T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ AXÍT FOLIC<br />
HUYẾT TƯƠNG VỚI ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO<br />
Nguyễn Văn Tuấn*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá nồng độ axít folic huyết thương và mối liên quan với bệnh nhân (BN) đột<br />
quỵ nhồi máu não (NMN). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng, nhóm NMN<br />
78 BN và nhóm chứng 88 người > 40 tuổi, có nồng độ homocystein huyết tương < 15 µmol/l,<br />
các yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ tương đương nhau giữa hai nhóm. Kết quả: tuổi trung<br />
bình nhóm bệnh 66,1 ± 10,67 tuổi, tỷ lệ đột quỵ não (ĐQN) nam/nữ là 1,48. Nhóm bệnh: nồng<br />
độ axít folic 9,53 ± 5,49 ng/ml thấp hơn nhóm chứng (13,58 ± 5,94 ng/ml), p < 0,0001. Nồng<br />
độ axít folic ở nam (8,53 ± 5,29 ng/ml) thấp hơn nữ (10,96 ± 5,53 ng/ml), p < 0,05; không có sự<br />
khác nhau về nồng độ axít folic theo phân nhóm tuổi. Kết luận: nồng độ axít folic huyết tương<br />
giảm ở BN đột quỵ NMN và không phụ thuộc vào tăng nồng độ homocystein máu.<br />
* Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não; Axít folic; Mối liên quan.<br />
<br />
Evaluate Relationship between Folic Acid Levels in Plasma in<br />
Patients with Ischemic Stroke<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate levels of folic acid in plasma and relationship with cerebral infarction<br />
patients. Subjects and methods: Case-control study, cerebral infarction group had 78 patients<br />
and the control group had 88 adults over 40 age; Plasma homocysteine concentrations < 15<br />
µmol/L and the main risk factors for ischemic stroke were similar between the two groups.<br />
Results: The average age was 66.1 ± 10.67 year, ratio of male/female was 1.48 in the case<br />
group. Folic acid levels were 9.53 ± 5.49 ng/mL, which is lower than the control group (13.58 ±<br />
5.94 ng/mL) with p < 0.0001. Folic acid levels in male were 8.53 ± 5.29 ng/mL, lower than<br />
females (10.96 ± 5.53 ng/mL) with p < 0.05; no differences in the levels of folic acid were<br />
observed according to age subgroups. Conclusion: Folic acid plasma concentrations decreased<br />
in patients with ischemic stroke that is not dependent on increased levels of blood homocysteine.<br />
* Key words: Ischemic stroke; Folic acid; Relationship.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Axít folic còn có tên khác vitamin B9 và<br />
folate, là một trong 8 vitamin nhóm B. Axít<br />
folic là cơ sở hình thành của nhiều<br />
coenzym. Axít folic được biết đến từ lâu<br />
với vai trò quan trọng ở hệ thần kinh (tạo<br />
<br />
ống thần kinh), phát triển chức năng não,<br />
phát triển cảm xúc và tâm thần. Trên hệ<br />
tạo máu, axít folic rất cần thiết cho tạo<br />
thành tế bào hồng cầu; đồng thời tham<br />
gia tổng hợp axít nucleic (ADN, ARN) tạo<br />
nên gen [1].<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Tuấn (bstuanvqy103@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 12/10/2016<br />
<br />
24<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br />
Ngoài ra, axít folic còn có tác dụng<br />
quan trọng khác đang được nghiên cứu<br />
