TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
ISSN 2588-1256<br />
<br />
Tập 2(1) - 2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ TRỒNG ĐỐI VỚI HAI GIỐNG LẠC TB25 VÀ TK10<br />
TRONG VỤ XUÂN 2017 TẠI HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN<br />
Nguyễn Thị Bích Thuận1, Vũ Tuấn Minh2, Huỳnh Kim Hiếu2, Trần Đăng Chung3<br />
1<br />
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên,<br />
2<br />
Trường Đại Học Nông Lâm, Đại Học Huế,<br />
3<br />
Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Huế<br />
Liên hệ email: vutuanminh@huaf.edu.vn<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2017 tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên với hai<br />
yếu tố giống và mật độ được bố trí theo kiểu ô lớn (72 m2) - ô nhỏ (18 m2) với 3 lần nhắc lại. Kết quả<br />
thí nghiệm đã cho thấy được những ảnh hưởng mang tính chất đặc trưng của yếu tố mật độ đến các chỉ<br />
tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất cũng như mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại của hai giống lạc<br />
TK10, TB25; đồng thời có mối tương quan nghịch giữa mật độ trồng với tổng thời gian sinh trưởng,<br />
tổng số hoa/cây, khối lượng chất khô tích lũy, số lượng nốt sần hữu hiệu, các yếu tố cấu thành năng<br />
suất. Trong khi mật độ trồng có mối tương quan thuận với chỉ số diện tích lá (LAI), năng suất lý<br />
thuyết và năng suất thực thu thì giống TK10 đạt cực đại ở mật độ 41 cây/m2, sau đó giảm dần. Ở mật<br />
độ 45 cây/m2, năng suất giống lạc TB25 đạt cao nhất (32,17 tạ/ha) và mang lại hiệu quả kinh tế cao<br />
hơn các mật độ khác khi bố trí cùng giống TK10. Trong khuôn khổ của đề tài, thí nghiệm đã bước đầu<br />
cho thấy được giống TK10 với hiệu quả về năng suất và chất lượng khi trồng ở mật độ 41 cây/m2, cao<br />
hơn hẳn so với đối chứng.<br />
Từ khóa: Giống lạc TB25, TK10, mật độ, năng suất.<br />
Nhận bài: 13/09/2017<br />
<br />
Hoàn thành phản biện: 30/10/2017<br />
<br />
Chấp nhận bài: 15/11/2017<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cây Lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea, thuộc chi Arachis, họ Leguminosae<br />
(hoặc Papilionaceae), phân họ Papilionoideae.” Theo tác giả Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị<br />
Kim Ba (2005), lạc là cây hằng năm, thích hợp với vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.<br />
Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng ở nhiều<br />
nước trên thế giới; lạc được xếp thứ mười ba trong các cây thực phẩm, xếp thứ tư về nguồn<br />
dầu thực vật và thứ ba trong số cây trồng cung cấp protein (Nguyễn Minh Hiếu, 2003).<br />
Trong những năm qua, sản xuất lạc ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi<br />
nhận, năng suất lạc bình quân trên cả nước tăng từ 21,1 tạ/ha (năm 2010) lên 22,6 tạ/ha (năm<br />
2015). Theo kế hoạch chuyển đổi cây trồng, lạc được xếp vào một trong những loại nông sản<br />
chủ lực của tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng, một trong những cây<br />
trồng quan trọng trong công thức luân canh, thâm canh, tăng vụ góp phần tăng thu nhập trên<br />
một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng lạc tại đây vẫn còn thấp, chưa tương<br />
xứng với tiềm năng do rất nhiều nguyên nhân; trong đó nguyên nhân cơ bản là người dân<br />
<br />
559<br />
<br />
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY<br />
<br />
ISSN 2588-1256<br />
<br />
Vol. 2(1) - 2018<br />
<br />
chưa áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật như mật độ, phân bón phù hợp cho từng giống lạc<br />
khiến cho các giống lạc chưa phát huy hết tiềm năng về năng suất.<br />
Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng chỉ<br />
mới có một số nghiên cứu cũ về giống lạc, chưa có nghiên cứu nào về mật độ trồng lạc.<br />
Chính vì vậy trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu về xác định<br />
giống lạc và mật độ gieo trồng thích hợp để cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sản<br />
xuất của địa phương. Đồng thời cũng là cở sở cho việc xây dựng quy trình trồng các giống<br />
lạc trên vùng đất cát pha tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.<br />
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu<br />
Tên giống lạc<br />
<br />
Nguồn gốc<br />
Công ty CP giống cây trồng Thái Bình chọn tạo (đã được gieo<br />
trồng nhiều năm tại địa phương)<br />
Viện Bảo vệ thực vật chọn tạo<br />
<br />
Giống TB25 (Đối chứng)<br />
Giống TK10<br />
<br />
Địa điểm: Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; Thời gian nghiên cứu: Tháng 2 – 6/2017.<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự sinh trưởng phát triển, một số chỉ tiêu<br />
sinh lý-sinh hóa, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế của 2 giống lạc TB25<br />
và TK10.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo các yếu tố như sau:<br />
+ Giống: gồm hai giống TB25 và TK10, được bố trí ô lớn.<br />
+ Mật độ: Gồm 4 mức mật độ 30 cây/m2; 33 cây/m2; 41 cây/m2; 45 cây/m2 được bố<br />
trí ô nhỏ.<br />
- Phương pháp theo dõi: mỗi ô nhỏ theo dõi 7 cây trên mỗi lần nhắc lại.<br />
- Diện tích mỗi ô nhỏ thí nghiệm là 18 m2, mỗi ô lớn thí nghiệm là 72 m2 , diện tích toàn bộ<br />
khu thí nghiệm 432 m2 (chưa kể diện tích bảo vệ thí nghiệm).<br />
- Sơ đồ thí nghiệm<br />
VÀNH ĐAI BẢO VỆ<br />
TB25-33a<br />
<br />
TB25-30a<br />
<br />
B<br />
Ả<br />
O<br />
<br />
TK10-41b<br />
<br />
TK10-45b<br />
<br />
V<br />
Ệ<br />
<br />
TB25-30c<br />
<br />
VĐ<br />
<br />
TB25-41c<br />
<br />
TB25-45a<br />
TK10-33b<br />
<br />
TB25-33c<br />
<br />
TB25-41a<br />
<br />
TK10-41a<br />
<br />
TK10-33a<br />
<br />
TK10-30b<br />
<br />
TB25-45b<br />
<br />
TB25-41b<br />
<br />
TB25-45c<br />
<br />
TK10-30c<br />
<br />
TK10-45c<br />
<br />
TK10-45a<br />
TB25-30b<br />
<br />
TK10-33c<br />
<br />
TK10-30a<br />
TB25-33b<br />
<br />
TK10-41c<br />
<br />
B<br />
Ả<br />
O<br />
V<br />
Ệ<br />
<br />
VÀNH ĐAI BẢO VỆ<br />
Trong đó: Tổ hợp giống lạc và các mức mật độ là các công thức thí nghiệm; a, b, c lần lượt là các lần nhắc lại<br />
<br />
560<br />
<br />
VĐ<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
ISSN 2588-1256<br />
<br />
Tập 2(1) - 2018<br />
<br />
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:<br />
- Tổng thời gian sinh trưởng của cây,<br />
- Các chỉ tiêu sinh trưởng (tỷ lệ nảy mầm, thời gian từ gieo đến nảy mầm, thời gian từ khi<br />
gieo đến khi ra hoa, thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa rộ, động thái tăng trưởng chiều cao<br />
thân chính, số cành/cây, chiều dài cành cấp 1 và cấp 2 đầu tiên),<br />
- Các chỉ tiêu phát triển (Tổng số hoa trên cây, số hoa hữu hiệu, tỷ lệ hoa hữu hiệu),<br />
- Các chỉ tiêu sinh lý (Chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, số nốt sần hữu hiệu),<br />
- Các chỉ tiêu sinh hóa (Hàm lượng vật chất khô, hàm lượng chất béo (lipit): hàm lượng đạm<br />
tổng số (protein),<br />
- Các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất (số quả/cây, số quả chắc/cây, khối<br />
lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ nhân/quả, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu,<br />
- Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại chính,<br />
- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế.<br />
Cách lấy mẫu và theo dõi các chỉ tiêu áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về<br />
khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc (QCVN 01 –<br />
57:2011/BNNPTNT).<br />
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý thống kê sinh học bằng phần<br />
mềm Excel kết hợp Statistic 10.0. (phân tích ANOVA ở độ sai khác LSD0.05 cho thí nghiệm).<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của hai giống lạc<br />
3.1.1. Tỷ lệ nảy mầm và thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống lạc<br />
TB25 và TK10<br />
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 1 cho thấy thời gian từ khi gieo đến nảy mầm có sự khác<br />
nhau đối với hai giống lạc. Giống TK10 nảy mầm nhanh hơn giống TB25 1 - 2 ngày và<br />
giống lạc TK10 mọc đều hơn giống lạc TB25.<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian hoàn thành giai đoạn sinh<br />
trưởng, phát triển của giống lạc TB25 và TK10<br />
Công thức<br />
<br />
Tỷ lệ nảy<br />
mầm (%)<br />
<br />
TB25-30<br />
TB25-33 (Đ/C)<br />
TB25-41<br />
TB25-45<br />
TK10-30<br />
TK10-33<br />
TK10-41<br />
TK10-45<br />
LSD0,05<br />
<br />
97,65<br />
98,40<br />
97,60<br />
96,54<br />
99,50<br />
99,49<br />
99,27<br />
99,09<br />
//<br />
<br />
Thời từ gian gieo đến ngày…<br />
nảy mầm phân cành cấp 1 phân cành cấp 2 ra hoa<br />
8<br />
15<br />
26<br />
35<br />
9<br />
15<br />
26<br />
34<br />
8<br />
15<br />
26<br />
34<br />
9<br />
15<br />
26<br />
34<br />
7<br />
15<br />
25<br />
35<br />
7<br />
15<br />
25<br />
35<br />
7<br />
15<br />
25<br />
34<br />
7<br />
15<br />
25<br />
34<br />
//<br />
//<br />
//<br />
//<br />
<br />
ra hoa rộ<br />
46<br />
46<br />
42<br />
39<br />
46<br />
45<br />
40<br />
38<br />
//<br />
<br />
TGST<br />
(ngày)<br />
113b<br />
113b<br />
115a<br />
115a<br />
108d<br />
108d<br />
110c<br />
110c<br />
1,07<br />
<br />
Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có<br />
cùng chữ cái thì không có sự sai khác.<br />
<br />
561<br />
<br />
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY<br />
<br />
ISSN 2588-1256<br />
<br />
Vol. 2(1) - 2018<br />
<br />
Thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1 cho thấy yếu tố giống và mật độ gieo trồng<br />
ảnh hưởng không đáng kể và đều có thời gian hoàn thành giai đoạn ở 15 ngày sau gieo. Tuy<br />
nhiên, đến thời gian phân cành cấp 2 thì yếu tố giống ảnh hưởng tương đối rõ; giống TK10<br />
phân cành cấp 2 sớm hơn TB25 1 ngày.<br />
Thời gian từ gieo đến ra hoa trên các công thức hoàn thành giai đoạn dao động từ 34<br />
đến 35 ngày. Giai đoạn này có xu hướng rút ngắn lại trên các mật độ trồng thưa; đồng thời<br />
giống TB25 cũng có biểu hiện hoàn thành giai đoạn tốt hơn so với giống TK10.<br />
Thời gian từ gieo đến ra hoa rộ dao động từ 38 - 46 ngày. Trong đó, giống lạc TK10<br />
có thời gian hoàn thành giai đoạn ngắn nhất ở mật độ 45 cây/m2, đạt 38 ngày và giống TB25<br />
là 39 ngày; kéo dài nhất ở mật độ 30 và 33 (cây/m2). Do cây lạc bắt đầu sinh trưởng thân lá<br />
mạnh ở thời kỳ trước đó nên sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng ngày trở nên mạnh mẽ<br />
hơn, đã hình thành sự ảnh hưởng của yếu tố mật độ càng rõ. Chính vì vậy, thời gian từ gieo<br />
đến bắt đầu ra hoa và ra hoa rộ có xu hướng muộn hơn ở các mật độ trồng dày. Mặt khác,<br />
thời gian ra hoa lại có xu hướng rút ngắn lại.<br />
Tổng thời gian sinh trưởng của hai giống lạc TB25 và TK10 ở các mật độ trồng khác<br />
nhau biến động từ 108 - 115 ngày. Ở các mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng được rút<br />
ngắn và giống TK10 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống TB25 trung bình là 5 ngày.<br />
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của<br />
giống lạc TB25 và TK10<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính<br />
Đơn vị tính: cm<br />
<br />
Công thức<br />
TB25-30<br />
TB25-33 (Đ/C)<br />
TB25-41<br />
TB25-45<br />
TK10-30<br />
TK10-33<br />
TK10-41<br />
TK10-45<br />
LSD0,05<br />
<br />
10<br />
5,77<br />
5,46<br />
6,04<br />
6,23<br />
5,09<br />
4,85<br />
5,21<br />
5,34<br />
//<br />
<br />
20<br />
9,29bc<br />
9,31bc<br />
10,15ab<br />
10,35a<br />
6,73e<br />
7,90d<br />
8,80c<br />
9,13c<br />
0,90<br />
<br />
Thời gian sau mọc…ngày<br />
30<br />
40<br />
50<br />
60<br />
ab<br />
abc<br />
bcd<br />
16,80<br />
26,37<br />
35,57<br />
40,40b<br />
ab<br />
abc<br />
abc<br />
17,30<br />
26,43<br />
36,33<br />
42,30ab<br />
a<br />
ab<br />
ab<br />
18,53<br />
28,13<br />
38,43<br />
45,03a<br />
a<br />
a<br />
a<br />
19,17<br />
29,90<br />
39,47<br />
45,60a<br />
b<br />
d<br />
d<br />
12,58<br />
21,93<br />
32,37<br />
39,10b<br />
13,95ab 23,50cd 32,70cd 40,33b<br />
15,99ab 25,40bcd 36,37abc 42,83ab<br />
17,53ab 26,80abc 34,83bcd 43,03ab<br />
5,54<br />
3,75<br />
3,78<br />
4,49<br />
<br />
70<br />
44,07cd<br />
44,57bcd<br />
47,37ab<br />
47,97a<br />
43,50d<br />
45,53abcd<br />
46,83abc<br />
47,37ab<br />
3,00<br />
<br />
Thu hoạch<br />
48,03cd<br />
50,13bc<br />
53,60b<br />
58,87a<br />
44,90d<br />
48,10cd<br />
50,17bc<br />
52,10b<br />
3,58<br />
<br />
Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có<br />
cùng chữ cái thì không có sự sai khác.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy diễn biến tăng trưởng chiều cao thân chính ở<br />
tất cả các công thức thí nghiệm là như nhau; cây sau mọc 10 – 20 ngày có sự tăng trưởng<br />
chậm, về sau tăng trưởng mạnh ở thời gian 30 – 60 ngày và cho thấy sự khác biệt rõ vào giai<br />
đoạn thu hoạch.<br />
Đánh giá về yếu tố giống nhận thấy: Giống lạc TB25 có chiều cao thân chính cao<br />
hơn giống lạc TK10 ở trên tất cả các mật độ. Điều này thể hiện bản chất giống có ảnh hưởng<br />
