intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Vĩnh Long. Và nghiên cứu trên 362 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện tỉnh Vĩnh Long, từ tháng 11/2008 đến tháng 8/2009.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br /> TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG<br /> Lê Thanh Đức*, Nguyễn Văn Trí**, Nguyễn Đức Công**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu-Mục đích : hội chứng chuyển hóa đã được xác định là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Căn nguyên<br /> hội chứng chuyển hóa chính là tình trạng đề kháng insulin, do đó tỉ lệ mắc hội chứng này khá cao trên bệnh nhân<br /> đái tháo đường típ 2. Tuy nhiên, tỉ suất bệnh sẽ thay đổi theo từng chủng tộc và vùng địa lý. Vì vậy, chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Vĩnh Long.<br /> Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 362 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện tỉnh<br /> Vĩnh Long, từ tháng 11/2008 đến tháng 8/2009. Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo tiêu chuẩn IDF cụ<br /> thể bao gồm béo bụng và thêm 2 trong 4 tiêu chuẩn tăng huyết áp, tăng triglyceride, giảm HDL, rối loạn đường<br /> huyết đói.<br /> Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF là 59% và xu hướng tăng theo tuổi. Tỉ suất hội<br /> chứng chuyển hóa ở nữ gặp nhiều hơn nam. Tăng triglyceride chiếm tỉ lệ cao nhất 87,1%, tăng huyết áp, giảm<br /> HDL-C và béo bụng tỉ lệ gần tương đương, lần lượt 67,8%; 64,7%; 65%; trong đó 49,1% bệnh nhân có đủ 5<br /> tiêu chuẩn hội chứng chuyển hoá. Nguy cơ hội chứng chuyển hóa tỉ lệ thuận với tuổi, BMI, thành tố của hội<br /> chứng chuyển hoá.<br /> Kết luận: hội chứng chuyển hóa thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tỉ lệ thay đổi tùy theo<br /> tiêu chuẩn chẩn đoán.<br /> Từ khóa: hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường típ 2, béo bụng, đề kháng insulin.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> METABOLIC SYNDROME IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN VINH LONG HOSPITAL<br /> Le Thanh Duc, Nguyen Van Tri, Nguyen Duc Cong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 270 - 275<br /> Background-Objectives: The relationship between metabolic syndrome and cardiovascular disease is<br /> well-etablished and consistent. The root cause of metabolic syndrome is insulin resistance, and it has a<br /> substantially increased in people with type 2 diabetes accordingly. However, the prevalence slightly varies in<br /> demographic and geographic conditions. We conducted a study to determine the prevalence of metabolic<br /> syndrome in Vinh Long hospital.<br /> Methods: A cross-sectional study of 362 subjects with type 2 diabetes in Vinh Long General Hospital from<br /> November 2008 to August 2009. Metabolic syndrome is defined according to the International Diabetes<br /> Federation (IDF) criteria, including abdominal obesity with at least two of high triglycerides, low high-density<br /> lipoprotein cholesterol, elevated blood pressure and high blood glucose.<br /> Results: The prevalence of metabolic syndrome using IDF criteria was 59% in subjects with type 2 diabetes,<br /> with higher rate in females than males. The highest proportion was hypertriglyceridaemia about 87.1%; rates of<br /> hypertension, decreased HDL-C and abdominal obesity was nearly equal 67.8%, 64.7%, 65% respectively. There<br /> was 49.1% patients meeting five criteria for the metabolic syndrome. The high prevalence of MS was associated<br /> with age, body mass index (BMI) and hypertension.<br /> * BV Đa Khoa Vĩnh Long, ** Bộ Môn Lão, ĐHYD TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS. Lê Thanh Đức<br /> ĐT: 0913175182<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Email:<br /> <br /> 271<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Conclusion: metabolic syndrome is extremely common in population of type 2 diabetes mellitus.<br /> Key words: metabolic syndrome, type 2 diabetes mellitus, abdominal obesity, insulin resistance<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hội chứng chuyển hóa bao gồm nhiều tình<br /> trạng như béo bụng-mỡ nội tạng, rối loạn đường<br /> huyết-tiền đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa<br /> lipid máu, tăng huyết áp. Nó được xác định như<br /> là yếu tố nguy cơ độc lập bệnh tim mạch và<br /> được cho rằng tồn tại trước khi xuất hiện bệnh<br /> đái tháo đường típ 2. Bệnh sinh của hội chứng<br /> này chủ yếu béo phì-béo bụng, đề kháng insulin<br /> và những tình trạng khác như cao tuổi, tình<br /> trạng tiền viêm, yếu tố tăng đông và vài yếu tố<br /> nội tiết(6). Phát hiện sớm hội chứng chuyển hóa<br /> và điều trị tích cực để làm giảm nguy cơ tim<br /> mạch lâu dài. Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán<br /> hội chứng chuyển hoá như của tổ chức y tế thế<br /> giới WHO(2); chương trình giáo dục quốc gia về<br /> cholesterol NCEP – ATP III(5); hiệp hội nội tiết<br /> lâm sàng Hoa kỳ (AACE)(6); liên đoàn đái tháo<br /> đường Quốc tế (IDF)(1,16). Tỉ lệ và biểu hiện hội<br /> chứng chuyển hóa thay đổi theo từng chủng tộc<br /> và vùng địa lý, đặc biệt cao trên nhóm bệnh<br /> nhân đái tháo đường. Do đó, chúng tôi tiến<br /> hành nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ hội chứng<br /> chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF ở bệnh nhân đái<br /> tháo đường típ 2 tại bệnh viện Vĩnh Long.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang<br /> Cỡ mẫu<br /> <br /> Nghiệm pháp dung nạp glucose: đường<br /> huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dL.<br /> Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo<br /> đường và đang điều trị thuốc hạ đường huyết<br /> hay insulin.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân đái tháo đường đang bị rối loạn<br /> chuyển hóa cấp.<br /> Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường<br /> típ 1.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá(1)<br /> Béo phì trung tâm, tiêu chuẩn dành cho<br /> người Châu Á: vòng eo nam ≥ 90cm và nữ ≥<br /> 80cm.<br /> Kết hợp 2 trong các yếu tố sau:<br /> Triglyceride ≥ 1,7mmol/l (150mg/dl) hoặc đã<br /> được chẩn đoán và đang điều trị đặc hiệu rối<br /> loạn lipid này.<br /> HDL - C < 1,03mmol/l (40mg/dl) đối với nam<br /> và < 1,29mmol/l (< 50mg/dl) đối với nữ hoặc đã<br /> được chẩn đoán và đang điều trị đặc hiệu rối<br /> loạn lipid này.<br /> Tăng huyết áp: HA tâm thu ≥ 130mmHg,<br /> HA tâm trương ≥ 85mmHg, hoặc đã được chẩn<br /> đoán và điều trị THA.<br /> Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l (100mg/dl)<br /> hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường típ 2.<br /> Định nghĩa biến số<br /> <br /> P = 0,62 từ nghiên cứu tác giả Mai Lê Hiệp(11).<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo<br /> đường theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ(3):<br /> Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL (≥ 7,0<br /> mmol/L); ít nhất 2 lần thử.<br /> Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (≥ 11,1<br /> mmol/L), kèm triệu chứng tăng đường huyết.<br /> <br /> 272<br /> <br /> Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) =<br /> Trọng lượng cơ thể (kg)/ (chiều cao cơ thể<br /> (m))2(kg/m2)<br /> Bảng 1: Phân loại chỉ số khối cơ thể<br /> Phân loại<br /> Thiếu cân<br /> Bình thường<br /> Thừa cân<br /> Béo phì độ 1<br /> Béo phì độ 2<br /> Béo phì độ 3<br /> <br /> BMI (kg/ m2)<br /> < 18,5<br /> 18,5 – 24,9<br /> 25 – 29,9<br /> 30 – 34,9<br /> 35 – 39,9<br /> ≥ 40<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> Đo vòng eo: đo bằng thước dây không co dãn,<br /> có độ chính xác tới 1 cm. Người được đo đứng<br /> thẳng, cân đối, hai chân song song, hai bàn chân<br /> dạng cách nhau 8-10 cm, thở đều, đo vào lúc thở<br /> ra nhẹ tránh co cơ. Đo buổi sáng khi chưa ăn<br /> uống, đo theo mặt phẳng nằm ngang qua điểm<br /> giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu,<br /> thường đo ngang qua rốn. Đo hai lần vào giữa<br /> thì thở ra, lấy trị số trung bình. Nếu khác biệt<br /> giữa hai lần đo ≥ 2cm thì sẽ đo lần ba rồi lấy trị<br /> số trung bình của hai lần đo có trị số gần nhất.<br /> Béo bụng khi:vòng bụng nam ≥ 90 cm và vòng<br /> bụng nữ ≥ 80cm<br /> Đo huyết áp: trước khi đo huyết áp phải đảm<br /> bảo bệnh nhân được nghỉ ngơi trước đó ít nhất<br /> 15 phút, không hút thuốc, uống rượu, cà phê<br /> trước đó ít nhất 60 phút.<br /> Đồng thời người khám phải giải thích để<br /> bệnh nhân yên tâm. Huyết áp được đo theo<br /> phương pháp Korotkoff. Phân độ huyết áp theo<br /> JNC VII.<br /> Bảng 2: Phân độ huyết áp theo JNC VII người ≥ 18<br /> tuổi<br /> Phân độ<br /> Bình thường<br /> Tiền THA<br /> THA độ I<br /> THA độ II<br /> THA tâm thu đơn độc<br /> <br /> HATT (mmHg)<br /> <br /> HATTr<br /> (mmHg)<br /> < 120<br /> < 80<br /> 120 – 139 và/ hoặc 80 – 90<br /> 140 – 159 và/ hoặc 90 – 99<br /> ≥ 160 và/ hoặc ≥ 100<br /> ≥ 140<br /> < 90<br /> <br /> Xử lý số liệu: nhập số liệu bằng phần mềm<br /> EpiData 3.1 và xử lý với phần mềm Stata 10.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian 9 tháng, chúng tôi thu thập<br /> được 363 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 theo<br /> tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> <br /> Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br /> Bảng 3: Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân đái<br /> tháo đường típ 2<br /> Giới tính: Nam<br /> Nữ<br /> Tuổi (±độ lệch chuẩn)<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> (N = 363)<br /> <br /> Phần trăm<br /> <br /> 90<br /> 273<br /> 57,9 ± 11<br /> <br /> 24,8<br /> 75,2<br /> <br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> <br /> < 40<br /> 40-49<br /> 50-59<br /> 60-69<br /> ≥ 70<br /> Thời gian ĐTĐ<br /> Vòng eo Nam<br /> Nữ<br /> Béo bụng<br /> BMI<br /> 1,7mmol/l chiếm tỉ lệ cao 83,5%.<br /> Giảm HDL – C ở bệnh nhân ĐTĐ giảm hoạt<br /> tính men lipoprotein lipase gây ứ đọng<br /> chylomecron, ít tạo ra phospholipid và ApoA1<br /> để tạo thành HDL. Thiếu ApoA1 làm giảm hoạt<br /> tính men lecithin-cholesteryl acyl-transferase<br /> làm giảm khả năng chuyên chở cholesterol tự do<br /> từ tế bào ngoại vi. Tăng hoạt tính men hepatic<br /> lipase làm thủy phân triglycerid từ HDL2 tạo<br /> HDL3 có kích thước nhỏ dễ bị dị hóa hơn. Trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ giảm HDL – C <<br /> 0,9mmol/l chỉ là 9,9%.<br /> Nồng độ LDL – C huyết thanh ở bệnh đái<br /> tháo đường có thể bình thường nhưng tăng LDL<br /> nhỏ, đậm đặc do giảm hoạt tính của men<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> lipoproterin lipase làm tăng VLDL giàu<br /> triglycerid, đây là tiền chất của LDL nhỏ đậm<br /> đặc. Tăng hoạt tính của men CETP và HL sẽ làm<br /> tăng tạo LDL nhỏ đậm đặc. Trong nghiên cứu<br /> này số trường hợp có nồng độ LDL – C > 3,4<br /> mmol/l chiếm 41%.<br /> Bảng 6: Tỉ lệ các kiểu tổ hợp tiêu chuẩn chẩn đoán<br /> hội chứng chuyển hóa theo IDF<br /> (n = 214)<br /> n %<br /> Tăng VE + ĐTĐ và tăng huyết áp<br /> 1 0,5<br /> Tăng VE + ĐTĐ và giảm HDL –C<br /> 4 1,9<br /> Tăng VE + ĐTĐ và tăng triglycerid<br /> 15 7,0<br /> Tăng VE + ĐTĐ + giảm HDL –C và tăng huyết áp 11 5,1<br /> Tăng VE + ĐTĐ + tăng triglycerid và giảm HDL-C 33 15,4<br /> Tăng VE + ĐTĐ + tăng triglycerid và tăng huyết 45 21,0<br /> áp<br /> Đủ 5 tiêu chuẩn<br /> 105 49,1<br /> Các kiểu tổ hợp<br /> <br /> Trong nghiên cứu này, chẩn đoán hội<br /> chứng chuyển hoá ngoài tiêu chuẩn vòng eo là<br /> bắt buộc, bệnh nhân đã đủ tiêu chuẩn đường<br /> huyết, nên chỉ xét đến tiêu chuẩn là huyết áp,<br /> triglycerid, HDL – C. Chúng tôi nhận thấy:<br /> Triglycerid ≥ 1,7mmol/l chiếm tỉ lệ cao nhất<br /> 92,5%, huyết áp ≥ 135/85mmHg chiếm tỉ lệ<br /> 75,7% và thấp nhất là HDL – C (< 1,03mmol/l ở<br /> nam và < 1,26mmol/l ở nữ) chiếm 71,5%. Trong<br /> nghiên cứu của Nguyễn Thành Công(13) quan<br /> sát 608 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại<br /> Trung tâm chẩn đoán y khoa nhận thấy: các<br /> tiêu chuẩn chẩn đoán để tạo ra HCCH, trong<br /> đó cao nhất là tăng huyết áp 84,5%, kế đến<br /> giảm HDL – C (70,3%), tăng triglycerid<br /> (63,2%), tăng vòng eo (76,7%). Một nghiên cứu<br /> khác của Mohsen(12) thì tăng huyết áp, tăng<br /> triglycerid, giảm HDL – C gần tương đương (tỉ<br /> lệ lần lượt 88,4%; 87,1%; 88,3%).<br /> Kết quả nghiên cứu Framingham cho thấy<br /> 25% đối tượng có HCCH có nguy cơ bệnh tim<br /> mạch, 20% nguy cơ bệnh mạch vành trong 5<br /> năm tiếp theo, đột quỵ não tăng 3 lần. Tỉ lệ tử<br /> vong ở đối tượng có HCCH tăng cao (12% so<br /> với 2,2%).<br /> Đối tượng có HCCH có đủ 5 tiêu chuẩn<br /> trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ cao 49,1%. Đây<br /> <br /> 275<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2