intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng" đề xuất một phương pháp tự động chẩn đoán và phân loại hư hỏng của bánh răng dựa trên phép biến đổi Wavelet liên tục (Contiuous Wavelet Transform) kết hợp với mạng nơ-ron tích chập (Convolutional Neural Network) (CNN). Đây là một nhóm phương pháp mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu để từng bước áp dụng trong công nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng

  1. 575 676 Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội, 02-03/12/2022 Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng. Nguyễn Phong Điền, Nguyễn Trọng Du*, Nguyễn Hữu Cương, Đặng Hồng Phong và Phạm Thành Trung Trường Cơ Khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội *Email: du.nguyentrong@hust.edu.vn Tóm tắt. Bánh răng là một chi tiết cơ bản và có vai trò vô cùng quan trọng trong máy móc và thiết bị. Khi một bánh răng xảy ra hư hỏng dù nhỏ cũng có thể ảnh hưởng cả một dây chuyền sản xuất lớn. Để tránh sự cố nghiêm trọng do hư hỏng bánh răng đột ngột, các phương pháp chẩn đoán hư hỏng dựa trên tín hiệu dao động đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong thời gian gần đây có nhiều phương pháp mới được phát triển trên nền tảng phép biến đổi Wavelet để xử lý tín hiệu dao động đo đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên các phương pháp này vẫn cần các chuyên gia trong cùng lĩnh vực đọc kết quả, điều này khiến cho phương pháp mất dần ưu thế trong thời đại công nghiệp 4.0. Để khắc phục nhược điểm này, bài báo để xuất phương pháp tự động nhận dạng, phân loại hư hỏng bánh răng bằng cách kết hợp phép biến đổi wavelet và mạng nơ-ron tích chập. Đầu tiên tín hiệu được đưa vào phép biến đổi wavelet tạo ra phân bố thời gian – tần số. Tiếp sau đó phân bố thời gian – tần số này sẽ là dữ liệu đầu vào cho mạng nơ-ron tích chập Resnet-50. Mô hình mạng tiền huấn luyện Resnet-50 có khả năng tự nhận diện đặc trưng của dữ liệu ảnh đầu vào. Phương pháp để xuất được kiểm chứng bằng bộ tín hiệu dao động hộp số thực tế. Kết quả huấn luyện và kiểm tra cho thấy khả năng nhận diện hư hỏng bánh răng với độ chính xác cao. Từ khóa: Bánh răng, phân loại tự động, dao động, Convolutional Neural Network, wavelet. 1. Mở đầu Trong điều kiện vận hành khắc nghiệt, các bánh răng rất dễ xảy ra hư hỏng, đặc biệt với răng của bánh răng. Một số dạng hư hỏng thường xảy ra như: gãy răng, mẻ răng, mòn răng,...[1]. Do đó, việc chẩn đoán và phân loại hư hỏng của bánh răng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tuổi thọ của hệ thống và tránh những hư hỏng đột ngột gây thiệt hại nặng nề. Có nhiều phương pháp chẩn đoán hư hỏng bánh răng dựa trên nền tảng tín hiệu số cụ thể phải kể đến các phương pháp như: Phép biến đổi Fourier [2], phép biến đổi Wavelet [3], phép biến đổi Cepstrum [4]. Ưu điểm của các phương pháp này là độ chính xác cao, có cơ sở dữ liệu lớn, nhiều mã nguồn mở và được sự trợ giúp của cộng đồng nghiên cứu,... Song các phương pháp này đều tồn tại một nhược điểm đó chính là không có tính tự động, cần sự đánh giá từ các chuyên gia. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào mọi lĩnh vực đang là xu thế, và trong lĩnh vực chẩn đoán kỹ thuật đã đạt được những kết quả bước đầu. Năm 2011, Heidari [5] đã áp dụng Mạng nơ-ron nhân tạo và cho kết quả huấn luyện 97.68%, kết quả kiểm tra là 97.18%, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp là khối lượng tính toán lớn với 253 epoch. Năm 2018, Liu Yang [6] và các cộng sự đã áp dụng mạng nơ-ron nhân tạo với các giá trị đặc trưng của tín hiệu và thu được kết quả chẩn đoán tốt. Tuy nhiên, các tác giả sử dụng dữ liệu mô phỏng với nhiễu trắng, và 8 giá trị đặc trưng đại diện cho tập dữ liệu, nên kết quả chẩn đoán chỉ đạt được trong điều kiện thí nghiệm lý tưởng. Cùng năm 2018, Long Wen [7] đã áp dụng một phương pháp trong học sâu vào chẩn đoán kỹ thuât, đó là phương pháp học chuyển tiếp. Mặc dù kết quả phân loại tốt, tuy nhiên số dữ liệu để huấn luyện của mỗi thử nghiệm không nhiều. Hơn nữa, dữ liệu đầu vào mạng huấn luyện là giá trị biên độ - thời gian, đây là dạng dữ liệu tín hiệu dao động thô, bị ẩn đi những đặc trưng tín hiệu quan trọng. Ở Việt nam trong những năm gần đây cũng đã
  2. 576 685 Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng. có một số ứng dụng về mạng nơ-ro [8] và support vector machine [9] cho kết quả chấn đoán hư hỏng bánh răng tốt trong một số trường hợp cụ thể. Dựa trên cơ sở những đánh giá nghiên cứu tổng quan ở trên, với mục đích khắc phục những nhược điểm, trong bài báo này nhóm tác giả đề xuất một phương pháp tự động chẩn đoán và phân loại hư hỏng của bánh răng dựa trên phép biến đổi Wavelet liên tục (Contiuous Wavelet Transform) kết hợp với mạng nơ-ron tích chập (Convolutional Neural Network) (CNN). Đây là một nhóm phương pháp mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu để từng bước áp dụng trong công nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 2.1. Phép biến đổi Wavelet liên tục Phép biến đổi Wavelet cũng như các phép biến đổi khác đều nhằm mục đích khai thác được nhiều thông tin hơn từ dữ liệu thô ban đầu. Thông thường, tín hiệu thô được biểu diễn trong miền thời gian hoặc tần số. Biểu diễn biên độ - thời gian của tín hiệu đôi khi ẩn đi một số đặc trưng của tín hiệu quan trọng. Do Phép biến đổi Wavelet sử dụng các hàm Wavelet cơ sở để biểu diễn cho một tín hiệu 𝑥𝑥 ( 𝑡𝑡) bất kỳ. Các đó tín hiệu thô này cần được biến đổi. 1 𝑡𝑡 − 𝜏𝜏 hàm Wavelet cơ sở được viết dưới dạng tổng quát [10]: 𝑦𝑦𝑠𝑠,𝜏𝜏 ( 𝑡𝑡) = 𝑦𝑦0 ( ) √ 𝑠𝑠 𝑠𝑠 ((1) Trong đó, 𝜏𝜏 ∈ ℝ là hệ số dịch chuyển và 𝑠𝑠 ∈ ℝ∗ là hệ số tỷ lệ (𝑠𝑠 > 0), 𝑦𝑦0 là hàm cơ sở wavlet. Việc thay đổi tham số 𝑠𝑠 sẽ làm thay đổi tỷ lệ các hàm Wavelet, dẫn đến thay đổi độ phân giải thời gian và tần số tại các vùng khác nhau. Tính chất này chỉ có ở phép biến đổi Wavelet và đặc biệt hữu ích cho việc phân tích các tín hiệu không tuần hoàn và các tín hiệu có tần số biến đổi nhanh theo thời gian. Ví dụ trên Hình 1 vừa cho ta quan sát vùng màu vàng là có tần số thay đổi nhanh, vừa có thể biết được chúng xảy ra ở thời gian nào. a) Vị trí các cửa sổ trên mặt phẳng thời gian - tần số b) Ví dụ phân bố thời gian – tần số Hình 1: Mô phỏng phép biến đổi Wavelet liên tục Bằng cách phân tích wavelet, các đặc trưng tín hiệu dao động bánh răng được thể hiện qua phân bố thời gian - tần số. Cách biểu diễn thông tin này cho thấy sự thay đổi đồng thời cả về thời gian và tần số của
  3. 577 684 Nguyễn Phong Điền, Nguyễn Trọng Du, Nguyễn Hữu Cương, Đặng Hồng Phong và Phạm Thành Trung tín hiệu. Dựa vào thông tin tổng thể quan sát được của tín hiệu, ta có thể áp dụng mạng nơ-ron tích chập để nhận diện mối liên hệ giữa các đặc trưng và phân loại tình trạng hư hỏng của bánh răng. Các mối liên hệ này có vai trò tương tự như các giá trị đặc trưng truyền thống như hệ số trung bình, giá trị đỉnh âm, giá trị đỉnh dương… 2.2. Mạng nơ-ron tích chập Mạng nơ-ron tích chập là một phần của học sâu. Mạng nơ ron tích chập hoạt động tốt về mặt khai thác đặc trưng của dữ liệu. Mạng tích chập được cấu thành từ lớp đầu vào, lớp tích chập, lớp tổng hợp, lớp kết nối đầy đủ và lớp đầu ra. Lớp tích chập thực hiện trích xuất đặc trưng cục bộ trên ma trận đầu vào thông qua phép nhân tích chập. Việc giảm kích thước sẽ được thực hiện bởi lớp tổng hợp. Các tính năng chính của mạng tích chập là tiếp nhận cục bộ, chia sẻ trọng số và tổng hợp [11]. Trong mạng nơ ron tích chập, lớp tích chập và lớp tổng hợp xuất hiện xen kẽ. Nguyên tắc của mạng tích chập được thể hiện trong Hình 2. Hình 2: Cấu trúc cơ bản mạng nơ-ron tích chập Giả sử rằng lớp đầu tiên là một lớp tích chập, công thức tính toán của lớp tích chập như sau: 𝑁𝑁 𝑥𝑥𝑗𝑗𝑙𝑙 = 𝑓𝑓(� 𝑥𝑥 𝑖𝑖𝑙𝑙−1 × 𝑘𝑘 𝑖𝑖𝑙𝑙 𝑖𝑖 + 𝑏𝑏𝑗𝑗𝑙𝑙 ) (2) 𝑖𝑖=1 Bài báo sử dụng hàm kích hoạt ReLU [11] có tốc độ hội tụ nhanh và hiệu quả trong mạng nơ-ron, 𝑓𝑓( 𝑥𝑥 ) = max (0, 𝑥𝑥) giúp giảm khối lượng tính toán và nhanh tiệm cận kết quả . Phương trình của hàm ReLU: (3) Sau khi lớp tổng hợp được kết nối với lớp tích chập, ma trận sẽ được giảm kích thước theo một phương pháp tổng hợp nhất định để có được ma trận có độ phân giải thấp hơn. Phương pháp tổng hợp chung tăng cường độ mạnh của mạng đối với các đặc tính đầu vào. Lớp thứ 𝑙𝑙 + 1 là lớp tổng hợp. Nó được tính được sử dụng phổ biến nhất là tổng hợp tối đa [12]. Tổng hợp tối đa làm giảm số lượng các nút đầu ra và 𝑥𝑥𝑗𝑗𝑙𝑙+1 = 𝑓𝑓�𝑑𝑑𝑑𝑑𝑑𝑑𝑑𝑑�𝑥𝑥𝑗𝑗𝑙𝑙 � + 𝑏𝑏𝑗𝑗𝑙𝑙+1 � như sau: (4) 2.3. Học chuyển tiếp – Mạng Resnet-50 Trong quá trình bùng nổ của deep learning, các tài nguyên về trí tuệ nhân tạo ngày càng dồi dào. Song song với quá trình phát triển đó, ngày càng có nhiều các mô hình đào tạo có chất lượng tốt và độ chính xác cao. Lý thuyết về học chuyển tiếp được Lorien Pratt thực nghiệm lần đầu năm 1993 và sau đó viết lại nó dưới dạng một lý thuyết toán học vào năm 1998 [13] đã hiện thực hóa ý tưởng về chuyển giao tri thức
  4. 578 685 Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng. giữa các mô hình như giữa con người với nhau. Học chuyển tiếp là một phương pháp hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí tài nguyên tính toán trong học máy. Trong đó, một mô hình được phát triển cho một bộ dữ liệu được sử dụng lại làm cấu trúc ban đầu cho một mô hình khác với một bộ dữ liệu khác. Mô hình mạng mới được thừa kế mô hình mạng tối ưu từ quá trình huấn luyện trước đó. Trên Hình 3 là sơ đồ so sánh hiệu suất mô hình trước và sau khi áp dụng học chuyển tiếp [14]. Hình 3: Sơ đồ so sánh hiệu suất mô hình trước và sau khi áp dụng học chuyển tiếp Những kiến trúc mạng tiền huấn luyện trong học chuyển tiếp thường cải tiến độ chính xác nhờ gia tăng chiều sâu của mạng CNN. Nhưng thực nghiệm cho thấy đến một ngưỡng độ sâu nào đó thì độ chính xác của mô hình sẽ bão hòa và thậm chí phản tác dụng và làm cho mô hình kém chính xác hơn. Khi đi qua quá nhiều tầng độ sâu có thể làm thông tin gốc bị mất đi. Cấu trúc mạng ResNet đã sử dụng kết nối tắt để giải quyết vấn đề này. Các kết nối tắt giúp giữ thông tin không bị mất bằng cách kết nối từ lớp trước đó tới lớp phía sau và bỏ qua một vài lớp trung gian. Kết quả là khối lượng tính toán giảm, trong khi độ chính xác tăng. Phương pháp học chuyển tiếp kết hợp với mạng nơ-ron Resnet-50 được sử dụng trong bài báo này. Kiến trúc mạng Resnet-50 được ứng dụng rất thành công trong lĩnh vực phát hiện đồ vật hay nhận dạng khuôn mặt [15]. Với phương pháp học chuyển tiếp, phương pháp này áp dụng tri thức đã có từ mô hình trước sang bài toán hiện tại. Phương pháp này hiệu quả dù chỉ với tập dữ liệu nhỏ và tiết kiệm chi phí huấn luyện [7]. 3. Một số kết quả thực nghiệm Để xây dựng quy trình chẩn đoán trên nền tảng kết hợp mạng học sâu và phép biến đổi Wavelet, nhóm tác giả đã đưa ra trên sơ đồ được biểu diễn trên Hình 4. Trong sơ đồ này tín hiệu thô thu được sẽ lần lượt được tiền xử lý bằng phép biến đổi Wavelet sau đó đưa vào mạng huấn luyện trước khi đến công đoạn cuối là kiểm tra để đánh giá hiệu quả của phương pháp. 3.1. Mô tả dữ liệu Để kiểm chứng phương pháp được nêu ở trên, bài báo sử dụng một bộ dữ liệu được công bố rộng rãi dành cho các nhà nghiên cứu. Bộ dữ liệu này được thu thập từ bộ thí nghiệm với hộp số 2 cấp được cấu tạo từ các bánh răng thẳng. Cấu tạo hộp số gồm một bánh răng 32 răng và một bánh răng 80 răng được lắp trên trục vào, trục ra gồm một bánh răng 48 răng và một bánh răng 64 răng. Đầu đo gia tốc được gắn dưới cốc lót với hướng đo là hướng kính. Tín hiệu gia tốc được ghi lại qua hệ thống dSPACE với tần số lấy mẫu là 20kHz [16]. Trong đó, gồm 9 loại hư hỏng khác nhau là: bình thường, gãy răng, mất trăng, tróc rỗ và mòn răng với 5 mức độ khác nhau được miêu tả trong Hình 5. Hình 6 biểu diễn đồ thị phân bố thời gian – biên độ của tín hiệu chưa qua xử lý. Các hình ảnh dữ liệu tín hiệu bánh răng gãy như Hình 6c cho thấy nhiều
  5. 579 684 Nguyễn Phong Điền, Nguyễn Trọng Du, Nguyễn Hữu Cương, Đặng Hồng Phong và Phạm Thành Trung điểm khác nhau trong cùng 1 phân loại hư hỏng. Do đó việc phân loại chỉ dựa trên đồ thị biên độ - thời gian rất khó khăn. Hình 4: Sơ đồ khối các bước thực hiện Hình 5: Mô tả lỗi hư hỏng bánh răng
  6. 580 685 Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng. a. Bánh răng bình thường b. Bánh răng mòn c. Gãy răng, mất răng Hình 6: Đồ thị phân bố thời gian – biên độ của tín hiệu chưa qua xử lý 3.2. Các bước tiến hành 3.2.1. Tiền xử lý dữ liệu Để đảm bảo mô hình đầu vào đúng với mô hình dự đoán đã được huấn luyện, ta thực hiện nội suy tín hiệu về tần số lấy mẫu 20kHz của mô hình đã được huấn luyện. Tín hiệu sau khi được tiền xử lý gồm thành 9 phân loại khác nhau, mỗi phân loại chứa 104 bộ dữ liệu với kích thước 1*3600. 3.2.2. Biến đổi Wavelet liên tục Tín hiệu gia tốc được biến đổi qua phép biến đổi wavelet liên tục và được biểu diễn trên miền thời gian – tần số. Mục đích của bước biến đổi này nhằm khai thác cũng như làm nổi bật các đặc trưng của tín hiệu được chứa trong mỗi đoạn tín hiệu. Hình 7 cho thấy các đốm màu sáng biểu diễn biên độ gia tốc thay đổi đột ngột, đây cũng là những đặc trưng cho tình trạng hư hỏng của bánh răng. Các hình ảnh đồ thị phân bố thời gian – tần số được lưu lại, chia thành các tập dữ liệu Huấn luyện, tập dữ liệu Kiểm định và tập dữ liệu Kiểm tra. 3.2.3. Tạo bộ dữ liệu dựa trên ảnh Wavelet Việc chia bộ dữ liệu để huấn luyện theo tỉ lệ hợp lý là một vấn đề cần được quan tâm. Do bộ dữ liệu dùng trong bài báo này có số lượng dữ liệu không lớn, nên việc chia tỉ lệ càng trở nên quan trọng. Nếu tỉ lệ của tập Huấn luyện quá thấp sẽ gây ra sai số lớn trong quá trình huấn luyện, đồng thời bộ Kiểm định và tập Kiểm tra sẽ không được sử dụng triệt để. Dựa trên kết luận của bài báo về tỉ lệ phân bố tập Huấn luyện và tập Kiểm định, [17] đối với mỗi dạng hư hỏng, nghiên cứu này lựa chọn số lượng tập Huấn luyện là 78, số lượng tập Kiểm định là 21 và tập Kiểm tra là 5.
  7. 581 684 Nguyễn Phong Điền, Nguyễn Trọng Du, Nguyễn Hữu Cương, Đặng Hồng Phong và Phạm Thành Trung Hình 7: Mô tả biến đổi Wavelet liên tục 3.2.4. Huấn luyện mạng nơ-ron (Resnet-50) Tốc độ học (Learning Rate) thường được chọn trong khoảng 0.0 đến 0.1. Tốc độ học kiểm soát lượng lỗi được phân bổ mà trọng số của mô hình được cập nhật mỗi khi chúng được cập nhật ở cuối mỗi đợi huấn luyện (Epoch). Khi tốc độ học lớn cho phép mô hình học nhanh hơn, nhưng nhược điểm là trọng số huấn luyện cuối cùng không đạt được ở mức tối ưu, ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện sau này. Ngược lại, với tốc độ học thấp, trọng số huấn luyện được đưa về tỉ lệ lý tưởng, nhưng cùng với đó là gây ra lãng phí tài nguyên trong quá trình huấn luyện. Vì vậy, cần phải chọn tốc độ học phù hợp, vừa đạt được trọng số huấn luyện phù hợp với trường hợp đang xét, vừa cho ra tỉ lệ huấn luyện cao vừa hoàn thành với số epoch thấp nhất. Sau khi thử nghiệm và đánh giá, rút ra được các thông số phù hợp với mô hình huấn luyện này được cho trong Bảng 1. Bảng 1. Thông số huấn luyện Max Epochs 4 Mini Batch Size 4 Learning Rate 0.0025 Để mô hình mạng huấn luyện phù hợp với bộ dữ liệu mới, việc chỉnh sửa lại cấu trúc mạng Resnet- 50 là cần thiết[18]. Các khối tích chập hay khối định danh của mạng đóng góp phần lớn cho thành công của kiến trúc mạng tiền huấn luyện này, vì vậy ta chỉ cần chỉnh sửa các lớp cuối. Các lớp cuối của kiến trúc đó là lớp kết nối (Fully Connect) và lớp phân loại (Softmax Classifier) được điều chỉnh để phù hợp với bộ dữ liệu mới và các nhãn phân loại mới. Trong cấu trúc mạng Resnet-50 nguyên bản, lớp phân loại bao gồm 1000 phân loại với các nhãn chủ yếu là đồ vật và động vật, vậy nên cần thay đổi các nhãn này thành các
  8. 582 685 Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng. dạng tình trạng hư hỏng bánh răng. Đồng thời, số lượng đầu ra của lớp kết nối cũng cần được điều chỉnh để thống nhất với số phân loại hư hỏng có trong bộ dữ liệu, cụ thể giảm từ 1000 xuống còn 9. Quá trình huấn luyện bằng phần mềm Matlab diễn ra trong 12 phút, tỉ lệ huấn luyện cuối cùng đạt 97.86%. Chi tiết được thống kê trong Hình 8. Hình 8: Đồ thị quá trình huấn luyện 3.2.5. Kiểm tra kết quả huấn luyện Kết quả của mạng nơ-ron sau khi được huấn luyện sẽ được lưu lại, mang toàn bộ đặc tính cũng như các đặc trưng hình ảnh đã được huấn luyện. Việc lưu lại này giúp kiểm tra độ chính xác với các ảnh không nằm trong bộ dữ liệu được đưa vào quá trình huấn luyện. Với từng ảnh được đưa vào, sẽ được dùng làm đầu vào của lớp lọc đã được huấn luyện. Sau khi lọc, các đầu vào này sẽ thu được phân loại theo các nhãn tương ứng và phần trăm chính xác. Kết quả thu được được miêu tả trong Hình 9. a. Bánh răng bình thường b, Gãy răng, mất răng, tróc rỗ bề mặt Hình 9: Kết quả thử lại với từng phân loại
  9. 583 684 Nguyễn Phong Điền, Nguyễn Trọng Du, Nguyễn Hữu Cương, Đặng Hồng Phong và Phạm Thành Trung c. Bánh răng mòn Hình 9: Kết quả thử lại với từng phân loại Sau khi tiến hành kiểm tra, kết quả thu được có độ chính xác cao. Các nhãn được đưa ra với mỗi ảnh đều đúng với dạng hư hỏng, tỉ lệ chính xác dao động từ 84,1% với phân loại “mòn răng 4” đến 100% với phân loại “gãy răng”. Tỉ lệ chính xác này hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ huấn luyện đã đưa ra trước đó. 3.2. Đánh giá kết quả và thảo luận Các bộ dữ liệu thử nghiệm hiện nay đều thực hiện đo đạc trong phòng thì nghiệm, tín hiệu không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiễu. Để ứng dụng vào thực tế, việc chọn được phương pháp lọc nhiễu tín hiệu một cách phù hợp vẫn luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đây là điểm hạn chế mà các nghiên cứu trước không xét đến, và sử dụng dữ liệu thô để huấn luyện mạng. Trong bài báo này, việc áp dụng biến đổi wavelet cho phép quan sát tổng thể các đặc trưng của dữ liệu, giúp quá trình huấn luyện có thể tìm ra sự liên kết giữa các đặc trưng của mỗi loại hư hỏng. Bên cạnh đó việc áp dụng phép biến đổi Wavelet còn như một phương pháp loại bỏ ảnh hưởng của nhiễu đối với tín hiệu đo ngoài hiện trường. Sử dụng học chuyển tiếp giúp thời gian huấn luyện cũng như số epoch được rút gọn ở mức tối đa, tiết kiệm chi phí tính toán. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỉ lệ huấn luyện đạt 97.86% và tỉ lệ kiểm tra đạt 95.7%. So với các nghiên cứu cùng lĩnh vực, kết quả phân loại này đạt độ chính xác khá cao. Bằng cách xử lý hình ảnh đặc trưng tương tự đồ thị phân bố thời gian – tần số, phương pháp này có thể mở rộng thêm với các loại lỗi khác hoặc với các bộ phận khác trong hộp số ví dụ như vòng bi, ổ đỡ. 4. Kết luận Bài báo này đã đề xuất một phương pháp đơn giản, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng mạng học sâu để nhận dạng và tự động phân loại hư hỏng của hộp số bánh răng chỉ bằng hình ảnh. Phép biến đổi Wavelet liên tục được dùng để tiền xử lý tín hiệu nhằm mục đích thu được hình ảnh phân bố thời gian – tần số. Sau đó hình ảnh phân bố này sẽ là dữ liệu đầu vào cho cấu trúc mạng nơ-ron tích chập. Việc huấn luyện thông qua phương pháp học chuyển tiếp giúp gia tăng hiệu quả huấn luyện trên cơ sở bộ tham số tối ưu được lựa chọn qua nhiều lần thử. Phương pháp đề xuất trên đã được kiểm nghiệm thông qua việc xử lý tín hiệu dao động thu được từ một hộp số hai cấp có bảnh răng hư hỏng. Kết quả nhận dang và phân loại cho thấy việc áp dụng phương pháp đề xuất đã mang lại kết quả phân loại chính xác cao. So với những phương pháp khác, phương pháp này đã thể hiện được những ưu điểm về chất lượng dữ liệu đầu vào, tiết kiệm khối lượng tính toán, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng mô hình chẩn đoán online trong tương lai. Tài liệu tham khảo [1] Sharma, V., & Parey, A. (2016). A Review of Gear Fault Diagnosis Using Various Condition Indicators. Procedia Engineering, 144, 253-263. doi:https://doi.org/10.1016/j.proeng.2016.05.131
  10. 584 685 Nghiên cứu mạng học sâu ứng dụng trong việc nhận dạng và phân loại tự động hư hỏng bánh răng. [2] Heneghan, Khanna, C., Flock, S. M., Ulfendahl, A., & Brundin, M. (1994). Investigating the nonlinear dynamics of cellular motion in the inner ear using the short-time Fourier and continuous wavelet transforms. IEEE Transactions on Signal Processing, 42(12), 3335-3352. [3] Dien, N. P. (2004). Fault diagnosis in ball bearing using the envelope analysis and the wavelet analysis. Proc. of the National Conference on Mechanics, Ha noi, 78-85. [4] Dien, N. P., & Du, N. T. (2020). Fault Detection for Rotating Machines in Non-stationary Operations Using Order Tracking and Cepstrum. In Advances in Engineering Research and Application (pp. 349-356). [5] Heidari-Bafroui, H., & Ohadi, A. (2011). Application of Continues Wavelet Transform and Neural Network i n Gearbox Fault Detection under Varying Speed Conditions. [6] Yang, L., & Chen, H. (2019). Fault diagnosis of gearbox based on RBF-PF and particle swarm optimization wavelet neural network. Neural Computing and Applications, 31(9), 4463-4478. doi:10.1007/s00521-018- 3525-y [7] Wen, L., Li, X., & Gao, L. (2020). A transfer convolutional neural network for fault diagnosis based on ResNet-50. Neural Computing and Applications, 32(10), 6111-6124. doi:10.1007/s00521-019-04097-w [8] Du, N. T., & Dien, N. P. (2014). Gear fault identification using artificial neural network and wavelet packet transform. Proceedings of the 3rd International Conference on Engineering Mechanics and Automation - ICEMA 3, 17 – 22. [9] Dien, N. P., & Du, N. T. (2018). On a Diagnostic Procedure to Automatically Classify Gear Faults Using the Vibration Signal Decomposition and Support Vector Machine. Lecture Notes in Networks and Systems, 63, 425-432. doi:https://doi.org/10.1007/978-3-030-04792-4_55 [10] Mallat, S. (1999). A Wavelet Tour of Signal Processing: Academic Press, New York. [11] Liu, S., Ji, Z., Wang, Y., Zhang, Z., Xu, Z., Kan, C., & Jin, K. (2021). Multi-feature fusion for fault diagnosis of rotating machinery based on convolutional neural network. Computer Communications, 173, 160-169. doi:https://doi.org/10.1016/j.comcom.2021.04.016 [12] Li, X., Li, J., Qu, Y., & He, D. (2019). Gear Pitting Fault Diagnosis Using Integrated CNN and GRU Network with Both Vibration and Acoustic Emission Signals. Applied Sciences, 9(4). Retrieved from doi:10.3390/app9040768 [13] Thrun, S., & Pratt, L. (1998). Learning to Learn: Introduction and Overview. In S. Thrun & L. Pratt (Eds.), Learning to Learn (pp. 3-17). Boston, MA: Springer US. [14] Emilio Soria Olivas, J. D. M. G., Marcelino Martinez Sober, Jose Rafael Magdalena Benedito, Antonio Jose Serrano Lopez. (2009). Handbook Of Research On Machine Learning Applications and Trends: Algorithms, Methods and Techniques (Vol. 2): Information Science Reference - Imprint of: IGI Publishing, 701 E. Chocolate Avenue, Suite 200, Hershey, PA. [15] Wu, Y., Qin, X., Pan, Y., & Yuan, C. (2018, 13-15 July 2018). Convolution Neural Network based Transfer Learning for Classification of Flowers. Paper presented at the 2018 IEEE 3rd International Conference on Signal and Image Processing (ICSIP). [16] Cao, P., Zhang, S., & Tang, J. (2018). Preprocessing-Free Gear Fault Diagnosis Using Small Datasets With Deep Convolutional Neural Network-Based Transfer Learning. IEEE Access, 6, 26241-26253. doi:10.1109/ACCESS.2018.2837621 [17] Guyon, I. (1997). A Scaling Law for the Validation-Set Training-Set Size Ratio. AT & T Bell Laboratories. doi:10.1.1.33.1337 [18] Li, X.-X., Li, D., Ren, W.-X., & Zhang, J.-S. (2022). Loosening Identification of Multi-Bolt Connections Based on Wavelet Transform and ResNet-50 Convolutional Neural Network. Sensors, 22(18). Retrieved from doi:10.3390/s22186825
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2