Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần B (2017): 66-70<br />
<br />
DOI:10.22144/jvn.2017.618<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM Colletotrichum gloeosporioides<br />
GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT (Capsicum frutescens L.) CỦA<br />
CHẾ PHẨM OLIGOCHITOSAN - NANO SILICA (SiO2)<br />
Phạm Đình Dũng1, Đặng Hữu Nghĩa1, Lê Thành Hưng1, Hoàng Đắc Hiệt1, Bùi Văn Lệ2 và<br />
Nguyễn Tiến Thắng3<br />
1<br />
<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM<br />
3<br />
Viện Sinh học Nhiệt đới<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận: 29/07/2016<br />
Ngày chấp nhận: 24/02/2017<br />
<br />
Title:<br />
Study on the antifungal effect<br />
of oligochitosan - silica nano<br />
particle on Colletotrichum<br />
gloeosporioides causing<br />
anthracnose in capsicum<br />
Từ khóa:<br />
Colletotrichum<br />
gloeosporioides, nano silica,<br />
oligochitosan, thán thư<br />
Keywords:<br />
Colletotrichum<br />
gloeosporioides,<br />
anthracnose, oligochitosan,<br />
silica nano parcticle<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The compound of oligochitosan – silica nano particle with molecular weight<br />
oligochitosan from 4 to 6 kDa and the size of silica nano particles from 20 to<br />
30 nm used for test on antifungal activity against Colletotrichum<br />
gloeosporioides causing anthranose in capsicum. The results showed that the<br />
concentration of compound from 20 to 80 ppm all inhibited the growth of C.<br />
gloeosporioides in in vitro condition from 15.64 to 67.18%, respectively.<br />
Compared to the control, all concentrations of the compound promoted<br />
increases in chlorophyll content and the best was 60 ppm. This concentration<br />
enhanced the ability of disease resistance reaching from 37.8 to 88.8% and<br />
decreased disease index from 39.2 to 13.7%. Therefore, the compound of<br />
oligochitosan – silica nano particles is a promising high-tech product which í<br />
safe and effective in prevention of the anthracnose on capsicum causing by C.<br />
gloeosporioides.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chế phẩm oligochitosan – nano silica có khối lượng phân tử (Mw) từ 4-6 kDa,<br />
hạt nano silica có kích thước từ 20-30 nm được sử dụng để nghiên cứu khả<br />
năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt<br />
(Capsicum frutescens L.). Kết quả khảo sát hiệu lực kháng nấm C.<br />
gloeosporioides trong điều kiện in vitro cho thấy trong khoảng nồng độ bổ<br />
sung chế phẩm từ 20 đến 80 ppm đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tản<br />
nấm tương ứng 15,6 đến 67,2%. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của<br />
oligochitosan – nano silica in vivo lên hàm lượng chlorophyll của cây ớt trồng<br />
trong điều kiện nhà màng ở nồng độ từ 20 đến 80 ppm đều cho kết quả vượt<br />
trội so với đối chứng và đạt kết quả tốt nhất ở nồng độ 60 ppm. Bên cạnh đó,<br />
kết quả còn cho thấy khi xử lý ở nồng độ 60 ppm không những có tác dụng gia<br />
tăng khả năng kháng bệnh của cây ớt từ 37,8 lên 88,8% mà còn làm giảm chỉ<br />
số bệnh từ 39,2 đến 13,7%. Chế phẩm oligochitosan – nano silica hứa hẹn sẽ<br />
là một sản phẩm công nghệ cao, an toàn và hiệu quả trong phòng trừ bệnh<br />
thán thư trên cây ớt do nấm C. gloeosporioides gây ra.<br />
<br />
Trích dẫn: Phạm Đình Dũng, Đặng Hữu Nghĩa, Lê Thành Hưng, Hoàng Đắc Hiệt, Bùi Văn Lệ và Nguyễn<br />
Tiến Thắng, 2017. Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh<br />
thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2).<br />
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48b: 66-70.<br />
<br />
66<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần B (2017): 66-70<br />
<br />
Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ<br />
cao.<br />
2.2 Đánh giá khả năng kháng nấm của<br />
oligochitosan – nano silica đối với nấm C.<br />
gloeosporioides trên môi trường thạch rắn<br />
<br />
1 MỞ ĐẦU<br />
Ớt cay là cây gia vị trồng ở vùng nhiệt đới<br />
nhưng được tiêu thụ trên khắp thế giới do có giá trị<br />
xuất khẩu rất cao ở các dạng sản phẩm như ớt tươi,<br />
ớt khô và ớt qua chế biến. Trong các loại bệnh trên<br />
ớt, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum<br />
gloeosporioides là một trong các bệnh gây thiệt hại<br />
nghiêm trọng nhất và làm tổn thất từ 10 đến 80%<br />
sản lượng ớt ở các nước trên thế giới như Ấn Độ,<br />
Thái Lan, Hàn Quốc và Việt Nam (Mahasuk et al.,<br />
2009).<br />
<br />
Môi trường PDA có bổ sung dung dịch<br />
oligochitosan – nano silica với các nồng độ 20, 40,<br />
60 và 80 ppm. Các khoanh nấm 7 ngày tuổi có<br />
đường kính 6 mm được cấy vào trung tâm đĩa môi<br />
trường, nuôi cấy trong điều kiện tối ở nhiệt độ<br />
phòng. Theo dõi đường kính khuẩn lạc nấm C.<br />
gloeosporioides và bắt đầu đo đường kính sau 10<br />
ngày nuôi cấy. Khả năng kháng nấm của chế phẩm<br />
được xác định như sau: HLUC (%) = ((D-d)/D) x<br />
100, trong đó: D (mm) là đường kính khuẩn lạc<br />
nấm trên môi trường PDA không bổ sung chế<br />
phẩm (đối chứng); d là đường kính khuẩn lạc nấm<br />
trên môi trường PDA có bổ sung chế phẩm ở các<br />
nồng độ khác nhau.<br />
2.3 Đánh giá hiệu ứng phòng bệnh thán thư<br />
in vivo trên cây ớt<br />
<br />
Chitosan là một polymer sinh học, gồm các đơn<br />
vị của glucosamin và N-acetylglucosamin liên kết<br />
với nhau qua cầu nối β-1,4-glucosite. Do các đặc<br />
tính như không độc, tính tương hợp sinh học cao<br />
nên chitosan được sử dụng nhiều trong bảo quản<br />
thực phẩm, trong lĩnh vực y tế để làm màng điều trị<br />
bỏng (Nguyễn Thị Ngọc Tú, 2003),… Chitosan và<br />
các phân đoạn oligochitosan cũng có khả năng<br />
kháng các loại vi khuẩn, virus, nấm bệnh trên thực<br />
vật mà không gây ô nhiễm môi trường, do vậy<br />
chitosan tỏ ra rất hữu ích trong việc sản xuất các<br />
loại nông sản và rau quả sạch (Tay et al., 1993;<br />
Kumar, 2001; Vasyokova et al., 2001; Kume et al.,<br />
2002; Luan et al., 2006). Thêm vào đó, hạt nano<br />
silica (SiO2) gần đây cũng được nghiên cứu cho<br />
thấy hạt nano silica có tác dụng kích hoạt cơ chế<br />
phòng vệ của cây trồng bằng cách tăng cường hoạt<br />
động của các enzyme như chitinases, peroxidases,<br />
polyphenoloxydases,… (Belanger et al., 1995).<br />
Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu hiệu<br />
ứng kích kháng nấm C. gloeosporioides trên cây ớt<br />
bằng chế phẩm nano silica sử dụng oligochitosan<br />
làm chất ổn định nhằm tiến tới ứng dụng trong sản<br />
xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông sản<br />
sạch, chất lượng cao.<br />
<br />
Cây ớt được trồng trong nhà màng sau 62 - 65<br />
ngày tuổi và ngay khi bắt đầu ra quả non được sử<br />
