Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam "
lượt xem 14
download
Thực vật rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gía của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên thực vật rừng nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được M. H. Lecomte Nhà thực vật học người Pháp - đã nghiên cứu và công trình ông để lại cho đến nay vẫn hết sức giá trị,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam "
- Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam Nguyễn Tử Ưởng, Đỗ Văn Bản Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam Thực vật rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gía của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên thực vật rừng nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được M. H. Lecomte - Nhà thực vật học người Pháp - đã nghiên cứu và công trình ông để lại cho đến nay vẫn hết sức giá trị, đó là bộ sách "Thực vật chí Đông Dương" (Flore général de L'indo-chine). Một số nhà khoa học nổi tiếng từng công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về thực vật rừng như: GS. TS. Thái Văn Trừng có tập sách "Thảm thực vật rừng Việt Nam", GS. TS. Đồng Sĩ Hiền về "Lập biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam", GS.TS. Nguyễn Văn Trương về "Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng hỗn loại", Ks. Trần Ngũ Phương về "Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam", PGS. TS. Nguyễn Đình Hưng về "Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số loài cây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm thô đại và hiển vi",... Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình khác có giá trị về mặt khoa học, thiết thực cho sản xuất do các nhà khoa học trong và ngoài Viện hiện nay, trong và ngoài lĩnh vực lâm nghiệp thực hiện. Kế tục sự nghiệp nghiên cứu thực vật rừng của Nha khảo cứu nông lâm (Thập kỷ 50) và Ban thực vật chí trực thuộc Tổng cục lâm nghiệp và Tổ thực vật trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp (Thập kỷ 60), Phòng nghiên cứu Tài
- nguyên thực vật rừng (TNTVR) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay (tiền thân là Phòng nghiên cứu gỗ (1961)) được thành lập năm 1989 với chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc tính cơ bản và giá trị sử dụng của các loại tài nguyên thực vật rừng và đánh giá giá trị và xác định hướng sử dụng các loại tài nguyên đó. Từ đó đến nay, Phòng nghiên cứu TNTVR đã là đầu mối hoặc cộng tác nghiên cứu với các đơn vị khác trong và ngoài ngành Lâm nghiệp có liên quan đến tài nguyên thực vật, cây lấy gỗ và các lâm sản khác. Là thành viên của Hội giải phẫu gỗ thế giới và cộng tác viên Chương trình tài nguyên thực vật Đông Nam á (PROSEA), Phòng nghiên cứu TNTVR đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu tài nguyên thực vật trong khu vực và thế giới. Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện với kết quả cao, trong đó có đề tài cấp Nhà nước (1991-1995) "Nghiên cứu giá trị tài nguyên của các loại thực vật rừng chủ yếu, chọn và phát triển một số loài cây đặc sản mới có giá trị đáp ứng yêu cầu thị trường và xuất khẩu" đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá là xuất sắc. Tài sản vô giá đã tích luỹ được trong cả một thời gian dài là phòng tiêu bản có khoảng 1000 loài thực vật, trong đó có hơn 700 loài thực vật thân gỗ thuộc khoảng100 họ thực vật khác nhau, gần 100 loài tre trong tổng số khoảng 150 loài tre ở nước ta và hơn 100 loài thực vật đặc sản và cây thuốc khác. Tên khoa học của hơn 800 loài thực vật trong bộ sưu tập đã được giám định và kiểm tra. Phòng tiêu bản thực vật là một cở sở vật chất rất quý và không thể thiếu trong công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, đào tạo cũng như giám định đối chiếu mẫu. Tuy nhiên, với số lượng tiêu bản nói trên thì phòng tiêu bản vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, nhưng giá trị lớn nhất ở đây là sự phong phú về số lượng loài cây gỗ, tre nứa có đầy đủ tiêu bản thực vật và mẫu gỗ. ở Việt Nam có thể xếp phòng tiêu bản này
- vào loại phòng tiêu bản về cây gỗ lớn nhất và nó tương đương với một số phòng tiêu bản của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong kho tài sản hơn 700 loài thực vật thân gỗ này đã có 353 loài cây gỗ chủ yếu đã được nghiên cứu các tính chất cơ bản về cơ học và vật lý (Người Pháp nghiên cứu cho cả Đông Dương được 71 loài). Đến nay đã có 152 loài được nghiên cứu cấu tạo hiển vi và hơn 240 loài được nghiên cứu cấu tạo thô đại và các kết quả nghiên cứu đã được lập khoá tra để nhận biết nhanh gỗ và định loại. Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng để đánh giá giá trị của nguồn tài nguyên cây gỗ, làm căn cứ để giám định loài, phân loại gỗ. Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin, Phòng nghiên cứu TNTVR đã tự xây dựng một số chương trình máy tính để quản lý kết quả nghiên cứu và giảm thiểu thời gian khi tra cứu, tổng hợp thông tin như chương trình khoá tra định loại gỗ bằng mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi, chương trình quản lý dữ liệu về cây gỗ, chương trình quản lý dữ liệu về tính chất cơ vật lý của gỗ,... Ngoài việc thực hiện những đề tài nghiên cứu, Phòng nghiên cứu TNTVR đã tham gia biên soạn bảng phân loại gỗ và một số tiêu chuẩn về gỗ; đã đáp ứng yêu cầu giám định, tìm kiếm, tra cứu và học tập về gỗ của khách quốc tế và trong nước; hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh và thực tập sinh đều đạt kết quả tốt; viết 12 đầu sách và nhiều bài báo, trên các tạp chí và thông tin khoa học. Những kết quả nghiên cứu về tài nguyên thực vật đã đáp ứng thiết thực cho công tác nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới ở nước ta cũng như góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen; tìm chọn những loài có giá trị để phục vụ cho trồng rừng và phát triển cây đặc sản; đánh giá giá trị và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên gỗ; phân loại gỗ theo mục đích sử dụng, chế biến, bảo quản. Việc áp dụng những thành quả khoa học phục vụ quản lý tài nguyên vào thực tiễn sản xuất cũng được chú trọng: đã giám định thực vật, gỗ cho
- một số cơ quan quản lý Nhà nước; giám định và định hướng sử dụng gỗ cho nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu gỗ trên phạm vi cả nước. Với chức năng và năng lực làm việc hiện tại, Phòng nghiên cứu TNTVR có thể đảm nhận: - Tổ chức và thực hiện điều tra phân loại thực vật; giám định thực vật. Giám định, đánh gía các loại tài nguyên thực vật theo mọi yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh doanh tập thể và cá nhân góp phần quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả. - Xây dựng các phương án bảo tồn tài nguyên thực vật rừng trong môi trường rừng của các hệ sinh thái (bảo tồn nội vi), và xây dựng vườn thực vật để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, nguồn giống (bảo tồn ngoại vi). - Nghiên cứu một số tính chất cơ lý gỗ để giám định, xếp loại, đánh gía giá trị và định hướng sử dụng hợp lý và lâu dài các loài thực vật thân gỗ. Nghiên cứu các tính chất, các đặc tính của các loại sản phẩm và vật liệu có nguồn gốc từ gỗ để kiểm tra đánh giá chất lượng, đề xuất phương án sử dụng và bảo quản hợp lý phục vụ trực tiếp cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. - Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ, giám định các loại gỗ sử dụng, gỗ cho các công trình xây dựng, di tích văn hoá, lịch sử... - Nghiên cứu phát triển các loài cây gỗ và cây ngoài gỗ có giá trị theo cấu trúc rừng, khí hậu, theo các mục đích kinh tế và đảm bảo rừng bền vững; tìm nguồn nguyên liệu mới có khả năng thay thế phục vụ sản xuất kinh doanh lâm sản. - Đào tạo cán bộ nghiên cứu về tài nguyên thực vật rừng. Hướng dẫn khách trong và ngoài nước tìm hiểu về tài nguyên thực vật rừng Việt Nam. Hợp tác
- nghiên cứu, trao đổi thông tin hoặc mẫu vật sưu tập với các tổ chức nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh trong nước và quốc tế. Tóm tắt: Thực vật rừng - Nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi nước, từ trước đến nay đã được quan tâm nghiên cứu. Những thành tựu trong nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam không những có ý nghĩa trong khoa học mà còn giúp ích trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu thực vật rừng vươn lên có thể đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Tài liệu tham khảo Tư liệu gốc trong nghiên cứu lưu giữ tại Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục địa lý trong nhà trường: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ
83 p | 441 | 92
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THAN GỖ ĐƯỚC ĐỂ SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH "
7 p | 207 | 37
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ BỘT GỖ VÀ NHỰA PP (POLYPROPYLEN) ĐẾN TÍNH CHẤT COMPOSITE GỖ - NHỰA "
7 p | 180 | 34
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN VỚI ĐỘ MẶN ĐẤT, TẦN SUẤT NGẬP TRIỀU TẠI VÙNG VEN SÔNG RẠCH CÀ MAU "
11 p | 182 | 30
-
Đề cương chi tiết học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học Môi trường
6 p | 326 | 28
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang "
9 p | 158 | 16
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu, xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N,p,k) và chế độ nước của một số dòng keo lai và bạch đàn urophylla ở giai đoạn vườn ươm và rừng non "
8 p | 110 | 13
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường - Chương 3: Thiết kế một nghiên cứu trong khoa học môi trường
19 p | 195 | 13
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (họ Dipterocarpaceae) dựa trên các chỉ thị phân tử "
4 p | 99 | 10
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu điều chế chất keo tụ pac (polyalum inium chloride) từ nguồn nhôm phế liệu ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp
89 p | 78 | 9
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường: Chương 1 - TS. Lê Quốc Tuấn
19 p | 144 | 9
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường: Chương 2 - TS. Lê Quốc Tuấn
16 p | 89 | 7
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Hóa học: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
47 p | 24 | 7
-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: " NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT MÔ HÌNH MÔ PHỎNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI BÃO(PHẦN 1)"
9 p | 81 | 7
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường - Chương 1: Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học
19 p | 96 | 6
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu sử dụng diatomite Phú Yên chế tạo vật liệu gốm lọc nước và ứng dụng xử lý nước nhiễm phèn
89 p | 70 | 6
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường - Chương 4: Phương pháp đo lường và thu thập số liệu trong nghiên cứu khoa học môi trường
19 p | 116 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn