intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " MỌT XYLOSANDRUS CRASSIUSCULUS (MOTSCHULSKY) VÀ NẤM XANH HẠI KEO TAI TƯỢNG Ở PHÚ THỌ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mọt cái đục lỗ ở phần gỗ giác của thân cây. Mọt tấn công cây sinh trưởng kém, cây bị bệnh, cây mới trồng và cả cây khỏe. Triệu chứng điển hình là lá cây bị héo, trên thân cây Keo tai tượng, mùn gỗ do mọt đùn ra được xếp giống như những chiếc tăm gỗ cắm vào thân cây. Mọt đục các đường hào vào tận phần gỗ lõi và cấy nấm làm nguồn thức ăn. Nấm gây bệnh nấm xanh cho cây. Cũng giống như các loài mọt thuộc tộc Xyleborini, đầu của mọt được dấu bởi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " MỌT XYLOSANDRUS CRASSIUSCULUS (MOTSCHULSKY) VÀ NẤM XANH HẠI KEO TAI TƯỢNG Ở PHÚ THỌ "

  1. Nghiên cứu khoa học MỌT XYLOSANDRUS CRASSIUSCULUS (MOTSCHULSKY) VÀ NẤM XANH HẠI KEO TAI TƯỢNG Ở PHÚ THỌ
  2. MỌT XYLOSANDRUS CRASSIUSCULUS (MOTSCHULSKY) VÀ NẤM XANH HẠI KEO TAI TƯỢNG Ở PHÚ THỌ Nguyễn Ngọc Quỳnh Trường Đại học Hùng Vương TÓM T ẮT Mọt cái đục lỗ ở phần gỗ giác của thân cây. Mọt tấn công cây sinh trưởng kém, cây bị bệnh, cây mới trồng v à cả cây khỏe. Triệu chứng điển hình là lá cây bị héo, trên thân cây Keo tai tượng, mùn gỗ do mọt đùn ra được xếp giống như những chiếc tăm gỗ cắm vào thân cây. Mọt đục các đường hào vào tận phần gỗ lõi và cấy nấm làm nguồn thức ăn. Nấm gây bệnh nấm xanh cho cây. Cũng giống như các loài mọt thuộc tộc Xyleborini, đầu của mọt được dấu bởi tấm lưng ngực trước khi nhìn từ trên xuống, toàn bộ cơ thể nhẵn v à bóng. Con cái dài 2,1-2,9mm, mọt trưởng thành có màu nâu hơi đỏ sẫm, phía cuối cánh cứng có góc vát. Con đực nhỏ hơn con cái, dài 1,5mm, không biết bay. Sâu non màu trắng, không chân, cong hình chữ C, đầu có mảnh sừng rất phát triển. T ừ khóa: Bệnh nấm xanh, Keo tai tượng, mọt Xylosandrus crassiusculus, ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và trồng rừng kinh tế ở nhiều địa phương trong cả nước, tại Phú Thọ, cây Keo tai tượng đã được tuyển chọn và xác định là một trong những loài cây trồng chính. Trong nhiều năm qua, nhiều khảo nghiệm đã được thực hiện để tuyển chọn các xuất xứ và gia đình phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương thể hiện khả năng sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh. Các lô hạt Keo tai tượng có triển vọng về sinh trưởng được xác định là 19263, 20198 từ Ôxtrâylia v à lô hạt giống được thu từ rừng giống Hàm Yên. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết có nhiều biến đổi, diện tích trồng rừng tập trung thuần loài với cùng một lô hạt trên diện tích lớn đã dẫn đến tình trạng sâu bệnh đã xuất hiện gây hại khá phổ biến v à thiệt hại lớn cho các rừng Keo tai tượng từ 1 đến 2 tuổi ở nhiều địa phương của v ùng nguyên liệu này. Trong quá trình điều tra, tại một số khu vực trồng Keo tai tượng ở Phú Thọ đã phát hiện được hiện tượng cây héo dần v à chết. Triệu chứng ban đầu rất dễ dàng nhận thấy là cây vẫn còn sống, lá cây có biểu hiện hơi vàng, trên thân cây có nhiều mùn gỗ do mọt đẩy ra. Mùn gỗ có màu trắng kết lại với nhau và được đùn ra qua lỗ thải phân trông giống như những chiếc tăm cắm vào thân cây. Nếu trời không mưa, không có gió to thì những chiếc tăm mùn gỗ có thể dài tới 4-5cm. Cắt ngang thân cây bị hại, gỗ còn tươi, gỗ có những vết bệnh màu xanh đen từ vỏ vào đến phần gỗ lõi, đó là nấm do mọt cấy vào thân cây để làm thức ăn. Nấm phát triển nhanh trong thân cây gây hiện tượng tắc mạch dẫn, dẫn tới hiện tượng cây héo và chết. Bài báo này trình bày kết quả về triệu chứng nhận biết bệnh v à kết quả xác định mọt, một môi giới truyền nấm gây bệnh cho cây. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu mẫu, chụp ảnh và mô tả đặc điểm của cây bị hại và các triệu chứng ngoài tự nhiên - Quan sát các đặc điểm gây hại và mô tả, chụp ảnh các đặc điểm của mọt trong phòng thí nghiệm bằng kính hiển vi soi nổi Olympus SZ 40. - Nuôi mọt để thu mọt trưởng thành trong lồng lưới, giám định mọt dựa trên chuyên khảo của Thomas và cộng sự năm 1988. - Đặc điểm sinh học và đặc điểm phân bố của mọt được tiến hành điều tra thực tế ngoài hiện trường, kết hợp với những tài liệu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Mô tả triệu chứng và nhận biết bệnh 1
  3. Triệu chứng đầu tiên có thể thấy là cây bị héo, lá màu bạc trắng còn treo trên cây (Hình 1). Tại khu v ực trồng Keo tai tượng ở Phú Thọ cũng có một số bệnh khác có triệu chứng tương tự như v ậy nhưng cây bị bệnh nấm xanh có hai đặc điểm khác biệt. Đặc điểm thứ nhất là trên thân cây bị bệnh mùn gỗ do mọt đùn ra v ỏ cây tạo thành hình giống như tăm tre màu trắng cắm xung quang thân cây, chiều dài của tăm phân mọt có thể dài đến 4-5cm (Hình 2). Đặc điểm thứ hai là khi cắt ngang thân cây bị chết, gỗ bị biến màu, có màu xanh đen từ vỏ vào đến hết phần gỗ giác (Hình 3). Mọt đục sâu v ào thân cây, có nhiều đường hầm đến tận lõi cây, trong quá trình tạo đường hầm, mọt đã mang loài nấm thuộc một trong các chi sau: Ambrosiella, Ophiostoma, Ceratocystis v à Rafaelea... nuôi các loài nấm này trong đường hầm để làm thức ăn (Thomas et al., 1998). Nấm phát triển trong thân gỗ, làm biến màu gỗ, tắc các mạch dẫn làm cây thiếu nước v à gây nên hiện tượng héo v à chết. Khác với các loài mọt hại vỏ cây khác thuộc giống Ips v à Dendroctonus chỉ tạo đường hầm ở phần ranh giới giữa lớp vỏ trong và phần gỗ giác của cây, loài mọt này tạo các đường hầm thường vuông góc với thân cây và đục sâu vào lõi của cây. Khi mật độ quần thể mọt thấp chúng chỉ tấn công các cây non v à bị yếu, khi mật độ lớn chúng tấn công cả cây khỏe v à gây thành dịch làm chết hàng loạt. Mô tả đặc điểm hình thái và kết quả giám định mọt mang nấm xanh Mọt trưởng thành có kích thước nhỏ, phía đầu có màu nâu hơi đỏ, phía cuối thân có màu nâu tối đến đen. Cũng giống như các loài khác cùng thuộc tộc Xyleborini, đầu của mọt trưởng thành bị dấu kín bởi tấm lưng ngực trước nếu nhìn từ trên xuống. Râu đầu hình dùi. Toàn bộ cơ thể nhẵn v à bóng, cuối cánh cứng bị vát và dốc. Đặc điểm đặc trưng của loài mọt này là phía trước đầu có nhiều hạt nhỏ nổi trên bề mặt, phía cuối thân trên cánh cứng có rất nhiều lông cứng, dài. Con cái có chiều dài 2,0- 2,5mm (Hình 4). Con đực ngắn hơn con cái trung bình 1,5mm, không biết bay. Quần thể mọt chủ yếu là con cái, con đực không biết bay. Sâu non màu trắng sữa, cong hình chữ C, mảnh đầu rất phát triển. Từ những đặc điểm mô tả như trên, loài mọt hại Keo tai tượng ở Phú Thọ được xác định là loài Xylosandrus crassiusculus (Motschulsky), thuộc giống Xylosandrus W alker, thuộc họ: Scolytidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Các tên đồng nghĩa khác: Phloeotrogus crassiusculus Motschulsky, Xyleborus crassiusculus (Motschulsky), Xyleborus semiopacus Eichhoff, Xyleborus semigranosus Blandford, Dryocoetes bengalensis Stebbing, Xyleborus mascarenus Hagedorn, Xyleborus okoumeensis Schedl, Xyleborus declivigranulatus Schedl. 2
  4. Hình 1: Cây bị bệnh nấm xanh Hình 2: Mùn gỗ do mọt đùn ra ngoài vỏ cây Hình 3: Gỗ keo bị biến màu Hình 4: Mọt Xylosandrus crassiusculus Đặc điểm sinh học và tập tính của mọt Xylosandrus crassiusculus (Motschulsky) Tất cả các giai đoạn phát triển của mọt từ trứng, sâu non, nhộng v à mọt trưởng thành đều tìm thấy trong đường hầm ở thân cây. Mọt qua đông trong đường hầm v à bay ra ngoài bắt đầu v ào mùa xuân thường từ tháng 3, khi nhiệt độ không khí bắt đầu tăng. Vòng đời của mọt từ 55 đến 60 ngày. Con cái làm nhiệm vụ đào đường hầm, khi giao phối xong thì bay ra ngoài, bắt đầu tấn công cây chủ khác (Thomas et al., 1988). Loài mọt này phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, hiện nay được ghi nhận có phân bố ở Đông Phi, Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Nhật Bản v à các nước Đông Nam Á, New Guinea, Nam Thái Bình Dương, Hawaii, v ùng Đông Nam Hoa Kỳ (Wood 1982, Kovach & Gorsuch 1985, Chapin & Oliver 1986, Deyrup & Atkinson 1987). Loài mọt hại gỗ và làm chết Keo tai tượng Xylosandrus crassiusculus được ghi nhận đầu tiên có ở Việt Nam. Đây là một loài mọt thuộc nhóm mọt ăn gỗ nấm Xylo- mycetophagy. Lê Văn Nông, năm 1999 đã có những nghiên cứu về nhóm mọt ăn gỗ nấm Xylo- mycetophagy, tác giả đã ghi nhận ở Việt Nam đã phát hiện được một loài có tên là Xyleborus indicus Eichhoff 1878 phân bố ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Loài mọt này phá hại các cây gỗ mới chặt hạ còn tươi ở bìa rừng, hại các loại gỗ sau: gỗ Sau sau, Xoan nhừ, Trám hồng, Chò nâu và hại cả cây Song. T ài liệu tham khảo Chapin JB, Oliver AD, 1986. New records for Xylosandrus and Xyleborus species (Coleoptera: Scolytidae). Proceedings of the Entomological Society of Washington 88: 680-683. Deyrup MA, Atkinson TH, 1987. New distribution records of Scolytidae from Indiana and Florida. Great Lakes Entomologist 20: 67-68. Hudson W, Mizell RF, 1999. Management of Asian ambrosia beetle, Xylosandrus crassiusculus , in nurseries. Proceedings of the Southern Nursery Growers Association 44:198-201. 3
  5. Kovach J, Gorsuch CS. 1985. Survey of ambrosia beetle species infesting South Carolina peach orchards and a taxonomic key for the most common species. Journal of Agricultural Entomology 2: 238- 247. Lê Văn Nông. 1999. Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Thomas H. Atkison, John L Foltz and Robert C. Wilkison. 1998. Xylosandrus crassiusculus (Motschulsky) an Asian Ambrosia Beetle recently introduced into Florida (Coleoptera: Scolytidae). Emtomology Circula 310, Fla. Dept. Agric. And Consumer Serv. Division of Plant Industry. W ood SL. 1982. The bark and ambrosia beetles of North and Central America (Coleoptera: Scolytidae), a taxonomic monograph. Great Basin Naturalist Memorandum 6: 1-1359. XYLOSANDRUS CRASSIUSCULUS (MOTSCHULSKY) AND BLUE STAIN FUNGI DAMAGE ACACIA MANGIUM IN PHU THO PROVINCE Nguyen Ngoc Quynh Hung Vuong University Female beetles bore into the sapwood of stems and young trees. They can easily attack damaged, stressed or transplanted trees though healthy trees are also attacked. Visible symptoms include wilted f oliage and strands of boring dust protruding from small holes on the stem of Acacia mangium that resemble tooth-pick. These insects make galleries into the heartwood of the tree, which they inoculate with an ambrosia fungus which is used as their food source. The fungus causes blue stain disease for the trees. Like other species of the tribe Xyleborini, the head of Xylosandrus crassiusculus is completely hidden by the pronotum in dorsal view and the body is generally smooth and shining. Female X. crassiusculus are 2.1-2.9 mm long; the mature color is dark reddish brown, darker on the elytral declivity. Males are much smaller and differently shaped than females, being only 1.5 mm long; males are flightless. Larvae are white, legless, "C" shaped, and have a well developed head capsule. Key words: Blue stain disease, Acacia mangium, Xylosandrus crassiusculus, 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0