Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION KIM LOẠI NẶNG<br />
TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA VẬT LIỆU KHUNG CƠ KIM<br />
TRÊN CƠ SỞ Fe (III)<br />
Nguyễn Thị Hoài Phương1*, Lê Thanh Bắc1, Ninh Đức Hà1, Nguyễn Hữu Trọng2<br />
Tóm tắt: Vật liệu khung cơ kim được tạo thành bởi các ion kim loại hoặc các<br />
cụm ion kim loại và các chất liên kết hữu cơ, đã trở thành một họ vật liệu xốp<br />
quan trọng do các tính chất độc nhất về cấu trúc cũng như ứng dụng của chúng.<br />
Vật liệu khung cơ kim trên cơ sở Fe (III) là một trong những vật liệu khung quan<br />
trọng nhất trong các lĩnh vực ứng dụng như tích trữ khí, tách phân tử cũng như<br />
vật liệu xúc tác hoặc hấp phụ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo một<br />
phương pháp phân hủy nhiệt đơn giản để chế tạo MIL-Fe và xác định đặc trưng<br />
vật liệu bằng các phương pháp SEM, XRD và BET. Các thí nghiệm được tiến hành<br />
để đánh giá khả năng hấp phụ ion kim loại nặng của vật liệu MIL-Fe. Kết quả cho<br />
thấy rằng đây là vật liệu rất có tiềm năng trong việc loại bỏ có hiệu quả các ion<br />
kim loại nặng trong môi trường nước.<br />
Từ khóa: MOF; MIL; Ion kim loại nặng; Hấp phụ; Môi trường.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đi đôi với sự phát triển các ngành công<br />
nghiệp, nông nghiệp… thì vấn đề giải quyết môi trường không kém phần quan<br />
trọng. Trong đó, việc xử lý nước thải và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm đang trở nên<br />
cần thiết và cấp bách. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều phương pháp để<br />
xử lý nước, trong đó, các phương pháp hóa lý được ứng dụng phổ biến như hấp<br />
phụ, keo tụ, oxi hóa…[1-3]. Trong những năm qua, xu hướng nghiên cứu các vật<br />
liệu tiên tiến có kích thước nano hoặc vật liệu mao quản có diện tích bề mặt riêng<br />
lớn làm chất hấp phụ và xúc tác để xử lý các chất gây ô nhiễm nước được quan tâm<br />
và ứng dụng rộng rãi [4, 5].<br />
Bên cạnh các vật liệu mao quản truyền thống như than hoạt tính, vật liệu zeolit<br />
đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hấp phụ, tách chất, xúc tác,<br />
một loại vật liệu mới - vật liệu khung hữu cơ kim loại đã được điều chế và đang<br />
thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu khám phá những ứng dụng<br />
vượt trội của chúng trong các lĩnh vực hấp phụ, xúc tác [6-9].<br />
Vật liệu khung kim loại - hữu cơ (Metal Organic Frameworks - MOFs) là loại<br />
vật liệu cấu trúc nano, được kết tinh từ kim loại và các hợp chất hữu cơ: gồm các<br />
ion hoặc cluster kim loại liên kết với nhau bởi các cầu nối hữu cơ như phosphonat,<br />
cacboxylate hoặc sulfonate tạo thành một cấu trúc không gian ba chiều với những<br />
lỗ xốp có kích thước ổn định. MIL-Fe (MIL: Material Institute Lavoisier) là một<br />
trong nhiều họ của vật liệu MOFs. Vật liệu MIL-Fe có diện tích bề mặt khá lớn:<br />
1820 m2/g (theo BET), thể tích lỗ xốp đạt 0,85 cm3/g [10]. Với diện tích bề mặt<br />
riêng rất lớn, đồng thời, có thể tích lỗ xốp cao là cơ sở để đưa vật liệu MIL-<br />
100(Fe) ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hấp phụ khí, lưu trữ khí, hấp<br />
phụ chất hữu cơ, xúc tác, làm chất mang… [10, 11]. Trong nghiên cứu này, chúng<br />
tôi đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc trưng vật liệu tổng hợp từ Fe (III) với<br />
axit benzentricacboxylic và khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng trong môi<br />
trường nước.<br />
<br />
<br />
204 N. T. H. Phương, L. T. Bắc, …, “Nghiên cứu khả năng hấp thụ… trên cơ sở Fe (III).”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất, dụng cụ<br />
a. Hóa chất<br />
- Axit 1,3,5-benzentricacboxylic (H3BTC).<br />
- Dung môi: etanol C2H5OH, N,N-dimetyl formamid HCON(CH3)2 (DMF),<br />
- Muối Fe(NO3)3.9H2O, Pb(CH3COO)2.3H2O, Na2HAsO4.7H2O,<br />
Cr(NO3)3.9H2O.<br />
b. Dụng cụ<br />
- Bình autoclave dung tích 100 ml.<br />
- Tủ ổn nhiệt Ketong 300oC.<br />
- Máy ly tâm Hettich zentifugen EBA21.<br />
- Máy hút chân không Vacsound.<br />
2.2. Tổng hợp và đánh giá đặc trưng vật liệu<br />
a. Tổng hợp vật liệu<br />
- Hỗn hợp phản ứng được chuẩn bị theo tỷ lệ 5,183g Fe(NO3)3.9H2O, 2,625g<br />
H3BTC và 90ml nước cất, khuấy đều trong 30 phút.<br />
- Hỗn hợp được cho vào autoclave kín, sau đó được đặt vào tủ ổn nhiệt gia<br />
nhiệt đến 150oC trong 8 giờ.<br />
- Hỗn hợp dung dịch sau phản ứng được lọc lấy kết tủa, ngâm rửa với DMF<br />
trong 6 giờ ở 80oC để loại bỏ axit dư và muối dư. Sau đó ngâm rửa nhiều lần bằng<br />
nước cất để loại bỏ dung môi DMF.<br />
- Sấy sản phẩm trong tủ sấy ở 120oC, bảo quản trong bình thủy tinh kín.<br />
b. Đánh giá đặc trưng vật liệu<br />
- Xác định thành phần hóa học của vật liệu bằng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (EDX)<br />
trên thiết bị Pro X’Pert.<br />
- Xác định hình thái học của vật liệu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét<br />
SEM trên thiết bị Hitachi S-4600.<br />
- Xác định diện tích bề mặt thông qua phương pháp hấp phụ - giải hấp khí N2<br />
theo phương trình BET trên thiết bị NOVA station B.<br />
2.3. Đánh giá khả năng hấp phụ ion kim loại nặng<br />
Nồng độ ban đầu trong dung dịch của các ion kim loại nặng được lựa chọn lần<br />
lượt là 100 mg/l Fe3+, 20mg/l Pb2+, 10 mg/l Cr3+, 1 mg/l As (V). Tiến hành quá<br />
trình hấp phụ của 0,01 g vật liệu MIL-Fe đối với 50 ml dung dịch cần xử lý trong<br />
60 phút có sử dụng khuấy. Xác định nồng độ ion kim loại trong dung dịch sau khi<br />
đã lọc tách phần vật liệu hấp phụ bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS trên<br />
thiết bị Contra 700.<br />
Hiệu quả và dung lượng hấp phụ của vật liệu được xác định theo công thức sau:<br />
(C Ci ) (C Ci ).V<br />
H 0 .100% và q 0<br />
C0 m<br />
Trong đó:<br />
H là hiệu quả hấp phụ (%);<br />
q là dung lượng hấp phụ (mg/g);<br />
Co và Ci là nồng độ ion kim loại nặng dung dịch ban đầu và dung dịch sau<br />
xử lý (mg/l);<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 205<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
V là thể tích dung dịch hấp phụ (l);<br />
m là khối lượng vật liệu hấp phụ sử dụng (g).<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Đặc trưng vật liệu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Ảnh SEM mẫu vật liệu MIL-Fe.<br />
Vật liệu thu được có màu vàng nhạt, hạt nhỏ mịn. Kết quả chụp SEM cho thấy<br />
dạng hạt của MIL-100 có dạng hình bát diện kích thước từ 200 ÷ 500nm (hình 1).<br />
Hình dạng hạt đồng đều theo kiểu bát diện chứng tỏ vật liệu được hình thành và phát<br />
triển theo một trật tự nhất định. Trên giãn đồ nhiễu xạ tia X (hình 2) thấy xuất hiện<br />
các peak ở 6,344o; 10,350o; 11,080o được đặc trưng vật liệu mao quản trung bình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ nhiễu xạ tia X (trái) và đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 (phải)<br />
của MIL-Fe.<br />
Diện tích bề mặt của vật liệu MIL-Fe được xác định thông qua phương pháp<br />
hấp phụ đẳng nhiệt tính theo phương trình BET cho kết quả đạt đến 1.797,561<br />
m2/g (theo BET) với thể tích lỗ xốp vật liệu đạt tới 0,838 cm3/g. Vật liệu có cấu<br />
trúc dạng khung với mao quản trung bình được sắp xếp một cách trật tự là đặc<br />
