Nghiên cứu khoa học " Một số loài nứa (schizostachyum) mới của Việt Nam "
lượt xem 9
download
Nứa là nhóm các loài tre đặc trưng chủ yếu bởi vách mỏng, thân có silíc nên nhám và sắc. Nứa trước kia thuộc chi Neohouzeaua và các thông tin trước đây ở nước ta phần lớn chỉ nhắc đến một loài nứa (Neohouzeaua dulloa). Theo hiểu biết tới hiện nay thì các loài nứa thuộc vào chi Schizostachyum, trên thế giới có cả thảy 70 loài trong đó Trung Quốc có 10 loài và ấn Độ có 17 loài, còn Teinostachyum trên thế giới có 6 loài. Ngày nay chi Nứa (Schizostachyum) bao gồm cả Cephalostachyum và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Một số loài nứa (schizostachyum) mới của Việt Nam "
- Một số loài nứa (schizostachyum) mới của Việt Nam Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Mở đầu Nứa là nhóm các loài tre đặc trưng chủ yếu bởi vách mỏng, thân có silíc nên nhám và sắc. Nứa trước kia thuộc chi Neohouzeaua và các thông tin trước đây ở nước ta phần lớn chỉ nhắc đến một loài nứa (Neohouzeaua dulloa). Theo hiểu biết tới hiện nay thì các loài nứa thuộc vào chi Schizostachyum, trên thế giới có cả thảy 70 loài trong đó Trung Quốc có 10 loài và ấn Độ có 17 loài, còn Teinostachyum trên thế giới có 6 loài. Ngày nay chi Nứa (Schizostachyum) bao gồm cả Cephalostachyum và Teinostachyum. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chi Nứa có thể có một số loài ở nước ta, mà quan trọng nhất và phổ biến nhất vẫn là nứa lá to, nứa lá nhỏ và nứa tép. GS. Phạm Hoàng Hộ (1999) đã mô tả 13 loài của chi Schizostachyum và 1 loài của chi Teinostachyum, tổng cộng là 14 loài nứa trong đó có nứa lá to (S. funghomii), nứa lá nhỏ (S. pseudolima) và Nứa (Teinostachyum dulloa). Các loài nứa thường chiếm cứ các vùng đất rừng nơi mà rừng tự nhiên cây lá rộng bị chặt phá chưa thể phục hồi. Chúng được khai thác phục vụ xây dựng nhà cửa, làm phên, làm cót và làm nguyên liệu sản xuất giấy. Theo cách hiểu của khá nhiều người thì nứa tép là tình trạng thoái hoá của nứa nói chung. Trên cơ sở hỗ trợ của đề tài “Bảo tồn nguồn gen cây rừng, 2001 — 2005” và Dự án Tre của IPGRI (giai đoạn 2003 - 2005), chúng tôi đã thực hiện các chuyến khảo sát trên toàn quốc và đã tìm thấy một số loài nứa mới thuộc chi Nứa (Schizostachyum). Trên cơ sở cấu tạo hình thái, chúng tôi mô tả chi tiết để giới thiệu một số loài nứa mới thu được trong thời gian qua.
- 2. Vật liệu và phương pháp 2.1. Vật liệu: Mẫu vật thu được từ các chuyến khảo sát bao gồm thân, cành, mo, lá của 16 loài nứa (trong đó có 7 loài có hoa và quả) thuộc chi Nứa (Schizostachyum), trong bài này chúng tôi thông báo một số loài nứa mới không có hoa bao gồm: 1. Khốp Cà Ná: Cà Ná, Ninh Thuận, 2. Nứa Núi Dinh: Bà Rịa - Vũng Tàu, 3. Nứa đèo Lò Xo: Đắc Glei, Kon Tum, 4. Nứa lá to Saloong: Ngọc Hồi, Kon Tum, 5. Nứa không tai Côn Sơn: Chí Linh, Hải Dương, 6. Nứa có tai Côn Sơn: Chí Linh, Hải Dương, 7. Nứa Bảo Lộc: Bảo Lộc, Lâm Đồng (mô tả để so sánh). 2.2. Phương pháp: Mô tả thực các đặc điểm thân, cành, mo, lá và giải phẫu hoa quả làm cơ sở cho giám định loài và ghép chi dựa vào một số khoá phân loại và tài liệu phân loại cơ bản như Gamble (1896), Phạm Hoàng Hộ (1999), Rao et al. (1991), Rao and Ramanatha Rao (2000), Seethalakshmi and Kumar (1998) Wong (1995, 2004). 3. Kết quả nghiên cứu Bông giả. Cụm hoa ở đầu ngọn cành quanh đốt thân hay đỉnh của ngọn, dạng chùm ngắn hay dài, mọc quanh đốt của trục mang hoa hay kéo dài theo trục của hoa, số lượng hoa giản dần lên phía trên đầu, trục hoa mảnh. Bông nhỏ, thường hình trụ thuôn dài, ít khi ngắn, đầu thót nhọn, kết thành bó ở đầu. Cuống hoa mảnh, dài, có khớp ở mày dưới cùng, thường mang từ 2 - 3 hoa, có khi lên đến 5 hoa.
- Thường có nhiều mày ngoài nhỏ mọc đối hay xếp lợp và nằm phía trong mày ngoài lớn. Mày mang hoa 1 - 2, xếp lợp, cuộn tròn lại, đầu có mũi nhọn dài. Lá bắc nhô cao so với mày ngoài, cuộn lại; lá bắc mọc đối diện với cuống hoa mang hoa phía trên có dạng cánh thuyền (thường bất thụ), ở phía trên cùng thì không có dạng cánh thuyền, đầu có mũi nhọn dài, thuờng là 1, ít khi xẻ đôi. Mày nhỏ từ 2 - 4, thường 2 - 3, hẹp nhọn và có lông dài. Nhị 6, nhô ngoài, bao phấn, hẹp, tù hay nhọn đột ngột ở đầu; chỉ nhị dạng bản, rời. Nhụy có cuống nhụy dạng bản, màu sáng; chỉ nhụy màu nâu, vòi nhụy xẻ 2 - 3 và đôi khi dính nhau lại dạng bản. Bầu hẹp, dài và nhọn ở đầu. Quả thóc hình trụ, có mũi nhọn ở đầu. 3.1. Khốp Cà Ná Khốp Cà Ná là loài tre mọc cụm dày đến thưa, thân cây nhỏ, đứng thẳng. Cây cao khoảng 2 - 4 m, đường kính thân 1,3 - 1,5 cm, Vách dày 0,2 cm, lóng dài 16 - 17 cm. Nhiều cành nhỏ mọc từ một gốc. Thân hơi phù ở giữa lóng. Mo thân hình thuôn, mặt ngoài có lông màu đồng nằm, 1/2 phía trên có gân nổi rõ, dày. Bẹ mo có đáy dưới rộng 1,5 - 2,2 cm và cao 8 - 11,5 cm; đáy trên cắt ngang hay nhô cao ở giữa và có hai vai hơi lệch, cao 1 - 1,5 cm. Phiến mo dạng dải thuôn, rộng 1 - 1,5 cm, cao 8 - 11 cm. Tai mo 0,2 x 0,3 - 0,5 cm, đứng lúc non và nằm ngửa ra khi già, có lông dày, dài đến 1,3 cm. Lá dạng dải, có lông mịn ở hai mặt và dài ở hai mép. Phiến lá dài 8,5 - 9,5 cm, rộng 0,4 - 0,5 cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch. Gân lá 2 - 3 đôi. Lưỡi lá không lông. Tai lá thấp có lông thưa dài đến 1,2 cm. Bẹ lá không lông. Cuống lá có lông, 0,1 x 0,2 cm. Khốp Cà Ná được tìm thấy trên độ cao khoảng 400 - 600 m của vùng núi Cà Ná (Ninh Thuận) nơi có điều kiện đất đai và khí hậu khô cằn khắc nghiệt (mùa khô kéo dài quá 6 tháng, lượng mưa bình quân năm khoảng 1000 mm), xung quanh có các loài đặc trưng cho vùng khô như tre là a Cà Ná, Dầu lông, Cẩm liên.