quyết định đến chiều cao cây. Đồng thời, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy rõ sự khác nhau<br />
về mật độ cũng đã ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đối với chiều cao thân chính trên cả hai<br />
<br />
562<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
ISSN 2588-1256<br />
<br />
Tập 2(1) - 2018<br />
<br />
giống lạc. Các mật độ dày có chiều cao thân chính cao hơn so với các mật độ trồng thưa một<br />
cách tuần tự. Ở thời điểm thu hoạch giống TK10 và giống TB25 có chiều cao thân chính đạt<br />
cao nhất ở mật độ 45 cây/m2 lần lượt là 52,10 cm và 58,87 cm; đạt thấp nhất ở mật độ 30<br />
cây/m2 là 44,90 cm (TK10) và 48,03 cm (TB25).<br />
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến khả năng phân cành của giống lạc TB25 và TK10<br />
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy, số cành cấp 1 của các công thức có sự sai<br />
khác ở mức ý nghĩa, dao động từ 3,8 – 4,9 cành/cây, công thức TK10-30 có số cành cấp 1<br />
cao nhất là 4,9 cành/cây, thấp nhất là công thức TB25-45 đạt 3,8 cành/cây.<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành của các giống<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
Công thức<br />
TB25-30<br />
TB25-33 (Đ/C)<br />
TB25-41<br />
TB25-45<br />
TK10-30<br />
TK10-33<br />
TK10-41<br />
TK10-45<br />
LSD 0,05<br />
<br />
Số cành (cành/cây)<br />
Cấp 1<br />
4,4abc<br />
4,1bcd<br />
3,9cd<br />
3,8cd<br />
4,9a<br />
4,7ab<br />
4,3bcd<br />
4,2bcd<br />
0,59<br />
<br />
Cấp 2<br />
3,3a<br />
2,7ab<br />
2,2b<br />
2,1b<br />
3,9a<br />
3,1ab<br />
2,9ab<br />
2,3b<br />
1,39<br />
<br />
Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí<br />
nghiệm có cùng chữ cái thì không có sự sai khác.<br />
<br />
Số cành cấp 2 có sự biến động quần thể lớn hơn nhiều so với số cành cấp 1. Số cành<br />
cấp 2 của các công thức có sự sai khác có ý nghĩa, dao động từ 2,1 – 3,9 cành/cây. Trong đó,<br />
công thức TK10-30 có số cành cấp 2 cao nhất (3,9 cành/cây) và công thức TB25-45 có số<br />
cành cấp 2 thấp nhất là 2,1 cành/cây.<br />
Nhìn chung, với mật độ trồng càng dày thì số cành cành cấp 1, cành cấp 2 có chiều<br />
hướng càng giảm. Giống TK10 có khả năng phân cành lớn hơn giống TB25. Cả hai yếu tố<br />
giống và yếu tố mật độ trong thí nghiệm đều biểu hiện sự ảnh hưởng đến khả năng phân<br />
cành của cây lạc. Điều này cho thấy, với việc sử dụng giống và bố trí mật độ là việc làm<br />
quan trọng trong canh tác; nhân tố để có thể tạo nên tiềm năng năng suất cho cây lạc về sau.<br />
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chiều dài cành cấp 1, 2 của hai giống lạc<br />
TB25 và giống lạc TK10<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở các giai đoạn theo dõi về sau mật độ đã ảnh hưởng<br />
một cách có ý nghĩa đối với chiều dài cành cấp một đầu tiên trên cả hai giống lạc. Chiều dài<br />
cành cấp 1 có xu hướng tăng dần từ mật độ thưa đến mật độ dày hơn. Ở thời điểm sau gieo<br />
45 ngày (giai đoạn đâm tia) giống TK10 và giống TB25 có chiều dài cành cấp một đầu tiên<br />
đạt cao nhất ở mật độ 45 cây/m2 lần lượt là 23,17 cm và 24,37 cm; đạt thấp nhất ở mật độ 30<br />
cây/m2 là 19,27 cm (TK10) và 21,67 cm (TB25). Các công thức TK10-30, TK10-33 và<br />
TK10-41 đều có chiều dài cành cấp 1 nhỏ hơn công thức đối chứng (22,47 cm).<br />
<br />
563<br />
<br />