điểm của vật liệu khung cơ kim. Với diện tích bề mặt riêng lớn, vật liệu MIL-Fe có<br />
nhiều hứa hẹn trong các ứng dụng như hấp phụ, xúc tác, tích trữ khí, chất mang…<br />
Trong nghiên cứu này, vật liệu MIL-Fe đã được thử nghiệm đánh giá khả năng hấp<br />
phụ các ion kim loại nặng trong môi trường nước định hướng ứng dụng hấp phụ xử<br />
lý nước thải.<br />
3.2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại nặng<br />
<br />
<br />
206 N. T. H. Phương, L. T. Bắc, …, “Nghiên cứu khả năng hấp thụ… trên cơ sở Fe (III).”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Tiến hành quá trình hấp phụ của 0,01 g vật liệu MIL-Fe đối với 50 ml dung<br />
dịch cần xử lý trong 60 phút có sử dụng khuấy. Kết quả được ghi lại tại bảng 1<br />
dưới đây:<br />
Bảng 1. Hiệu quả hấp phụ ion kim loại nặng của vật liệu MIL-Fe.<br />
Đối tượng hấp Nồng độ, mg/l Hiệu quả hấp phụ, H<br />
TT<br />
phụ Ban đầu Sau hấp phụ (%)<br />
1 Fe3+ 99,76 65,26 34,58<br />
2 Pb2+ 20,08 2,43 87,90<br />
3 Cr3+ 9,99 7,31 26,83<br />
4 As (V) 0,994 0,298 70,02<br />
Căn cứ theo hiệu quả hấp phụ các ion kim loại nặng trong môi trường nước,<br />
vật liệu khung cơ kim trên cơ sở sắt có thể sử dụng để hấp phụ xử lý nước thải có<br />
chứa các ion kim loại nặng nêu trên. Tuy nhiên, khả năng hấp phụ của vật liệu đối<br />
với từng ion ở các nồng độ khác nhau là khác nhau. Trong số các kim loại đã lựa<br />
chọn, vật liệu MIL-Fe hấp phụ tốt chì và asen, trung bình đối với sắt và kém đối<br />
với crôm.<br />
Để xác định dung lượng hấp phụ cực đại của vât liệu MIL-Fe đối với các ion<br />
kim loại, tiến hành quá trình 0,01 g vật liệu hấp phụ với các nồng độ của Pb2+,<br />
As(V) và Fe3+ trong 24 giờ. Kết quả được chỉ ra ở bảng 2 dưới đây:<br />
Bảng 2. Dung lượng hấp phụ của MIL-Fe ở các nồng độ ion kim loại khác nhau.<br />
TT Đối tượng hấp phụ C0 Ct Q, mg/g Ct/Q<br />
1 Pb2+ 9,92 0,72 46,00 0,01565<br />
20,08 2,43 88,25 0,02754<br />
38,01 5,63 161,93 0,03474<br />
79,65 32,75 234,50 0,13966<br />
99,87 52,33 237,70 0,22015<br />
2 As (V) 1,01 0,13 4,41 0,02974<br />
2,02 0,22 9,02 0,02440<br />
4,10 1,02 15,45 0,06572<br />
5,02 1,14 19,37 0,05897<br />
10,21 4,49 28,62 0,15685<br />
3 Fe3+ 10,08 1,30 43,90 0,02961<br />
19,33 4,20 75,65 0,05552<br />
50,21 21,53 143,40 0,15014<br />
74,88 41,28 168,00 0,24571<br />
99,76 65,26 172,50 0,37832<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 207<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của các ion kim loại trên MIL-Fe.<br />
Dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu với các ion được xác định thông qua<br />
hệ số góc của phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir:<br />
1<br />
qmax , trong đó, tgα là hệ số góc của phương trình thực nghiệm:<br />
tg<br />
Ct = tgα.Ct/Q + β<br />
Từ đó, ta xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu MIL-Fe đối<br />
với từng ion như sau:<br />
Bảng 3. Dung lượng hấp phụ cực đại của MIL-Fe đối với các ion kim loại nặng.<br />
Đối tượng hấp Hệ số góc Hệ số hồi quy, Dung lượng hấp phụ cực đại,<br />
TT<br />
phụ tgα R2 mg/g<br />
2+<br />
1 Pb 0,0039 0,9991 256,41<br />
2 As (V) 0,0053 0,9987 188,68<br />
3+<br />
3 Fe 0,0296 0,9856 33,78<br />
Kết quả cho thấy, vật liệu MIL-Fe có khả năng hấp phụ được các ion kim loại<br />
nhưng với hiệu quả khác nhau. Đánh giá hiệu quả hấp phụ được thông qua dung<br />
lượng hấp phụ cực đại của vật liệu cho thấy trong số các ion kim loại lựa chọn<br />
khảo sát, vật liệu liệu MIL-Fe có khả năng hấp phụ tốt Pb2+ khi đạt giá trị 256,41<br />
mg/g, trong khi đó, với As(V) mà ion được hấp phụ ở đây là AsO43- đạt 188,68<br />
mg/g và hấp phụ kém Fe3+ với dung lượng cực đại chỉ đạt 33,78 mg/g. Điều này<br />
