T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH<br />
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG TRONG 5 NĂM 2010 - 2014<br />
Vũ Văn Tâm*; Nguyễn Thị Quỳnh Diệp*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả chuyển phôi đông lạnh và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến<br />
tỷ lệ thành công của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh. Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu<br />
134 hồ sơ chuyển phôi đông lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng từ 2010 - 2014. Kết quả: tỷ lệ<br />
sống của phôi sau rã đông 89%, tỷ lệ có thai 57,6%, tỷ lệ thai lâm sàng 36,6%. Tỷ lệ thai<br />
tiến triển 27,6%. Các yếu tố ảnh hưởng: thời gian trữ lạnh phôi, chất lượng phôi trước trữ lạnh,<br />
phôi sau rã đông, chất lượng phôi chuyển, số lượng phôi chuyển. Kết luận: tỷ lệ thai tiến triển:<br />
27,6%. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: thời gian trữ lạnh phôi, chất lượng phôi trước trữ lạnh,<br />
phôi sau rã đông, chất lượng phôi chuyển, số lượng phôi chuyển.<br />
* Từ khóa: Hỗ trợ sinh sản; Thụ tinh trong ống nghiệm; Chuyển phôi đông lạnh.<br />
<br />
Results of Frozen Embryo Transfer at Haiphong Hospital of Obstetrics<br />
and Gynecology in 5 Years from 2010 to 2014<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the results of frozen embryo tranfer (FET) as well as its affected<br />
factors at the Center for Assisted Reproduction of Haiphong. Subject and methods:<br />
Retrospective descriptive study on 134 medical records of frozen embryo cryopreservation<br />
at Haiphong Hospital of Obstetrics and Gynecology from 2010 to 2014. Results: The<br />
percentage of embryos that survive thawing: 89%, pregnancy: 57.6%, clinical pregnancy: 36.6%,<br />
progressing pregnancy: 27.6%. The affected factors: the length of time frozen embryos, the quality of<br />
embryos before freezing, the quality of embryos after thawing, the quality and the number of<br />
transferred embryos. Conlusion: The percentage of progressing prengancy was 27.6%. The<br />
affected factors are the time frozen embryos, the quality of embryos before freezing and after<br />
thawing, the quality and the number of transferred embryos.<br />
* Key words: Assisted reproduction; In vitro fertilization; Frozen embryo transfer.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trữ lạnh phôi là một kỹ thuật bảo quản<br />
các phôi ở nguyên hiện trạng ban đầu<br />
trong một thời gian dài. Điều này có thể<br />
<br />
đạt được bằng cách lưu giữ phôi ở nhiệt<br />
độ của nitơ lỏng, làm ngưng phản ứng<br />
enzym nội bào, hô hấp, chuyển hóa…<br />
giúp chúng vẫn tiếp tục phát triển bình<br />
thường sau một thời gian dài đông lạnh [8].<br />
<br />
* Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Tâm (drvuvantam@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/04/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 22/05/2017<br />
<br />
28<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thành<br />
công của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh<br />
như tuổi của mẹ, chất lượng niêm mạc<br />
tử cung và chất lượng phôi sau rã đông…<br />
Trong đó, chất lượng phôi sau rã đông<br />
phụ thuộc vào kỹ thuật trữ lạnh và thời<br />
điểm trữ lạnh của phôi. Sự ra đời của kỹ<br />
thuật đông phôi thủy tinh hóa đã thể<br />
hiện ưu thế vượt trội trong các phương<br />
pháp trữ lạnh [9].<br />
Với mục đích đánh giá kết quả chuyển<br />
phôi đông lạnh của trung tâm và tìm ra<br />
những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành<br />
công của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết quả<br />
chuyển phôi đông lạnh tại Khoa Hỗ trợ<br />
Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng<br />
từ 1 - 2010 đến 12 - 2014 nhằm mục tiêu:<br />
- Đánh giá kết quả chuyển phôi đông<br />
lạnh của các trường hợp được thụ tinh<br />
trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ Sản<br />
Hải Phòng.<br />
- Nhận xét một số yếu tố liên quan đến<br />
tỷ lệ thai lâm sàng sau chuyển phôi đông<br />
lạnh ở các đối tượng trên.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Tất cả hồ sơ những trường hợp thụ tinh<br />
trong ống nghiệm (TTTON) tại Khoa Hỗ trợ<br />
Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng<br />
từ 1 - 2010 đến 12 - 2014.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả hồi cứu<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
Các trường hợp TTTON có chu kỳ<br />
chuyển phôi đông lạnh, có hồ sơ đầy đủ<br />
thông tin phục vụ nghiên cứu.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: các trường hợp<br />
TTTON chu kỳ chuyển phôi tươi, các hồ sơ<br />
không đủ thông tin nghiên cứu.<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu:<br />
Cỡ mẫu thuận tiện, hồ sơ của những<br />
trường hợp TTTON có chu kỳ chuyển phôi<br />
đông lạnh tại Khoa Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh<br />
viện Phụ sản Hải Phòng thỏa mãn các<br />
tiêu chuẩn, có 134 hồ sơ đủ tiêu chuẩn<br />
nghiên cứu.<br />
* Nhận định kết quả:<br />
- Tiêu chuẩn đáng giá phôi: dựa vào<br />
tỷ lệ các mảnh vỡ bào tương, tốc độ phân<br />
chia và độ đồng đều tế bào.<br />
- Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuyển<br />
phôi đông lạnh.<br />
+ Có thai: βhCG sau 14 ngày chuyển<br />
phôi ≥ 25 µUI/ml.<br />
+ Thai lâm sàng: siêu âm túi ối có tim<br />
thai sau chuyển phôi đông lạnh 4 tuần.<br />
+ Tỷ lệ thai lâm sàng: có túi ối, có tim<br />
thai/tổng số BN chuyển phôi.<br />
* Xử lý số liệu: số liệu được thu thập và<br />
xử lý trên chương trình SPSS 18.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br />
* Tuổi của đối tượng nghiên cứu:<br />
Tuổi ≤ 30: 67 BN (50%); 31 - 35 tuổi:<br />
45 BN (33,5%); 36 - 40 tuổi: 18 BN (13,5%);<br />
> 40 tuổi: 4 BN (3%).<br />
Từ 01 - 2010 đến 12 - 2014 chúng tôi<br />
đã nhận vào nghiên cứu 134 chu kỳ đông<br />
phôi vào giai đoạn phân chia sớm đủ tiêu<br />
chuẩn lựa chọn. Kết quả cho thấy độ tuổi<br />
trung bình 31,4 ± 4,91, nhưng thấp hơn<br />
so với nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và<br />
CS (2008) và các nghiên cứu trước đó.<br />
29<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
* Phân loại vô sinh:<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân loại vô sinh.<br />
Tỷ lệ vô sinh nguyên phát cao hơn (52%) so với vô sinh thứ phát (48%). Kết quả<br />
của chúng tôi khác với nghiên cứu chung về đối tượng TTTON tại Bệnh viện Phụ sản<br />
Trung ương năm 2003, tỷ lệ vô sinh nguyên phát 43,8% và thứ phát 56,2% [4]; tuy nhiên,<br />
kết quả này tương tự nghiên cứu của Zdravka Veleva (2013).<br />
* Nguyên nhân vô sinh:<br />
<br />
Vòi tử cung<br />
16.40%<br />
<br />
29.10%<br />
<br />
Rối loạn phóng noãn<br />
Lạc nội mạc tử cung<br />
<br />
27.60%<br />
9.70%<br />
1.50%<br />
15.70%<br />
<br />
Giảm dự trữ buồng trứng<br />
Nguyên nhân do chồng<br />
Chưa rõ nguyên nhân<br />
<br />
Biểu đồ 2: Nguyên nhân vô sinh.<br />
Nguyên nhân do vòi tử cung chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất (29,1%), tiếp đến là nhóm có<br />
nguyên nhân do chồng, chưa rõ nguyên<br />
nhân và nguyên nhân giảm dự trữ buồng<br />
trứng. Kết quả này tương tự nghiên cứu<br />
của Hán Mạnh Cường (2010): tổn thương<br />
vòi 63,9%, do tinh trùng chồng 27,2%, lạc<br />
nội mạc tử cung 1,4%, rối loạn phóng<br />
noãn 6,1% [5] hay trong nghiên cứu của<br />
30<br />
<br />
Vũ Thị Bích Loan (2008) có tỷ lệ vòi tử<br />
cung cao nhất (54%), do chồng 14%, xin<br />
noãn 13,5%, lạc nội mạc tử cung 4%, hội<br />
chứng buồng trứng đa nang 5,5% [1].<br />
Có thể nhận thấy các nghiên cứu ở<br />
Việt Nam, nhóm chỉ định do tắc vòi tử cung<br />
vẫn chiếm ưu thế, sau đó đến nguyên<br />
nhân do chồng và các nguyên nhân khác.<br />
Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung chiếm<br />
tỷ lệ thấp nhất (1,5%).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
2. Kết quả chuyển phôi đông lạnh ở trường họp TTTON.<br />
* Tỷ lệ phôi sống sót sau rã đông:<br />
Bảng 1:<br />
Tổng số phôi đã rã đông<br />
<br />
Tổng số phôi sống sau rã đông (số phôi chuyển)<br />
<br />
Tỷ lệ sống sót (%)<br />
<br />
418<br />
<br />
372<br />
<br />
89<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sống của phôi sau rã đông 89%, so với<br />
nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2006) trên 783 phôi đông ngày 2 và 230 phôi đông<br />
ngày 3 với kỹ thuật đông lạnh chậm cho thấy tỷ lệ sống của phôi ngày 2 sau rã là<br />
76,7%; ngày 3: 76,5% [6]. Theo Nguyễn Liên Hương (2007), tỷ lệ sống của phôi ngày<br />
2 tại cùng trung tâm là 81,2% [7]. Tỷ lệ sống của phôi cao vì từ năm 2010 đến nay,<br />
chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật đông phôi thủy tinh hóa, phương pháp này cho kết quả<br />
cao hơn kỹ thuật đông phôi chậm. Hơn nữa, kỹ năng thao tác và môi trường hóa chất<br />
tại trung tâm không ngừng được cải thiện.<br />
* Kết quả chuyển phôi đông lạnh:<br />
Bảng 2: Kết quả có thai.<br />
Kết quả có thai<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Có thai<br />
<br />
76<br />
<br />
56,7<br />
<br />
Thai lâm sàng<br />
<br />
49<br />
<br />
36,6<br />
<br />
Thai tiến triển<br />
<br />
37<br />
<br />
27,6<br />
<br />
Trẻ sinh sống<br />
<br />
37<br />
<br />
27,6<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, 76/134 (56,7%) chu kỳ chuyển phôi đông lạnh có thai.<br />
Tổng số 49/134 ca (36,6%); tỷ lệ thai tiến triển chiếm 27,6%. Kết quả của chúng tôi rất<br />
khả quan không chỉ ở trong nước, mà còn cao hơn khu vực và quốc tế [2, 4, 11].<br />
3. Các yếu tố liên quan tới kết quả có thai lâm sàng của chuyển phôi đông lạnh.<br />
* Liên quan giữa thời gian trữ phôi và tỷ lệ thai lâm sàng:<br />
Bảng 3:<br />
Có thai<br />
lâm sàng<br />
<br />
Thời<br />
gian<br />
(tháng)<br />
<br />
Không có<br />
thai lâm sàng<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
OR<br />
<br />
n = 49<br />
<br />
%<br />
<br />
n = 85<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
≤ 12<br />
<br />
39<br />
<br />
39<br />
<br />
61<br />
<br />
61<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
> 12<br />
<br />
10<br />
<br />
29,4<br />
<br />
24<br />
<br />
70,5<br />
<br />
34<br />
<br />
100<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
p<br />
<br />
0,66 - 2,38<br />
<br />
0,57<br />
<br />
1,32<br />
<br />
31<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
Để đánh giá mối liên quan giữa thời gian bảo quản phôi và tỷ lệ thai lâm sàng, chúng tôi<br />
chia thời gian bảo quản phôi thành 2 nhóm: trên và dưới 12 tháng. Khi phân tích 2 nhóm,<br />
nhận thấy khả năng có thai lâm sàng giảm khi thời gian lưu trữ phôi tăng, tỷ lệ thai<br />
lâm sàng của nhóm trữ lạnh phôi < 12 tháng gấp 1,32 lần nhóm trữ lạnh > 12 tháng.<br />
Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 95%CI (0,66 - 2,38), (p > 0,05).<br />
* Liên quan giữa chất lượng phôi trước trữ lạnh và tỷ lệ thai lâm sàng:<br />
Bảng 4:<br />
Chất lượng<br />
phôi<br />
<br />
Không có<br />
thai lâm sàng<br />
<br />
Có thai lâm sàng<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhóm I<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
100<br />
<br />
5<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhóm II<br />
<br />
22<br />
<br />
28,2<br />
<br />
56<br />
<br />
71,8<br />
<br />
78<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhóm III<br />
<br />
27<br />
<br />
52,9<br />
<br />
24<br />
<br />
47,1<br />
<br />
51<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
49<br />
<br />
85<br />
<br />
0,004<br />
<br />
134<br />
<br />
Khi phân tích mối liên quan giữa chất lượng phôi trước trữ lạnh với tỷ lệ thai lâm<br />
sàng của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao nhất<br />
ở các phôi trước trữ lạnh thuộc nhóm III (52,9%); thấp nhất ở các phôi nhóm I (0%).<br />
Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
* Liên quan giữa chất lượng phôi sau rã đông và tỷ lệ thai lâm sàng:<br />
Bảng 5:<br />
Chất lượng<br />
phôi sau rã<br />
đông<br />
<br />
Có thai lâm sàng<br />
<br />
Không có thai lâm<br />
sàng<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhóm I<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
100<br />
<br />
9<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhóm II<br />
<br />
22<br />
<br />
27,2<br />
<br />
59<br />
<br />
72,8<br />
<br />
81<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhóm III<br />
<br />
27<br />
<br />
61,4<br />
<br />
17<br />
<br />
38,6<br />
<br />
44<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
49<br />
<br />
85<br />
<br />
0.000<br />
<br />
134<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thai lâm sàng cao nhất ở phôi sau rã đông<br />
thuộc nhóm III (61,4%); thấp nhất ở nhóm I (0%). Sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng<br />
giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
32<br />
<br />