intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

160
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên dự án: Khảo sát năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thị Na Cơ quan chủ trì: Phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tên dự án: Khảo sát năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thị Na Cơ quan chủ trì: Phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An

  1. Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An Tên dự án: Khảo sát năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thị Na Cơ quan chủ trì: Phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tên dự án: Khảo sát năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thị Na Cơ quan chủ trì: Phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chăn nuôi, thức ăn xanh đóng một vai trò quan trọng (chiếm từ 60-100%) trong khẩu phần ăn hằng ngày của vật nuôi. Để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc, một trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết là phát triển đồng cỏ. Hình thức chăn thả tự nhiên theo truyền thống nay không còn phù hợp nữa, thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, với hình thức trồng cỏ và nuôi nhốt, mô hình chăn nuôi trang trại ngày càng được nhân rộng và khuyến khích phổ biến. Trong những năm qua, tại Nghệ An, phong trào chăn nuôi bò thịt và bò sữa ở các địa phương có bước phát triển đáng kể về mặt số lượng, đàn bò sữa được duy trì và phát triển đem lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn thức ăn thô xanh vẫn còn thiếu và ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt trong vụ đông. Đến nay toàn tỉnh đã có trên 4.000ha cỏ trồng, tuy nhiên cơ cấu giống cỏ hiện nay chưa phong phú, đặc biệt giống cỏ có tiềm năng năng suất, chất lượng cao, khả năng thích ứng rộng còn ít và thiếu. Vì vậy, dự án “Khảo sát năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An” được triển khai là hết sức cần thiết. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  2. 1. Đặc điểm, năng suất của các giống cỏ 1.1. Sinh trưởng và phát triển của các giống cỏ So sánh 2 giống cỏ voi và cỏ VA06 tại các điểm trồng: - Chiều cao trung bình của giống cỏ voi ở vụ gốc đạt cao nhất tại phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa đạt 2,38m, thấp nhất tại xã Vân Diên (xóm 1) đạt 2,06m. Giống cỏ VA06 đạt chiều cao trung bình cao hơn giống cỏ voi, cao nhất tại phường Quang Phong đạt 2,57m cao hơn cỏ voi 0,19m, thấp nhất tại xã Vân Diên (xóm Vệ Nông) đạt 2,29m, cao hơn cỏ voi là 0,23m. Như vậy, chiều cao của giống cỏ VA06 tương đương với giống cỏ voi hiện trồng tại các điểm. - Đường kính thân của giống cỏ voi tại các điểm đạt từ 1,59-1,87cm, giống cỏ VA06 đạt từ 1,87-2,12cm (LSD 5%: 0,11). Như vậy, đường kính thân của cỏ VA06 to hơn cỏ voi ở các điểm triển khai thí nghiệm với độ tin cậy khá cao (95%). Đây cũng là một trong những yếu tố thể hiện tiềm năng năng suất của cỏ VA06 so với cỏ voi. - Giống cỏ VA06 có thời gian đẻ nhánh sớm có sức sống khá mạnh, thích nghi tốt với điều kiện trồng thâm canh. Tại các điểm thí nghiệm, giống cỏ VA06 đẻ nhánh nhiều nhất từ 38-44 nhánh, trong khi giống cỏ voi chỉ đẻ từ 30-36 nhánh. Như vậy, cỏ VA06 có số nhánh cao hơn cỏ voi ở mức tin cậy 95% (LSD 5%: 6,89). Do năng suất của từng giống cỏ được thu từ thân và lá, với kết quả cho thấy giống cỏ VA06 có chiều cao, đường kính thân và khả năng đẻ nhánh cao hơn so với cỏ voi nên có thể nhận định năng suất của cỏ VA06 cao hơn giống cỏ voi. - Số cây/bụi ở vụ gốc của giống cỏ voi đạt từ 9,67-14,08 cây, giống cỏ VA06 đạt từ 13,69-18,98 cây, cao hơn giống cỏ voi từ 4,02-4,9 cây (LSD 5%: 1,56), chứng tỏ số cây/bụi của giống cỏ VA06 cao hơn so với giống cỏ voi tại các vùng sinh thái khác nhau ở độ tin cậy 95%. - Số cây/bụi ở vụ 1 tại các điểm triển khai, giống cỏ
  3. voi đạt từ 16,05-20,02 cây, giống cỏ VA06 đạt từ 19,99-25,57 cây, cao hơn giống cỏ voi từ 3,94-5,55 cây (LSD 5%: 3,44). Như vậy, số cây/bụi của giống cỏ VA06 tại vụ 1 cao hơn so với giống cỏ voi ở mức độ tin cậy 95%. Với những đặc điểm về sinh trưởng và phát triển ở trên, có thể thấy, giống cỏ VA06 có ưu thế hơn giống cỏ voi hiện trồng tại các vùng sinh thái khác nhau của Nghệ An. 1.2. Năng suất thực thu Năng suất của giống cỏ VA06 vụ gốc sau trồng 60 ngày tại các điểm thí nghiệ m đạt từ 24,98-30,00 tấn/ha, trong khi đó năng suất của giống cỏ voi chỉ đạt 21,5- 26,68 tấn/ha. Năng suất của giống cỏ VA06 cao hơn giống cỏ voi tại các điểm trồng cỏ với độ tin cậy khá cao (LSD 5% = 2,35). 1.3. Năng suất từng lứa cắt của các giống cỏ Trong thời gian triển khai mô hình, điều kiện tự nhiên bất thuận, hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các giống cỏ. Do vậy, tiến hành đánh giá năng suất từng lứa cỏ bắt đầu sau trồng 150 ngày, các giống cỏ có 8 lần cắt, trung bình thời gian 40 ngày cắt 1 lứa (từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009). Qua theo dõi cho thấy năng suất từng lứa cắt đạt được như sau: Năng suất trung bình sau 8 lứa cắt của giống cỏ voi biến động từ 37,42-42,36 tấn/ha/lứa, còn năng suất của giống cỏ VA06 đạt từ 57,27-58,15 tấn/ha/lứa, cao hơn cỏ voi từ 15,79-19,85 tấn/ha/lứa. Tổng năng suất cỏ VA06 tại 4 địa điểm trong 1 năm đạt 458,19-465,19 tấn/ha/năm, cao hơn giống cỏ voi 76,34-158,85 tấn/ha/năm. Trong đó năng suất đạt cao nhất là tại Quang Phong (thị xã Thái Hòa) nơi có đất đỏ là chủ đạo và điều kiện khí hậu thuận lợi, năng suất thấp nhất là tại xóm 1, Vân Diên 1 (Nam Đàn).
  4. Trong năm 2010, do yêu cầu của đề tài nên năng suất của các lứa cỏ được tính trong 4 lứa cắt đầu tiên, trung bình 40 ngày cắt 1 lứa. Năng suất bình quân đạt được như sau: Năng suất bình quân của giống cỏ voi đạt từ 47,55-49,10 tấn/ha/lứa, tổng sản lượng thu được là 190,19-196,39 tấn/ha/năm (ước tính cả năm đạt 380,38-392,78 tấn/ha/năm). Giống cỏ VA06 cho năng suất trung bình đạt từ 64,67-70,71 tấn/ha/lứa, cao hơn cỏ voi 17,12-21,61 tấn/ha/lứa. Tổng năng suất của cỏ VA06 thu được tại thời điểm kết thúc đo đếm (đo 4 lứa) đạt từ 258,67-282,83 tấn/ha/năm, ước tính cả năm đạt 517,34-565,66 tấn/ha/năm, cao hơn so với cỏ voi 136,96-172,88 tấn/ha/năm, ở mức độ tin cậy có ý nghĩa khá cao. Qua khảo sát tại diện tích theo dõi mô hình ở các huyện, trung bình mỗi năm các hộ gia đình cắt cây cỏ voi được 6-7 lần, cỏ VA06 có thể cắt được 8-10 lần. Chứng tỏ giống cỏ VA06 có nhiều ưu điểm hơn so với giống cỏ voi. Các lứa cắt của cỏ VA06 thường cho năng suất cao và ổn định hơn so với giống đối chứng. 2. Chất lượng các giống cỏ 2.1. Chất lượng các giống cỏ Để đánh giá chất lượng cỏ, tiến hành phương pháp lấy mẫu vào 40 ngày sau khi trồng ở tại các điểm trồng 2 giống cỏ ở trên và phân tích chất lượng, kết quả như sau: Bảng: Thành phần dinh dưỡng cỏ voi và cỏ VA06 tại điểm nghiên cứu (Bình quân của 8 lứa cắt trong năm) Chỉ tiêu phân tích Tên Địa điểm TS VCK Chất xơ Protein Đường Khoáng giống TS (%) TS (%) TS (%) (%) /100g tươi
  5. 15,09 11,23 - 40,04 7,23 Vân Diên 1 14,97 11,08 - 39,80 7,11 Vân Diên 2 Cỏ voi 15,29 11,45 - 40,27 7,27 Quang Phong 15,11 11,02 - 40,10 7,22 Nghĩa Lộc 15,65 12,11 2,19 40,60 8,01 Vân Diên 1 15,58 12,06 2,25 40,56 8,01 Vân Diên 2 Cỏ VA06 15,73 12,29 2,29 40,70 8,12 Quang Phong 15,64 11,97 2,25 40,53 8,04 Nghĩa Lộc CV% 0,3 0,4 0,3 0,80 LSD 5% 0,11 0,10 0,24 0,6
  6. Kết quả bảng trên cho thấy trong các lứa cắt, hàm lượng protein, đường, khoáng tổng số của giống cỏ VA06 đạt cao và ổn định nhất từ lứa thứ 2-4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của giống cỏ VA06 thể hiện cao hơn so với giống cỏ voi. 2.2. Độ ham ăn của gia súc Khi thu hoạch những lứa cắt trong năm 2009, sau khi đánh giá năng suất lý thuyết, tại những điểm lấy mẫu trên đã tiến hành cho bò thịt và bò sữa cùng ăn cỏ VA06 và cỏ voi với khối lượng là 40kg/con chia làm 2 lần trong ngày. Theo dõi thấy bò thịt và bò sữa đều sử dụng hết lượng cỏ VA06 tương đương với giống cỏ voi. Như vậy, có thể nhận định đối với giống cỏ VA06 gia súc ham ăn như giống cỏ voi chúng ăn hàng ngày. 3. Đặc điểm hình thái, tính thích nghi, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại - Cỏ VA06 dạng cây đứng, lá xếp đứng, màu xanh đậm hơn giống cỏ voi. Giống cỏ VA06 nhiều lông, độ nhám của lá thấp. - Cỏ VA06 tại 4 điểm trồng đều có khả năng thích nghi với nhiều loại đất tại các vùng sinh thái khác nhau. Giống cỏ VA06 có khả năng chịu rét cao, có bộ rễ phát triển mạnh, mọc tập trung. Đường kính thân 2-3cm, chống đổ tốt, là cây chống xói mòn có hiệu quả, cũng là một loại cây trồng được trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có độ dốc trên 250, trồng làm hàng rào xung quanh vườn quả, trồng ven đê, ven hồ để chống sạt lở . Qua theo dõi, ở các điểm triển khai mô hình không thấy xuất hiện các loại sâu bệnh phá hoại như: phấn trắng, sâu xám, rầy…, chỉ có ở thị xã Thái Hòa bị bệnh thán thư và rầy, rệp ở mức độ nhẹ (gần khu vực trồng mía nguyên liệu). Như vậy, qua 2 năm trồng, giống cỏ VA06, cỏ voi chưa nhiễm sâu bệnh phá hoại đáng kể.
  7. 4. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cỏ - Hiệu quả kinh tế thu được tại các hộ tham gia mô hình tr ồng cỏ VA06 trong năm 2009 sau 8 lứa cắt đạt từ 53.482.000-329.052.000 đồng/ha/năm. Năm 2010 ước tính hiệu quả đạt từ 85.298.200-527.701.200 đồng/ha/năm. - Hiệu quả khi kinh doanh bán giống cỏ VA06 đạt được là 92.650.000 đồng/ha/năm. - Hiệu quả chăn nuôi đạt được của mô hình là với năng suất của giống cỏ VA06 thu được có thể nuôi được 31-32 con bò thịt/ha/năm và 20-21 con bò sữa/ha/năm (Năm 2009)./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0