dụng để xử lý phun phân đoạn oligochitosan với<br />
nồng độ 20, 40, 60 và 80 ppm. Mỗi nghiệm thức<br />
chọn 5 cây và lặp lại 3 lần. Nghiệm thức đối chứng<br />
xử lý bằng nước cất. Dung dịch thí nghiệm được<br />
phun ướt đều toàn bộ thân, lá cây ớt và tiến hành<br />
phun liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Sau<br />
24 giờ tính từ lần phun thứ 3, chọn ngẫu nhiên mỗi<br />
cây 50 quả ớt và tiến hành gây nhiễm bằng cách<br />
tạo vết thương trên trái rồi phun huyền phù bào tử<br />
nấm C. gloeosporioides với mật độ 104 bào tử/ml.<br />
Theo dõi và xác định tỷ lệ nhiễm bệnh, chỉ số bệnh<br />
trên các quả gây nhiễm bệnh nhân tạo. Tỷ lệ nhiễm<br />
bệnh (TLN) của quả ớt sau khi xử lý phun nấm<br />
bệnh được xác định như sau: TLN (%) = (Tổng số<br />
quả bị nhiễm bệnh / Tổng số quả điều tra) x 100.<br />
Chỉ số bệnh (CSB) trên các quả ớt bị nhiễm bệnh<br />
được xác định như sau: CSB (%) = {[(N1 x 1) + (N3<br />
x 3) + … + (Nn x n)]/(N x n)} x 100, trong đó: N1,<br />
N2,…, Nn lần lượt là số quả bị bệnh ở các cấp bệnh;<br />
N là tổng số quả điều tra; n là cấp bệnh cao nhất<br />
quan sát được. Cấp bệnh được chia thành 5 cấp<br />
theo thang phân cấp chỉ số bệnh thán thư hại ớt<br />
QCVN 01-160:2014/BNNPTNT như sau: Cấp 1: ≤<br />
5% diện tích quả bị bệnh; Cấp 3: >5 - 15% diện<br />
tích quả bị bệnh; Cấp 5: >15 - 25% diện tích quả bị<br />
bệnh; Cấp 7: >25 - 50% diện tích quả bị bệnh; Cấp<br />
9: > 50% diện tích quả bị bệnh (QCVN 01160:2014/BNNPTNT).<br />
2.4 Xác định hàm lượng chlorophyl<br />
<br />
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1 Vật liệu - Phương pháp<br />
Chế phẩm oligochitosan – nano silica: chế<br />
phẩm có độ pH = 5, trọng lượng phân tử<br />
oligochitosan 4-6 kDa, hạt nano silica có kích<br />
thước hạt 20-30 nm do Trung tâm Vinagamma<br />
cung cấp. Môi trường Potato Dextrose Agar (PDA)<br />
của Hãng Merck, Đức. Chủng nấm Colletotrichum<br />
gloeosporioides được phân lập từ các mẫu trái ớt bị<br />
nhiễm bệnh do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển<br />
Nông nghiệp Công nghệ cao cung cấp và giống ớt<br />
thí nghiệm là ớt chỉ thiên TN278 lai F1 do Công ty<br />
Trang Nông cung cấp.<br />
Quy trình trồng và chăm sóc được thực hiện<br />
theo Tiến bộ kỹ thuật trồng ớt cay trên giá thể<br />
trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt<br />
(TBKT 01-29:2016/BNNPTNT) của Trung tâm<br />
<br />
Cây ớt sau 7, 14 và 21 ngày phun chế phẩm<br />
oligochitosan – nano silica với nồng độ 20, 40, 60<br />
67<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần B (2017): 66-70<br />
<br />
và 80 ppm, tiến hành lấy mẫu để xác định hàm<br />
lượng chlorophyll. Mẫu được lấy là mẫu lá vào<br />
buổi sáng, lúc lá đã khô. Hàm lượng sắc tố<br />
chlorophyll được xác định theo phương pháp của<br />
Grodzinxki và Grodzinxkin (1981) bằng cách<br />
nghiền 5 g lá trong 100 ml dung dịch ethanol 95%,<br />
sau đó ly tâm trong 10 phút ở 4.000 vòng/phút và<br />
định lượng trên máy UV-Vis Lamba 25 (của Hãng<br />
PerkinElmer – Mỹ) ở hai bước sóng 648 và 664<br />
nm. Hàm lượng chlorophyll tổng số được tính theo<br />
công thức: Chlorophyll (g/g) = (5,24 x D664 +<br />
22,24 x D648) x k/m; trong đó D664, D648 lần lượt là<br />
độ hấp thu ở bước sóng 664 và 648 nm, k là hệ số<br />
pha loãng, m là khối lượng mẫu ban đầu.<br />
2.5 Phân tích kết quả và xử lý thống kê<br />
<br />
chế sợi nấm bệnh phát triển (Kim et al., 2005;<br />
Bautista-Baños et al., 2006; Long et al., 2014).<br />
Mặt khác, các hạt nano silica dễ dàng được hấp thụ<br />
vào tế bào nấm bệnh gây ra các quá trình bào mòn<br />
thành tế bào và cuối cùng là phá vỡ tế bào gây ra<br />
cái chết của tế bào nấm bệnh (Goussain et al.,<br />
2002; Matsumoto et al., 2009).<br />
<br />
Số liệu thí nghiệm được thu thập và tổng hợp<br />
bằng phần mềm Microsoft Excel và phân tích<br />
phương sai ANOVA, kết quả phân hạng theo<br />
Duncan bằng phần mềm thống kê SAS 9.1.3.<br />
Hình 2: Sự phát triển của nấm C.<br />
gloeosporioides sau 10 ngày nuôi cấy trên môi<br />
trường PDA<br />
<br />
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Hoạt tính kháng nấm C. gloeosporioides<br />
của chế phẩm oligochitosan – nano silica<br />
<br />
A: Đối chứng chỉ bổ sung nước; B: 20 ppm; C: 40 ppm;<br />
D: 60 ppm; E: 80 ppm<br />
<br />
3.2 Khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan –<br />
nano silica lên hàm lượng chlorophyll<br />
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan –<br />
nano silica lên hàm lượng chlorophyll trên cây ớt<br />
trồng trong nhà màng được trình bày trên Hình 3<br />
cho thấy các nghiệm thức có sử dụng oligochitosan<br />
– nano silica ở các nồng độ khác nhau đều vượt trội<br />
so với nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho thấy<br />
hàm lượng chlorophyll có xu hướng tăng dần và<br />
đạt giá trị cao nhất ở giai đoạn đầu sau 14 ngày xử<br />
lý với oligochitosan - nano silica. Sau đó<br />
hàm lượng chlorophyll giảm dần sau 21 ngày xử lý<br />
với oligochitosan. Trong đó, khi xử lý với<br />
oligochitosan – nano silica ở nồng độ 60 ppm cho<br />
kết quả tốt nhất. Hàm lượng chlorophhyll đạt giá trị<br />
cao nhất sau 14 ngày là 2,63 mg/100g sinh khối<br />
tươi. Điều này được giải thích là do cơ chế của<br />
oligochitosan khi đi vào tế bào sẽ làm tăng khả<br />
năng trao đổi chất, tăng cường vận chuyển các ion<br />
K+ qua đó làm tăng hấp thu ion Mg2+ và tăng<br />
cường khả năng sinh tổng hợp chlorophyll (Borei<br />
et al., 2014). Ngoài ra, nano silica được coi là một<br />
hợp chất tăng cường sự hoạt động của các siRNA<br />
dẫn đến gia tăng quá trình sinh tổng hợp các hoạt<br />
chất thứ cấp trong tế bào (Goussain et al., 2002;<br />
Matsumoto et al., 2009). Như vậy, khi xử lý chế<br />
phẩm oligochitosan – nano silica ở nồng độ 60<br />
ppm có tác dụng kích thích sự gia tăng lượng<br />
chlorophyll tốt nhất ở giai đoạn từ 7 đến 14 ngày<br />
sau khi xử lý.<br />
<br />
Hình 1: Ảnh hưởng của nồng độ oligochitosan –<br />
nano silica đến sự phát triển của nấm trên môi<br />
trường PDA<br />
Kết quả khảo sát hiệu lực kháng nấm C.<br />
gloeosporioides của chế phẩm oligochitosan –<br />
nano silica trên môi trường PDA ở các nồng độ<br />
khác nhau được trình bày trên Hình 1 và 2 cho thấy<br />
khả năng kháng nấm của chế phẩm gia tăng theo<br />
nồng độ xử lý chế phẩm. Kết quả cho thấy để ức<br />
chế 50% sự phát triển của tản nấm cần nồng độ là<br />
40 ppm. Ở nồng độ 60 và 80 ppm, hiệu lực ức chế<br />
sự phát triển tản nấm là tốt nhất (lần lượt là 60,4 và<br />
67,2%). Hoạt lực kháng nấm của oligochitosan –<br />
nano silica được giải thích là do oligochitosan là<br />
thuốc diệt nấm có hiệu quả khi ngăn cản bào tử<br />
nấm nảy mầm, cản trở ống mầm kéo dài (Eweis et<br />
al., 2006; Liu et al., 2007; Hernández-Lauzardo et<br />
al., 2011); oligochitosan còn làm thay đổi đặc tính<br />
thấm của tế bào, ngăn chặn việc sao chép RNA của<br />
tế bào và tạo chelat với các yếu tố vi lượng làm ức<br />
68<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần B (2017): 66-70<br />
<br />
Hình 3: Sự gia tăng hàm lượng chlorophyll ở<br />
cây ớt khi bổ sung oligochitosan – nano silica ở<br />
các nồng độ khác nhau<br />
<br />
nghiệm được xử lý với oligochitosan – nano silica,<br />
chỉ số bệnh thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung<br />
oligochitosan – nano silica ở nồng độ 60 ppm là<br />
13,7%. Điều này được giải thích là do<br />
oligochitosan ở nồng độ 60 ppm tham gia hiệu quả<br />
trong hiệu ứng phối hợp tạo các phytoalexin được<br />
xem như là một chất kháng sinh trên thực vật<br />
(Luan et al., 2005). Mặt khác, các hạt nano silica<br />
dễ dàng được hấp thu và tích lũy trong các mô biểu<br />
bì tăng cường cấu trúc cho các mô này để chống lại<br />
sự xâm nhập của nấm bệnh. Cuối cùng, hạt nano<br />
làm gia tăng hoạt động sản xuất các hợp chất<br />
phenolic và các enzyme như chitinase nhằm chống<br />
lại sự xâm nhập của mầm bệnh (Borei et al., 2014).<br />
<br />
3.3 Khảo sát hiệu ứng phòng bệnh thán thư<br />
in vivo của của chế phẩm oligochitosan – nano<br />
silica trên cây ớt<br />
<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của oligochitosan – nano<br />
silica đến tỷ lệ nhiễm bệnh (%) và chỉ<br />
số bệnh (%) trên cây ớt<br />
Nồng độ<br />
(ppm)<br />
ĐC<br />
20<br />
40<br />
60<br />
80<br />
CV<br />
<br />
Kết quả khảo sát hiệu ứng phòng bệnh thán thư<br />
trên cây ớt được trình bày trên Hình 4a cho thấy ở<br />
tất cả các nồng độ xử lý oligochitosan – nano silica<br />
đều có khả năng hạn chế nhiễm bệnh vượt trội so<br />
với đối chứng. Để hạn chế 50% tỷ lệ nhiễm bệnh<br />
của quả ớt thì nồng độ oligochitosan – nano silica<br />
sử dụng chỉ là 40 ppm. Nghiệm thức xử lý<br />
oligochitosan – nano silica ở nồng độ 60 ppm có ý<br />
nghĩa nhất với tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ là 22,2%, trong<br />
khi lô đối chứng tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới<br />
90%. Ngoài ra, kết quả theo dõi chỉ số bệnh được<br />
trình bày trên Hình 4b cho thấy ngay ở nồng độ 20<br />
ppm đã hạn chế hơn 50% chỉ số bệnh trên các lô thí<br />
<br />
Chỉ số bệnh<br />
(%)<br />
97,77 ± 3,16d<br />
39,23 ± 0,53c<br />
23,30 ± 3,48b<br />
13,67 ± 1,60a<br />
19,37 ± 0,57b<br />
7,12<br />
<br />
Tỷ lệ bệnh<br />
(%)<br />
90,0 ± 11,54d<br />
62,22 ± 5,09c<br />
35,56 ± 1,92b<br />
22,22 1,92a<br />
33,33 ± 8,82b<br />
14,34<br />
<br />
Ghi chú: Trung bình độ lệch chuẩn; các giá trị trung<br />
bình trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ĐC: đối chứng<br />
không bổ sung oligochitosan - nano silica<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Hình 4: Tỷ lệ quả bị nhiễm bệnh (a) và chỉ số bệnh (b) ở quả ớt sau khi xử lý phun chế phẩm<br />
oligochitosan – nano silica ở các nồng độ khác nhau<br />
nồng độ 60 ppm với 3 lần phun không những có<br />
tác dụng tăng khả năng kháng bệnh từ 37,8% đến<br />
77,8% mà còn làm giảm chỉ số bệnh từ 60,8% đến<br />
86,3%. Chế phẩm oligochitosan – nano silica hứa<br />
hẹn là một sản phẩm tiềm năng ứng dụng để<br />
kiểm soát bệnh thán thư trên cây ớt và nhiều loại<br />
cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp công<br />
nghệ cao.<br />
<br />
4 KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu đã tiến hành sử dụng oligochitosan<br />
– nano silica để ức chế C. gloeosporioides trên môi<br />
trường PDA có tác dụng ức chế sự phát triển của<br />
tản nấm từ 15,6% đến 67,2% ở nồng độ từ 20 đến<br />
80 ppm. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế<br />
phẩm lên hàm lượng chlorophyll trên cây ớt cho<br />
thấy oligochitosan – nano silica kích thích gia tăng<br />
hàm lượng chlorophyll từ 27,0% đến 77,9%. Trong<br />
khi đó, kết quả nghiên cứu khả năng kháng bệnh<br />
thán thư in vivo trên cây ớt cho thấy khi xử lý ở<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Bautista-Baños S., Hernández-Lauzardo A.N.,<br />
Velázquez-del Valle M.G., Hernández-López<br />
<br />
69<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần B (2017): 66-70<br />
<br />
M., Ait Barka E., Bosquez-Molina E., Wilson<br />
C.L., 2006. Chitosan as a potential natural<br />
compound to control pre and postharvest<br />
diseases of horticultural commodities. Crop<br />
Protection. 25(2):108-118.<br />
Belanger R.B., Bowen P.A., Ehret D.L., Menzies<br />
J.G., 1995. Soluble silicon: Its role in crop and<br />
disease management of greenhouse crops. Plant<br />
Disease. 79:329-336.<br />
Borei H.A., El-Samahy M.F.M., Ola A. Galal,<br />
Thabet A.F., 2014. The efficiency of silica<br />
nanoparticles in control cotton leafworm,<br />
Spodoptera littoralis Boisd. (Lepidoptera:<br />
Noctuidae) in soybean under laboratory<br />
conditions. Global Journal of Agriculture and<br />
Food Safety Sciences. 1(2):161-168.<br />
Cục Trồng trọt. 2016. Quy trình trồng ớt cay<br />
(Capsicum frustescens L.) trên giá thể trong nhà<br />
màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Bộ Nông<br />
Nghiệp và Phát triển Nông thôn. TBKT 0129:2016/BNNPTNT<br />
Duy N.N., Phu D.V., Anh N.T., Hien N.Q., 2011.<br />
Synergistic degrad ation to prepare oligochitosan<br />
by g-irradiation of chitosan solution in the<br />
presence of hydrogen peroxide. Radiation<br />
Physics and Chemistry. 80:848–853.<br />
Eweis M., Elkholy S.S., Elsabee M.Z., 2006.<br />
Antifungal efficacy of chitosan and its thiourea<br />
derivatives upon the growth of some sugar-beet<br />
pathogens. International Journal of Biological<br />
Macromolecules. 38:1-8.<br />
Quy chuẩn Việt Nam. 2014. Quy chuẩn kỹ thuật<br />
quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu<br />
lực phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum<br />
spp.) hại cây ớt của các thuốc trừ bệnh. Bộ Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn. QCVN 01160:2014/BNNPTNT.<br />
Goussain M.M., Moraes J.C., Cravalho J.G., Nogueira<br />
N.L., Rossi M.L., 2002. Effect of silicon<br />
application on corn plants upon the biological<br />
development of the fall armyworm Spodoptera<br />
frugiperda (Smith JE) (Lepidoptera: Noctuidae).<br />
Neotropical Entomology. 31(2):305- 310.<br />
Grodzinxki A.M., Grodzinxki D.M., 1981. Sách tra<br />
cứu tóm tắt về sinh lý thực vật (Nguyễn Ngọc<br />
Tân và Nguyễn Đình Huyên dịch). Nhà xuất bản<br />
Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 632 trang.<br />
Hernández-Lauzardo A.N., Velázquez-del Valle<br />
M.G., Guerra-Sánchez M.G., 2011. Current<br />
status of action mode and effect of chitosan<br />
against phytopathogens fungi. Microbiology<br />
Research. 5:4243-4247.<br />
Kim S.K., Rajapakse N., 2005. Enzymatic<br />
production and biological activities of chitosan<br />
oligosaccharides (COS): A review. Carbohydrate<br />
Polymers. 62:357-368.<br />
Kumar M.N.V.R., 2001. A review of chitin and<br />
chitosan applications. Reactive and Functional<br />
Polymers. 46:1-27.<br />
<br />
Kume T., Nagasawa N., Yoshii F., 2002. Utilization<br />
of carbohydrates by radiation processing.<br />
Radiation Physic and Chemistry. 63:625-627.<br />
Liu J., Tian S.P., Meng X.H., Xu Y., 2007. Control<br />
effects of chitosan on postharvest diseases and<br />
physiological response of tomato fruit. Postharvest<br />
Biology and Technology. 44:300-306.<br />
Long L.T., Tien N.T.T., Trang N.H., Ha T.T.T., Hieu<br />
N.M., 2014. Study on Antifungal ability of water<br />
soluble chitosan against green mold infection in<br />
harvested oranges. Journal of Agricultural<br />
Science. 6(8):205-213.<br />
Luan L.Q., Ha V.T.T, Uyen N.H.P., Hien N.Q., 2012.<br />
Preparation of oligoalginate plant growth<br />
promoter by gamma irradiation of alginate<br />
solution containing hydrogen peroxide. Journal of<br />
Agriculture and Food Chemistry. 60:1737-1741.<br />
Luan L.Q., Nagasawa N., Ha V.T.T., Kume T., Yoshii<br />
F., Nakanishi T.M., 2005. Biological effect of<br />
irradiated chitosan plant on plant in vitro.<br />
Biotechnology Applied Biochemistry. 41:49-57.<br />
Luan L.Q., Nagasawa N., Tamada M., Nakanishi<br />
T.M., 2006. Enhancement of plant growth<br />
activity of irradiated chitosan by fractionation.<br />
RadioIsotops. 55(1):21-27.<br />
Mahasuk P., Humpeng N., Wasee S., Taylor P.Q.J.,<br />
Mongkolporn O., 2009. Inheritance of resistance<br />
to anthracnose (Colletotrichum capsici) at<br />
seedling and fruiting stages in chili pepper<br />
(Capsicum sp.). Plant Breeding. 128:701-706.<br />
Matsumoto S., Christie R.J., Nishiyama N., Miyata K., Ishii<br />
A., 2009. Environment-responsive block copolymer<br />
micelles with a disulfide cross-linked core for enhanced<br />
siRNA delivery. Biomacromology. 10:119-127.<br />
Nguyễn Thị Ngọc Tú, 2003. Nghiên cứu dùng vật<br />
liệu chitosan làm phụ gia thực phẩm đảm bảo vệ<br />
sinh an toàn thực phẩm. Báo cáo tổng kết đề tài<br />
nghiên cứu khoa học công nghệ, Trung tâm<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia,<br />
Viện Hóa Học, Hà Nội.<br />
Tay L.P., Khoh L.K., Loh C.S., Khor E., 1993. A<br />
Review of the Applications of Chitin and Its<br />
Derivatives in Agriculture to Modify PlantMicrobial Interactions and Improve Crop Yields<br />
Biotechnol. Bioeng. 42:449-454.<br />
Vasyokova N.I., Zinov'eva S.V., Il'inskaya L.I.,<br />
Perekhod E.A., Chalenko G.I, Gerasimova N.G.,<br />
Il'ina A.V., Valamov V.P., Ozeretskovskaya<br />
O.L., 2001. Modulation of plant resistance to<br />
diseases by water-soluble chitosan. Applied<br />
Biochemistry Microbiology. 37:103-109.<br />
Zhao X., She X., Du Y., Liang X., 2007. Induction<br />
of antiviral resistance and stimulary effect by<br />
oligochitosan in tobacco. Pesticide Biochemistry<br />
and Physiology. 87:78–84.<br />
Yin H., Bai X. , Du X., 2008. The primary study of<br />
oligochitosan inducing resistance to Sclerotinia<br />
sclerotiorum on Brassica napus. Acta<br />
Agriculturae Borealioccidentalis Sinica. 5:81-85.<br />
<br />
70<br />
<br />