intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng xử lý ion Ni2+ trong nước bằng vật liệu tự nhiên sericit ở mỏ Sơn Bình, Hà Tĩnh

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu khả năng xử lý ion Ni2+ trong nước bằng vật liệu tự nhiên sericit ở mỏ Sơn Bình, Hà Tĩnh" giới thiệu kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng và hiệu suất hấp phụ ion Ni2+ của sericit tự nhiên ở vùng Sơn Bình - Hà Tĩnh như pH, thời gian tiếp xúc, nồng độ ion Ni2+ ban đầu, khối lượng chất hấp phụ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng xử lý ion Ni2+ trong nước bằng vật liệu tự nhiên sericit ở mỏ Sơn Bình, Hà Tĩnh

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nghiên cứu khả năng xử lý ion Ni2+ trong nước bằng vật liệu tự nhiên sericit ở mỏ Sơn Bình, Hà Tĩnh Võ Thị Hạnh 1,*, Lê Thị Duyên1,2, Nguyễn Mạnh Hà1, Đỗ Thị Hải1, Nguyễn Thị Thanh Thảo3, Bùi Hoàng Bắc2,3 1 Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất 2 Trung tâm phân tích, thí nghiệm công nghệ cao, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất 3 Khoa Khoa học và Kỹ thuật địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất TÓM TẮT Nguyên liệu sericit tự nhiên khu vực Sơn Bình, Hương Sơn, Hà Tĩnh được sử dụng phấp phụ ion Ni2+ trong môi trường nước. Các yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng và hiệu suất hấp phụ như pH, thời gian tiếp xúc, khối lượng chất hấp phụ và nồng độ ban đầu của Ni2+ lần lượt được khảo sát. Kết quả chỉ ra rằng trong điều kiện tại pH0 7, 20 g/L sericit, nồng độ ban đầu của Ni2+ 40 mg/L, sự hấp phụ Ni2+ đạt cân bằng sau khoảng 60 phút tiếp xúc, dung lượng hấp phụ đạt 1,8 mg/g và hiệu suất đạt 88 %. Quá trình hấp phụ tuân theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir với dung lượng hấp phụ đơn lớp cực đại bằng 3,86 mg/g và tuân theo phương trình động học hấp phụ giả bậc 2. Từ khóa: Sericit, Xử lý Ni2+, Hấp phụ. 1. Đặt vấn đề Hiện nay ở Việt Nam, các khu công nghiệp hình thành với số lượng và quy mô ngày càng lớn, đem lại cho đất nước nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng tạo ra một lượng lớn các chất thải vào môi trường, đặc biệt là vào môi trường nước. Hàng ngày, ước tính có khoảng hơn một triệu m3 nước thải được thải ra từ các khu công nghiệp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 30% là nước thải đã qua xử lý. Lượng nước thải công nghiệp còn lại được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước như sông, hồ, .... Điều này đã gây ra những tác động nguy hại nghiêm trọng cho môi trường cũng như sức khỏe con người. Các ion kim loại nặng như Ni2+, Cu2+, Cd2+, Pb2+, Zn2+, ... với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép từ chất thải công nghiệp chính là những tác nhân gây ra ô nhiễm cho môi trường nước. Do đó, vấn đề xử lý các kim loại nặng có trong nước thải công nghiệp đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết. Sericit là một trong các khoáng chất có trong tự nhiên. Ở nước ta sericit cũng đang được khảo khát ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh. Do khả năng hấp phụ và trao đổi cation cao, sericit đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, sử dụng để xử lý các ion kim loại nặng trong nước như Cu2+ (Hyoung, 2007), Pb2+ (Hyoung, 2007; Hee-Jeong Choi, 2019; Seung Mok Lee, 2014), Ni2+ (Taik-Nam Kwon, 2013; Ju-Hyun Cha, 2015), Mn2+ (Seung Mok Lee, 2014) ... và các anion độc hại như PO43-, As (III), As (V) (Cheongho Lee, 2017), U(VI) (Yubing Sun, 2016), …. Tuy nhiên ở nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng của sericit mới chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu sử dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Nguyễn Việt Dũng, 2012) và cho cao su thiên nhiên (Ngô Kế Thế, 2009)... Do đó, trong bài báo này, nối tiếp các nghiên cứu về sericit (Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2014; Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2016; Võ Thị Hạnh, 2022), chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng và hiệu suất hấp phụ ion Ni2+ của sericit tự nhiên ở vùng Sơn Bình - Hà Tĩnh như pH, thời gian tiếp xúc, nồng độ ion Ni2+ ban đầu, khối lượng chất hấp phụ. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu sericit tự nhiên ở mỏ Sơn Bình - Hà Tĩnh Mẫu nghiên cứu được lấy sau công đoạn tuyển của mỏ sericit vùng Sơn Bình, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Sau đó, các mẫu được trộn đều và được tách lọc ở các cỡ hạt < 20 µm theo phương pháp phân tích rây theo một số cấp hạt và phân cấp thủy lực theo phương pháp lắng tự nhiên. Mẫu sau khi tách được sấy khô ở nhiệt độ 60C và được sử dụng để nghiên cứu các đặc trưng hóa lý như thành phần pha bằng giản đồ nhiễu xạ tia X, thành phần hóa học bằng đo phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS), khối phổ cảm ứng Plasma (ICP-MS) và kết quả nghiên cứu được nhóm nghiên cứu công bố ở công trình (Võ Thị Hạnh, 2022). * Tác giả liên hệ Email: vothihanh@humg.edu.vn 1166
  2. 2.2. Xác định pHPZC của vật liệu sericit Giá trị pH mà tại đó bề mặt sericit trung hòa điện tích (pHPZC) được xác định bằng phương pháp đo độ lệch pH. Trong phương pháp này 0,25 g nguyên liệu sericit được cho vào 50 mL dung dịch KCl 0,01 M có pH ban đầu (pH0) khác nhau, được điều chỉnh bằng dung dịch HCl 0,01 M hoặc NaOH 0,01 M. Hỗn hợp sau đó được khuấy bằng máy khuấy ở tốc độ 800 vòng/phút trong 30 phút. Cuối cùng, lọc lấy dung dịch và xác định lại pH (pHs) của nước lọc, từ đó tính ∆pH và vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của pH theo pH0. Giá trị pHPZC là pH0 tại đó pH = 0. pH = pH0 – pHs (1) 2.3. Xử lý ion Ni2+ trong nước của vật liệu sericit Khả năng hấp phụ Ni2+ của bột sericit được nghiên cứu bằng cách cho một lượng bột sericit đã được nghiên cứu ở trên vào bình chứa 50 ml dung dịch giả thải chứa ion Ni2+ ở các điều kiện cần nghiên cứu. Dung dịch giả thải được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm, sử dụng muối Ni(NO3)2 hòa tan vào nước ở các nồng độ khác nhau, dung dịch được điều chỉnh pH bằng dung dịch HCl 0,01 M hoặc NaOH 0,01 M. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ như: thời gian tiếp xúc, pH, khối lượng chất hấp phụ, nồng độ dung dịch Ni2+ ban đầu đã được khảo sát. Các thực nghiệm được tiến hành bằng cách cho một lượng sericit vào bình chứa 50 ml dung dịch Ni2+ có nồng độ ban đầu thay đổi từ 10 ÷ 60 mg/L, thời gian hấp phụ biến đổi từ 10 ÷ 100 phút, pH của dung dịch được khảo sát từ 4,5 ÷ 7,3, khối lượng bột sericit thay đổi 4 ÷ 30 g/L. Hỗn hợp sau đó được khuấy bằng máy khuấy từ với tốc độ 800 vòng/phút. Sau khi hấp phụ, lọc tách chất rắn, lấy phần dung dịch để định lượng ion Ni2+ còn lại bằng phương pháp khối phổ cảm ứng Plasma (ICP-MS). Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ được xác định bằng phương trình (2) và (3). Q = (C0 – C).V/m (2) H = (C0 – C).100/C0 (3) Trong đó: Q (mg/g) và H (%) lần lượt là dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ; C0 (mg/L) và C (mg/L) lần lượt là nồng độ ion Ni2+ ban đầu và còn lại sau hấp phụ; V là thể tích dung dịch hấp phụ (L); m là khối lượng bột sericit (g). Khả năng hấp phụ Ni2+ của bột sericit được tính toán dựa trên đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich. Phương trình tuyến tính Langmuir (4) và phương trình tuyến tính Freundlich (5) như sau: Ce Ce 1   Q Qm K L .Qm (4) 1 LnQ = LnKF + .LnCe (5) n với Ce (mg/L) là nồng độ ion Ni2+ ở trạng thái cân bằng, Q (mg/g) là dung lượng hấp phụ ở trạng thái cân bằng, Qm (mg/g) là dung lượng hấp phụ cực đại, KL là hằng số Langmuir, KF và n là các hằng số Freundlich. Động học của quá trình hấp phụ được nghiên cứu theo hai mô hình động học: mô hình giả bậc 1 (phương trình 6) và mô hình giả bậc 2 (phương trình 7). ln(Qe – Qt) = lnQe – k1t (6) t/Qt = t/Qe + 1/(k2. Q2e) (7) Trong đó Qe là dung lượng hấp phụ ở trạng thái cân bằng (mg/g), Qt là dung lượng hấp phụ ở thời điểm t (mg/g), k1 và k2 lần lượt là các hằng số tốc độ bậc 1 (phút-1) và bậc 2 (g/mg/phút). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Xác định pHPZC của vật liệu sericit Sự biến đổi của pH theo pH0 được giới thiệu trên hình 3. Từ đồ thị nhận thấy pH =0 tại giá trị pH0 bằng 6,44. Điều này có nghĩa là pHPZC (giá trị pH tại đó bề mặt trung hòa điện tích) của sericit bằng 6,44. 2,5 y = 0,8864.x - 5,6767 2,0 R2 = 0,9927 1,5 1,0 0,5 pH 0,0 pH0 4 5 6 7 8 9 -0,5 -1,0 -1,5 -2,0 -2,5 1167
  3. Hình 1. Sự biến đổi pH theo pH0 3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý Ni2+ của sericit 3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ Ni2+ của bột sericit theo thời gian được thể hiện trên hình 2. Kết quả cho thấy khi thời gian tiếp xúc tăng, dung lượng và hiệu suất hấp phụ tăng. Trong khoảng thời gian khảo sát từ 10 phút đến 100 phút, dung lượng và hiệu suất hấp phụ tăng dần ở 60 phút đầu, sau đó tăng chậm và gần như ổn định, do sự hấp phụ đạt tới trạng thái cân bằng. Do vậy, thời gian 60 phút được lựa chọn để xử lý Ni2+. 2.8 100 90 2.6 90 2.4 80 80 2.2 Q (mg/g) H (%) H (%) 2.0 70 70 1.8 60 60 1.6 Q H 50 1.4 50 1.2 40 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 t (phút) pH Hình 2. Sự biến đổi dung lượng và hiệu suất hấp Hình 3. Sự biến đổi dung lượng và hiệu suất hấp phụ theo thời gian tiếp xúc phụ theo pH của dung dịch ban đầu msericit = 20 g/L; C0 = 40 mg/L; pH0 = 7; T = 25 oC msericit = 20 g/L; C0 = 40 mg/L; t = 60 phút; T = 25 oC 3.2.2. Ảnh hưởng của pH Việc loại bỏ ion Ni2+ phụ thuộc nhiều vào pH của dung dịch vì pH làm thay đổi tính chất bề mặt của chất hấp phụ. Từ giá trị pHpzc = 6,44, tiến hành khảo sát ở các pH xung quanh 6,44, nhưng để tránh hiện tượng tạo kết tủa Ni(OH)2 trong môi trường môi trường kiềm (pH > 7,5), ảnh hưởng của pH đã được khảo sát trong điều kiện pH ≤ 7,5. Kết quả theo dõi sự thay đổi hiệu suất hấp phụ theo pH được giới thiệu trên hình 3. Kết quả cho thấy, trong khoảng pH khảo sát, hiệu suất hấp phụ tăng khi pH tăng. Điều này được giải thích là do trong môi trường axit, sericit bị proton hóa và khi đó bề mặt của hạt sẽ tích điện dương nên làm giảm số lượng tâm hấp phụ của hạt và xảy ra sự hấp phụ cạnh tranh giữa ion H+ và ion Ni2+ do đó làm giảm khả năng hấp phụ của hạt. Vì vậy, có thể chọn pH trong khoảng pH = 6,5 ÷ 7,3. 3.2.3. Ảnh hưởng của khối lượng sericit Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bột sericit đến dung lượng hấp phụ và hiệu suất xử lý Ni2+ 40 mg/L được thể hiện trên hình 4. Khi khối lượng tăng từ 4 đến 20 g/L, dung lượng hấp phụ giảm nhanh từ 5,4 xuống 1,8 mg/g và hiệu suất hấp phụ tăng nhanh từ 27,1 đến 88,3 %. Khi khối lượng chất hấp phụ tăng từ 20 đến 30 g/L, dung lượng giảm chậm từ 1,8 xuống 1,4 mg/g và hiệu suất hấp phụ tăng chậm từ 88,3 đến 90,9 %. Do đó, để thu được dung lượng và hiệu suất hấp phụ Ni2+ đồng thời cao thì có thể sử dụng lượng chất hấp phụ trong khoảng 20 ÷ 30 g/L. 3.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu 6 100 94 2.5 5 92 80 2.0 Q (mg/g) 4 Q (mg/g) H (%) 90 H (%) 60 1.5 3 88 1.0 40 2 86 Q Q H H 0.5 1 20 5 10 15 20 25 30 84 10 20 30 40 50 60 msericit (g/L) C0(mg/L) Hình 4. Ảnh hưởng của khối lượng sericit đến Hình 5. Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu của Ni2+ dung lượng và hiệu suất hấp phụ Ni2+ đến dung lượng và hiệu suất hấp phụ C0 = 40 mg/L; t = 60 phút; pH0 = 7; T = 25 oC msericit = 20 g/L; pH0= 7; t = 60 phút; T = 25 oC 1168
  4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ion Ni2+ ban đầu đến dung lượng và hiệu suất hấp phụ được thể hiện trên hình 5. Khi nồng độ Ni2+ tăng, dung lượng hấp phụ tăng dần còn hiệu suất hấp phụ giảm dần. Để đạt được hiệu suất và dung lượng hấp phụ đồng thời cao, nồng độ Ni2+ thích hợp có thể lựa chọn tại nồng độ 40 mg/L. 3.3. Nghiên cứu đường đẳng nhiệt hấp phụ Tiến hành hấp phụ Ni2+ trong điều kiện tối ưu đã nghiên cứu: 20 g/L sericit với thời gian hấp phụ 60 phút ở pH = 7 và nồng độ Ni2+ ban đầu thay đổi từ 10 đến 60 mg/L, tại nhiệt độ phòng (250C). Sau đó, xác định nồng Ni2+ còn lại ở trạng thái cân bằng (Ce), từ đó có thể tính được các giá trị lnCe, lnQ và tỉ số Ce/Q, kết quả được tóm tắt trong bảng 1. Bảng 1. Các giá trị LnCe, LnQ, Ce/Q biến đổi theo nồng độ Ni2+ ở trạng thái cân bằng C0 (mg/L) Ce (mg/L) Ln Ce Q (mg/g) LnQ Ce/Q (g/l) 10 0,79 -0,36 0,47 -0,77 1,51 20 1,61 0,48 0,92 -0,08 1,75 30 2,92 1,07 1,35 0,30 2,16 40 4,40 1,48 1,78 0,58 2,47 50 5,74 1,76 2,21 0,79 2,64 60 13,90 2,48 2,41 0,88 4,95 Dựa vào kết quả bảng 1 xây dựng đường đẳng nhiệt hấp phụ theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir (theo phương trình 4) và Freundlich (phương trình 5), kết quả được thể hiện trên hình 6a và 6b. Dựa vào đồ thị của đường hấp phụ đẳng nhiệt, xác định các hằng số thực nghiệm: dung lượng hấp phụ lớn nhất tính theo đường đẳng nhiệt Langmuir (Qm); hằng số cân bằng hấp phụ (KL) và các hằng số thực nghiệm Frendlic (KF, n) được đưa ra trên bảng 2. Kết quả thu được cho thấy, sự hấp phụ Ni2+ trên sericit tuân theo cả hai mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich. Tuy nhiên, theo mô hình Langmuir cho kết quả phù hợp hơn (R2 = 0,9953) so với mô hình Freundlich (R2 = 0,9503). Điều này cho thấy quá trình hấp phụ Ni2+ là đơn lớp. Bảng 2. Các hằng số thực nghiệm Qm, KL, KF, n trong phương trình Langmuir và Freundlich Langmuir Freundlich Qm KL R2 n KF R2 3,864 2,944 0,9953 1,645 0,659 0,9503 5.0 1.0 y = 0,2588.x + 1,3122 0.8 y = 0,6078.x - 0,4169 4.5 R2 = 0,9953 0.6 R2 = 0,9503 4.0 Ce/Q (g/L) 0.4 3.5 ln (Q) 0.2 3.0 0.0 2.5 -0.2 2.0 -0.4 -0.6 1.5 (a) (b) -0.8 1.0 0 2 4 6 8 10 12 14 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 Ce (mg/L) ln (Ce) Hình 6. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Ni2+ tại 25oC theo Langmuir (a) và Freundlich (b) 3.4. Động học của quá trình hấp phụ Ni2+ Dựa vào kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian hấp phụ tới dung lượng hấp phụ Ni2+ trong điều kiện: nồng độ Ni2+ ban đầu 40 mg/L; 20 g/L sericit ở pH = 7 và tại nhiệt độ phòng (25oC) thể hiện trên hình 2. Từ đó xây dựng được đồ thị của phương trình động học hấp phụ giả bậc một (theo phương trình 6) và bậc hai (theo phương trình 7), kết quả thể hiện ở hình 7. Dựa vào các đồ thị thu được trên hình 7 tính được các hằng số tốc độ hấp phụ (k) và dung lượng hấp phụ ở trạng thái cân bằng (Qe). Kết quả tính toán được giới thiệu trong bảng 3. Giá tri Qe tính theo phương trình động học hấp phụ giả bậc 1 (2,510 mg/g) khác xa giá trị Qe xác định từ thực nghiệm (1,785 mg/g). Trong khi đó Qe tính theo phương trình động học hấp phụ giả bậc 2 (1,947 mg/g) không khác nhiều so với Qe xác định từ thực nghiệm, đồng thời hệ số hồi quy R2 = 0,999 ≈ 1. Kết quả này chứng tỏ quá trình hấp phụ Ni2+ bằng sericit tuân theo phương trình động học hấp phụ giả bậc 2. Hằng số tốc độ hấp phụ xác định được bằng 0,0623 g/mg/phút. 1169
  5. 60 0 (a) (b) -1 50 -2 40 t / Qt -3 ln (Qe - Qt) -4 30 -5 20 y = 0,5136.x + 4,2305 y = -0,0677.x + 0,9201 R2 = 0,999 -6 R2 = 0,9427 10 -7 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 t (phút) t (phút) Hình 7. Mô tả số liệu thực nghiệm bằng phương trình động học hấp phụ giả bậc 1 (a) và giả bậc 2 (b) Bảng 3. Các giá trị k và Qe tính theo phương trình động học giả bậc một và giả bậc hai Phương trình động học giả Phương trình động học giả Qe bậc một bậc hai thực nghiệm k1 Qe k2 Qe (mg/g) R2 R2 (mg/g) (phút-1) (mg/g) (g/mg/phút) 2,510 0,0677 0,9427 1,947 0,0623 0,999 1,785 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu xử lý ion Ni2+ của vật liệu tự nhiên sericit trong môi trường nước cho thấy quá trình hấp phụ Ni2+ chịu sự ảnh hưởng nhất định của các yếu tố pH, thời gian tiếp xúc, khối lượng chất hấp phụ và nồng độ ban đầu của Ni2+. Trong điều kiện pH0 7 và nhiệt độ phòng (25oC), với 20 g/L bột hấp phụ sericit và nồng độ ban đầu của Ni2+ 40 mg/L, sự hấp phụ Ni2+ có thể đạt cân bằng sau khoảng 60 phút tiếp xúc, dung lượng hấp phụ đạt 1,8 mg/g và hiệu suất đạt và 88%. Kết quả này tốt hơn so với sử dụng cao lanh (dung lượng đạt 1,669 mg/g [14]) và sử dụng than hoạt tính (hiệu suất đạt 40 - 70 % [15]) để xử lý Ni2+. Quá trình hấp phụ Ni2+ của sericit tuân theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir với dung lượng hấp phụ đơn lớp cực đại bằng 3,86 mg/g và tuân theo phương trình động học hấp phụ giả bậc 2 với hằng số tốc độ phản ứng bằng 0,0623 g/mg/phút. Kết quả này cho thấy, vật liệu tự nhiên sericit khu vực nghiên cứu chưa xử lý biến tính có tiềm năng trong sử dụng loại bỏ ion kim loại nặng trong nguồn nước ô nhiễm. Tài liệu tham khảo Cheongho Lee, Jinho Jung, Radheshyam R. Pawar, Munui Kim, Lalhmunsiama, and Seung-Mok Lee, 2017. Arsenate and phosphate removal from water using Fe-sericite composite beads in batch and fixed- bed systems. Journal of Industrial and Engineering Chemistry, 47: 375-383. Hee-Jeong Choi, 2019. Assessment of the adsorption kinetics, equilibrium and thermodynamic for Pb(II) removal using a hybrid adsorbent, eggshell and sericite, in aqueous solution. Water Science and Technology, 79 (10): 1922-1933. Hyoung-Uk Kim, Diwakar Tiwari, Seung-Mok Lee, 2007. Removal behavior of sericite for Cu(II) and Pb (II) from aqueous solutions: Batch and column studies. Separation and Purification Technology, 57: 11-16. Ju-Hyun Cha, Choong Jeon, 2015. Removal of nickel ions from industrial wastewater using immobilized sericite beads. Journal of Industrial and Engineering Chemistry, 24: 107-112. Manal El-Sadaawy, Ola Abdelwahab, 2014. Adsorptive removal of nickel from aqueous solutions by activated carbons from doum seed (Hyphaenethebaica) coat. Alexandria Engineering Journal, 53 (2): 399-408. Ngô Kế Thế, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của bột Sericit đến tính chất và quá trình chế tạo vật liệu cao su thiên nhiên. Tạp chí Hóa học, 47 (6): 768 - 773. Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2016. Đặc điểm các yếu tố cấu trúc – kiến tạo khống chế khoáng hóa sericit vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh. Tạp chí Địa chất, 358: 10-16. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Ngô Xuân Thành, 2014. Đặc điểm khoáng hóa sericit vùng Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, mối liên quan với các pha magma, kiến tạo khu vực. Tạp chí Địa chất, 340: 37-45. Nguyễn Việt Dũng, Nghiên cứu biến tính khoáng sericit ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme. Luận Văn Thạc sĩ, 2012, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Omer Yavuz, Yalcin Altunkaynak, Fuat Guzel, 2003. Removal of copper, nickel, cobalt andmanganese from aqueous solution by kaolinite. Water Research, 37: 948–952. 1170
  6. Seung Mok Lee, Lalhmunsiama, Diwakar Tiwari, 2014. Sericite in the remediation of Pb(II) and Mn(II) contaminated waters: batch and column studies. Environ Sci Pollut Res, 21: 3686–3696. Taik-Nam Kwon and Choong Jeon, 2013. Adsorption characteristics of sericite for nickel ions from industrial waste water. Journal of Industrial and Engineering Chemistry, 19(1): 68-72. Võ Thị Hạnh, Lê Thị Duyên, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Đỗ Thị Hải, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Thị Minh Hồng, Bùi Hoàng Bắc, 2022. Nghiên cứu khả năng xử lý ion Pb2+ trong nước bằng sericit ở mỏ Sơn Bình, Hà Tĩnh. Tạp chí Xúc tác và hấp phụ, 11 (2): 76-82. ABSTRACT 2+ Removal of Ni from aqueous solution using sericite from Son Binh, Ha Tinh Vo Thi Hanh1,*, Le Thi Duyen1,2, Nguyen Manh Ha1, Vu Thi Minh Hong1, Do Thi Hai1 Nguyen Thi Thanh Thao3 and Bui Hoang Bac2,3 1Department of Chemistry, Basic Science Facultry, Hanoi University of Mining and Geology 2Center for Excellence in Analysis and Experiment, Hanoi University of Mining and Geology 3Faculty of Geosciences and Geology Engineering, Hanoi University of Mining and Geology Sericite sample from Son Binh, Huong Son, Ha Tinh was used to remove Ni2+ ion from aqueous solution. The effects of factors including pH, contact time, mass of serisite and Ni2+ initial concentration on the adsorption Ni2+ efficiency and capacity were investigated. The results showed that the adsorption capacity and removal efficiency of Ni2+ reached 1,8 mg/g and 88 % at the suitable conditions: 20 g/L sericite, Ni2+ intinal concentration of 40 mg/L and contact time 60 minutes at room temperature (25C) and pH0 7. The adsorption process follows the Langmuir adsorption isotherm model with the maximum monolayer adsorption capacity of 3,86 mg/g and follows the pseudosecond-order kinetic equation. Keywords: Sericite, removal of Ni2+ ion, adsorption. 1171
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1