T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ<br />
VỎ LẠC ĐỐI VỚI CÁC ION Cd2+ VÀ Mn2+ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC<br />
Nguyễn Thùy Dương, Lê Hữu Thiềng ( Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Ô nhiễm nguồn nước đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng của toàn cầu. Đặc biệt<br />
với một nước đang phát triển như nước ta, nguồn nước thải của các khu công nghiệp, khu chế<br />
xuất,… thường chứa nhiều ion kim loại nặng như: Cu2+, Mn2+, Pb2+, Cd2+,…Những ion này với<br />
hàm lượng vượt quá tiêu chuNn cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không nhỏ<br />
đến sức khỏe con người.<br />
Tận dụng các phụ phNm nông nghiệp chế tạo thành vật liệu hấp phụ (VLHP) để xử lý<br />
nước thải đang được nhiều người quan tâm. Hướng nghiên cứu này có nhiều ưu điểm là sử dụng<br />
nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, không làm nguồn nước bị ô nhiễm thêm [2].<br />
Vỏ lạc là một phế thải rất phổ biến ở Việt Nam, có sản lượng hàng năm lên tới trên 150<br />
nghìn tấn. Thành phần chủ yếu của vỏ lạc là xenlulozơ, hemixenlulozo, lignin, …[1] có chứa<br />
nhóm chức hiđroxyl, thuận lợi cho việc chế tạo vỏ lạc thành VLHP.<br />
2. Thực nghiệm<br />
2.1. Quy trình chế tạo VLHP từ nguyên liệu vỏ lạc<br />
Vỏ lạc nguyên liệu được nghiền nhỏ bằng máy nghiền bi. Lấy 25g nguyên liệu cho vào<br />
cốc chứa 500ml dung dịch NaOH 0,1M, khuấy đều trong 120 phút, lọc lấy phần bã rắn, rửa sạch<br />
bằng nước cất đến môi trường trung tính, sấy khô ở 85-90oC. Sau đó, phần bã rắn tiếp tục cho<br />
vào cốc chứa 150ml dung dịch axit xitric 0,6M khuấy trong 30 phút, lọc lấy bã rắn, sấy ở 50oC<br />
trong 24 giờ, nâng nhiệt độ lên 120oC trong 90 phút. Cuối cùng, rửa bằng nước cất nóng tới môi<br />
trường trung tính và sấy khô ở 85-90oC, thu được VLHP [3].<br />
2.2. Khảo sát khả năng hấp phụ các ion Cd2+ và Mn2+ trên VLHP<br />
a. Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ của VLHP<br />
Cho một lượng chính xác VLHP vào một thể tích xác định dung dịch chứa từng ion kim<br />
loại Cd2+ và Mn2+ có nồng độ ban đầu khác nhau. Khảo sát quá trình hấp phụ trong các khoảng<br />
thời gian từ 10 đến 120 phút. Xác định nồng độ còn lại của ion kim loại trong các dung dịch<br />
bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử(AAS)<br />
b. Khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP<br />
Cho một lượng xác định VLHP vào dung dịch chứa từng ion kim loại Cd2+ và Mn2+ với<br />
các nồng độ ban đầu Ci khác nhau. Khảo sát quá trình hấp phụ trong khoảng thời gian đạt cân<br />
bằng hấp phụ ở trên. Xác định nồng độ cân bằng Cf của các ion kim loại. Tính dung lượng hấp<br />
phụ theo công thức:<br />
q=<br />
<br />
(C − C ).V<br />
i<br />
<br />
f<br />
<br />
(V: thể tích dung dịch ion kim loại, m: khối lượng VLHP)<br />
<br />
m<br />
Dung lượng hấp phụ cực đại qmax của VLHP được tính theo phương trình hấp phụ đẳng<br />
nhiệt Langmuir dạng tuyến tính:<br />
126<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Cf<br />
q<br />
<br />
=<br />
<br />
1<br />
q max<br />
<br />
Cf +<br />
<br />
1<br />
q max b<br />
<br />
(b: hằng số)<br />
<br />
c. Khảo sát khả năng hấp phụ của VLHP bằng phương pháp hấp phụ động trên cột<br />
Dội liên tục dung dịch chứa từng ion Cd2+ và Mn2+ với nồng độ ban đầu Ci xác định qua<br />
cột chứa VLHP với tốc độ dòng là 2ml/phút. Thể tích của VLHP trên cột là 10ml và thể tích<br />
này gọi là 1 bed volume. Cứ sau 10ml dung dịch (1 bed volume) dội qua cột tiến hành lấy mẫu<br />
để phân tích hàm lượng ion kim loại còn lại Cf trong dung dịch. Lặp lại thao tác trên đến tổng<br />
thể tích dung dịch dội qua cột là 200ml.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Kết quả khảo sát một số đặc điểm bề mặt của VLHP<br />
Nguyên liệu vỏ lạc ban đầu được xử lý bằng NaOH để loại bỏ các pigmen màu và các<br />
hợp chất hữu cơ dễ hòa tan, tiếp tục được este hóa bằng axit xitric. Kết quả của quá trình xử lý<br />
được thể hiện qua phổ hồng ngoại (IR) thông qua sự dịch chuyển của nhóm cacbonyl từ vùng số<br />
sóng 1737.86 cm-1 tới 1728.22 cm-1 (hình 1 và hình 2).<br />
<br />
Hình 1: Phổ IR của nguyên liệu ban đầu<br />
<br />
Hình 2: Phổ IR của VLHP<br />
<br />
Tiến hành chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) của nguyên liệu ban đầu và VLHP,<br />
quan sát thấy VLHP có độ xốp cao hơn và diện tích bề mặt lớn hơn rõ rệt (hình 3 và hình 4).<br />
<br />
Hình 3: Ảnh chụp SEM của nguyên liệu<br />
<br />
Hình 4: Ảnh chụp SEM của VLHP<br />
<br />
127<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
3.2. Kết quả khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ của VLHP<br />
Các kết quả thực nghiệm cho thấy, khi sử dụng VLHP, thời gian đạt cân bằng của Cd2+<br />
là 20 phút và của Mn2+ là 70 phút (bảng 1 và hình 5).<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của thời gian đến sự hấp phụ<br />
Thời<br />
(phút)<br />
<br />
gian<br />
<br />
Nồng độ<br />
(mg/l)<br />
<br />
cân<br />
<br />
bằng<br />
200<br />
180<br />
<br />
Mn2+<br />
183,71<br />
<br />
10<br />
<br />
36,98<br />
<br />
143,00<br />
<br />
20<br />
<br />
34,03<br />
<br />
141,34<br />
<br />
40<br />
<br />
34,19<br />
<br />
139,02<br />
<br />
70<br />
<br />
33,99<br />
<br />
133,89<br />
<br />
110<br />
<br />
34,05<br />
<br />
133,78<br />
<br />
150<br />
<br />
34,10<br />
<br />
133,80<br />
<br />
160<br />
140<br />
N ồng độ (m g/l)<br />
<br />
0<br />
<br />
Cd2+<br />
103,60<br />
<br />
120<br />
100<br />
<br />
Cd<br />
<br />
80<br />
<br />
Mn<br />
<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
Thời gian (phút)<br />
<br />
Hình 5: Ảnh hưỏng của thời gian đến sự hấp phụ<br />
<br />
3.3. Kết quả khảo sát dung lượng hấp phụ Cd2+ và Mn2+ của VLHP<br />
Khảo sát quá trình hấp phụ các ion Cd2+ và Mn2+ trên VLHP theo phương trình hấp phụ<br />
đẳng nhiệt Langmuir thu được kết quả: dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối với Cd2+ là<br />
6,56mg/g và Mn2+ là 3,04mg/g. Các kết quả thực nghiệm cho thấy, sự hấp phụ các ion Cd2+ và<br />
Mn2+ được mô tả khá tốt theo phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir (bảng 2, bảng 3, hình<br />
6 và hình 7).<br />
Bảng 2: Sự phụ thuộc của tỉ số giữa nồng độ cân<br />
bằng và dung lượng hấp phụ vào nồng độ cân<br />
bằng của Cd2+<br />
<br />
128<br />
<br />
Bảng 3: Sự phụ thuộc của tỉ số giữa nồng độ cân<br />
bằng và dung lượng hấp phụ vào nồng độ cân<br />
bằng của Mn2+<br />
<br />
Cf (mg/l)<br />
<br />
Cf/q (g/l)<br />
<br />
Cf (mg/l)<br />
<br />
Cf/q (g/l)<br />
<br />
2,33<br />
<br />
1,95<br />
<br />
9,72<br />
<br />
12,99<br />
<br />
4,90<br />
<br />
3,25<br />
<br />
18,00<br />
<br />
19,80<br />
<br />
14,06<br />
<br />
5,12<br />
<br />
32,45<br />
<br />
22,53<br />
<br />
23,14<br />
<br />
7,20<br />
<br />
59,45<br />
<br />
31,79<br />
<br />
48,73<br />
<br />
12,07<br />
<br />
100,98<br />
<br />
46,32<br />
<br />
79,98<br />
<br />
17,15<br />
<br />
144,30<br />
<br />
60,13<br />
<br />
170,00<br />
<br />
30,90<br />
<br />
204,71<br />
<br />
78,43<br />
<br />
287,64<br />
<br />
45,66<br />
<br />
280,00<br />
<br />
104,15<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
50<br />
<br />
110<br />
<br />
45<br />
<br />
100<br />
90<br />
<br />
40<br />
<br />
80<br />
70<br />
<br />
30<br />
<br />
Cf/q<br />
<br />
Cf/q (g/l)<br />
<br />
35<br />
<br />
25<br />
<br />
60<br />
50<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
15<br />
<br />
30<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
200<br />
Cf (m g/l)<br />
<br />
250<br />
<br />
300<br />
<br />
350<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
300<br />
<br />
Cf<br />
<br />
Hình 6: Sự phụ thuộc của tỉ số giữa nồng độ Hình 7: Sự phụ thuộc của tỉ số giữa nồng độ<br />
cân bằng và dung lượng hấp phụ vào nồng cân bằng và dung lượng hấp phụ vào nồng<br />
độ cân bằng của Cd2+<br />
độ cân bằng của Mn2+<br />
<br />
Nồng độ (mg/l)<br />
<br />
3.4. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ các ion Cd2+ và Mn2+ của VLHP bằng phương<br />
pháp hấp phụ động trên cột<br />
Sau khi dội qua cột hấp phụ 30ml dung<br />
300<br />
dịch Cd2+ nồng độ 263,6mg/l và 20ml dung dịch<br />
250<br />
Mn2+ nồng độ 211,71mg/l, hàm lượng các ion<br />
200<br />
kim loại Cd2+ và Mn2+ ở lối ra của cột hấp phụ đã<br />
150<br />
Cd<br />
giảm xuống dưới mức phát hiện được của<br />
Mn<br />
100<br />
phương pháp AAS. Như vậy, khả năng hấp phụ<br />
50<br />
2+<br />
2+<br />
các ion Cd và Mn theo phương pháp hấp phụ<br />
0<br />
0<br />
5<br />
10<br />
15<br />
20<br />
25<br />
động trên cột của VLHP khá tốt, VLHP hấp phụ<br />
-50<br />
Bed-volume<br />
Cd2+ tốt hơn Mn2+(hình 8).<br />
Hình 8: Kết quả hấp phụ Cd2+ và Mn2+<br />
bằng phương pháp hấp phụ động trên cột<br />
<br />
4. Kết luận<br />
1. Đã chế tạo được VLHP từ nguồn phế thải nông nghiệp là vỏ lạc. Xác định được một<br />
số đặc điểm bề mặt của VLHP bằng phổ IR và kính hiển vi điện tử quét (SEM). Các kết quả<br />
nhận được cho thấy VLHP tỏ ra có tâm hấp phụ mạnh, có độ xốp lớn.<br />
2. Khảo sát sự hấp phụ của VLHP đối với các ion Cd2+ và Mn2+ thu được kết quả:<br />
- Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với Cd2+ là 20 phút, Mn2+ là 70 phút.<br />
- Dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối với Cd2+ là 6,56mg/g và Mn2+ là 3,04mg/g.<br />
- Sự hấp phụ các ion Cd2+ và Mn2+ theo phương pháp hấp phụ động trên cột thu được kết<br />
quả khá tốt.<br />
VLHP chế tạo từ phụ phNm nông nghiệp, rẻ tiền, dễ kiếm, có khả năng hấp phụ tốt các<br />
ion Cd và Mn2+, do vậy, có thể sử dụng trong việc xử lý môi trường.<br />
2+<br />
<br />
129<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài báo trình bày về việc chế tạo vật liệu hấp phụ từ phụ phNm nông nghiệp là vỏ lạc. vật<br />
liệu này có khả năng hấp phụ tốt các ion Cd2+ và Mn2+ trong môi trường nước và mở ra khả<br />
năng áp dụng vào thực tiễn.<br />
Summary<br />
Develoment of adsorption capacities of Cd2+ and Mn2+ ions on chemically<br />
modified peanut hulls in aqueous solution<br />
The article shows the develoment of adsorbents from peanut hulls – one kind of<br />
agricultural waste. Chemically modified peanut hulls have a good adsorption capacity of Cd2+<br />
and Mn2+ ions in aqueous solution and open a new capacity for this project to be applied to the<br />
real life.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Roger M.Rowell., Jame S. Han and Jeffrey S. Rowell, Characterization and factors effecting<br />
Fiber Properties, Natural Polymers and Agrofibers Composites, 2000, pp.115-134.<br />
[2]. E.Clave., J. Francois., L. Billon., B. De Jeso., M.F.Guimon., Crude and Modified Corncobs<br />
as complexing Agents for water decontamination, Journal of Applied Polymer Science, 2004, vol.91,<br />
pp.820-826.<br />
[3]. Trivette Vanghan., Chung W.Seo., Wayne E.Marshall, Removal of selected metal ions from<br />
aqueous solution using modified corncobs, Bioresource Technology, 2001, vol.78, pp.133-139.<br />
<br />
130<br />
<br />