br />
liên quan giữa HCCH và BMI, các tác giả đã<br />
phát hiện: nếu đối tượng có BMI < 25 kg/m2,<br />
HCCH chỉ gặp ở 4,6% trường hợp, khi BMI<br />
là 25 - 29,9 kg/m2 (béo độ 1), tỷ lệ là 22,4%<br />
và nếu BMI 30 kg/m2, HCCH gặp ở 59,6%<br />
[6]. Kết quả trên cũng tương tự nghiên cứu<br />
của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ HCCH<br />
ở những đối tượng không béo ở nam chỉ là<br />
13,4%, nhưng ở đối tượng béo phì, tỷ lệ này<br />
là 38,0% [7].<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 136 PCQS > 35 tuổi được<br />
giám định tại Khoa Nghiên cứu Sinh lý, Viện<br />
Y học Hàng không để khảo sát HCCH theo<br />
tiêu chuẩn của NCEP - ATP III có kết luận sau:<br />
* Tỷ lệ và một số đặc điểm của HCCH:<br />
- Tỷ lệ HCCH là 27,21%.<br />
- 21,32% trường hợp HCCH đạt 3 tiêu chí,<br />
5,88% đạt 4 tiêu chí.<br />
* Mối liên quan của một số yếu tố với<br />
HCCH (tuổi và BMI):<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tạ Văn Bình. Hội chứng chuyển hoá,<br />
Người bệnh đái tháo đường cần biết. Nhà xuất<br />
bản Y học. 2004, tr.31-41.<br />
<br />
3. Võ Bảo Dũng, Trần Văn Trung, Nguyễn<br />
Ngọc Chất và CS. Hội chứng chuyển hoá ở BN<br />
đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh<br />
Bình Định (2003 - 2004). Kỷ yếu các đề tài nghiên<br />
cứu khoa học Hội nghị Nội tiết đái tháo đường<br />
miền Trung mở rộng lần IV. 2004, tr.231-236.<br />
4. Quách Hữu Trung, Hoàng Trung Vinh.<br />
Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá ở BN tăng<br />
huyếp áp. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa<br />
học Hội nghị Nội tiết - đái tháo đường miền<br />
Trung mở rộng lần thứ IV. 2004, tr.219-224.<br />
5. Nguyễn Thy Khuê, Nguyễn Thành Công.<br />
HCCH ở BN đái tháo đường týp 2. Kỷ yếu toàn<br />
văn các công trình nghiên cứu khoa học. Đại hội<br />
Hội Nội tiết - Đái tháo đường quốc gia Việt<br />
Nam lần thứ 3. 2005, tr.331-340.<br />
6. Park Y, Zhu S, Palaniappan L, et al. The<br />
metabolic syndrome. Prevalence and associated<br />
risk factor findings in the US population from the<br />
third. International Health and nutrition examination<br />
survey, 1988 - 1994. Arch Intern Med. 2003, 163,<br />
pp.427-436.<br />
7. Tenenbaum A. Matabolic syndrome and<br />
type 2 diabetes mellitus. Focus on peroxisame<br />
proliferator activated receptor (PPAR). Cardiovac<br />
Diabetol. 2003, 2 (1), 4.<br />
8. Teutsch SM, Alexander CM, Landsman PB,<br />
Haffner SM. NCEP - defined metabolic syndrome,<br />
diabetes and prevalenee of coronary artery<br />
disease among NHANES III participants age 50<br />
years and older. Diabetes. 2003, 52, pp.1210-214.<br />
<br />
- Ở PCQS > 35 tuổi, chưa tìm thấy mối<br />
liên quan giữa tuổi với tỷ lệ mắc HCCH.<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
Ngày nhận bài: 22/1/2013<br />
Ngày giao phản biện: 25/1/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013<br />
<br />
5<br />
<br />