cho thấy, mặc dù vật liệu hấp phụ chỉ chọn lọc với từng ion khác nhau, tuy nhiên,<br />
việc sử dụng vật liệu MIL-Fe để xử lý nước thải có chứa nhiều ion kim loại cho<br />
thấy nhiều khả quan. Một mô hình xử lý ion kim loại nặng trong dung dịch nước<br />
<br />
<br />
208 N. T. H. Phương, L. T. Bắc, …, “Nghiên cứu khả năng hấp thụ… trên cơ sở Fe (III).”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
được đề xuất dưới đây nhằm mục đích mang thêm sự lựa chọn cho các nhà quản lý<br />
và khống chế ô nhiễm môi trường.<br />
3.3. Xây dựng mô hình xử lý nước thải chứa ion kim loại<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1- Đầu vào dung dịch<br />
2- Lớp bông giữ vật liệu<br />
3- Lớp vật liệu hấp phụ<br />
4- Khóa van điều chỉnh<br />
5- Đầu ra dung dịch<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Mô hình xử lý nước thải chứa ion kim loại nặng.<br />
Nước thải được lấy tại cống thải gần Công ty Cổ phần Pin Văn Điển (số 72<br />
đường Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội) được xác định nồng độ các ion ban<br />
đầu sau đó được cho chảy qua cột có nhồi 0,05 g vật liệu được trải đều trên bề mặt<br />
lớp bông để diện tích tiếp xúc của nước thải với vật liệu là cao nhất. Lưu lượng<br />
dung dịch đi qua lớp vật liệu được điều chỉnh thông qua van số 4 trong sơ đồ. Kết<br />
quả hấp phụ các ion kim loại nặng theo lưu lượng dòng chảy của dung dịch được<br />
xác định và chỉ ra ở bảng 4 sau đây:<br />
Bảng 4. Kết quả hấp phụ ion kim loại nặng trong nước thải thực tế<br />
theo mô hình đề xuất.<br />
Nồng độ ion kim loại nặng trong nước thải,<br />
Đối Hiệu quả hấp phụ (%)<br />
TT mg/l<br />
tượng<br />
C0 C10 C25 C50 H10 H25 H50<br />
2+<br />
1 Pb 24,06 7,198 9,988 13,42 70,08 58,49 44,22<br />
2 As (V) 0,592 0,482 0,528 0,539 18,58 10,81 8,95<br />
<br />
Kết quả khảo sát cho thấy khi tăng lưu lượng dòng chảy, hiệu quả hấp phụ của<br />
vật liệu giảm nhanh chóng. Vì thế, để hiệu quả xử lý nước thải theo mô hình đề<br />
xuất cần duy trì lưu lượng khoảng 10 ml/phút. Mặt khác, khi trong nước thải có<br />
chứa hỗn hợp nhiều ion kim loại, vật liệu hấp phụ tương đối có chọn lọc, trong đó<br />
vật liệu thể hiện là có khả năng hấp phụ chì tốt hơn asen.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 209<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất hấp<br />
phụ vào lưu lượng dòng chảy.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Vật liệu khung cơ kim trên cơ sở sắt với phối tử là axit benzentricacboxylic cho<br />
thấy có khả năng hấp phụ xử lý các ion kim loại nặng trong môi trường nước.<br />
Dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu này đối với Pb2+, As (V) và Fe3+ lần lượt<br />
là 256,41 mg/l; 188,68 mg/l và 33,78 mg/l. Vật liệu có thể sử dụng trong thực tiễn<br />
để xử lý nước thải có chứa Pb2+, As (V) với mô hình chảy qua cột hấp phụ với lưu<br />
lượng đề xuất là 10 ml/phút.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Trần Thị Phương, Luận văn thạc sĩ “Phân tích và đánh giá hàm lượng kim<br />
loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại hai hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn<br />
của Thành phố Hà Nội”, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, (2012).<br />
[2]. Trần Thị Phả, Hoàng Thị Mai Anh, Hà Thị Lan, "Đánh giá sự ô nhiễm kim<br />
loại nặng trong môi trường đất sau khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ sắt<br />
Trại Cau - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và công<br />
nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 78, tập 2, trang 93-96, (2010).<br />
[3]. Nguyễn Thị Mai Hương, Lê Thị Phương Quỳnh, Nguyễn Thị Bích Ngọc,<br />
Christina Seilder, Matthias Kaendler, Dương Thị Thủy, Hàm lượng một số<br />
kim loại nặng trong môi trường đất và nước vùng canh tác nông nghiệp (hoa<br />
- rau - cây ăn quả) tại xã Phú Diễn và xã Tây Tựu (Hà Nội), Tạp chí Khoa<br />
học và Công nghệ, số 50, tập 6, trang 491-496, (2012).<br />
[4]. Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion trong kĩ thuật xử lí nước và nước<br />
thải, Nxb Thống kê, Hà Nội.<br />
[5]. Nguyễn Phương, Nguyễn Phương Đông, Hạ Quang Hưng, "Những vấn đề môi<br />
trường trong khai thác khoáng sản rắn và giải pháp giảm thiểu", Tuyển tập<br />
báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 20, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, trang<br />
116-126, (2012).<br />
[6]. Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Thị Hương Giang, Đỗ Quang Trung, Nguyễn<br />
Thị Huệ (2013), Nghiên cứu đặc tính hấp phụ Hg(II) trong nước của than<br />
<br />
<br />
210 N. T. H. Phương, L. T. Bắc, …, “Nghiên cứu khả năng hấp thụ… trên cơ sở Fe (III).”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hoạt tính biến tính bằng dung dịch Kali iodua, Tạp chí Phân tích Hoá, Lý và<br />
Sinh học, T18(3) 22-28.<br />
[7]. González, P. G., & Pliego-Cuervo, Y. B. (2014). Adsorption of Cd(II), Hg(II)<br />
and Zn(II) from aqueous solution using mesoporous activated carbon<br />
produced from Bambusa vulgaris striata. Chemical Engineering Research and<br />
Design, 92(11), 2715–2724.<br />
[8]. Zorpas A., Constantinides, T., Vlyssides, A.G., Haralambous, I., Loizidou, M,<br />
Heavy metal uptake by natural zeolite and metals partitioning in sewage<br />
sludge compost, Bioresource Technology, Vol 72, pp. 113–119., (1999).<br />
[9]. Nguyễn Thị Hoài Phương, Ninh Đức Hà, Đặng Thị Huế (2016), “Nghiên cứu<br />
khả năng hấp phụ hợp chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước của vật<br />
liệu MIL-100(Fe), Tạp chí Hóa học, số 5e (54), p.p 338-342.<br />
[10]. M. G. Plaza, A. M. Ribeiro, A. Ferreira, J. C. Santos, Y. K. Hwang, Y. -K.<br />
Seo, U. -H. Lee, J. -S. Chang, J. M. Loureiro, and A. E. Rodrigues (2012),<br />
“Microporous and Mesoporous Materials” 153, 178-190.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING ON HEAVY METAL ION ADSORPTION BEHAVIOUR IN<br />
AQUEOUS SOLUTION OF FE(III) BASED METAL-ORGANIC FRAMEWORK<br />
Metal-organic frameworks which are constructed from metal ions or<br />
metal ion clusters and bridging organic linkers, have recently emerged as an<br />
important family of porous materials due to their unique structural and<br />
functional properties. Metal-organic framework which bases on Fe (III) is<br />
one of the important metal-organic frameworks for highly practical<br />
application in gas storage, separation molecules, as a catalytic or adsorption<br />
material. In this study, we report a facile thermal decomposition route to<br />
fabricate a MIL-Fe and charac-terizing by using SEM, XRD and BET. Batch<br />
experiments were carried out to evaluate the heavy metal ion adsorption<br />
behavior of the MIL-Fe material. The result showed that it is very promising<br />
candidate for effective removal of heavy metal ion from aqueous solution.<br />
Keywords: MOF, MIL, Heavy metal ion, Adsorption, Environment.<br />
<br />
Nhận bài ngày 13 tháng 7 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 25 tháng 8 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Hóa học - Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Đại học Quy Nhơn.<br />
*<br />
Email: hoaiphuong.hvc@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 211<br />