intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu kháng oxy hóa, kháng viêm và ức chế enzyme xanthine oxidase của cao chiết hạt nhãn (Dimocarpus longan)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu kháng oxy hóa, kháng viêm và ức chế enzyme xanthine oxidase của cao chiết hạt nhãn (Dimocarpus longan) được thực hiện để tìm hiểu khả năng ức chế hoạt động của enzyme α-xanthin oxidase, kháng viêm và kháng oxy hóa của hạt nhãn ở phòng thí nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu kháng oxy hóa, kháng viêm và ức chế enzyme xanthine oxidase của cao chiết hạt nhãn (Dimocarpus longan)

  1. NGHIÊN CỨU KHÁNG OXY HÓA, KHÁNG VIÊM VÀ ỨC CHẾ ENZYME XANTHINE OXIDASE CỦA CAO CHIẾT HẠT NHÃN (DIMOCARPUS LONGAN) Nguyễn Phạm Tuấn1, Nguyễn Thị Ái Lan2 1 Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang 2 Trường Đại học Trà Vinh Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu khả năng ức chế hoạt động của enzyme α-xanthin oxidase, kháng viêm và kháng oxy hóa của hạt nhãn ở phòng thí nghiệm. Mẫu hạt nhãn được ly trích bằng phương pháp ngâm dầm với các dung môi (nước, Ethanol 70 % và Methanol 70 %). Hàm lượng Phenolic, Flavonoid, khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase, kháng viêm và kháng oxy hóa được xác định bằng việc đo quang phổ ở bước sóng 660 nm, 405 nm, 517 nm, 510 nm và 765 nm. Kết quả, độ ẩm đạt 70,64 % và hiệu suất chiết của hạt nhãn đạt 9,78 - 13,13%. Cao chiết hạt nhãn có sự hiện diện của các hợp chất Alkaloid, Flavonoid, Saponin, Terpenoids, Steroid, Tanin và Phenol. Hàm lượng Phenolic và Flavonoid tổng của cao chiết hạt nhãn đạt lần lượt 70,76 - 85,23 mg GE/g cao chiết và 88,91 - 125,26 mg quercetin/g cao chiết. Cao chiết hạt nhãn có khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp với giá trị IC50 lần lượt là 121,16 µg/mL (nước); 109,60 µg/mL (Ethanol) và 98,42 µg/mL (Methanol). Cao chiết hạt nhãn có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase với giá trị IC50 lần lượt là 145,31 µg/mL (nước); 131,72 µg/mL (Ethanol) và 120,62 µg/mL (Methanol). Cao chiết hạt nhãn có khả năng kháng viêm với giá trị IC50 lần lượt là 197,6 µg/mL (nước); 176,73 µg/mL (Ethanol) và 158,01 µg/mL (Methanol). Từ khóa: Xanthine oxidase; Kháng viêm; Kháng oxy hóa; DPPH; Trái nhãn. Abstract Antioxidant, anti-inlfammatory, xanthine oxidase inhibiting activities of the extract of Dimocarpus longan seed This study was to evaluate the inhibitory effects of extracts of D. longan on enzyme xanthine oxidase, antioxidant and anti-inflammatory at in vitro. The plant extraction was carried out by maceration method with solvents (aqueous, ethanol 70 % and methanol 70 %). The content of phenolic, flavonoid, antioxidant, anti-inflammatory and xanthine oxidase inhibiting activities of the extract of D. longan seed were determined by the spectrophotometer method at 510 nm, 765 nm, 660 nm, 405 nm and 517 nm wavelength. The results showed that the moisture content was 70.64 % and extraction efficiency of D. longan seed ranged from 9.78 to 13.13 %. D. longan seed extract has the presence of bioactive compounds such as alkaloids, flavonoids, saponins, terpenoids, steroids, tannin and phenol. The phenolic and flavonoid content of D. longan seed per g of dry weight were 70.06 - 85.23 mg gallic acid/g and 88.91 - 125.56 mg quercetin/g, respectively. D. longan seed extract has antioxidant ability by DPPH method with IC50 value of 121.16 µg/mL (aqueous); 109.60 µg/mL (Ethanol) and 98.42 µg/mL (Methanol), respectively. D. longan seed extract has the ability to inhibit xanthine oxidase with an IC50 values of 145.31 µg/mL (aqueous); 131.72 µg/mL (Ethanol) and 120.62 µg/mL (Methanol), respectively. D. longan seed extract has the ability to anti-inflammatory with an IC50 values of 197.6 µg/mL (aqueous); 176.73 µg/mL (ethanol) and 158.01 µg/mL (methanol), respectively. Keywords: Xanthin oxidase; Anti-inflammatory; Antioxidant; DPPH; Dimocarpus longan. 100 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  2. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, nhãn Xuồng Cơm Vàng là giống nhãn phổ biến ở miền Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour. var Xuong Com Vang) là một loại cây ăn trái phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quả nhãn được sử dụng ở cả dạng tươi hoặc dạng khô hay đóng hộp. Công nghiệp chế biến nhãn đóng hộp thường loại bỏ hạt nhãn và coi như là chất thải công nghiệp. Hạt nhãn, chiếm 12,5 - 21,1 % trọng lượng của quả nhãn, là một phụ phẩm của quá trình công nghiệp chế biến và là nguồn nguyên liệu phong phú, tiềm năng cho việc nghiên cứu và ứng dụng. Trong hạt nhãn có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, kháng ung thư,… Enzyme Xanthine oxidase là enzyme xúc tác quá trình oxy hoá Hypoxanthine thành Xanthine và oxy hoá Xanthine thành acid uric. Enzyme Xanthine oxidase có vai trò quan trọng trong quá trình dị hoá vòng Purin, là nguyên nhân gây ra bệnh Gout [1]. Bệnh Gout thường gắn liền với mức độ Acid uric trong huyết thanh cao, dẫn đến lắng đọng các tinh thể Urat. Kết quả là gây ra các cơn đau dữ dội ở các khớp về đêm, đặc biệt là ở ngón chân và tay cái. Theo báo cáo lâm sàng, Acid uric không chỉ liên quan đến bệnh Gout, mà còn làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, sỏi thận, đái tháo đường [2]. Viêm là sản phẩm bình thường của phản ứng bảo vệ vật chủ đối với tổn thương mô do nhiều kích như chấn thương vật lý, hóa học và tác nhân truyền nhiễm, được đặc trưng bởi đau, đỏ, sưng và rối loạn của các mô và cơ liên quan. Rối loạn chức năng viêm dẫn đến các bệnh mãn tính đang góp phần làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cho xã hội [3]. Các loại thuốc hóa học điều trị bệnh viêm thường gây ra nhiều tác dụng phụ như loét, thủng, kích ứng dạ dày, tụ máu, phù mạch,…. Bên cạnh đó, stress oxy hóa là một trong những nhân tố gây viêm, dẫn đến sự hình thành các chất độc tiềm ẩn, gây ra các vấn đề về sức khỏe như lão hóa, tim mạch, đái tháo đường, ung thư,… Vì vậy, cần có những nghiên cứu, tìm hiểu về các chất từ tự nhiên có khả năng ức chế enzyme Xanthine oxidase ngăn chặn sự hình thành Acid uric, hỗ trợ kháng viêm và kháng oxy hóa. Những hợp chất có hoạt tính sinh học nguồn gốc từ tự nhiên, ngày càng được quan tâm nghiên cứu vì tính an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh Gout, kháng viêm [4]. Từ đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm và ức chế enzyme Xanthine oxidase của hạt nhãn trong điều kiện in vitro, góp phần tận dụng phụ phế phẩm, làm giảm ô nhiễm môi trường và góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm có khả năng hỗ trợ và điều trị bệnh. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Nguyên vật liệu: trái nhãn Xuồng (Dimocarpus longan) được thu thập tại vùng trồng nhãn Xuồng của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Hóa chất và thiết bị: máy đo quang phổ (Human, Hàn Quốc); máy đông khô chân không (Christ, Mỹ); máy cô quay chân không (Eyala, Nhật Bản); máy ly tâm (Orto alresa, Tây Ban Nha); Gallic acid; Quercetin; DPPH (Merck, Mỹ); Enzyme Xanthine oxidase; Xanthine, allopurinol; BSA (Sigma, Mỹ);… hóa chất và thiết bị cần thiết khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tạo cao chiết hạt nhãn Trái nhãn Xuồng (Dimocarpus longan) được thu thập tại tại vùng trồng nhãn xuồng của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang và vận chuyển về phòng thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ sinh Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 101 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  3. học tỉnh An Giang. Quả nhãn xuồng được tiến hành phân tách vỏ, thịt quả và hạt, phần hạt nhãn được tiến hành sấy khô ở điều kiện nhiệt độ 50 0C trong 96 giờ, nghiền thành bột mịn. Hạt nhãn xuồng (300 g) được chiết xuất bằng phương pháp ngâm dầm với các dung môi (nước, Ethanol 70 % và Methanol 70 %), kết hợp với sóng siêu âm ở điều kiện nhiệt độ 500C, với tỷ lệ nguyên liệu và dung môi là 1:10 (w/v), trong 72 giờ ở điều kiện tối để tránh quá trình oxy hóa. Sau đó, hỗn hợp được tiến hành ly tâm 5.000 vòng/phút trong 20 phút, loại bỏ phần cặn thu phần dịch. Phần dịch lọc được lọc qua giấy lọc Whatman có đường kính 0,45 µm, thu dịch lọc và bỏ phần cặn. Phần dịch lọc sau đó được tiến hành cô quay chân không để đuổi dung môi (Ethanol và Methanol). Dịch lọc sau khi cô quay đuổi dung môi được đông khô bằng máy đông khô để thu cao chiết hạt nhãn, bảo quản ở nhiệt độ -20 0C và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. 2.2.2. Định tính các hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết hạt nhãn Định tính các hợp chất có hoạt tính sinh học theo Yadav và cộng sự [5] (Bảng 1). Bảng 1. Định tính hợp chất trong cao chiết hạt nhãn Hợp chất Thực nghiệm Hiện tượng Alkaloid (Mayer) 1 mL dịch trích + vài giọt TT Mayer Kết tủa màu nâu Flavonoid 1 mL dịch trích + 2 mL Pb (OAc)4 10% Xuất hiện màu vàng Saponin (Foam) 3 mL dịch trích + 6 mL H2O→ đun nóng Xuất hiện bọt Xuất hiện vòng đỏ nâu giữa Steroid (Salkowski) 1 mL dịch trích + 2 mL CHCl3 + 2 mL H2SO4 đậm đặc 2 lớp Tannin và Phenol 0,5 mL dịch trích + 10 mL H2O + 2-3 giọt FeCl3 0,1 % Kết tủa xanh dương đen ( Braymer) 2 mL dịch trích + 2 mL (CH3CO)2O + 2-3 giọt H2SO4 Terpenoid Xuất hiện màu đỏ đậm đậm đặc 2.2.3. Phân tích hàm lượng phenolic và Flavonoid tổng của cao chiết hạt nhãn Hàm lượng Flavonoid tổng theo Pieme và cộng sự [7]: lấy 10 mg Quercetin hòa tan trong 1 mL Ethanol 80 %. Sau đó, pha loãng ra các nồng độ 25 - 400 µg/mL. Hút 0,1 mL Quercetin, thêm vào 0,3 mL nước cất, 0,03 mL NaNO2 5 %. Ủ 5 phút ở 25 0C, thêm 0,03 mL AlCl3 10 %. Ủ thêm 5 phút, sau đó cho thêm 0,2 mL NaOH 1 mM. Thêm nước cất để tổng thể tích là 1 mL, đo ở λ = 510 nm. Hàm lượng Flavonoid tổng được xác định theo công thức: C = c x V/m. Trong đó: C: hàm lượng Flavonoid tổng (mg Quercetin/g chiết xuất); c: giá trị x từ đường chuẩn Quercetin (mg/mL); V: thể tích dịch chiết (mL); m: khối lượng cao chiết có trong V (g). Hàm lượng phenolic tổng theo mô tả của Yadav và Agarwala [6]: chuẩn bị dung dịch Gallic acid nồng độ 20 - 100 µg/mL; thuốc thử Folin-Ciocalteu 10 %. Lần lượt cho 1 mL dung dịch Gallic acid vào 2,5 mL thuốc thử Folin-Ciocalteu 10 % và để phản ứng trong 5 phút; sau đó, thêm tiếp vào 2 mL dung dịch Na2CO3 2 %. Sau 45 phút phản ứng ở nhiệt độ phòng, độ hấp thụ ở λ = 765 nm. Hàm lượng Phenolic tổng được tính theo công thức: P = a × V/m. Trong đó: P: hàm lượng Phenolic tổng (mg Gallic acid/g cao chiết); a: giá trị x từ đường chuẩn (mg/mL); V: thể tích dung dịch cao chiết (mL); m: khối lượng cao chiết trong thể tích V (g). 2.2.4. Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết hạt nhãn Khảo sát khả năng ức chế gốc tự do DPPH theo Shekhar và Anju [8]: 1 mL cao chiết hạt nhãn phản ứng với 1 mL dung dịch DPPH 0,1 M, ở nhiệt độ phòng trong 30 phút và trong điều kiện tối để tránh oxy hoá và đo độ hấp thụ ở λ = 517 nm. Khả năng ức chế gốc tự do DPPH được xác định theo công thức: AA% =(Ao-A1/Ao) x 100. 102 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  4. trong đó: AA%: Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH; Ao: Độ hấp thụ quang phổ của mẫu đối chứng; A1: Độ hấp thụ quang phổ của mẫu cao chiết; Vitamin C là chất chuẩn. 2.2.5. Khảo sát khả năng ức chế enzyme Xanthine oxidase của cao chiết hạt nhãn Khả năng ức chế enzyme Xanthine oxidase của cao chiết được thực hiện theo Nguyen và cộng sự [9]. Hỗn hợp phản ứng gồm 50 µL dung dịch cao chiết, 35 µL dung dịch đệm Phosphate (0,05 M; pH 7,5), 30 µL dung dịch enzyme XO, ủ ở điều kiện 25 0C trong 15 phút. Tiếp theo, cho thêm 60 µL dung dịch Xanthine ủ ở 25 0C trong 30 phút. Sau đó, 5 µL HCl 1 N được thêm vào để ngừng hoạt động của enzyme XO. Tiến hành đo độ hấp thu ở λ = 290 nm để xác định lượng Acid uric tạo thành. Allopurinol được sử dụng như chất đối chứng dương. Phần trăm ức chế được tính theo công thức (%) = (A0-At/A0) x 100. Trong đó: A0: mật độ quang của mẫu chứa đệm Phosphate; At: mật độ quang của mẫu thử có chứa cao chiết hoặc thuốc chuẩn. 2.2.6. Khảo sát khả năng kháng viêm của cao chiết hạt nhãn Khả năng kháng viêm của cao chiết được khảo sát thông qua hoạt động ức chế sự biến tính Protein được thực hiện theo phương pháp của Shah và cộng sự [10] và có hiệu chuẩn cho phù hợp: hỗn hợp phản ứng gồm 150 μL cao chiết với 150 μL dung dịch Albumin huyết thanh bò (BSA) 5 %. Sau đó, hỗn hợp được ủ ở điều kiện nhiệt độ 30 0C trong 15 phút. Sự biến tính Protein được gây ra bằng cách giữ hỗn hợp phản ứng ở 60 0C trong 10 phút. Sau khi làm mát, tiến hành đo mật độ quang tại λ = 660 nm. Diclofenac và Prednisolone được sử dụng như chất đối chứng dương. Khả năng ức chế sự biến tính Protein được xác định theo công thức: Phần trăm ức chế (%) = 100 x (1-Vt/Vc). Trong đó: Vt: mật độ quang của mẫu thử có chứa cao chiết hoặc thuốc chuẩn; Vc: mật độ quang của mẫu chứa đệm Phosphate. 2.3. Phương pháp thống kê Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và thống kê bằng phần mềm Statgraphics plus 16.0. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả tạo cao chiết hạt nhãn Việc xác định độ ẩm của mẫu trước khi tiến hành ly trích giúp biết được các điều kiện để xác định phương pháp ly trích phù hợp, nhằm thu được lượng cao chiết tối ưu. Ngoài ra, việc xác định độ ẩm của nguyên liệu còn tạo điều kiện để xác định nhiệt độ và thời gian sấy mẫu thích hợp để tiến hành ly trích có hiệu suất cao hơn [11]. Trong suốt quá trình sấy, nhiệt độ cao làm phá vỡ các cấu trúc tế bào bên trong của nguyên liệu, tạo điều kiện cho dung môi và nguyên liệu tiếp xúc tốt hơn, tăng khả năng ly trích. Bên cạnh đó, quá trình sấy còn có tác dụng làm giảm độ ẩm của nguyên liệu, tăng tỷ lệ dung môi sử dụng với nguyên liệu. Độ ẩm là hàm lượng nước tự do có trong mẫu, độ ẩm càng cao tương ứng với hàm lượng nước có trong mẫu càng nhiều [12]. Quy trình trích cao được thực hiện với khối lượng hạt nhãn là 3.000 g (tươi), độ ẩm của hạt nhãn là 37,09 % và hạt nhãn chiết xuất với các dung môi khác nhau là 300 g (khô) (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất trích cao có sự khác biệt giữa các dung môi chiết, hiệu suất chiết cao nhất ở dung môi là Methanol đạt hiệu suất 9,16 %; dung môi Ethanol 80 % đạt hiệu suất 8,85 % và trong dung môi là nước đạt hiệu suất 7,46 %. Hiệu suất chiết giữa các dung môi có sự khác biệt phụ thuộc vào dung môi và độ phân cực của dung môi [13]. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 103 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  5. Bảng 2. Kết quả phân tích độ ẩm, hiệu suất của cao chiết hạt nhãn Chỉ tiêu theo dõi Cao chiết nước Cao chiết Ethanol Cao chiết Methanol Khối lượng mẫu tươi (g) 3.000 3.000 3.000 Độ ẩm (%) 37,09 ± 0,11 37,09 ± 0,11 37,09 ± 0,11 Khối lượng mẫu khô (g) 300 300 300 Khối lượng cao khô (g) 22,39 ± 0,21 26,56 ± 0,09 27,47 ± 0,26 Hiệu suất chiết (%) 7,46 ± 0,10 8,85 ± 0,20 9,16 ± 0,05 Bảng 3. Kết quả phân tích các hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết hạt nhãn Chỉ tiêu theo dõi Cao chiết nước Cao chiết Ethanol Cao chiết Methanol Saponin (+) (+) (+) Flavonoid (+) (+) (+) Terpenoids (-) (+) (+) Alkaloid (+) (+) (+) Tanin và phenol (+) (+) (+) Steroid (+) (+) (+) Ghi chú: “+”: dương tính; “-”: âm tính. 3.2. Định tính các hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết hạt nhãn Cao chiết hạt nhãn vừng từ các dung môi khác nhau đều có sự hiện diện của các hợp chất Alkaloid, Terpenoids, Flavonoid, Steroid, Tanin và Phenol (Bảng 3). Kết quả tương tự với nghiên cứu của Ravindran và cs. [14] cho rằng, dịch trích hạt nhãn có sự hiện diện của các hợp chất như Saponin, Flavonoid, Alkaloid, Terpenoid, Steroid, Tanin và Phenol. Nhóm chất Flavonoid và Polyphenol có các hoạt tính sinh học cao, có ý nghĩa trong hoạt động kháng oxy hóa, kháng viêm, kháng ung thư và bảo vệ gan. 3.3. Phân tích hàm lượng Phenolic và Flavonoid tổng của cao chiết hạt nhãn Hàm lượng Phenolic và Flavonoid tổng trong cao chiết hạt nhãn được xác định dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính của chất chuẩn Gallic acid và Quercetin (Bảng 4). Hàm lượng Phenolic tổng được phân tích bằng phương pháp quang phổ và đường chuẩn Gallic acid: y = 0,0049x + 0,0127, với hệ số R2 = 0,9985 (Hình 1a). Hàm lượng Phenolic thấp nhất ở cao chiết hạt nhãn bằng nước là 80,26 mg Gallic acid/g cao chiết; kế đến là hàm lượng Phenolic ở hạt nhãn bằng Ethanol đạt 105,11 mg Gallic acid/g cao chiết. Cao nhất là hàm lượng Phenolic ở hạt nhãn bằng Methanol đạt 137,82 mg Gallic acid/g cao chiết. Hàm lượng Flavonoid tổng được phân tích bằng phương pháp quang phổ và đường chuẩn Quercetin: y = 0,0054x + 0,0185, với hệ số R2 = 0,9992 (Hình 1b). Cụ thể, hàm lượng Flavonoid tổng cao nhất ở cao chiết hạt nhãn bằng Methanol (45,84 mg Quercetin/g cao chiết); kế đến là cao chiết hạt nhãn bằng Ethanol (32,79 mg Quercetin/g cao chiết) và thấp nhất là cao chiết hạt nhãn bằng nước (24,92 mg Quercetin/g cao chiết). Bảng 4. Kết quả phân tích hàm lượng Phenolic và Flavonoid tổng của cao chiết hạt nhãn Mẫu cao chiết Hoạt chất Cao chiết nước Cao chiết Ethanol Cao chiết Methanol Hàm lượng Phenolic 80,26c ± 0,13 105,11b ± 0,04 137,82a ± 0,17 (mg Gallic acid/g cao chiết) Hàm lượng Flavonoid 24,92c ± 0,23 32,79b ± 0,05 45,84a ± 0,11 (mg Quercetin/g cao chiết) Ghi chú: các số chữ số giống nhau theo cùng một hàng không có ý nghĩa khác biệt thống kê mức ý nghĩa 5 %. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn. 104 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  6. 0,6 0,6 y = 0,0054x + 0,0185 y = 0,0049x + 0,0127 R² = 0,9992 R² = 0,9985 0,5 0,5 Độ hấp thu Độ hấp thu 0,4 0,4 0,3 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0 0 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 Gallic acid (µg/mL) Quercetin (µg/mL) (a) (b) Hình 1: Đường chuẩn Gallic acid (a) và Quercetin (b) Hàm lượng Flavonoid và Phenolic tổng giữa các dung môi sử dụng trích ly có sự khác nhau, hàm lượng Flavonoid và Phenolic thể hiện cao nhất cao chiết hạt nhãn bằng Methanol (137,82 mg Gallic acid/g cao chiết; 45,84 mg Quercetin/g cao chiết); kế đến cao chiết hạt nhãn bằng Ethanol đạt hàm lượng 105,11 mg Gallic acid/g cao chiết; 32,79 mg Quercetin/g cao chiết và thấp nhất, cao chiết hạt nhãn bằng nước chi đạt 80,26 mg Gallic acid/g cao chiết; 24,92 mg Quercetin/g cao chiết. Kết quả nghiên cứu cao hơn Natungnuy và cộng sự [15], cao chiết Methanol hạt nhãn Thao bằng phương pháp ngâm dầm có hàm lượng Phenolic tổng lần lượt là 83,01 mg Galic aicd/g cao chiết (Thao 1); 103,96 mg Galic aicd/g cao chiết (Thao 2); 61,15 mg Galic aicd/g cao chiết (Thao 3). Nhưng thấp hơn, cao chiết Methanol hạt nhãn Edor bằng phương pháp ngâm dầm có hàm lượng Phenolic đạt 140, 06 mg Galic aicd/g cao chiết. Trong khi đó, Yang và cộng sự [16], cao chiết Ethanol hạt nhãn bằng phương pháp ngâm dầm có hàm lượng Flavonoid và Phenolic tổng lần lượt là mg 6,37 Quercetin/g cao chiết; 248,42 mg Gallic acid/g cao chiết. Sự khác biệt về hàm lượng Flavonoid và Phenolic tổng là do phương pháp trích cao giống nhau có thể cho kết quả khác nhau bởi vì khác biệt về các yếu tố như giai đoạn sinh trưởng và thời gian lấy mẫu thí nghiệm; hợp chất có hoạt tính sinh học trong thực vật bậc cao ở những vị trí khác nhau có hàm lượng, thành phần khác nhau; thành phần hóa học của các cao chiết khác nhau cho kết quả hàm lượng hoạt chất sinh học khác nhau [17]. 3.4. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết hạt nhãn Khả năng kháng oxy hoa bằng phương pháp DPPH của cao chiết hạt nhãn và vitamin C được khảo sát trên các nồng độ từ 0 - 100 µg/mL. Tiến hành vẽ đường biểu diễn thể hiện của phần trăm ức chế gốc tự do bằng phương pháp DPPH của vitamin C. Phương trình đường chuẩn vitamin C: y = 0,8713x + 4,8127 và có R2 = 0,9901. Từ đó, suy ra giá trị IC50 của vitamin C là 51,86 µg/mL. Tiến hành vẽ đường biểu diễn phần trăm ức chế gốc tự do bằng phương pháp DPPH của cao chiết nước hạt nhãn. Phương trình đường chuẩn của cao chiết nước hạt nhãn: y = 0,6803x - 0,8155 và có R2 = 0,996. Từ đó, suy ra giá trị IC50 của cao chiết nước hạt nhãn là 74,70 µg/mL (Bảng 5). Tiến hành vẽ đường biểu diễn thể hiện của phần trăm ức chế gốc tự do bằng phương pháp DPPH của cao chiết Ethanol hạt nhãn. Phương trình đường chuẩn của cao chiết Ethanol hạt nhãn: y = 0,7362x + 1,2492 và có R2 = 0,9955. Suy ra, giá trị IC50 của cao chiết Ethanol hạt nhãn là 109,60 µg/mL (Bảng 5). Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 105 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  7. Bảng 5. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết hạt nhãn và vitamin C Nồng độ (µg/ Phần trăm khử gốc tự do (%) mL) Vitamin C Cao chiết nước Cao chiết Ethanol Cao chiết Methanol 0 0f 0f 0f 0f 20 27,40e ± 0,11 12,90e ± 0,08 18,77e ± 0,14 23,64e ± 0,19 40 40,76 ± 0,04 d 26,13 ± 0,19 d 30,68 ± 0,23 d 37,35d ± 0,42 60 57,67c ± 0,09 37,15c ± 0,31 43,69c ± 0,32 50,24c ± 0,16 80 73,52 ± 0,22 b 55,63 ± 0,34 b 58,73 ± 0,41 b 64,48b ± 0,22 100 90,93a ± 0,17 67,40a ± 0,03 76,49a ± 0,07 80,26a ± 0,06 y = 0,8713x + 4,8127 y = 0,6803x - 0,8155 y = 0,7362x + 1,2492 y = 0,7667x + 4,3264 Phương trình R2 = 0,9901 R2 = 0,996 R2 = 0,9955 R2 = 0,9899 IC50 (µg/mL) 51,86 74,70 66,22 59,57 Ghi chú: các số chữ số giống nhau theo cùng một cột không có ý nghĩa khác biệt thống kê mức ý nghĩa 5 %. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn. Tiến hành vẽ đường biểu diễn thể hiện của phần trăm ức chế gốc tự do do bằng phương pháp DPPH của cao chiết Methanol hạt nhãn. Phương trình đường chuẩn của cao chiết Methanol hạt nhãn: y = 0,8713x + 4,8127và có R2 = 0,9901. Suy ra, giá trị IC50 của cao chiết Methanol hạt nhãn là 51,86 µg/mL (Bảng 5). Hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH của cao chiết hạt nhãn cao hơn so với chất chuẩn vitamin C. Cụ thể, giá trị IC50 của vitamin C đạt 51,86 µg/mL, trong khi đó giá trị IC50 của cao chiết hạt nhãn cao hơn gấp 1,44 lần (nước, IC50 = 74,70 µg/mL); cao hơn gấp 1,28 lần (Ethanol, IC50 = 66,22 µg/mL); cao hơn gấp 1,15 lần (Methanol, IC50 = 59,57 µg/mL). Hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH của cao chiết hạt nhãn cao hơn hặc tương đượng một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu Yang và cộng sự [15], cao chiết Ethanol hạt nhãn bằng phương pháp ngâm dầm cho hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH có giá trị IC50 = 61,88 µg/ mL. Trong khi đó, Ravindran và cộng sự [14], cao chiết Methanol hạt nhãn bằng phương pháp ngâm dầm cho hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH có giá trị IC50 = 48,95 µg/mL. Hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH của cao chiết hạt nhãn có sự khác biệt giữa các dung môi chiết xuất là do hàm lượng việc khảo sát hàm lượng Phenolic và Flavonoid trong các loại cao chiết (Bảng 5). Các hợp chất Polyphenol gồm một nhóm lớn các chất có khả năng kháng oxy hóa. Khả năng kháng oxy hóa khử cho phép hợp chất Polyphenol hoạt động như một chất khử cung cấp hydro và làm ngừng hoạt động của các gốc tự do. Flavonoid là một nhóm các hợp chất có trong thực vật, cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa thông qua quá trình thu nhặt hoặc khử gốc tự do [18]. 3.5. Hiệu quả ức chế enzyme Xanthine oxidase của cao chiết hạt nhãn Khảo sát hiệu quả ức chế enzyme Xanthine oxidase của cao chiết hạt nhãn và chất chuẩn Allopurinol được khảo sát các mức nồng độ từ 0 - 200 µg/mL (Bảng 6). Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng ức chế Xanthine oxidase của Allopurinol, phương trình đường chuẩn của Allopurinol, y = 0,4786x + 4,844 và R² = 0,9948; giá trị IC50 của Allopurinol là 94,35 µg/mL (Bảng 6). Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng ức chế Xanthine oxidase của cao chiết nước hạt nhãn, phương trình đường chuẩn của cao chiết nước hạt nhãn, y = 0,4287x - 0,2144 và R² = 0,9977; giá trị IC50 của cao chiết nước hạt nhãn là 116,63 µg/mL (Bảng 6). 106 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  8. Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng ức chế Xanthine oxidase của cao chiết Ethanol hạt nhãn, phương trình đường chuẩn của cao chiết Ethanol hạt nhãn, y = 0,4608x + 2,2042 và R² = 0,9978; giá trị IC50 của cao chiết Ethanol hạt nhãn là 103,72 µg/mL. Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng ức chế Xanthine oxidase của cao chiết Methanol hạt nhãn, phương trình đường chuẩn của cao chiết Methanol hạt nhãn, y = 00,4814x + 6,873 và R² = 0,992; giá trị IC50 của cao chiết Methanol hạt nhãn là 91,01 µg/mL. Bảng 6. Hiệu quả ức chế enzyme Xanthin oxidase của cao chiết hạt nhãn và Allopurinol Nồng độ (µg/ Phần trăm ức chế enzyme α-amylase (%) mL) Allopurinol Cao chiết nước Cao chiết Ethanol Cao chiết Methanol 0 0,0k 0,0 k 0,0k 0,0k 25 18,56 ± 0,26 h 11,25 ± 0,26 h 15,47 ± 0,26 h 20,36h ± 0,26 50 30,29g ± 0,26 21,11g ± 0,26 25,48g ± 0,26 33,01g ± 0,26 75 42,59 ± 0,26 f 30,58 ± 0,26 f 36,15 ± 0,26 f 44,05f ± 0,26 100 53,46e ± 0,26 40,91e ± 0,26 49,29e ± 0,26 55,16e ± 0,26 125 65,49 ± 0,26 d 56,46 ± 0,26 d 60,49 ± 0,26 d 67,48d ± 0,26 150 78,46c ± 0,26 63,28c ± 0,26 71,01c ± 0,26 80,19c ± 0,26 175 87,59 ± 0,26 b 74,59 ± 0,26 b 84,49 ± 0,26 b 89,45b ± 0,26 200 97,89a ± 0,26 85,69a ± 0,26 92,19a ± 0,26 99,27a ± 0,26 Phương trình, y = 0,3557x + 11,981 y = 0,4287x - 0,2144 y = 0,4608x + 2,2042 y = 0,4814x + 6,873 giá trị R2 R² = 0,9753 R² = 0,9977 R² = 0,9978 R² = 0,992 IC50 94,35 116,63 103,72 91,01 Ghi chú: các số chữ số giống nhau theo cùng một cột không có ý nghĩa khác biệt thống kê mức ý nghĩa 5 %. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn. Hiệu quả ức chế enzyme Xanthine oxidase của cao chiết hạt nhãn cao hơn hoặc tương đương so với chất chuẩn Allopurinol. Cụ thể, giá trị IC50 của Allopurinol đạt 94,35 µg/mL, trong khi đó giá trị IC50 của cao chiết hạt nhãn cao hơn gấp 1,24 lần (nước, IC50 = 116,63 µg/mL); cao hơn gấp 1,09 lần (Ethanol, IC50 = 103,72 µg/mL); thấp hơn gấp 0,96 lần (Methanol, IC50 = 91,01 µg/mL). Kết quả nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu của Sheu và cộng sự [19] cho rằng, cao chiết từ phụ phẩm của trái nhãn có khả năng ức chế enzyme Xanthine oxidase với giá trị IC50 lần lượt là 115,8 μg/mL (hoa), 118,9 μg/mL (vỏ),125,3 μg/mL (cành), 262,5 μg/mL (hạt), 331,1 μg/mL (lá). Trong khi đó, Hou và cộng sự [20] cho rằng, cao chiết hạt trái nhãn có khả năng ức chế enzyme Xanthine oxidase với giá trị IC50 = 277,8 μg/mL. Nhiều nghiên cứu đã phân tích các thành phần hóa học trong hạt nhãn nhãn chứa nhiều hợp chất Tannin, Phenol, Glycoside, Saponin, Steroid, Terpenoid và Antharaquinon [14]. Các hợp chất Phenol, đặc biệt là Flavonoid có hoạt tính ức chế mạnh đối với enzyme Xanthine oxidase và tiềm năng chống oxy hóa cao. Trong nhóm Flavonoid đáng chú ý là các hợp chất Flavonol glycosides và cụ thể hơn là Kaempferol và Quercetin glycosides. Sự ức chế hoạt động enzyme XO được xem như là một cơ chế chống oxy hóa của các hợp chất Polyphenol. Nhiều nghiên cứu về enzyme Xanthine oxidase chứng minh rằng, hoạt động của enzyme Xanthine oxidase là nguyên nhân dẫn tới tạo ra nhiều gốc tự do. Những hợp chất chống oxy hóa và hợp chất Polyphenol được sử dụng rộng rãi như một phần của chế độ ăn uống hằng ngày của con người để chống lại stress oxy hóa hoặc các mô tổn thương do bị oxy hóa [21]. 3.6. Hiệu quả kháng viêm của cao chiết hạt nhãn Khảo sát hiệu quả kháng viêm của cao chiết hạt nhãn và chất chuẩn Diclofenac, Prednisolon được khảo sát các mức nồng độ từ 0 - 100 µg/mL (Bảng 7). Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 107 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  9. Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng kháng viêm của Prednisolon, phương trình đường chuẩn của Prednisolon, y = 0,9198x + 9,3038 và R² = 0,9699; giá trị IC50 của Prednisolon là 44,24 µg/mL (Bảng 7). Tương tự, tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng kháng viêm của Diclofenac, phương trình đường chuẩn của Diclofenac, y = 0,891x + 7,3276 và R² = 0,9795; giá trị IC50 của Diclofenac là 47,89 µg/mL (Bảng 7). Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng kháng viêm của cao chiết nước hạt nhãn, phương trình đường chuẩn của cao chiết nước hạt nhãn, y = 0,5426x - 5,0238 và R² = 0,9724; giá trị IC50 của cao chiết nước hạt nhãn là 101,44 µg/mL (Bảng 7). Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng kháng viêm của cao chiết Ethanol hạt nhãn, phương trình đường chuẩn của cao chiết Ethanol hạt nhãn, y = 0,6102x - 3,9295 và R² = 0,9813; giá trị IC50 của cao chiết Ethanol hạt nhãn là 88,38 µg/mL (Bảng 7). Tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn biễu diễn khả năng kháng viêm của cao chiết Methanol hạt nhãn, phương trình đường chuẩn của cao chiết Methanol hạt nhãn, y = 0,6992x - 2,5281 và R² = 0,9938; giá trị IC50 của cao chiết Methanol hạt nhãn là 75,13 µg/mL (Bảng 7). Bảng 7. Hiệu quả kháng viêm của cao chiết hạt nhãn và Diclofenac, Prednisolon Phần trăm ức chế kháng viêm (%) Nồng độ (µg/ Cao chiết Cao chiết mL) Prednisolon Diclofenac Cao chiết nước Ethanol Methanol 0 0,0f 0,0 f 0,0 f 0,0f 0,0f 20 35,48e ± 0,26 30,29 ± 0,26 e 3,21 ± 0,26 e 7,49e ± 0,26 10,4 ± 0,26 5e 40 50,97d ± 0,26 46,59d ± 0,26 12,49d ± 0,26 16,59d ± 0,26 23,34d ± 0,26 60 65,19c ± 0,26 63,45 ± 0,26 c 26,47 ± 0,26 c 29,45c ± 0,26 37,25c ± 0,26 80 82,25b ± 0,26 78,49b ± 0,26 38,45b ± 0,26 46,46b ± 0,26 55,45b ± 0,26 100 97,86a ± 0,26 92,45 ± 0,26 a 52,03 ± 0,26 a 59,45a ± 0,26 68,11a ± 0,26 y = 0,9198x + y = 0,891x + y = 0,5426x - y = 0,6102x - y = 0,6992x - Phương trình, 9,3038 7,3276 5,0238 3,9295 2,5281 giá trị R2 R² = 0,9699 R² = 0,9795 R² = 0,9724 R² = 0,9813 R² = 0,9938 IC50 44,24 47,89 101,44 88,38 75,13 Hiệu quả kháng viêm của cao chiết hạt nhãn cao hơn so với chất chuẩn Prednisolon, Diclofenac. Cụ thể, giá trị IC50 của Diclofenac và Prednisolon đạt 47,89 µg/mL và 44,24 µg/mL. Trong khi đó giá trị IC50 của cao chiết hạt nhãn cao hơn gấp 2,29 lần (nước, IC50 = 101,44 µg/mL); cao hơn gấp 1,99 lần (Ethanol, IC50 = 88,38 µg/mL); cao hơn gấp 1,69 lần (Methanol, IC50 = 75,13 µg/mL) khi so cánh với chất chuẩn Prednisolon. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định hiệu quả kháng viêm của hạt nhãn và minh chứng cho hiệu quả của các mô hình thử nghiệm hiệu quả của cao chiết hạt nhãn trong điều kiện in vitro và in vivo. Hiệu quả ức chế sự hình thành NO với giá trị IC50 đạt 179,8 µg/mL. Hiệu quả kháng viêm của cao chiết hạt nhãn từ các loại dung môi phụ thuộc vào khả năng kháng oxy hóa càng mạnh cũng như hàm lượng Phenolic, Flavonoid càng lớn thì hiệu quả kháng viêm càng cao [22]. 4. Kết luận Cao chiết hạt nhãn là nguồn phụ phẩm và có chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học. Cao chiết hạt nhãn từ các loại dung môi có khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm và ức chế enzyme Xanthine oxidase trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nghiên cứu phân tách và đánh giá hoạt tính sinh học của hạt nhãn trong điều kiện in vitro và in vivo. 108 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  10. Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang và Trường Đại học Trà Vinh đã hỗ trợ và tạo điều kiện để thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sheu, S.Y., Fu, Y.T., Huang, W.D, Chen, Y.A., Lei Y.C. & Yao C.H (2016). Evaluation of xanthine oxidase inhibitory potential and In vivo hypouricemic activity of Dimocarpus longan lour. extracts. Phcog Mag, 12: 206 - 12. [2]. Rasaratnam, I. & Christophidis, N. (1995). Gout: A disease of plenty. Aust Fam Physician, 24, 849 - 851. [3]. Kramer, H.M. & Curhan, G (2002). The association between gout and nephrolithiasis: the National Health and Nutrition Examination Survey III 1988 - 1994. American Journal of Kidney Disease, 40, 37 - 42. [4]. Choi, J.H, Dong S.C & Hoon J (2012). Anti-inflammatory and anti-nociceptive properties of Prunus padus. J Ethnopharmacol, 144(2):379 - 86. [5]. Yadav, M., S. Chatterji, Gupta, S.K. & Watal, G (2014). Preliminary phytochemical screening of six medicinal plants used in traditional medicine. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 6(5): 539 - 542. [6]. Yadav, R.N.S. & Agarwala, M (2011). Phytochemical Analysis of Some Medicinal Plants. Journal of Phytology, 3: 10 - 14. [7]. Pieme, C.A., M.S. Dongmo, F.F. Boyoum, J.Y. Ngogang & Saxena, A.K (2014). Antiproliferative activity and induction of apoptosis by Annona muricata (Annonaceae) extract on human cancer cells. BMC complementary and alternative medicine, 14(1): 1 - 10. [8]. Shekhar, T.C. and Anju, G (2014). Antioxidant Activity by DPPH Radical Scavenging Method of Ageratum conyzoides Linn. Leaves. American Journal of Ethnomedicine, 1(4): 244 - 249. [9]. Nguyen, M.T.T, S. Awale, Y. Tezuka, Q.L. Tran, H. Wantanabe & Kadota, S (2004). Xanthine oxidase inhibitory activity of Vietnamese Medicinal Plants. Biological & Pharmaceutical Bulletin, 27/9: 1414 - 1421. [10]. Shah M.,  Z. Parveen  &  Muhammad, R.K (2017). Evaluation of antioxidant, anti-inflammatory, analgesic and antipyretic activities of the stem bark of Sapindus mukorossi. BMC Complement Altern Med, 17(1): 526. doi: 10.1186/s12906-017-2042-3. [11]. Viện Dược liệu. (2008). Kỹ thuật chiết xuất dược liệu. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. [12]. Dương Thị Phượng Liên và Nguyễn Nhật Minh Phương (2014). Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nguyên liệu đến khả năng trích ly và sự ổn định anthocyanin từ bắp cải tím (Brassica oleracea). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Nông nghiệp (1): 1 - 7. [13]. Boeing, JS., Érica, O.B., Beatriz, A. & Jesuí, V.V. (2014). Evaluation of solvent effect on the extraction of phenolic compounds and antioxidant capacities from the berries: application of principal component analysis. Chemistry Central Journal, 8(1) : 48 - 53. [14]. Ravindran M., Alifah Ilyana, N.A Fithriyaani, Nur Ain Najihah, Nur Asyiqin & Mahendran, S (2016). Formulation and Evaluation of Natural Antioxidant Cream Comprising Methanolic Peel Extract of Dimocarpus longan. International Journal of Pharmaceutical and Clinical Research, 8(9): 1305 - 1309. [15]. Natungnuy, K., Chareonsap, P.P. & Poeaim, S (2018). Biological activities of the methanolic extracts from two varieties of Dimocarpus longan seeds. International Journal of Agricultural Technology, 14(7): 1505 - 1514. [16]. Yang, E.Y., Han, Y.S. & Sim, K.H (2021). Characterisation of nutritional, physiochemical, and mineral compositions of aril and seed of longan fruit (Dimocarpus longan L.). International Food Research Journal, 28(1): 91-101. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 109 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  11. [17]. Mayachiew, P. & Devahastin, S (2008). Antimicrobial and antioxidant activities of Indian gooseberry and galangal extract. J. LWT-Food Science and Technology, 41(7): 1153 - 1159. [18]. Baharfar, R. R. Azimi, and M. Mohseni (2015). Antioxidant and antibacterial activity of flavonoid-, polyphenol- and anthocyanin-rich extracts from Thymus kotschyanus boiss & hohen aerial parts. J Food Sci Technol, 52(10): 6777 - 6783. [19]. Sheu, S.Y., Fu, Y.T., Huang, W.D., Chen, Y.A., Lei, Y.C. & Yao, C.H (2016). Evaluation of xanthine oxidase inhibitory potential and In vivo hypouricemic activity of Dimocarpus longan lour. extracts. Phcog Mag, 12: 206 - 12. [20]. Hou,  C.W., Lee,  Y.C., Hung  H.F., Fu  H.W. & Jeng  K.C (2012). Longan seed extract reduces hyperuricemia via modulating urate transporters and suppressing xanthine oxidase activity. Am J Chin Med, 40: 979 ‑ 91. [21]. Chrysoula S., Aristidis S.V., Maria O., Apostolos A., Nektarios A., Alexios-L.S., & Dimitrios, K (2012). Flavonoid Glycosides Isolated from Unique Legume Plant Extracts as Novel Inhibitors of Xanthine Oxidase. January 25, 2012. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0032214. [22]. Huang G.J, B.S. Wang, Wei-Chao Lin, Shyh-Shyun Huang, Chao-Ying Lee, Ming-Tsung Yen, & Huang, M.H (2012). Antioxidant and Anti-Inflammatory Properties of Longan (Dimocarpus longan Lour.) Pericarp. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine Volume 2012, Article ID 709483, 10 pages. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Phản biện: TS. Nguyễn Thị Phương Mai 110 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1