- 3.2. nứa núi dinh GS. Phạm Hoàng Hộ (1999) đã xếp loài này vào chi Tre (Bambusa) và đặt tên loài là Bambusa schizostachyoides Kurz ex Gamble, song trong quá trình khảo sát, xem xét thấy nên xếp loài vào chi Nứa cho hợp lý hơn. Nứa núi Dinh là loài tre mọc cụm với đặc điểm nổi bật là lá to và lóng dài. Tuỳ theo hoàn cảnh sống mà thân cao hay thấp. Ngay tại núi Dinh, ở các vùng đất khô cằn, cây chỉ cao 2 - 3 m, vào mùa khô cây vàng hết lá; trong khi ở ven khe, cây vươn dài tới 12 m, đường kính thân 2 - 2,2 cm, thân non có phấn trắng dày và vết sẹo lá phù to. Cây ven khe có lóng dài tới 125 cm, thân màu xanh thẫm. Vách dày 0,5 cm. Nhiều cành nhỏ, có rễ ở gốc cành. Trên thân, lá dài 20 - 32 cm, rộng 3,5 - 5 cm còn ở đầu cành, lá dài 40 - 42 cm, rộng 9 cm. Gốc lá nhọn, lệch. Bẹ lá có lông tơ dày dài. Cuống lá dài 0,6 - 0,8 cm. Gân lá 10 - 11 đôi. Loài được tìm thấy trên núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) với một số loài tre khác như tre (Bambusa) và le (Gigantochloa). 3.3. nứa đèo lò xo Nứa đèo Lò Xo là loài tre mọc cụm dày, thân thon, tròn đều, thanh mảnh; thân non có phủ lông dạng phấn trắng, thưa và nằm; thân già thấm nhiều silíc, phía dưới đốt có nhiều lông. Thân cây cao khoảng 8 - 10 m, đường kính thân đạt 4 - 5 cm, vách dày 0,7 - 0,8 cm, lóng thân dài 80 - 90 cm. Thân non có phủ lông dạng phấn trắng, thưa và nằm; thân già thấm nhiều silic, phía dưới đốt có nhiều lông. Có nhiều cành nhỏ và dài. Mo hình trụ cứng, mặt ngoài có nhiều lông cứng, dài, thường xếp dọc theo thân của mo, có nhiều gân mịn dày nổi rõ; nửa phía trên có nhiều lỗ nhỏ do vết lông
- rụng để lại. Đáy dưới lượn sóng, có lông nâu, mịn, dày, rộng 12 - 16 cm, cao 9 - 10 cm; đáy trên lượn sóng, một mép xuôi xuống và một mép nằm ngang, rộng 5 - 6 cm. Phiến mo hình tam giác có mũi nhọn dài, đáy lõm và lệch, mặt ngoài có gân nổi rõ và lông màu đen cứng, thưa, màu xanh nhạt phía trên và màu tím đen ở dưới. Lưỡi mo cao đến 0,2 cm. Tai mo một bên nhô cao và một bên thấp, tai nhô cao rộng 0,5 - 1 cm, cao 0,3 - 0,4 cm, có lông mềm dày 2 - 3 hàng, cao đến 0,4 cm; tai thấp dài 0,2 cm, rộng 0,2 cm, có lông mềm. Phiến lá dạng hình nêm hay thuôn dài, mép lá men theo xuống cuống, gốc lá nhọn hay tù, đáy lệch, dài 23 - 28 cm, rộng 3,2 - 3,5 cm. Gân lá 7 - 8 đôi. Lưỡi lá thấp có lông cứng, dạng bản, dày, cao đến 0,1 cm. Tai lá rộng 0,4 cm, cao 0,1 cm, một tai ngắn và một tai uốn cong nhô ra ngoài, có lông dài 0,4 cm. Bẹ lá có lông mịn ở mép. Cuống lá dài 0,5 cm, rộng 0,2 cm, màu tím hồng, mặt trên có lông mịn và dày. Đặc trưng của măng là phiến mo có màu tím đen và phù ra ở đáy. Loài được thấy trên đèo Lò Xo (Đắc Glêi, Kon Tum) trên độ cao 930 m so với mực nước biển. 3.4. nứa saloong Nứa Saloong là loài tre mọc cụm dày, thân thẳng, cao 8 - 10 m, đường kính thân 2 - 2,5 cm, vách thân dày 0,2 - 0,3 cm, lóng thân dài 65 - 75 cm. Thân non có lông màu trắng nằm, thân già thấm nhiều silic. Nhiều cành nhỏ từ một gốc và ngắn, tán lá dày. Mo dạng hình trụ cứng, có nhiều phấn trắng và gân nổi rõ, mặt ngoài có nhiều lông màu nâu đen dày, sớm rụng để lại nhiều lỗ chân lông. Đáy dưới lượn sóng, rộng 18 - 20 cm; cao 24 - 26 cm; đáy trên một mép xuôi xuống và một mép ngang, rộng 9 - 11 cm. Phiến mo dạng tam giác, đầu có mũi nhọn dài, gốc phù to và lõm, dài 5 - 6 cm, rộng 8 - 9 cm, mặt trong gần đáy có nhiều lông màu nâu đen. Lưỡi
- mo cao đến 0,2 cm. Tai mo nhô ra và cong xuống, rộng 1 - 1,2 cm, cao 0,3 - 0,4 cm. Lá dạng dải thuôn dài, dài 42 - 45 cm, rộng 7 -7,5 cm, đầu có mũi nhọn dài đến 2 cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch, hai mép lá men theo xuống cuống. Gân lá 11 - 12 đôi. Lưỡi lá cao đến 0,1 cm, có lông dày cứng, cao đến 0,5 cm. Bẹ lá không lông. Cuống lá dài 1 cm, rộng 0,4 cm. Mùa măng vào khoảng tháng 6 - 9. Đặc trưng của măng là phiến mo có màu tím đen, phình to ở đáy. Loài được thu mẫu dọc đường vào Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum). 3.5. nứa không tai côn sơn Nứa không tai Côn Sơn là loài tre mọc cụm dày. Thân thon nhỏ, thân non có nhiều lông màu trắng nằm, mắt phù to cao 0,8 cm, rộng 1,5 cm. Thân cây cao 7 - 8 m, đường kính thân 1 - 1,5 cm, vách thân dày 0,3 cm, lóng dài 45 - 58 cm. Thường có nhiều cành nhỏ từ một gốc. Mo thân hình trụ đứng, mặt ngoài có lông màu trắng nằm, gân nổi rõ và dày, mép có lông dày mềm cao đsến 0,2 cm. Bẹ mo có đáy dưới bằng, rộng 7 - 9 cm, cao 14 - 15 cm; đáy trên hơi lõm, hai mép không bằng nhau (mép lớn 1,2 - 1,5 cm, mép nhỏ 1 - 1,1 cm), rộng 2,8 - 3 cm, lông dày cao 1 cm và nằm dọc theo thân. Phiến mo dạng dải, dài 5 - 10 cm, rộng 0,4 - 0,5 cm. Lưỡi mo cao đến 0,2 cm, có lông cao đến 0,2 cm. Lá dạng dải. Phiến lá dài 23 - 26 cm, rộng 3,5 - 3,8 cm; gốc lá nhọn, đáy lệch; gân lá 8 - 9 đôi. Bẹ lá có lông màu trắng dài và đứng. Tai lá thấp và nhô ra, có lông dài đến 1,2 cm. Cuống lá dài 0,8 cm, rộng 0,3 cm, mặt dưới cuống có nhiều lông.
- Măng có màu tím đen lúc non và xanh nhạt khi già. Loài gặp cùng với một loài nứa khác có hình thái tương tự nhưng không có tai mo, mọc ven suối, trên độ cao 40 - 50 m so với mực nuớc biển. 3.6. nứa có tai côn sơn Nứa có tai Côn Sơn là loài tre mọc cụm dày. Thân cây thanh mảnh, thân non có nhiều lông màu trắng nằm. Thân cây cao 5 - 6 m, đường kính thân 1,4 - 1,7 cm, vách thân dày 1,4 - 1,7 cm, lóng thân dài 36 - 50 cm. Thường có nhiều cành nhỏ xuất phát từ một gốc. Mo thân hình trụ đứng, mặt ngoài có lông màu trắng và cứng, nhiều gân nổi rõ và giữa các gân lớn có các gân mịn, mép có lông mềm dày cao đến 0,2 cm. Bẹ mo đáy dưới bằng, rộng 6 - 7 cm, cao 11 - 13 cm; đáy trên lõm, hai vai không bằng nhau, đáy rộng 1,5 - 1,8 cm. Phiến mo dạng dải, mặt trong có lông nhiều ở đáy, dài 7 - 7,5 cm, rộng 0,3 - 0,5 cm. Tai mo thấp, ngửa ra, cao 0,1 cm, rộng 0,2 cm, có lông cao đến 1,2 cm và ngửa ra theo tai. Lưỡi mo thấp, có lông cao đến 0,15 cm. Lá phía dưới hình nêm, phía trên dạng dải, đầu có mũi nhọn. Phiến lá dài 28 - 30 cm, rộng 5 - 5,5 cm; gốc lá nhọn hay hơi tù, đáy lệch; gân lá 10 - 12 đôi. Bẹ lá có lông trắng mịn. Tai lá dài đến 0,4 cm, cao đến 0,1 cm, có lông dài đến 0,1 cm. Cuống lá dài 1 cm, rộng 0,4 cm, có hai bẹ chìa ra ôm lấy cuống lá. Măng có màu hơi tím đen. Loài gặp cùng với Nứa không tai tại chân núi Côn Sơn. 3.7. nứa đèo bảo lộc GS. Phạm Hoàng Hộ (1999) đã đặt tên loài là Nứa Taeniostachyum dulloa Gamble, song không mô tả nhiều về loài. Loài nứa này cũng đã tìm thấy và thu mẫu tại đèo Bảo Lộc và được đặt tên cho loài là Nứa đèo Bảo Lộc để dễ nhận biết theo địa
- danh. Đây không phải là loài mới cho Việt Nam và loài được mô tả để tiện so sánh với các loài khác cùng chi. Nứa đèo Bảo Lộc là loài tre mọc cụm. Thân cây đứng thẳng hay hơi dựa. Cây cao khoảng 8 - 10 m, đường kính thân 4,5 - 5,5 cm, lóng rất dài, 80 - 130 cm, thân màu xanh thẫm. Vách dày 0,5 - 0,7 cm. Nhiều cành nhỏ mọc từ một gốc. Thân non nhiều lông mềm màu bạc; mắt nhỏ. Điều dễ nhận biết nhất ở loài này là lóng rất dài và ở đáy mo bên phải có một miếng lồi nhỏ phủ vòng mo. Mo thân mặt ngoài có lông nhung, màu bạc, nằm; mặt trong có lông màu bạc ở gần đáy trên; đáy dưới của góc bên phải lồi và uốn cong lại. Bẹ mo có đáy dưới rộng 20 - 25 cm và cao 26 - 30 cm; đáy trên cao 4,8 - 5,2 cm, ở giữa lõm sâu đến 1,2 cm. Phiến mo dạng dải, rộng 10 - 20 cm, cao 1 - 1,2 cm, mặt trong có lông nhung, đứng và dày ở đáy. Tai mo cao 0,2 cm, rộng 1,5 - 2 cm, có lông mềm dày, dài đến 1,3 cm. Lá hình dải. Phiến lá dài 20 - 22 cm, rộng 2,8 - 3,1 cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch. Gân lá 6 - 7 đôi, nổi rõ. Lưỡi lá thấp, có lông màu bạc, dày, dài đến 1,7 cm. Bẹ lá có lông ở hai mép. Cuống lá dài 0,5 cm. loµi Đặc điểm nổi bËt Th©n L¸ Lãng th©n Dµi Cao §K Réng (cm) (m) (cm) (cm) (cm) Nứa lá to Lóng đến 90 cm 1 12-15 10 30-37 6-7 40-60
- Nứa lá nhỏ Lá nhỏ 2 6-10 3-5 23-25 2,5-3 52-58 Lồ ô Đà Nẵng Thân to, măng đen 3 10-15 7-8 27-29 3,2- 50-60 3,4 Nứa Bảo Lộc Vòng tròn đáy mo, 4 8-10 4,5- 20-30 2,5-3 130 5,5 lóng dài Khốp Cà Ná 5 2-4 1,3- 8,5- 0,4- 1,5 9,5 0,5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp thu hút khách hàng tại Nhà khách Hải Quân
85 p | 757 | 201
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
81 p | 1022 | 173
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tình huống tại Nhà khách Hải Quân – công ty Hải Thành
77 p | 532 | 143
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao động tại công ty TNHH Yen of London
83 p | 327 | 106
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp cơ cấu lại nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hải Phòng
98 p | 294 | 91
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm môn Hóa học THCS
38 p | 745 | 70
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe tại doanh nghiệp taxi – nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần Vũ Gia
78 p | 236 | 65
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi MDF công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh
62 p | 246 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh và Ninh Hòa – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH muối Khánh Vinh
79 p | 184 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 269 | 27
-
Bài tập nghiên cứu khoa học: Một số sai lầm thường gặp khi giải phương trình, bất phương trình một ẩn quy về bậc hai
16 p | 165 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số chỉ tố lịch sự trong hành động ngỏ lời giúp đỡ bằng tiếng Anh và tiếng Việt"
8 p | 160 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Một số vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Chủ nghĩa xã hội hiện nay "
5 p | 122 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ KI NH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH (Anguilla sp.) Ở CÀ MAU"
7 p | 137 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Một số tư liệu về cuộc chiến tranh Pháp - Việt 1946 - 1954 qua cuốn sách " cuộc chiến tranh Pháp Đông Dương " của Alanh Rút xiô "
6 p | 86 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Một số căn cứ địa quan trọng trong phong trào chống pháp cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hóa "
7 p | 87 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA VÙNG BẢO VỆ CỦA CÁC ĐẦU THU SÉT PHÁT TIA TIÊN ĐẠO SỚM TRONG BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH"
11 p | 116 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn