Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN THÍCH HỢP<br />
ĐỐI VỚI CÂY LÚA KHANG DÂN 18 TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU HIỆP HÒA BẮC GIANG<br />
Đàm Thế Chiến1, Trần Thị Thu Trang1,<br />
Hồ Quang Đức , Nguyễn Xuân Lai2, Nguyễn Tuấn Điệp3<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Khang dân 18 (KD18) trên vùng<br />
đất xám bạc màu được thực hiện với hai thí nghiệm riêng rẽ trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2014 và 2015 tại huyện Hiệp<br />
Hoà, tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại với 5 công thức mật độ và<br />
5 công thức phân bón. Kết quả thí nghiệm xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa KD18 là 30 khóm/m2 trong cả<br />
hai vụ Xuân và Mùa. Mặc dù số bông/m2 ở mật độ 30 - 40 khóm/m2 thấp hơn so với mật độ 50, 60 khóm/m2, nhưng số<br />
hạt chắc trên bông và khối lượng 1.000 hạt cao hơn, nên năng suất cao hơn có ý nghĩa thống kê, đạt 70,1 - 72,8 tạ/ha<br />
vụ Xuân và 62,1 - 64,7 tạ/ha vụ Mùa. Nghiên cứu cũng khẳng định với giống lúa KD18 trên đất xám bạc màu ở công<br />
thức 2 với lượng bón cao nhất (vụ Xuân bón 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O; vụ Mùa bón 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O)<br />
cho năng suất đạt cao nhất (65,9 tạ/ha ở vụ Xuân và 57,5 tạ/ha ở vụ Mùa); tuy nhiên ở mức bón giảm 10% và 20%,<br />
năng suất tuy giảm nhưng sự sai khác vẫn nằm trong sai số thí nghiệm.<br />
Từ khóa: Giống lúa KD18, mật độ, Hiệp Hoà, đất xám bạc màu<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ được kì vọng. Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn mật<br />
Hiệp Hòa là huyện thuần nông, trong đó lúa là độ cấy và liều lượng phân bón phù hợp với điều kiện<br />
cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp và canh tác của vùng là rất cần thiết trong sản xuất lúa<br />
phần lớn là canh tác trên đất xám bạc màu. Trong Xuân và lúa Mùa.<br />
nhiều năm qua, người dân Hiệp Hòa, Bắc Giang<br />
chủ yếu sử dụng giống lúa Khang dân 18 trong sản II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
xuất. Đây là giống lúa thuần cho năng suất cao và ổn 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
định, chất lượng gạo phù hợp nhu cầu của người tiêu - Giống lúa: Khang Dân 18 (là giống đang phổ<br />
dùng; giá giống rẻ, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại, thời biến trên địa bàn nghiên cứu).<br />
gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu mùa vụ… - Phân bón: Urê, supe lân và kali clorua.<br />
Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng suất lúa KD18<br />
trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm 2012 và 2013 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
(Niên giám thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2012; 2.2.1. Xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa<br />
2013) chỉ đạt từ 51,2 - 53,6 tạ/ha ở vụ Xuân và 45,3 - Khang dân 18<br />
47,6 tạ/ha ở vụ Mùa (thấp hơn rất nhiều so với tiềm Thí nghiệm xác định mật độ cấy thích hợp cho<br />
năng năng suất của giống). Nguyên nhân là do mật giống lúa KD18 được thực hiện trong vụ Xuân và vụ<br />
độ cấy không hợp lý. Đối với cây lúa nếu cấy với mật Mùa năm 2014 tại xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc<br />
độ quá thưa thì năng suất lúa giảm, cấy với mật độ Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên<br />
quá dày thì không phát huy được khả năng đẻ nhánh hoàn toàn, 3 lần nhắc, gồm 5 mật độ: 20, 30, 40, 50<br />
của giống, ảnh hưởng tới năng suất. Mặt khác, cấy và 60 khóm/m2 trên nền phân bón 10 tấn P/C + 90 N<br />
quá dày sẽ lãng phí giống, tốn công lao động, ruộng + 90 P2O5 + 120 K2O kg/ha. Diện tích ô thí nghiệm<br />
lúa kém thông thoáng là điều kiện thuận lợi cho sâu là 30 m2.<br />
bệnh xuất hiện dẫn đến phải phun thuốc bảo vệ thực Chỉ tiêu theo dõi bao gồm, các yếu tố cấu thành<br />
vật nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường năng suất và năng suất. Xử lý số liệu trên Excel và<br />
sinh thái, hiệu quả sản xuất lúa giảm (Hoàng Văn phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0.<br />
Phụ và ctv., 2012). Cùng với mật độ cấy thì liều lượng<br />
phân bón cân đối và hợp lý là yếu tố quyết định để 2.2.2. Lựa chọn liều lượng phân bón hợp lý<br />
nâng cao năng suất cây lúa. Theo Yoshida (1981), Thí nghiệm được thực hiện tại xã Lương Phong,<br />
liều lượng và cách bón phù hợp góp phần làm tăng Hiệp Hòa, Bắc Giang. Thí nghiệm gồm 5 công thức<br />
năng suất lúa và tăng hiệu quả sử dụng phân bón. được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần<br />
Nhưng hiện nay đa phần người dân sử dụng phân nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 30 m2. Mật độ cấy<br />
bón chưa hợp lý nên năng suất chưa thực sự đáp ứng 30 khóm/m2.<br />
1<br />
Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du<br />
2<br />
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; 3 Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang<br />
<br />
13<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
Thời gian thực hiện: Vụ Xuân và vụ Mùa năm 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
2015. Nghiên cứu được thực hiện năm 2014 và 2015 tại<br />
5 công thức phân bón bao gồm: CT1: bón theo xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.<br />
khuyến cáo địa phương; CT2: bón phân cho năng<br />
suất tối đa; CT3: giảm xấp xỉ 10% NPK so CT2; CT4: III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
giảm xấp xỉ 20% NPK so CT2; CT5: giảm xấp xỉ 30%<br />
3.1. Nghiên cứu xác định mật độ cấy phù hợp cho<br />
NPK so với CT2.<br />
giống lúa KD18<br />
Mức phân bón ứng với các công thức<br />
3.1.1. Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của<br />
Vụ Mùa (giảm 10% giống lúa KD18 trong thí nghiệm<br />
Vụ Xuân<br />
Công so vụ Xuân)<br />
Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy trong vụ<br />
thức P/C N P O K O P/C N P O K O<br />
2 5 2 2 5 2 Xuân năm 2014, sau cấy 10 ngày, lúa ở tất cả các công<br />
(tấn) (kg) (kg) (kg) (tấn) (kg) (kg) (kg)<br />
thức nghiên cứu đã bắt đầu đẻ nhánh. Sau cấy 30 - 40<br />
CT1 10 90 90 120 10 90 90 120 ngày, số nhánh trên khóm đạt tối đa và cao nhất ở<br />
CT2 10 110 80 120 10 100 70 110 công thức cấy 20 khóm/m2 (12,9 nhánh/khóm). Khi<br />
CT3 10 100 70 110 10 90 65 100 cấy với mật độ thưa dần thì số nhánh/khóm cũng có<br />
CT4 10 90 60 100 10 80 60 90 xu hướng giảm dần và thấp nhất ở công thức mật độ<br />
CT5 10 80 50 90 10 70 50 80 60 khóm/m2 (chỉ đạt 4,9 nhánh/khóm). Từ thời điểm<br />
sau cấy 40 ngày, các nhánh lúa đẻ sau đã bắt đầu tàn<br />
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm lụi. Quan sát ở thời điểm 70 ngày sau cấy cho thấy,<br />
được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn số nhánh tàn lụi ít nhất là ở công thức cấy với mật độ<br />
(RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 20 - 30 khóm/m2 (2,0 - 2,1 nhánh/khóm) và nhiều<br />
30 m2, mật độ cấy là 30 khóm/m2 với khoảng cách: hơn ở công thức cấy với mật độ 40 - 60 khóm/m2<br />
hàng ˟ hàng = 20 cm; cây ˟ cây = 16,7 cm. (2,9 - 3,4 nhánh/khóm). Số nhánh hữu hiệu tỉ lệ<br />
- Chỉ tiêu theo dõi bao gồm các yếu tố cấu thành nghịch với mật độ cấy, cao nhất ở mật độ 20 khóm/m2<br />
năng suất và năng suất thực thu. và thấp nhất ở mật độ 60 khóm/m2. Quy luật này cũng<br />
- Xử lý số liệu trên Excel và phân tích thống kê đúng với các nghiên của các tác giả trước đây (Trần<br />
bằng phần mềm IRRISTAT 5.0. Thị Bích Lan và ctv., 2014; Phạm Thị Vân, 2011).<br />
<br />
Bảng 1. Khả năng đẻ nhánh của giống lúa KD18<br />
Số nhánh đẻ sau cấy<br />
Mật độ<br />
CT 10 20 30 40 50 60 70 Nhánh hữu<br />
(khóm/m2)<br />
ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày hiệu<br />
Vụ Xuân<br />
1 20 4,2 8,6 12,5 13,9 12,2 11,2 10,8 9,6<br />
2 30 4,3 7,7 9,3 10,1 9,7 8,5 8,1 7,1<br />
3 40 4,0 7,5 8,9 9,7 8,8 7,6 6,8 5,7<br />
4 50 4,3 7,3 8,7 9,4 8,3 6,9 6,1 5,0<br />
5 60 4,1 7,1 7,8 8,3 7,9 6,6 4,9 4,9<br />
CV (%) 5,7 4,6 5,3 5,1 4,4 4,9 5,6 5,5<br />
LSD0,05 0,58 0,56 0,38 0,38 0,30 0,45 0,59 0,28<br />
Vụ Mùa<br />
1 20 7,3 18,8 20,6 16,3 13,7 10,1<br />
2 30 7,3 18,4 18,0 13,4 10,8 7,5<br />
3 40 6,7 16,4 15,7 9,7 7,6 6,3<br />
4 50 6,4 14,9 14,6 8,7 7,0 5,9<br />
5 60 6,4 14,9 14,3 7,9 6,3 5,4<br />
CV (%) 3,4 4,7 5,1 4,9 3,9 4,5<br />
LSD0,05 1,28 3,56 4,2 2,54 1,99 0,52<br />
<br />
14<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của giống (năng suất thực thu đạt tương ứng ở vụ Xuân là 58,5<br />
lúa KD18 ở 5 mật độ cấy khác nhau trong vụ Mùa - 58,8 tạ/ha và vụ Mùa là 52,0 - 53,2 tạ/ha). Ở các<br />
cũng cho thấy: Sau cấy 10 ngày, ở tất cả các mật độ công thức còn lại sự sai khác đều nằm trong sai số<br />
cấy lúa đã bắt đầu đẻ nhánh rộ. Cấy ở mật độ càng thí nghiệm.<br />
thưa thì số nhánh đẻ trên khóm càng nhiều và đạt Tổng hợp các mối quan hệ trên mật độ cấy của<br />
cao nhất ở mật độ 20 khóm/m2 (đạt 20,6 nhánh/ giống KD18 trên đất xám bạc màu cho thấy mật độ<br />
khóm ở thời điểm sau cấy 30 ngày) và thấp nhất ở cấy hợp lí 30 khóm/m2 cho năng suất lúa cao nhất và<br />
mật độ 60 khóm/m2 (đạt 14,9 nhánh/khóm ở thời điều này thể hiện rõ ở cả vụ Xuân và vụ Mùa).<br />
điểm sau cấy 20 ngày). Cấy thưa nhất (20 khóm/m2)<br />
đạt số nhánh/khóm cao nhất ở thời điểm sau cấy 30 Bảng 2. Quan hệ giữa mật độ cấy với yếu tố cấu thành<br />
ngày, sau đó dần tàn lụi. Với tất cả các mật độ cấy năng suất và năng suất của giống KD18 năm 2014<br />
còn lại, số nhánh đạt tối đa ở thời điểm sau cấy 20 Mật độ Tỉ lệ P1000 Số Số hạt<br />
ngày và tàn lụi những giai đoạn tiếp theo. Như vậy, NSTT<br />
(khóm/ hạt chắc hạt bông/ chắc/<br />
khi cấy với mật độ quá thưa (20 khóm/m2) cây lúa sẽ (tạ/ha)<br />
m2) (%) (gam) m2 bông<br />
kéo dài thời gian đẻ nhánh so với cấy dày hơn. Vụ Xuân<br />
Như vậy, đối với cây lúa KD18 ở cả vụ Xuân và 20 89,8 21,2 193,3 149,8 58,8<br />
vụ Mùa việc cấy với mật độ dày sẽ không phát huy 30 89,1 21,2 214,0 145,7 63,7<br />
được khả năng đẻ nhánh của giống KD18. Cấy thưa<br />
sẽ phát huy tối đa khả năng đẻ nhánh của giống, 40 90,5 20,8 229,3 132,2 61,2<br />
nhưng nếu cấy quá thưa thì số bông/m2 sẽ không đạt 50 87,8 20,9 250,0 119,3 60,1<br />
ở mức tối ưu và sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của 60 87,0 20,8 292,0 100,2 58,5<br />
cây sau này. CV (%) 4,3 2,7 4,9 5,5 2,9<br />
3.1.2. Quan hệ giữa mật độ cấy với yếu tố cấu thành LSD0,05 3,36 0,2 22,14 18,52 3,3<br />
năng suất và năng suất của giống KD18 Vụ Mùa<br />
Các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa chịu 20 90,1 21,0 192,6 134,2 53,2<br />
tác động của nhiều yếu tố, trong đó có mật độ cấy. 30 89,2 21,1 210,5 129,6 56,8<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:<br />
40 90,0 20,8 230,6 111,7 54,2<br />
Ở chỉ tiêu số bông/m2 khi cấy với mật độ càng cao 50 85,1 20,2 256,8 106,2 53,9<br />
số bông/m2 càng lớn và ngược lại, cụ thể: Với mật độ<br />
60 83,2 20,0 290,7 91,2 52,0<br />
cấy 60 khóm/m2 cho số bông/m2 đạt cao nhất (292,0<br />
bông/m2 ở vụ Xuân và 290,7 bông/m2 ở vụ Mùa) CV (%) 3,4 2,6 4,3 3,8 3,4<br />
còn ở mật độ cấy 20 khóm/m2 số bông/m2 đạt thấp LSD0,05 1,33 0,22 26,99 11,1 2,84<br />
nhất (193,3 bông/m2 ở vụ Xuân và 192,6 bông/m2<br />
ở vụ Mùa). 3.2. Xác định lượng phân hóa học thích hợp bón<br />
Tuy nhiên, chỉ tiêu số hạt chắc/bông lại theo chiều cho lúa KD18 trên nền 10 tấn phân chuồng trên<br />
hướng ngược lại, đó là cấy với mật độ 20 khóm/m2 đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa - Bắc Giang<br />
cho số hạt chắc đạt cao nhất (134,2 - 149,8 hạt 3.2.1. Quan hệ giữa phân bón với yếu tố cấu thành<br />
chắc/bông) và đạt thấp nhất ở mật độ 60 khóm/m2 năng suất và năng suất của giống KD18 năm 2015<br />
(91,2 - 100,2 hạt chắc/bông). Như vậy có thể thấy, tỉ<br />
lệ hạt chắc/bông có quan hệ nghịch với mật độ cấy; Ở vụ Xuân năm 2015, liều lượng phân bón có<br />
số bông/m2 quan hệ thuận với mật độ cấy. ảnh hưởng rất rõ đến các yếu tố cấu thành năng suất<br />
cũng như năng suất thực thu của cây lúa KD18, cụ<br />
Về tỷ lệ hạt chắc và khối lượng nghìn hạt, kết quả<br />
thể như sau:<br />
nghiên cứu cũng cho thấy đối với giống KD18 ở mật<br />
độ 20 và 30 khóm/m2 tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng - Về các yếu tố cấu thành năng suất: Công thức 2<br />
nghìn hạt có chiều hướng cao hơn các mật độ khác, có tỉ lệ số hạt chắc trên bông và số bông trên m2 cao<br />
tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. nhất (tương ứng 92,7% và 226,0 bông/m2).<br />
Xét về năng suất của giống lúa KD 18 khi cấy với - Về năng suất thực thu: kết quả nghiên cứu cũng<br />
mật độ khác nhau kết quả cho thấy: Cấy với mật độ cho thấy công thức 2 với lượng bón cao nhất cho<br />
30 khóm/m2 cho năng suất đạt cao nhất (vụ Xuân năng suất đạt cao nhất (65,9 tạ/ha), năng suất các<br />
đạt 63,7 tạ /ha và vụ Mùa đạt 56,8 tạ/ha), còn ở mật công thức 1, 3, 4 có giảm so với công thức 2 nhưng<br />
độ 20 và 60 khóm/m2 năng suất đều đạt thấp nhất sự sai khác không có ý nghĩa.<br />
<br />
15<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
Khi giảm 10% và 20% NPK thì năng suất giảm - Các mức phân bón nghiên cứu cho thấy không<br />
0,8 - 1,6 tạ/ha, nhưng sự khác biệt này chỉ nằm trong có sự sai khác rõ ở tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000<br />
sai số. Tuy nhiên, nếu giảm 30% NPK thì năng suất hạt. Tuy nhiên, số bông/m2 và số hạt chắc/bông có<br />
giảm rất rõ (4,4 tạ/ha) và chỉ đạt 61,6 tạ/ha. xu hướng tương đương khi mức phân bón giảm.<br />
Bảng 3. Quan hệ giữa phân bón So với CT1 thì năng suất ở CT2 đạt cao hơn (57,5<br />
với yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tạ/ha) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống<br />
của giống KD18 vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 kê. Khi giảm lần lượt 10% và 20% NPK so với CT2<br />
(CT3 và CT4) thì năng suất có chiều hướng giảm,<br />
Tỉ lệ P1000 Số Số hạt tuy nhiên sự sai khác chỉ nằm trong sai số thống kê<br />
NSTT<br />
CT hạt chắc hạt bông/ chắc/<br />
(tạ/ha) cho phép. Khi giảm 30% NPK thì năng suất giảm 4,1<br />
(%) (gam) m2 bông<br />
tạ/ha, thấp hơn so với các công thức còn lại.<br />
Vụ Xuân<br />
Như vậy, khi canh tác lúa KD18 trên nền bón 10<br />
1 91,9 20,2 218,0 153,5 64,8 tấn phân chuồng + 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O cho 1 ha<br />
2 92,7 20,1 226,0 157,2 65,9 ở vụ Xuân và 10 tấn phân chuồng + 99 N + 92 P2O5<br />
3 90,9 20,2 222,0 155,6 65,1 + 108 K2O cho 1 ha ở vụ Mùa, ta có thể giảm<br />
4 91,8 20,4 224,0 149,5 64,3 10 - 20% NPK mà không ảnh hưởng đến năng suất.<br />
5 91,7 20,3 216,0 146,9 61,6 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của đầu tư phân bón đối với<br />
CV (%) 3,4 4,5 5,6 4,1 4,3 lúa KD18 trên nền 10 tấn phân chuồng<br />
LSD0,05 1,95 0,34 34,68 16,35 2,97 Đánh giá về hiệu quả kinh tế của đầu tư phân bón<br />
Vụ Mùa đối với lúa KD18 trên đất xám bạc mạu, kết quả thể<br />
1 81,5 18,9 266,0 128,3 56,1 hiện qua số liệu tại bảng 4.<br />
2 80,2 19,0 268,0 130,9 57,5 Qua Bảng 4 cho thấy: Trong 4 công thức nghiên<br />
3 81,5 18,9 270,0 127,0 56,7 cứu, công thức 1 (bón theo mức khuyến cáo tại địa<br />
phương) cho lợi nhuận ở cả vụ Xuân và vụ Mùa thấp<br />
4 81,7 18,8 264,0 126,0 55,9<br />
nhất (tương ứng 20,636 triệu đồng và 15,970 triệu<br />
5 80,4 18,7 250,0 124,5 53,4 đồng/ha).<br />
CV (%) 2,9 3,8 3,3 5,2 5,7 Đối với giống lúa KD18 ở cả vụ Xuân và vụ Mùa,<br />
LSD0,05 2,8 0,33 19,18 12,58 2,82 công thức 2 có mức đầu tư phân bón tương đương<br />
với CT1 (theo khuyến cáo của địa phương) nhưng<br />
Cũng như vụ Xuân, ảnh hưởng của các mức phân lợi nhuận cao hơn 481.000 - 661.000 đồng. Ở CT3<br />
bón đối với giống KD18 ở vụ Mùa cũng cho kết quả và CT4, khi giảm đầu tư phân vô cơ lần lượt 10% và<br />
tương tự, đó là năng suất thực thu và năng suất lý 20% so CT2 thì lợi nhuận không giảm mặc dù tổng<br />
thuyết đạt cao nhất ở công thức 2 (57,5 tạ/ha) và cao thu thấp hơn nhưng vẫn cao hơn so với đầu tư theo<br />
hơn so với công thức khuyến cáo của địa phương khuyến cáo địa phương. Tuy nhiên, khi giảm đầu<br />
(56,1 tạ/ha) là 1,4 tạ/ha, tuy nhiên sự sai khác này tư 30% NPK thì lợi nhuận giảm rất rõ so với CT1<br />
nằm trong sai số thí nghiệm. (từ 398.000 - 426.000 đồng).<br />
<br />
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của phân hóa học đối với giống lúa KD18 trên nền 10 tấn phân chuồng<br />
Đơn vị: nghìn đồng/ha<br />
Vụ Xuân Vụ Mùa<br />
Công thức Tăng so Tăng so<br />
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận<br />
với Đ/c với Đ/c<br />
1 (Đ/c) 38,880 13,010 25,870 - 33,660 12,252 21,408 -<br />
2 39,540 13,189 26,351 481 34,500 12,431 22,069 661<br />
3 39,060 12,631 26,429 559 34,045 11,979 22,065 658<br />
4 38,580 12,073 26,506 636 33,540 11,527 22,012 604<br />
5 36,960 11,515 25,444 – 426 31,980 10,970 21,010 – 398<br />
Ghi chú: Tổng thu: giá thóc bán: 6.000 đồng/kg. Tổng chi: giống 540.000 đồng/ha; đạm 9.000 đồng/kg; lân 3.500<br />
đồng/kg; kali 9.000 đồng/kg; phân chuồng 400 đồng/kg; thuốc bảo vệ thực vật: 3.000.000 đồng/ha.<br />
<br />
16<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
Như vậy có thể thấy rằng việc giảm phân hóa học các biện pháp canh tác cho giống lúa DT57 năng<br />
đối với giống lúa KD18 là phù hợp để góp phần làm suất cao chống chịu bệnh bạc lá ở Bắc Giang. Tuyển<br />
tăng hiệu quả kinh tế trên đất xám bạc màu. tập kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc Dự án Khoa<br />
học công nghệ nông nghiệp No. 2283-VIE (SF). Nhà<br />
IV. KẾT LUẬN xuất bản Nông nghiệp, tr. 68-75.<br />
Đối với giống KD18 trên vùng đất xám bạc màu<br />
Phòng Thống kê huyện Hiệp Hòa, 2012. Niên giám<br />
huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang trong cả vụ Xuân<br />
thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2012.<br />
và vụ Mùa, cấy ở mật độ 30 khóm/m2 là thích hợp,<br />
mặc dù số bông/m2 thấp hơn cấy dày, nhưng số hạt Phòng Thống kê huyện Hiệp Hòa, 2013. Niên giám<br />
chắc/bông nhiều hơn, khối lượng 1.000 hạt cao hơn thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2013.<br />
nên đạt năng suất cao hơn. Hoàng Văn Phụ, Trần Thị Thu và Đặng Quý Nhân,<br />
Trên đất xám bạc màu, bón 10 tấn P/C + 110 kg N 2012. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong<br />
+ 80 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha ở vụ Xuân và 10 tấn hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI-System of<br />
phân chuồng + 99 kg N + 72 kg P2O5 + 108 kg K2O/ha rice intensification) trên đất không chủ động nước<br />
ở vụ Mùa năng suất lúa KD18 đạt cao nhất. Tuy tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Hội thảo Quốc tế<br />
nhiên, khi giảm tương ứng 10 - 20% phân khoáng Định hướng nghiên cứu lúa thích ứng với biến đổi<br />
hiệu quả kinh tế giữa các công thức tương đương khí hậu. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nhà<br />
nhau. Như vậy, đối với cây lúa KD18 trên đất xám xuất bản Nông nghiệp, tr. 338-348.<br />
bạc màu mức bón 10 tấn P/C + 88kg N + 64 kg P2O5<br />
+ 96 kg K2O/ha ở vụ Xuân và 10 tấn P/C + 79 kg N Phạm Thị Vân, 2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật<br />
+ 58 kg P2O5 + 86 kg K2O/ha ở vụ Mùa là phù hợp. độ cấy đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa<br />
Khẩu nậm xít tại Lào Cai. Tạp chí Khoa học & Công<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO nghệ, 85(09)/1: 89-92.<br />
Trần Thị Bích Lan, Lê Huy Hàm, Lê Hùng Lĩnh, Vũ Suichi Yoshida, 1985 (Mai Văn Quyền dịch). Những<br />
Đình Phượng, Nguyễn Duy Tâm, Lê Duy Hàm và kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa. Nhà xuất<br />
Nguyễn Thị Thục, 2014. Nghiên cứu tuyển chọn và bản Nông nghiệp. Hà Nội.<br />
<br />
Research on suitable planting density and fertilizer doses for rice variety<br />
Khang dan 18 in grey-impoverished soil in Hiep Hoa, Bac Giang<br />
Dam The Chien, Tran Thi Thu Trang,<br />
Ho Quang Duc, Nguyen Xuân Lai, Nguyen Tuan Diep<br />
Abstract<br />
The study aimed at determining the suitable planting density and fertilizer doses for KD18 rice variety in the degraded<br />
soil. This study was carried out with two separated experiments in Spring and Autumn seasons of 2014 and 2015<br />
in Hiep Hoa district, Bac Giang province. The experiment was designed in RBC with 3 replications, 5 treatments<br />
of densities and 5 treatments of fertilizers doses. The results showed that the most suitable density for KD18 was 30<br />
hills/m2 in both seasons. Despites the number of panicles/m2 at density of 50 - 60 hills/m2 was lower than that of the<br />
density 50 – 60 hills/m2, the number of filled grains/panicle and the weight of 1,000 grains were higher. As a result,<br />
the productivity was significantly higher and reached 70.1 to 72.8 quintals/hectare in Spring season and 62.1 to 64.7<br />
quintals/hectare in Autumn season. The study also indicated that rice variety KD18 grown in degraded soil had the<br />
highest yield [65.9 quintals/ha in the Spring season and 57.5 quintals/ha in the Autumn season when applied the<br />
highest dose of fertilizer (100 N + 80 P2O5 + 120 K2O in Spring season and 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O in Autumn<br />
season)]; however, when reduced the fertilizer dose by 10% and 20%, the yield decreased, but the differences were<br />
within the experiment error.<br />
Keywords: KD18 rice variety, planting density, Hiep Hoa, grey soil<br />
<br />
Ngày nhận bài: 23/9/2018 Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu<br />
Ngày phản biện: 29/10/2018 Ngày duyệt đăng: 10/12/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />