intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Canh tác nương rẫy và vấn đề tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên của đồng bào Bahnar ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

103
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tây Nguyên là một vùng còn nhiều rừng và tỷ lệ che phủ lớn nhất trong nước (57%), nhưng đây cũng là vùng có tốc độ mất rừng lớn nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng, trong đó hai nguyên nhân chính thường được nói đến: Rừng bị phá để sản xuất lương thực vì nhu cầu tồn tại của hàng triệu dân nghèo sống trong và xung quanh rừng; rừng bị mất do các nhu cầu ngày càng tăng của con người về gỗ, nhất là gỗ củi và các lâm sản khác. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Canh tác nương rẫy và vấn đề tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên của đồng bào Bahnar ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai "

  1. Canh tác nương rẫy và vấn đề tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên của đồng bào Bahnar ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai (1) Trần Văn Con Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tây Nguyên là một vùng còn nhiều rừng và tỷ lệ che phủ lớn nhất trong nước (57%), nhưng đây cũng là vùng có tốc độ mất rừng lớn nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng, trong đó hai nguyên nhân chính thường được nói đến: Rừng bị phá để sản xuất lương thực vì nhu cầu tồn tại của hàng triệu dân nghèo sống trong và xung quanh rừng; rừng bị mất do các nhu cầu ngày càng tăng của con người về gỗ, nhất là gỗ củi và các lâm sản khác. Trong thời gian từ năm 1976-1990 diện tích rừng bị mất hàng năm ở Tây Nguyên lên đến 30,4 nghìn ha, từ năm 1991-1995 tốc độ mất rừng có giảm nhưng vẫn ở mức độ báo động với trung bình hàng năm là 25,2 nghìn ha (Viện Điều tra Qui hoạch rừng, 1996). Những nguy ên nhân mất rừng do khai thác lạm dụng, sai qui trình, cháy rừng... còn có thể hạn chế được bằng các biện pháp hành chính, nhưng những nguyên nhân liên quan đến nhu cầu sinh tồn của những người dân nghèo bản xứ thì mọi biện pháp bảo vệ rừng sẽ không có hiệu quả nếu không có các giải pháp tạo sinh kế bền vững cho họ. Dân tộc Bahnar với khoảng 13 vạn người là một trong những dân tộc bản địa lớn nhất ở Tây Nguyên. Họ tập trung ở các huyện phía đông Gia Lai và Kon Tum, trong đó huyện K’Bang với 44% tổng dân số, là một trong những trung tâm văn hóa của người Bahnar. Nguồn sống chính của họ từ bao đời nay chỉ dựa vào hệ
  2. canh tác nương rẫy đã trở thành tập quán và truyền thống, hệ canh tác này của đồng bào Bahnar có quan hệ chặt chẽ đến việc quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng tự nhiên. Việc vận động đồng bào Bahnar tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng là một vấn đề cực kỳ quan trọng và muốn đạt kết quả phải hiểu rõ các đặc trưng, tập quán canh tác của họ để xây dựng những giải pháp thích hợp l àm cho họ có ý thức tham gia một cách tích cực và hiệu quả. Hiện tại họ đang sống bằng hệ canh tác nương rẫy và được coi là những người phá rừng(?). Vấn đề đặt ra là: chúng ta làm gì để chuyển những người nông dân nghèo từ chỗ phá rừng vì nhu cầu tồn tại thành những người tích cực bảo vệ và xây dựng rừng? Nghiên cứu này được xuất phát từ luận đề rằng: Công tác quản lý bảo vệ rừng không thể tách rời các vấn đề kinh tế-xã hội. Người dân địa phương chỉ quan tâm bảo vệ rừng khi rừng trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế và tinh thần cho họ. Vì vậy, muốn quản lý rừng bền vữn g phải chú ý đến 3 yếu tố xã hội sau đây: * Duy trì và nâng cao mức sống của cộng đồng dân địa phương, đặc biệt là người sống nhờ vào rừng; * Các hoạt động có ảnh hưởng đến rừng; * Sự phân phối lợi ích và cơ hội sử dụng tài nguyên rừng cho các thế hệ. Mục tiêu của nghiên cứu này là góp phần tìm hiểu nền văn hóa nương rẫy của đồng bào Bahnar, từng bước nâng cao và ổn định đời sống văn hóa và tinh thần cho họ, tạo động lực để chuyển họ từ những người được coi là phá rừng thành những người tham gia tích cực trong sự nghiệp quản lý bền vững rừng tự nhiên. I. Lịch sử nghiên cứu Canh tác nương rẫy là một dạng sử dụng đất có lịch sử từ hàng ngàn năm và tỏ ra rất phù hợp với các điều kiện sinh thái của vùng rừng nhiệt đới. Trong hệ canh tác
  3. nương rẫy truyền thống, ở một thời điểm tối đa chỉ có 5-10% diện tích đất được canh tác, diện tích còn lại được bỏ hoá để thảm rừng tự phục hồi gọi là thời kỳ hưu canh (fallow). [1]Bài báo này dựa trên kết quả nghiên cứu của một đề án do chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan (VNRP) tài trợ. Ngày nay, canh tác nương rẫy được nhiều người coi là nguyên nhân chính của nạn mất rừng nhiệt đới, với sức ép của sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu về đất th ì phương thức canh tác lãng phí đất và ít hiệu quả này tỏ ra không còn thích hợp. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã coi nương rẫy du canh như là một phương pháp có hiệu quả nhất để đối phó với các thực tế sinh thái của vùng rừng nhiệt đới (Cox và Atkins, 1976), nhưng nó chỉ thích hợp với điều kiện dân số thấp (dưới 50 người/km2); trong nhiều trường hợp, phương thức canh tác nương rẫy du canh truyền thống còn có tác dụng tích cực trong quá trình diễn thế và tái tạo của rừng (Odum, 1971; Bodley, 1976). Để tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất thay thế cho hệ canh tác nương rẫy du canh, người ta đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu khảo nghiệm. Trong đó các hệ canh tác nông lâm kết hợp (NLKH), các mô hình lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) tỏ ra có nhiều triển vọng nhất để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và sinh thái mà các nước đang phát triển phải đối mặt: (i) Bùng nổ dân số và đói nghèo; (ii) Cạn kiệt tài nguyên rừng.
  4. Tại địa bàn huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai nơi mà diện tích rừng tự nhiên còn khá nhiều và cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hệ canh tác nương rẫy của đồng bào Bahnar bản địa; các hoạt động nghiên cứu đã cho thấy: Việc tham gia quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân địa phương có nhiều ưu điểm và trở ngại. Về ưu điểm: dân địa phương có thể thay đổi tập quán canh tác và kìm hãm được sự tàn phá rừng; họ thường xuyên làm ăn, đi lại trong rừng, cho nên có thể kiểm soát được lửa rừng, ngăn chặn việc sử dụng bừa bãi tài nguyên rừng như chặt trộm gỗ, săn bắn bừa bãi, khai thác khoáng sản tàn phá môi trường rừng...Do vậy, những người ở tại rừng và bên cạnh rừng có thể trở thành những người bảo vệ rừng tốt nhất, họ sẽ là chìa khoá bảo vệ rừng nếu họ được hưởng các quyền lợi kinh tế từ rừng. Mặt trở ngại: Để dân địa phương tham gia quản lý, bảo vệ rừng là vấn đề khó và tốn kém thời gian; bởi vì cần phải có sự đào tạo, hướng dẫn và quan trọng hơn là phải có sự tổ chức để họ có những khả năng cần thiết. Ngoài ra còn phải tính đến các đặc trưng về phong tục tập quán của mỗi dân tộc, các tập tục và tín ngưỡng của đồng bào địa phương có một vai trò quyết định trong việc đồng bào có chấp nhận một công nghệ mới hay không. Và về phía chúng ta, cần hiểu rõ tập tục và tín ngưỡng của đồng bào địa phương. Tóm lại, sự thúc bách hiện nay đối với việc mở rộng và ứng dụng các hệ canh tác tiến bộ và bền vững để thay thế dần các hệ thống sử dụng đất không hợp lý và thiếu bền vững đã hướng mạnh tới các thế hệ công nghệ mới. Trong việc tìm kiếm để thiết lập các tiềm năng và giá trị của các hệ canh tác một đòi hỏi rõ ràng và cấp bách là việc tìm hiểu, chẩn đoán và đánh giá các đặc trưng, các tồn tại và nhu cầu trong các hệ thống sử dụng đất để từ đó có thể thiết kế những hệ canh tác tốt h ơn, tận dụng được các lợi thế sinh thái và kinh tế xã hội của từng vùng sinh thái, từng cộng đồng cụ thể. Để làm việc này, các hoạt động thiết thực và cơ bản là nghiên cứu đánh giá các công nghệ canh tác đã có hoặc tiềm tàng. Dù các công nghệ chưa biết, hoặc đã biết
  5. nhưng chưa được thử nghiệm ở một vùng cụ thể, thì việc tiến hành các khảo nghiệm (hay xây dựng mô hình trình diễn) là việc cần thiết. Đây chính là cách nghiên cứu phát triển hay nghiên cứu thích nghi. II. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận là các lý thuyết về nông lâm kết hợp (NLKH), nông nghiệp du canh, lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) và các phương pháp tiếp cận, phát triển hệ canh tác, chẳng hạn hệ thống và phương pháp tiếp cận phát triển hệ canh tác của FAO. Phương pháp luận làm nền tảng cho nghiên cứu của đề án là phương pháp Chẩn đoán và Thiết kế (The Diagnosis and Design (D&D) methodology) được xây dựng và phát triển bởi tổ chức ICRAF và đã được phân tích, tổng luận ở nhiều công trình (Raintree, 1986; Miller, et al, 1989). Phương pháp này nhằm phân tích các hạn chế và tiềm năng của hệ canh tác hiện tại và các kỹ thuật công nghệ dự tuyển; được chia làm 4 giai đoạn: tiền chẩn đoán, chẩn đoán các trở ngại, thiết kế các giải pháp can thiệp và lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp can thiệp. Địa điểm nghiên cứu được chọn là hai xã Sơn Lang và Sơ Pay, huyện K’Bang. III. Kết quả và thảo luận 1. Hiện trạng môi trường vùng nghiên cứu * Môi trường vật lý Xã Sơn Lang và Sơ Pay nằm ở phía bắc huyện, trên cao nguyên Kon Hà Nừng, địa hình chia cắt phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Có 3 dạng địa hình chính: (i) Địa hình núi trung bình với độ cao 800- 1.100m, chia cắt mạnh, dốc; (ii) Địa hình sơn nguyên với độ cao 750-900m; (iii) Địa hình đồi thấp ở phía nam với các thung lũng nhỏ, ít chia cắt hơn.
  6. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa: nhiệt độ bình quân 22-25oC, lương mưa bình quân năm 2.500mm, chia làm hai mùa rõ rệt. Có nhiều loại đất khác nhau, nhưng có thể phân thành hai nhóm chính: (i) Các loại đất phát triển trên đá mẹ granit và (ii) Các loại đất phát triển trên đá mẹ bazan. Nói chung đất còn tốt, màu mỡ. Diện tích rừng còn nhiều và tài nguyên sinh học rất phong phú, rất thuận lợi để phát triển lâm nông nghiệp kết hợp. Từ trường hợp của hai xã nghiên cứu, có thể đánh giá khái quát về môi trường vật lý của vùng nghiên cứu như sau: Khó khăn: (1) Đây là vùng núi, địa hình chia cắt phức tạp; (2) Độ dốc lớn, nguy cơ xói mòn đất rất cao; (3) Hệ thống giao thông và cơ sở vật chất, kỹ thuật kém phát triển. Thuận lợi:(1) Độ che phủ của rừng còn lớn với tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú; (2) Điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp. * Môi trường văn hóa - xã hội Dân tộc Bahnar sống trên địa bàn huyện K’Bang chiếm đến 44,21% và họ là dân bản địa còn các dân tộc khác đều di cư từ nơi khác đến, chủ yếu là sau ngày giải phóng đến nay. Mật độ dân số toàn tỉnh: 57,56 người/km2, của huyện K’Bang: 23,89 người/km2. Xã Sơn Lang có tổng số hộ là 265 và 1321 nhân khẩu, trong đó người Bahnar có 206 hộ với 1.117 khẩu, người Kinh có 55 hộ với 183 khẩu và Tày có 4 hộ với 21 khẩu. Mật độ dân số trong xã khoảng 4 người/km2. Xã Sơ Pay có tổng số 669 hộ và 3.604 nhân khẩu, trong đó người Bahnar có 101 hộ và 647 người, người Kinh
  7. 486 hộ và 2.577 người, người Tày 20 hộ và 90 người, người Nùng 32 hộ và 155 người và các dân tộc khác là 30 hộ và 135 người. Bình quân số khẩu trong một hộ là 6 người. Namchiếm 52,9% trong cộng đồng. + Lao động: Tổng số lao động đang làm việc ở xã Sơn Lang là 628 người chiếm 46,7%, bình quân 2,4 lao động/ hộ. Xã Sơ Pay có 1.503 lao động chiếm 41,7%, bình quân mỗi hộ có 2,2 lao động. + Học vấn: Trong tổng số 105 hộ điều tra ở 3 thôn của x ã Sơn Lang có 637 người thì có 361 người được coi là biết chữ (tức là đang hoặc đã học qua lớp 1,2,3 trở lên), chiếm 56,67%. Văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar bị chi phối sâu sắc bởi các điều kiện địa lý tự nhiên của Tây Nguyên, đồng thời liên quan khăng khít với hệ canh tác nương rẫy đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Gắn liền với đời sống hàng ngày của người Bahnar là các lễ nghi, phong tục... mang nặng tính văn hóa cộng đồng công xã của những người nông dân canh tác lúa trên cạn, ở cảnh quan rừng. Do sống nhờ rừng và tồn tại gắn bó lâu đời với rừng, người Bahnar hiểu biết rừng sâu sắc, trong văn hóa của họ nổi bật những dấu ấn đời sống miền rừng, hài hòa thích ứng với cảnh quan môi trường tự nhiên. Đánh giá về môi trường văn hóa-xã hội ở vùng nghiên cứu chúng ta có tóm tắt: Thuận lợi:(1) Mật độ dân số trong vùng chưa cao; (2) Dân địa phương có bản chất trung thực, cần cù, chịu khó và có truyền thống cách mạng cao; (3) Việc thiết lập các doanh nghiệp nhà nước cùng với sự hòa nhập của người Kinh đã góp phần tạo nên những nhân tố mới trong cộng đồng. Khó khăn:(1) Các tập quán lạc hậu vẫn còn phổ biến trong đời sống cộng đồng, trong khi đó những truyền thống tốt đẹp, những kiến thức bản địa lại có nguy cơ bị xói mòn do các biến động xã hội; (2) Làn sóng di cư tự do của các tộc người khác
  8. từ miền Bắc và miền Trung vào là một nguy cơ tiềm năng gây sức ép lên tài nguyên rừng trong vùng; (3) Đại đa số đồng bào còn sống trong nghèo đói, ngu ồn sống chủ yếu chỉ dựa vào hệ canh tác nương rẫy, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. * Môi trường chính sách/thể chế Để giải quyết các vấn đề nghèo đói và kém phát triển ở các vùng dân tộc miền núi, Nhà nước Việt Namđã có hàng loạt các chính sách với những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1