nhiều hơn trong thời gian gần đây trên hệ<br />
tim mạch và ĐQN. Homocystein được<br />
xác định là yếu tố nguy cơ (YTNC) của<br />
bệnh tim mạch và ĐQN não [1]. Trong<br />
chu trình chuyển hóa homocystein, vai trò<br />
của axít folic, vitamin B12 và vitamin B6 là<br />
coenzym để xúc tác các enzym tham gia<br />
vào chuỗi phản ứng hóa dáng homocystein<br />
thành cystein hoặc methionin. Nếu thiếu<br />
axít folic có thể làm tăng nguy cơ ĐQN<br />
nói chung và NMN nói riêng, do làm tăng<br />
nồng độ homocystein máu [2]. Hơn nữa,<br />
trong một số nghiên cứu gần đây trên thế<br />
giới còn thấy vai trò của axít folic là một<br />
chất chống oxy hóa, gây tổn thương nội<br />
mạc động mạch, nên làm tăng nguy cơ<br />
xơ vữa động mạch và ĐQN [3, 4].<br />
Như vậy, axít folic máu giảm sẽ gây<br />
tác hại kép là tăng nồng độ homocystein<br />
và làm giảm vai trò của các chất chống<br />
oxy hóa trong cơ thể. Do đó, thúc đẩy quá<br />
trình xơ vữa động mạch tiến triển nhiều<br />
hơn. Axít folic không những là một YTNC<br />
phụ thuộc của tăng nồng độ homocystein<br />
máu, mà có thể là một YTNC cơ độc lập<br />
của bệnh tim mạch và ĐQN. Để làm sáng<br />
tỏ hơn về vấn đề này, cần có nhiều<br />
nghiên cứu sâu rộng hơn. Chúng tôi<br />
bước đầu nghiên cứu đề tài với mục tiêu:<br />
Đánh giá nồng độ axít folic huyết tương<br />
và mối liên quan với đột quỵ ĐQN.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- Nhóm bệnh: 78 BN lần đầu bị đột quỵ<br />
NMN, mắc bệnh trong 2 tuần đầu; nồng<br />
độ homocystein huyết tương < 15 µmol/l<br />
để loại trừ nguy cơ NMN do tăng nồng độ<br />
homocystein ( ≥ 15 µmol/l), vì đây là một<br />
<br />
YTNC của đột quỵ NMN [5]. Điều trị nội trú<br />
tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
8 - 2014 đến 10 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN: lâm sàng theo<br />
tiêu chuẩn lâm sàng của Tổ chức Y tế<br />
Thế giới (TCYTTG, 1989). Cận lâm sàng<br />
dựa vào hình ảnh CLVT có hình ảnh NMN.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh lý gây tăng<br />
nồng độ homocystein máu như ung thư,<br />
bệnh vảy nến nặng, suy giáp, suy gan,<br />
ghép tạng, suy thận mạn. Bệnh tim mạch:<br />
nhồi máu cơ tim, thiểu năng động mạch<br />
vành, tắc động mạch ngoại vi, phình bóc<br />
tách động mạch. Các bệnh lý gây đột quỵ<br />
NMN: hẹp van hai lá, bệnh lý tim bẩm sinh.<br />
Đang sử dụng một số thuốc chống động<br />
kinh; chống ung thư; 3 tháng gần đây có<br />
sử dụng axít folic, vitamin B6 và vitamin B12.<br />
- Nhóm chứng: 88 người > 40 tuổi,<br />
khỏe mạnh, hoặc bị tăng huyết áp, đái<br />
tháo đường, nhưng chưa có biến chứng<br />
nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận. BN<br />
điều trị tại Khoa Tim mạch và Khoa Khám<br />
bệnh, Bệnh viện Quân y 103. Xét nghiệm<br />
nồng độ homocystein huyết tương < 15<br />
µmol/l. Tiến hành trong cùng thời gian với<br />
nhóm bệnh, sau khi đã hiệu chỉnh về tuổi,<br />
giới, tăng huyết áp và đái tháo đường.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu phân tích và mô tả cắt<br />
ngang. Thống kê và phân tích số liệu trên<br />
phần mềm thống kê SPSS. 18.0; Epi.info<br />
3.2.4 và Epical 2000.<br />
* Phương pháp định lượng nồng độ<br />
axít folic huyết tương: bằng phương pháp<br />
miễn dịch, chạy máy tự động của<br />
Beckman Coulter (Olympus), model<br />
Access 2 (Nhật Bản) tại Khoa Sinh hóa,<br />
Bệnh viện Quân y 103.<br />
Nồng độ axít folic bình thường từ 5,3 14,4 ng/ml.<br />
25<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm về tuổi và giới.<br />
Bảng 1: Tuổi trung bình và giới tính của hai nhóm nghiên cứu.<br />
Nhóm bệnh<br />
(n = 78)<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Nam<br />
<br />
46<br />
<br />
59,0<br />
<br />
52<br />
<br />
59,1<br />
<br />
98<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
31<br />
<br />
41,0<br />
<br />
36<br />
<br />
40,9<br />
<br />
67<br />
<br />
Giới tính, tuổi<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 88)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
Nam/nữ = 1,48<br />
<br />
Nam/nữ = 1,44<br />
<br />
66,10 ± 10,67<br />
<br />
64,67 ± 8,92<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
1,46<br />
> 0,05<br />
<br />
66,9 ± 11,44 ; tỷ lệ nam/nữ = 2,2/1. Nguyễn<br />
Minh Hiện và CS (2010) nghiên cứu trên<br />
1.026 BN đột quỵ NMN, tuổi trung bình<br />
67,2 ± 12,6 và nhóm tuổi > 50 là chủ yếu<br />
(90,9%); tỷ lệ nam/nữ là 1,31. Như vậy,<br />
tuổi ĐQN thường cao > 60 tuổi, tỷ lệ đột<br />
quỵ NMN ở nam gặp nhiều hơn nữ.<br />
<br />
Tuổi trung bình nhóm bệnh cao hơn<br />
nhóm chứng, nhưng không khác biệt<br />
(p > 0,05). Tỷ lệ ĐQN ở nam cao hơn nữ<br />
(nam/nữ = 1,48); tỷ lệ giới ở nhóm bệnh<br />
và chứng tương đương nhau.<br />
Nguyễn Văn Thông (2010), nghiên cứu<br />
trên 374 BN NMN thấy tuổi trung bình<br />
<br />
2. Phân bố một số YTNC của nhóm bệnh và nhóm chứng.<br />
Bảng 2: Đặc điểm phân bố một số YTNC của 2 nhóm nghiên cứu.<br />
Một số YTNC chính có thể<br />
thay đổi được<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
(n =78)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 88)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
44<br />
<br />
56,4<br />
<br />
50<br />
<br />
56,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Đái tháo đường<br />
<br />
19<br />
<br />
24,4<br />
<br />
22<br />
<br />
27,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cholesterol > 5,2 mmol/l<br />
<br />
31<br />
<br />
39,2<br />
<br />
28<br />
<br />
31,8<br />
<br />
HDL-C ≤ 0,9 mmol/l<br />
<br />
24<br />
<br />
30,6<br />
<br />
31<br />
<br />
35,4<br />
<br />
Triglycerid > 2,3 mmol/l<br />
<br />
34<br />
<br />
43,2<br />
<br />
37<br />
<br />
42,9<br />
<br />
LDL-C > 3,9 mmol/l<br />
<br />
25<br />
<br />
25,0<br />
<br />
15<br />
<br />
16,5<br />
<br />
Nghiện thuốc lá<br />
<br />
16<br />
<br />
20,5<br />
<br />
22<br />
<br />
25,0<br />
<br />
Nghiện rượu<br />
<br />
12<br />
<br />
15,3<br />
<br />
11<br />
<br />
12,5<br />
<br />
Thừa cân hoặc béo phì<br />
<br />
26<br />
<br />
33,3<br />
<br />
31<br />
<br />
35,2<br />
<br />
Nhóm NMN: YTNC hay gặp là tăng<br />
huyết áp, tăng cholesterol, tăng triglycerid,<br />
giảm HDL-C, đái tháo đường, nhưng không<br />
26<br />
<br />
> 0,05<br />
< 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
khác biệt với nhóm chứng, p > 0,05. Tăng<br />
LDL-C (25,0%) cao hơn nhóm chứng<br />
(16,5%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br />
Nguyễn Văn Chương (2007) nghiên<br />
cứu trên 1.105 BN ĐQN chung thấy tỷ lệ<br />
tăng huyết áp 51,28%; rối loạn lipid máu<br />
32,07%; đái tháo đường 16%; tiền sử<br />
ĐQN 10,67%; béo phì 3,33%; uống nhiều<br />
rượu 12,3%; nghiện thuốc lá 11,7%; bệnh<br />
gout 3,7% và Migraine 29,06%. Nguyễn<br />
Văn Thông và CS (2007) nghiên cứu trên<br />
1.378 BN ĐQN tại Bệnh viện TWQĐ 108,<br />
kết quả cho thấy tăng huyết áp ở nhóm<br />
<br />
NMN 65,3% và nhóm CMN là 60,5%. Ở<br />
nhóm NMN, tỷ lệ đái tháo đường 10,9%;<br />
tăng glucose phản ứng 34,2%; tăng<br />
cholesterol 45,6%; tăng triglycerid 25,8%<br />
và tiền sử đột quỵ 22,5%.<br />
Như vậy, YTNC hay gặp của ĐQN là<br />
tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn<br />
lipid máu, tiền sử ĐQN. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả<br />
trong và ngoài nước.<br />
<br />
3. Nồng độ axít folic huyết tương theo nhóm tuổi và giới tính.<br />
Bảng 3: Nồng độ axít folic huyết tương (ng/ml) nhóm nghiên cứu theo tuổi.<br />
Phân nhóm tuổi<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
( X + 1SD)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
(n = 78)<br />
9,53 ± 5,49<br />
<br />
(n = 88)<br />
13,58 ± 5,94<br />
<br />
p = 0,000<br />
<br />
< 50 tuổi<br />
<br />
(n = 3)<br />
9,4 ± 10,27<br />
<br />
(n = 3)<br />
7,41 ± 1,55<br />
<br />
p = 0,756<br />
<br />
50 - 70 tuổi<br />
<br />
(n = 48)<br />
8,75 ± 5,11<br />
<br />
(n = 63)<br />
13,87 ± 5,75<br />
<br />
p = 0,000<br />
<br />
>70 tuổi<br />
<br />
(n = 27)<br />
10,9 ± 5,55<br />
<br />
(n = 22)<br />
13,59 ± 6,53<br />
<br />
p = 0,125<br />
<br />
p<br />
<br />
p = 0,229<br />
<br />
p = 0,094<br />
<br />
( X + 1SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nồng độ axít folic ở nhóm bệnh (9,53 ± 5,49 ng/ml) thấp hơn nhiều so với nhóm<br />
chứng (13,58 ± 5,94 ng/ml) có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Theo phân nhóm tuổi,<br />
không có sự khác biệt về nồng độ axít folic ở mỗi nhóm bệnh và nhóm chứng.<br />
Bảng 4: Nồng độ axít folic của các nhóm nghiên cứu theo giới tính.<br />
Giới tính<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
( X + 1SD)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
( X + 1SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam<br />
<br />
(n = 46)<br />
8,53 ± 5,29<br />
<br />
(n = 52)<br />
13,0 ± 5,73<br />
<br />
p = 0,0001<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
(n = 32)<br />
10,96 ± 5,53<br />
<br />
(n = 36)<br />
14,41 ± 6,23<br />
<br />
p = 0,019<br />
<br />
p<br />
<br />
p = 0,0264<br />
<br />
p = 0,228<br />
<br />
Ở nhóm bệnh, nồng độ axít folic ở nam (8,53 ± 5,29 ng/ml) thấp hơn nữ (10,96 ±<br />
5,53 ng/ml) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Xét theo hai giới, nồng độ axít folic nhóm<br />
bệnh đều thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, ở nam: p < 0,001 và nữ p < 0,05.<br />
27<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br />
Bảng 5: Mức nồng độ axít folic huyết tương của hai nhóm.<br />
Mức axít folic<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
<br />
Giảm (< 5,3 ng/ml)<br />
<br />
15<br />
<br />
19,2<br />
<br />
4<br />
<br />
4,5<br />
<br />
0,47<br />
<br />
Bình thường (5,3 - 14,4 ng/ml)<br />
<br />
53<br />
<br />
67,9<br />
<br />
49<br />
<br />
55,6<br />
<br />
0,14<br />
<br />
Tăng (> 14,4 ng/ml)<br />
<br />
10<br />
<br />
12,9<br />
<br />
35<br />
<br />
39,7<br />
<br />
0,11<br />
<br />
78<br />
<br />
100<br />
<br />
88<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Ở nhóm bệnh, nồng độ axít folic giảm<br />
(< 5,3 ng/ml) (19,2%) cao hơn nhóm<br />
chứng (4,5%) nhưng chưa có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05); nồng độ axít folic<br />
tăng (> 14,4 ng/ml) ở nhóm bệnh (12,9%)<br />
thấp hơn so với nhóm chứng (39,7%)<br />
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Có sự khác nhau là do số lượng tuyệt<br />
đối của giảm và tăng nồng độ axít folic<br />
huyết tương ở nghiên cứu này còn nhỏ.<br />
Theo Moghaddasi và CS (2010), nồng<br />
độ axít folic nhóm ĐQN là 6,8 ± 4,5 ngl/ml,<br />
thấp hơn nhiều so với nhóm chứng<br />
(12,2 ± 3,0 ng/ml) [6]. Nghiên cứu của Bo<br />
Jiang và CS (2014) đánh giá ảnh hưởng<br />
khác nhau của nồng độ hemocystein, axít<br />
folic và vitamin B12 trong suy giảm nhận<br />
thức ở BN ĐQN. Nhóm ĐQN có nồng độ<br />
axít folic 12,61 ± 3,56 ng/ml, thấp hơn<br />
nhóm chứng (16,4 ± 4,91 ng/ml) có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,001 [7]. Lim<br />
HS và CS (2002) nghiên cứu nồng độ<br />
homocystein, axít folic và vitamin B12<br />
huyết tương trên người trưởng thành Hàn<br />
Quốc. Nồng độ axít folic nam là 6,47 ±<br />
3,06 ng/ml thấp hơn nữ (7,96 ± 3,55<br />
ng/ml) có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.<br />
Giảm axít folic (< 3,0 ng/ml) gặp ở 6,1%<br />
nam và 2,1% nữ [8]. Yang KL và CS<br />
(2007) nghiên cứu trên BN NMN cho thấy<br />
giảm nồng độ axít folic (< 6 ng/ml) là 68%.<br />
28<br />
<br />
Như vậy, nồng độ axít folic ở nhóm<br />
bệnh giảm rất rõ rệt so với nhóm chứng,<br />
tuy nhiên tỷ lệ giảm axít folic ở BN NMN<br />
thấp hơn chưa có ý nghĩa so với nhóm<br />
chứng. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu<br />
lớn hơn để xác định liệu giảm axít folic<br />
huyết tương có phải là một YTNC độc lập<br />
của đột quỵ NMN hay không?<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 78 BN NMN (nhóm bệnh)<br />
và nhóm chứng 88 người lớn, loại trừ<br />
những trường hợp có tăng nồng độ<br />
homocystein huyết tương (≥ 5 µmol/l), kết<br />
quả cho thấy:<br />
- Nhóm đột quỵ NMN tuổi trung bình<br />
66,1 ± 10,67; tỷ lệ ở nam/nữ là 1,48.<br />
- Nhóm NMN: YTNC hay gặp là tăng<br />
huyết áp (56,4%), tăng cholesterol (39,2%),<br />
tăng triglycerid (43,2%), giảm HDL-C 30,6%<br />
và đái tháo đường 24,4%.<br />
- Nồng độ axít folic ở nhóm bệnh (9,53<br />
± 5,49 ng/ml) thấp hơn nhóm chứng<br />
(13,58 ± 5,94 ng/ml) có ý nghĩa thống kê<br />
với p < 0,0001. Nồng độ axít folic ở nam<br />
(8,53 ± 5,29 ng/ml) thấp hơn nữ (10,96 ±<br />
5,53 ng/ml) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
- Tỷ lệ giảm axít folic ở nhóm bệnh<br />
(19,2%) cao hơn nhóm chứng (4,5%),<br />
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />