intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, sản xuất đến sự phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các yếu tố sản xuất đến lượng khí thải CO2, hướng đến chính sách phát triển kinh tế bền vững mà vẫn bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, sản xuất đến sự phát triển bền vững

  1. 32 Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, sản xuất đến sự phát triển bền vững Research on the relationship between economic indicators, financial indicators, and production factors towards sustainable development Phạm Thị Tường Vân1, Trần Thị Lệ Hiền2* Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội, Việt Nam 1 Trường Đại học Công thương, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 * Tác giả liên hệ, Email: hienttl@huit.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Bài viết này nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ tiêu econ.vi.19.5.2903.2024 kinh tế, tài chính và các yếu tố sản xuất đến lượng khí thải CO2, hướng đến chính sách phát triển kinh tế bền vững mà vẫn bảo vệ môi trường. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 36 quốc gia đến từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co- operation and Development OECD) và 02 quốc gia đang phát triển Ngày nhận: 11/08/2023 cao, dữ liệu được thu thập giai đoạn 2009 đến 2020 với 456 dòng Ngày nhận lại: 15/11/2023 dữ liệu quan sát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thuế (TAX) có tác động cùng chiều đến CO2 là 1.059, trong khi đó nợ trên vốn chủ sở Duyệt đăng: 06/12/2023 hữu (The debt-to-equity ratio DEPT) tác động dương với 0.165, tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product GDP) tác động lên lượng thải CO2 là 0.109. Nghiên cứu chỉ ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index HDI), vốn hóa thị trường (Market Capitalization MARC) và lượng tiêu thụ nguyên vật liệu Mã phân loại JEL: (Material footprint MFC) không có tác động đến CO2. Ngoài ra, C81; C83; C33; P24; O16; kết quả nghiên cứu cho thấy TAX tác động 0.657, HDI có tác động F64; H23 là 0.149 lên lượng tiêu thụ nguyên vật liệu MFC. Bên cạnh, tác động tiêu cực của MARC là -0.072 và DEPT là -0.224 đến MFC. Từ các kết quả trên cho thấy chính sách thuế, quản lý nợ và chỉ số phát triển con người là những công cụ quan trọng trong việc giảm thiểu tác động môi trường hướng đến phát triển bền vững. Từ khóa: ABSTRACT kinh tế xanh; lượng thải CO2; This article aims to research the relationship between phát triển bền vững; sản xuất;economic, financial indicators, and production factors on the tài chính xanh amount of CO2 emissions, aiming towards policies for sustainable economic development while still protecting the environment. The research collects data from 36 countries from the OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) organization and 02 developing countries from 2009 to 2020 with 456 observation data lines. The research results indicate that tax (TAX) positively impacts CO2 at 1.059 at the same time, debt-to- equity ratio (DEPT) has a positive impact at 0.165 and Gross Keywords: Domestic Product (GDP) impacts the amount of CO2 emissions at green economy; CO2 emissions; 0.109. Concurrently, the study also discovered that the Human sustainable development; Development Index (HDI), Market Capitalization (MARC), and production; green finance Material footprint (MFC) do not impact CO2.
  2. Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 33 Moreover, when studying the relationship of MFC with GDP, DEPT, MARC, HDI, and TAX, the research results show that TAX has an impact of 0.657. HDI has an effect of 0.149. Alongside this, the negative consequences of MARC are -0.072. And DEPT is -0.224 on MFC. These results show that tax policy, debt management, and the Human Development Index are essential to minimizing environmental impacts towards sustainable development. 1. Giới thiệu Suy thoái môi trường là tình trạng nguồn lực tài nguyên tự nhiên bị suy giảm, và môi trường bị hủy hoại vì sự tác động của con người (Orenstein, 2004). Dân số đang tăng lên đồng thời kinh tế đang phát triển đã phát sinh nhu cầu tăng cao về lương thực, năng lượng, và các tài nguyên tự nhiên khác, dẫn đến khai thác quá mức (Washington & Kopnina, 2022). Việc chặt phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp hoặc khai thác gỗ đã làm mất đi số lượng lớn các loài động và thực vật, góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học (Ngwenya & Simatele, 2020). Các hoạt động công nghiệp và sản xuất quy mô gia đình thải ra nhiều khí thải, chất thải rắn và nước thải không được xử lý gây ô nhiễm không khí, nước và đất, làm hại đến sinh vật sống và môi trường tự nhiên (Manisalidis, Stavropoulou, Stavropoulos, & Bezirtzoglou, 2020). Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính do hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng dẫn đến biến đổi khí hậu, kéo theo các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, lũ lụt, và cực nhiệt đã gây ra tổn thương nghiêm trọng cho môi trường (Ukaogo, Ewuzie, & Onwuka, 2020). Trước sự tác động của nhiều yếu tố được đề cập trên đến sự suy thoái môi trường đáng lo ngại đang xảy ra. Việc phát triển kinh tế phải được xem xét và thực hiện một cách cân nhắc, đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội với mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững là rất cần thiết (Lin & Jia, 2018). Hay nói cách khác, mục tiêu chính của những mô hình phát triển kinh tế tài chính bền vững là đảm bảo rằng các lợi ích kinh tế và xã hội hiện tại không gây thiệt hại hoặc đe dọa đến môi trường của các thế hệ hiện nay và trong tương lai (Dietz, Rosa, & York, 2009). Sản xuất hướng đến mục tiêu bền vững là tập trung đo lường các chỉ số như lượng khí thải CO2 và sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên trong quá trình sản xuất, từ đó đưa ra các đề xuất hoặc biện pháp về công nghệ và quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và tăng cường sự hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên (Wu, Qing, & Jin, 2022). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu phân tích đến chỉ số khác như tỷ lệ tài chính xanh trong tổng tài sản của các công ty hoặc tỷ lệ tài chính xanh trong tổng nguồn vốn (Brühl, 2023). Phát triển kinh tế xanh được đo bằng các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP xanh, đầu tư vào các ngành công nghiệp năng lượng sạch, hoặc mức độ sử dụng năng lượng tái tạo thể hiện tiến bộ của một quốc gia trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường (Hussain, Mehmood, Khan, & Tsimisaraka, 2022). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn tập trung đo lường tác động của các sản phẩm tài chính như trái phiếu xanh, đầu tư nước ngoài, hiệu quả tài chính, giá trị thị trường, tăng trưởng kinh tế đến môi trường thông qua lượng khí thải CO2 và năng lượng tiêu thụ (Fu & Irfan, 2022; He, Liu, Zhong, Wang, & Xia, 2019; Wang & Wang, 2022). Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra cách đánh giá chính sách và quy định về tài chính xanh nhằm hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chính sách này từ đó đề xuất các cải tiến nhằm hiểu rõ hơn về hiệu quả và đề xuất các cải tiến để tăng cường tài chính xanh trong môi trường kinh tế (Afzal, Rasoulinezhad, & Malik, 2022). Nghiên
  3. 34 Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 cứu về sự ảnh hưởng của kinh tế xanh đối với doanh nghiệp và tổ chức nhằm hiểu rõ hơn về mối quan hệ kinh tế, tài chính, môi trường và xã hội đối với hiệu suất và tăng trưởng của các doanh nghiệp (Chen, Siddik, Zheng, Masukujjaman, & Bekhzod, 2022). Như vậy, khoảng trống nghiên cứu về việc khai thác sử dụng tài nguyên tự nhiên làm nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất sẽ tác động như thế nào lên lượng khí thải CO2. Theo đó, nghiên cứu này xem xét các nhân tố phát triển kinh tế, tài chính, xã hội, sử dụng tài nguyên tự nhiên cho sản xuất tiêu dùng sẽ tác động như thế nào đến lượng thải CO2. Đồng thời, xem xét mối quan hệ tác động của các nhân tố phát triển kinh tế, tài chính, xã hội như thế nào đến việc khai thác sử dụng tài nguyên tự nhiên làm nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất. Từ đó đưa ra các thảo luận kiến nghị cho việc định hướng phát triển kinh tế, sử dụng các chính sách tài chính đối với 36 quốc gia OECD và 02 quốc gia đang phát triển cao. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Lý thuyết về mô hình phát triển bền vững Mô hình phát triển bền vững giả định rằng tài chính và hoạt động kinh doanh cần được đánh giá dựa trên tiêu chí phát triển bền vững, trong đó các yếu tố môi trường và xã hội được tính đến. Dựa trên lý thuyết cơ sở tài nguyên (Hart, 1995) đã đề xuất ba cách tiếp cận mà môi trường có thể được sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững: phát triển bền vững, ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý sản phẩm. Phát triển bền vững bao gồm tiếp cận môi trường giúp loại bỏ các mối liên hệ tiêu cực giữa hoạt động kinh tế với việc giảm tiêu thụ tài nguyên, năng lượng và môi trường. Tương tự, (Russo & Fouts, 1997) cho rằng các tài nguyên chỉ có giá trị và độc đáo khi tài nguyên đó đáp ứng các yêu cầu của xã hội và đảm bảo môi trường trong sạch hơn. Trong khi đó, Haessler (2020) đề xuất đến các tổ chức sử dụng tài nguyên và năng lựợng để giải quyết các vấn đề môi trường tự nhiên nên tập trung vào mục tiêu lợi nhuận dài hạn thay vì lợi ích kinh tế ngắn hạn. 2.2. Lý thuyết tài chính về tài sản vô hình Lý thuyết tài chính về tài sản vô hình quan tâm đến việc đánh giá và quản lý các tài sản vô hình, và cách chúng có thể tác động lên hoạt động và hiệu suất tài chính của tổ chức. Nghiên cứu của Higgins (1997) đã sử dụng thuật ngữ này để đề cập đến tăng trưởng tối ưu của các doanh nghiệp, nghiên cứu chỉ ra mức tối đa mà một doanh nghiệp phát triển dựa trên nguồn lực của chính mình mà không sử dụng các công cụ tài chính bên ngoài công ty. Trong nghiên cứu khác Brouwers, Schoubben, Van Hulle, và Van Uytbergen (2014) cũng kết luận rằng các công ty có xu hướng cải thiện hiệu suất tài chính của họ bằng cách đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan thông qua việc thực hiện các thực tiễn môi trường bền vững. Đối với mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tăng trưởng bền vững, tổng thể thì các doanh nghiệp thường tiến hành đầu tư lớn vào tài sản vật chất, đây là nguồn chính của sản xuất. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn trong việc tạo ra vốn phi vật chất bao gồm vốn trí tuệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research and Development R&D), hoạt động sáng tạo, và một số nghiên cứu cho thấy việc sở hữu một lượng lớn vốn phi vật chất giúp gia tăng tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp (Yu & Zhang, 2008). Trong những năm gần đây, các tổ chức tích hợp mục tiêu môi trường vào chiến lược tương lai của họ được coi là áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững (Dijkstra, van Beukering, & Brouwer, 2020; Lüdeke-Freund & Dembek, 2017). Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu phản ánh sự quan tâm và ưu tiên của các nhà đầu tư đối với môi trường, chẳng hạn như việc ưu tiên đầu tư vào các công ty có hiệu quả môi trường tốt hơn (Zhang, Fu, & Lu, 2023). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực hoặc không đáng kể giữa hiệu suất môi trường và hiệu suất tài chính của các doanh nghiệp
  4. Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 35 (Sarkis & Cordeiro, 2001) sử dụng dữ liệu của 523 doanh nghiệp Hoa Kỳ, đã xác định một mối quan hệ tiêu cực giữa hoạt động môi trường và dự báo hiệu suất lợi nhuận. Tương tự, Khanna và Damon (1999) cho thấy mối liên kết tiêu cực giữa hiệu suất môi trường và hiệu suất tài chính dựa trên một đo lường ngắn hạn về hiệu suất tài chính, tức là tỷ suất lợi nhuận đầu tư. Nghiên cứu của Link và Naveh (2006) sử dụng bộ tiêu chuẩn ISO14001 đã phát hiện rằng việc cải thiện hiệu suất môi trường không ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh. 2.3. Lý thuyết về thuế bảo vệ môi trường Hoạt động thương mại là nguồn gốc chính của ô nhiễm và đã dẫn đến việc tăng lượng khí thải carbon dioxide. Các doanh nghiệp phải trả một khoản tiền bổ sung cho Chính phủ dựa trên lượng khí thải, chất thải hoặc ô nhiễm mà họ sản xuất, điều này tạo ra kích thích để các doanh nghiệp giảm bớt ô nhiễm để tránh các chi phí cao (Nordhaus, 1994). Thuế môi trường là một trong những chính sách đáng tin cậy và tiếp cận được nhất để giảm lượng khí thải CO2 (Lin & Jia, 2018). Lượng thu nhập từ thuế môi trường cao mang lại sự giảm lớn về lượng khí thải và việc sử dụng năng lượng ít hơn (Murray & Rivers, 2015). 2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ kinh tế xanh, tài chính xanh, sản xuất xanh và phát triển bền vững Nghiên cứu cho thấy tài chính xanh có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế chất lượng cao (High Quality Economic Development HQED), có nghĩa là tài chính xanh cải thiện cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp và chuyển đổi công nghệ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phát triển năng lượng có tác động tích cực đối với HQED và vai trò của tài chính xanh như một cơ chế trung gian. Tuy nhiên, mối liên kết chính xác giữa tài chính xanh, phát triển năng lượng và HQED chưa được đề cập rõ ràng (Wang & Wang, 2022). Nghiên cứu của He và cộng sự (2019) đã cung cấp tác động của tín dụng ngân hàng trong sự phát triển tài chính xanh và hiệu suất đầu tư năng lượng tái tạo. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lý chính sách và người định hướng chiến lược hiểu và cải thiện hiệu quả đầu tư năng lượng tái tạo thông qua phát triển tài chính xanh. Nhóm tác giả Afzal và cộng sự (2022) nghiên cứu về tài chính xanh và phát triển bền vững ở châu Âu đã viết rõ khái niệm và khái quát về tài chính xanh, một số tác động của tài chính xanh đối với thị trường tài chính, bao gồm tăng cường trách nhiệm xã hội của các tổ chức tài chính và tăng cường khả năng thu hút đầu tư xanh trong ngữ cảnh châu Âu. Nghiên cứu của Fu và Irfan (2022), đã đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tài chính xanh và môi trường bền vững. Nhóm tác giả đã chứng minh rằng tài chính xanh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Mặt khác, bài viết đã đề cập đến tài chính xanh trong bối cảnh ASEAN, nhưng chưa đi sâu vào đánh giá và phân tích chi tiết về các cơ chế và chính sách tài chính xanh đã được áp dụng trong từng quốc gia thành viên. Nghiên cứu của Saydaliev và Chin (2022) đánh giá sự tương quan giữa tài chính xanh bao gồm tài chính và môi trường trong bối cảnh ASEAN dựa trên phân tích dữ liệu đa thời gian. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Các biến nghiên cứu Sự suy thoái môi trường được ước tính bằng lượng khí thải CO2 trên đầu người thoát ra môi trường (tấn), sản xuất xanh được đo lường bằng việc sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất (tấn). Sự phát triển tài chính xanh được đo bằng việc sử dụng vốn hóa thị trường (US$) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (%). Phát triển kinh tế xanh đo lường bằng tổng sản phẩm quốc nội (US$). Bên cạnh đó, các yếu tố công bằng và phát triển xã hội được đo lường bằng chỉ số phát triển con người và thuế. Các công thức và loại biến quan sát được thu thập cụ thể theo Bảng 1.
  5. 36 Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 3.1.1. Biến phát triển bền vững (CO2) Suy thoái môi trường từ khí thải CO2 (Carbon dioxide emissions) là một chỉ số quan trọng để đo lường tác động của hoạt động kinh doanh và tài chính đến biến đổi khí hậu, cụ thể đo lường lượng khí thải CO2 được phát sinh từ các hoạt động con người như sản xuất, vận chuyển và sử dụng năng lượng (Tariq & ctg., 2022). Mặt khác, khí thải carbon dioxide là những khí phát sinh từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch phục vụ việc sản xuất hàng hóa hoặc được tạo ra trong quá trình tiêu thụ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và khí đốt. Như vậy, suy thoái môi trường càng thấp thì việc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững càng cao (Hou & Fang, 2023). 3.1.2. Biến kinh tế (GDP) Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là một năm. Giá trị GDP được đo lường sự sản xuất và hoạt động kinh tế trong nước, bao gồm cả người dân và các doanh nghiệp nước này, bất kể quốc tịch của chủ sở hữu. 3.1.3. Biến tài chính (MARC, DEBT) Vốn hóa thị trường (market capitalization) là một tệp dữ liệu quan trọng để phân tích tài sản vô hình, đại diện cho giá trị thị trường của một công ty bằng cách nhân giá cổ phiếu với số lượng cổ phiếu đang lưu hành (Mohammed & Al Ani, 2020; Osinski, Selig, Matos, & Roman, 2017). Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (The debt-to-equity ratio) cũng là một tài sản vô hình quan trọng trong lý thuyết tài chính và sự phát triển bền vững (Aibar‐Guzmán, Raimo, Vitolla, & García‐Sánchez, 2023). Chỉ số tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng số nợ của các tập đoàn tài chính cho tổng số nợ phải trả của vốn chủ sở hữu mà bao gồm cả cổ phiếu quỹ đầu tư của cùng lĩnh vực. Nợ là tổng của các loại nợ sau: tiền tệ và tiền gửi; chứng khoán nợ; các khoản vay; bảo hiểm; lương hưu và các chế độ đảm bảo tiêu chuẩn; và các khoản phải trả khác. Về phía mẫu số, vốn chủ sở hữu được thể hiện bằng giá trị thị trường của cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu quỹ đầu tư, đã phát hành. 3.1.4. Biến sử dụng nguyên liệu tự nhiên cho sản xuất (MFC) Lượng nguyên liệu tiêu thụ sản xuất (Material footprint) được đo lường từ lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất và tiêu thụ của một quốc gia, chủ yếu là tài nguyên tự nhiên được khai thác và sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Có thể thấy MFC có giá trị càng thấp thì chứng minh được rằng các quốc gia đang tiến tới sản xuất mà vẫn bảo tồn tài nguyên tự nhiên nhiều hơn (Giljum, Bruckner, & Martinez, 2015). 3.1.5. Nhân tố công bằng và phát triển xã hội (TAX, HDI) Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) dùng để nhấn mạnh tiến bộ xã hội và phát triển con người phải là tiêu chí cuối cùng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, chứ không phải chỉ tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, HDI là chỉ số ba chiều bao gồm khía cạnh sức khỏe được đánh giá bằng tuổi thọ bình quân, khía cạnh giáo dục được đo lường bằng số năm đi học trung bình của người lớn từ 25 tuổi trở lên và số năm đi học dự kiến đối với trẻ em trong độ tuổi bắt đầu đi học. Chiều mức sống được đo bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Thu nhập từ thuế (TAX) được định nghĩa là các khoản thu nhập thu được từ thuế thu nhập và lợi nhuận, đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ, thuế lương, thuế đối với quyền sở hữu và việc chuyển nhượng tài sản, cũng như các loại thuế khác. Thu nhập từ thuế của Chính phủ tăng lên cho thấy quốc gia đang tăng trưởng kinh tế, gia tăng nhiều hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hơn, gia tăng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản và thương mại, trong đó có thuế thu gây ô nhiễm môi trường gia tăng (Okey, 2013).
  6. Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 37 Bảng 1 Mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình Loại biến Tên biến Ký hiệu Đo lường Nghiên cứu Nguồn Tỷ lệ nợ trên He và cộng DEBT Tổng nợ/tổng vốn chủ sở hữu Oecd vốn chủ sở hữu sự (2019) (Giá cổ phiếu*số lượng cổ Vốn hóa thị He và cộng MARC phần) của mỗi công ty, sau đó Worldbank trường (US$) sự (2019) tổng các giá trị của các công ty Biến độc lập Tổng giá trị hàng hóa và dịch Tổng sản phẩm Saydaliev và GDP vụ được sản xuất*Tỷ giá hối Worldbank quốc nội (US$) Chin (2022) đoái hiện tại (Thuế + Các khoản không từ Thuế (US$) TAX Okey (2013) Oecd thuế)/GDP*100% Chỉ số phát (Chỉ số sức khỏe + Chỉ số giáo Wang và HDI Hdr triển con người dục + Chỉ số thu nhập)/03 Wang (2022) Hou và Fang Suy thoái môi (2023); trường từ khí CO2 Tổng lượng thải CO2/Dân số Hdr Wang và Biến phụ thải CO2 (tấn) Wang (2022) thuộc Lượng nguyên Giljum và Tổng lượng nguyên liệu tiêu thụ liệu tiêu thụ MFC cộng sự Hdr cho sản xuất/Dân số sản xuất (tấn) (2015) Nguồn: Tác giả (2023) 3.2. Dữ liệu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 38 quốc gia trong đó có 36 quốc gia đến từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và 02 quốc gia đang phát triển cao, dữ liệu được thu thập giai đoạn 2009 đến 2020. Các dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như OECD, HDR và WorldBank, sau đó tiến hành xử lý và làm sạch dữ liệu để thu được 456 dòng dữ liệu quan sát. Sử dụng phần mềm Eviews để thực hiện các phân tích thống kê mô tả, kiểm định tính dừng dữ liệu theo ADF và IPS. Sau khi dữ liệu có tính dừng tiếp tục phương pháp kiểm định tính tương quan và đa cộng tuyến của các biến được lựa chọn trong nghiên cứu. Khi các biến nghiên cứu có tính đa cộng tuyến thấp thì bước tiếp theo là phân tích hồi quy theo phương pháp Panel Least Squares. Đồng thời, phương pháp kiểm định DH Granger non-causality test cũng được sử dụng để kiểm tra tính nguyên nhân gây ra kết quả trong mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích sẽ cung cấp thông tin quan trọng về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, tài chính, sản xuất đến môi trường. Mô hình nghiên cứu Log (CO2) i,t = β0 + β1 * log(DEBT) + β2 * log(MARC) + β3 * log(GDP) + β4 * log(MFC) (1) + β5 * log(TAX) + β6 * log(HDI) + ɛ1 log(MFC) i,t = γ0 + γ1 * log(DEBT) + γ2 * log(MARC) + γ3 * log(GDP) + γ4 * log(Tax) + (2) γ5 * log(HDI) + ɛ2
  7. 38 Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả Bảng 2 Thống kê mô tả các biến Quan Giá trị Giá trị Biến Trung Bình Độ lệch chuẩn sát lớn nhất nhỏ nhất CO2 456 4,613,918,471,260,960 9,950,760,744 11,141,591 3,029,500,210,183,480 DEPT 456 4,614,539 3,175,000 0,470 3,070,794 GDP 456 32,629,945,783,834,800 99,922,685,424,884,100 14,478,064,934,000 22,663,597,077,275,200 HDI 456 8,239,781 9,620,000 9,000,000 2,205,048 MARC 456 1,360,512,059,379,640 40,719,700,000,000 902,340,000 4,291,074,195,335,580 MFC 456 2,375,586 8,351,000 9,000,000 1,364,177 TAX 456 3,248,680 5,028,569 9,200,000 8,186,872 Nguồn: Tác giả (2023) Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy lượng nguyên liệu tiêu thụ trong sản xuất trung bình tại các nước phát triển là 2,375,586 tấn, mức độ biến động tài nguyên tự nhiên được khai thác, sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ khá cao là 1,364,177 tấn. Qua đó, ta có thể thấy mức độ tiêu thụ nguyên liệu là tài nguyên cho sản xuất cao, và nhóm 38 quốc gia đang nghiên cứu đang ẩn chứa việc tiêu thụ nguyên liệu không bền vững. Suy thoái môi trường từ lượng khí thải CO2 vào môi trường trung bình là 4,613,918,471,260,960 tấn, độ lệch chuẩn là 3,029,500,210,183,480 tấn. Lượng khí thải CO2 có liên quan trực tiếp đến tác động của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, các quốc gia OECD cần nỗ lực giảm khí thải CO2 để đạt được mục tiêu giảm thiểu tác động môi trường và xây dựng một nền kinh tế thân thiện với môi trường. 4.2. Kiểm tra tính dừng dữ liệu theo ADF và IPS Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng, chứa thông tin về sự biến đổi của các quốc gia theo thời gian, do vậy cần sử dụng các phương pháp kiểm định tính dừng phù hợp với dữ liệu bảng. Các phương pháp kiểm định tính dừng dữ liệu bảng phổ biến hiện nay là Im-Pesaran-Shin (IPS) và Levin-Lin-Chu (Im, Pesaran, & Shin, 2003; Levin, Lin, & Chu, 2002). Bên cạnh đó, kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) cũng là một phương pháp kiểm định tính dừng dữ liệu hiệu quả, có xem xét sự tự quay trở lại của chuỗi và các quan hệ tương quan giữa các giá trị độ trễ của chuỗi. Trong nghiên cứu này, để kiểm tra tính dừng của các biến sử dụng cả hai phương pháp IPS và ADF, nếu giá trị P tìm được nhỏ hơn mức ý nghĩa (< 0.05) kết luận rằng chuỗi có tính dừng. Các kết quả của các kiểm tra đã đề cập được đưa ra trong Bảng 3, cho thấy rằng lượng khí thải CO2, DEPT, GDP, HDI, MFC có tính dừng ở sai phân bậc 0 trong kiểm tra ADF và cả kiểm tra IPS, trong khi MARC, TAX có tính dừng ở sai phân bậc 1 trong cả 02 kiểm tra ADF và IPS.
  8. Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 39 Bảng 3 Kiểm định tính dừng theo ADF và IPS ADF IPS Biến Bậc 0 P Bậc 1 P Bậc 0 P Bậc 1 P CO2 -3.36 0.000 -10.95 0.000 -9.65 0.000 -19.94 0.000 DEPT -2.12 0.017 -10.25 0.000 -2.36 0.009 -11.03 0.000 GDP -7.03 0.000 -12.90 0.000 -26.02 0.000 -41.04 0.000 HDI -9.89 0.000 -13.13 0.000 -82.96 0.000 -71.70 0.000 MARC -0.51 0.304 -12.88 0.000 -0.58 0.280 -14.23 0.000 MFC -7.67 0.000 -14.33 0.000 -8.34 0.000 -21.39 0.000 TAX 89.3917 0.139 142.21 0.000 -0.688 0.245 - 4.58 0.000 Nguồn: Tác giả (2023) 4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến Để xem xét có sự tương quan nào giữa các biến được chọn hay không, tiếp theo kiểm tra về sự tương quan các biến độc lập và biến phụ thuộc. Theo ma trận tương quan biến, hệ số tương quan tổng thể của mỗi biến dưới 0.4 điều này chỉ ra rằng sự tương quan tổng thể giữa biến độc lập được chọn và biến phụ thuộc là tương đối thấp. Tức là, đa cộng tuyến giữa các biến không đáng kể, chi tiết được hiển thị trong Bảng 4. Bảng 4 Kết quả kiểm tra sự tương quan CO2 DEPT GDP HDI MARC MFC TAX CO2 1.00 DEPT 0.08 1.00 GDP 0.23 -0.06 1.00 HDI 0.16 -0.04 0.13 1.00 MARC -0.16 -0.06 -0.22 -0.10 1.00 MFC -0.05 -0.15 0.16 0.18 0.02 1.00 TAX 0.33 -0.08 0.13 0.17 -0.14 0.25 1.00 Nguồn: Tác giả (2023) Ngoài thực hiện phân tích tương quan trên các biến được chọn như trên, thì Bảng 5 dưới đây cho ra kết quả kiểm tra yếu tố phương sai (VIF) để xác định liệu có vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến hay không. Bảng 5 Kết quả VIF Biến Phương Sai VIF LOG(HDI) 0.005 1.058 LOG(DEPT) 0.004 1.049 LOG(MARC) 0.0005 1.509 LOG(TAX) 0.027 1.102 LOG(MFC) 0.002 1.115 LOG(GDP) 0.001 1.137 Nguồn: Tác giả (2023)
  9. 40 Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 Với kết quả Bảng 4, hệ số tương quan giữa các biến độc lập không vượt quá 0.7 và kết quả Bảng 5 cho thấy các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10, vì vậy không có vấn đề nghiêm trọng về đa cộng tuyến. 4.4. Kết quả hồi quy Bảng 6 Kết quả hồi quy của 38 quốc gia giai đoạn 2009 - 2020 Hệ số tác động Hệ số tác động Biến Giá trị P Giá trị P LOG(CO2) LOG(MFC) C 12.716 0.000 8.744 0.000 LOG(HDI) 0.113 0.115 0.149 0.025 LOG(DEPT) 0.165 0.017 -0.224 0.000 LOG(MARC) 0.026 0.245 -0.072 0.001 LOG(TAX) 1.059 0.000 0.657 0.000 LOG(MFC) -0.032 0.534 LOG(GDP) 0.109 0.002 -0.061 0.055 Nguồn: Tác giả (2023) 4.4.1. Đối với phát triển bền vững (CO2) Kết quả của phân tích hồi quy trong Bảng 6 đã cho thấy rằng thuế (TAX) tác động đáng kể dương đến lượng khí thải CO2 với mức độ tác động là 1.059 có ý nghĩa thống kê với mức đáng tin cậy là 95%. Điều này có nghĩa là các hoạt động thương mại sản xuất và dịch vụ ở 38 quốc gia này gia tăng dẫn đến việc Chính phủ thu được nhiều thuế hơn từ các hoạt động kinh tế (như thuế thu nhập và lợi nhuận, thuế hàng hóa và dịch vụ, …), đồng thời khi đó gây ra nhiều khí thải CO2 hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DEPT) có tác động đáng kể dương lên lượng khí thải CO2 với hệ số tác động 0.165. Có thể thấy 38 quốc gia đang nghiên cứu có mức nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu sẽ có khả năng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có mức độ phát thải CO2 lớn hơn, dẫn đến phá vỡ mục tiêu phát triển bền vững. Tồn tại tác động tích cực giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lượng thải CO2 với mức độ tác động là 0.109. Điều này cho thấy rằng 36 quốc gia thuộc OECD và 02 quốc gia đang phát triển cao đang tạo ra sản xuất công nghiệp lớn, giao thông vận tải phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu lớn hơn, dẫn đến mức độ phát thải CO2 cao hơn từ đó gây ra suy thoái môi trường cao. Ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện chỉ số phát triển con người (HDI), vốn hóa thị trường (MARC) và lượng tiêu thụ nguyên vật liệu (MFC) không có tác động đáng kể với lượng thải CO2. 4.4.2. Đối với sử dụng nguyên liệu tài nguyên cho sản xuất (MFC) Từ Bảng 6 kết quả hồi quy chỉ ra thuế (TAX) có mối tương quan dương mạnh lượng tiêu thụ nguyên vật liệu (MFC) với hệ số tương quan 0.657. Có thể thấy rằng việc thu thuế cao ở 38 quốc gia này đồng nghĩa đang tồn tại các hoạt động khai thác các tài nguyên tự nhiên phục vụ cho sản xuất hàng hóa dịch vụ tăng cao.
  10. Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 41 Kết quả cũng cho thấy chỉ số phát triển con người (HDI) tác động tích cực lượng tiêu thụ nguyên vật liệu (MFC), với hệ số tác động là 0.149. Như vậy, 36 quốc gia OECD và 02 quốc gia đang phát triển cao có sự tiến bộ xã hội và phát triển con người cao thường có thu nhập cao, dân số tăng, sức khỏe tốt, chất lượng cuộc sống cao hơn, từ đó gia tăng nhu cầu tiêu thụ dẫn đến gia tăng sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ cho đời sống. Có một mối quan hệ âm giữa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DEPT) đến lượng tiêu thụ nguyên vật liệu (MFC), với ước lượng giá trị là -0.224 giá trị p là 0.0004 < 5%, có ý nghĩa thống kê. Điều này phản ánh 38 quốc gia đang nghiên cứu khi sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh, có xu hướng tiêu thụ ít tài nguyên tự nhiên trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ để giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả tài chính. Kết quả còn chỉ ra vốn hóa thị trường (MARC) tác động tiêu cực đến lượng nguyên liệu tiêu thụ (MFC) với mức tác động là -0.072. Các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn thường có khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến để cải thiện quy trình sản xuất và tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên nhằm tối ưu hóa sản xuất, đồng thời cải thiện hiệu suất tài chính. Do đó, việc tăng vốn hóa thị ở các quốc gia thuộc OECD cần duy trì và phát triển các giải pháp nghiêm ngặt hơn để định hướng việc tăng vốn đầu tư vào mục đích kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quốc gia thành viên. Ngoài ra, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không có tác động đến lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất (MFC). 4.5. DH Granger non-causality test Mục đích chính của DH Granger non-causality test là xác định xem một biến có gây ra sự thay đổi trong biến phụ thuộc hay không. Nếu biến không gây ra sự thay đổi trong biến phụ thuộc, ta có thể kết luận rằng không có mối quan hệ nguyên nhân giữa hai biến. Bảng 7 Kiểm định DH Granger non-causality Biến CO2 Giá trị P MFC Giá trị P TAX 1.043611 0.0054 1.263202 0.0018 MARC 0.456310 0.7960 0.072993 0.9642 HDI 0.493378 0.7814 2.640186 0.2671 GDP 5.345521 0.0691 0.551219 0.7591 DEPT 0.546304 0.7610 4.734.432 0.0937 MFC 1.381110 0.5013 Nguồn: Tác giả (2023) 4.5.1. Đối với phát triển bền vững (CO2) Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thuế (TAX) và lượng thải CO2. Thuế có giá trị chi-square là 1.043611và p-value là 0.0054. Điều này có nghĩa là biến thuế (TAX) là nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, hay xem xét về nguồn thu thuế sẽ là nhân tố góp phần phát triển bền vững. Biến MARC, HDI, GDP, DEPT, MFC có giá trị p lớn hơn 5%, cho thấy không có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa MARC, HDI, GDP, DEPT, MFC và CO2, hay nói cách khác MARC, HDI, GDP, DEPT, MFC không có khả năng ảnh hưởng phát triển bền vững.
  11. 42 Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 4.5.2. Đối với nguyên liệu tự nhiên đưa vào sản xuất (MFC) Thuế (TAX) có giá trị chi-square là 1.263202 và p là 0.0018. Kết quả này cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa việc thu thuế và lượng nguyên liệu tiêu thụ (MFC), hay có thể khẳng định là các chính sách thuế là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sản xuất xanh. Biến MARC, HDI, GDP, DEPT có giá trị p lớn hơn 5%, như vậy không có ý nghĩa thống kê giữa MARC, HDI, GDP, DEPT và MFC. Điều này cho thấy vốn hóa thị trường, chỉ số phát triển con người, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ nợ trên vốn chủ là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sản xuất xanh. 5. Thảo luận Từ kết quả nghiên cứu của 38 quốc gia trong đó có 36 quốc gia thuộc OECD và 02 quốc gia đang phát triển cao từ năm 2009 đến 2020, từ đó rút ra các thảo luận và kết luận về mối quan hệ giữa sự tài chính, phát triển kinh tế, sự sản xuất và sự phát triển bền vững như sau: Nguồn thu từ thuế có tác động cùng chiều đáng kể đến lượng thải CO2, nguồn thu thuế cao chứng tỏ các hoạt động tăng trưởng kinh tế cao, các hoạt động đầu tư sản xuất sử dụng nguồn năng lượng, hoạt động tiêu thụ năng lượng cao dẫn đến lượng khí thải CO2 diễn ra ở 38 quốc gia này rất cao. Mặt khác, thuế cũng có tác động dương đáng kể đến nguồn tiêu thụ nguyên liệu tự nhiên cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ, kết quả này đồng nghĩa với việc 36 quốc gia OECD và 02 nước đang phát triển cao đang tồn tại các hoạt động các ngành nghề khai thác sử dụng tài nguyên tự nhiên (gỗ, sắt, thép, thủy hải sản, …) có xu hướng tăng cao. Vì vậy, có thể thấy rằng chính sách thuế có vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi tiêu thụ và tạo động lực để chuyển đổi sang việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo, góp phần chuyển đổi sang sản xuất xanh để phát triển bền vững. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ 38 quốc gia đã đi đầu nhiều giải pháp như sử dụng các đòn bẩy chính sách phù hợp, cụ thể là tăng đầu tư xanh, thực thi các chính sách thuế xanh, triển khai các dự án trợ cấp mục tiêu là phát triển bền vững. Tuy nhiên, Chính phủ 38 quốc gia cần triển khai quyết liệt hơn và đa dạng hơn các chính sách, cụ thể là đánh thuế hay trợ cấp thuế theo hướng thúc đẩy quá trình khử CO2 như đánh thuế thải cacbon, hay ngừng tài trợ thuế đối với các nguyên liệu hoá thạch. Đồng thời, Chính phủ 36 nước thuộc OECD và 02 nước đang phát triển cao gia tăng thực thi các chính sách hỗ trợ thuế (thuế tín dụng, miễn, giảm, thuế, …) gián tiếp cho các hoạt động R&D và sử dụng công nghệ xanh của các doanh nghiệp để giảm thiểu lượng CO2 từ sản xuất kinh doanh; định hướng các doanh nghiệp và người dân sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, đối với các quốc gia có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao có xu hướng có mức độ phát thải CO2 cao hơn, bởi vì khi sử dụng nợ vay cao đối mặt với áp lực tài chính đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường. Và mục đích việc tỷ lệ vay nợ cao nhằm kiếm lợi nhuận cao có xu hướng đầu tư sản xuất năng lượng hóa thạch và các hoạt động trong ngành công nghiệp nặng, góp phần làm tăng cao lượng khí thải CO2 ra môi trường. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực giữa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đến lượng nguyên liệu tiêu thụ cho sản xuất. Điều này cho thấy các doanh nghiệp tại 38 quốc gia đang nghiên cứu tăng nợ vay giảm vốn chủ sở hữu đều có xu hướng cắt giảm sử dụng tài nguyên tự nhiên vào sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, nhóm các quốc gia OECD và 02 quốc gia đang phát triển cần triển khai thực thi chính sách tín dụng quốc gia thì cần tính đến rủi ro môi trường khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao. Về kết quả sự tăng trưởng kinh tế có thể đi đôi với sự gia tăng lượng khí thải CO2, như vậy 38 quốc gia cần chú trọng phát triển kinh tế đi đôi bảo tồn môi trường thông qua tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng công nghệ xanh và nâng cao hiệu quả sử
  12. Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 43 dụng tài nguyên xanh có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường từ sự phát triển kinh tế. Kết quả còn chỉ ra vốn hóa thị trường tác động tiêu cực lên tiêu thụ nhiều tài nguyên tự nhiên. Có thể thấy, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận tài nguyên và vốn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia có chỉ số phát triển con người cao thường có xu hướng tiêu thụ cao tài nguyên tự nhiên trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Do đó, mức HDI cao được coi là chỉ báo tích cực về phát triển con người, nhưng đồng thời cũng thể hiện một vấn đề quan trọng về sự tiêu thụ tài nguyên tự nhiên. Để giải quyết vấn đề này, 36 quốc gia OECD và 02 nước đang phát triển cao cần đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm hướng đến tăng cường tuyên truyền và giáo dục người dân mỗi quốc gia về việc sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách hiệu quả và tiết kiệm, các doanh nghiệp sản xuất sạch bằng cách tính toán tỷ lệ hợp lý giữa nguồn cung tài nguyên tự nhiên và nhu cầu thị trường. Tài liệu tham khảo Afzal, A., Rasoulinezhad, E., & Malik, Z. (2022). Green finance and sustainable development in Europe. Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 35(1), 5150-5163. Aibar‐Guzmán, B., Raimo, N., Vitolla, F., & García‐Sánchez, I. M. (2023). Corporate governance and financial performance: Reframing their relationship in the context of climate change. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 7, 1-17. doi:10.1002/csr.2649 Brouwers, R., Schoubben, F., Van Hulle, C., & Van Uytbergen, S. (2014). The link between corporate environmental performance and corporate value: A literature review. Review of Business and Economic Literature, 58(4), 343-374. Brühl, V. (2023). The Green Asset Ratio (GAR): A new key performance indicator for credit institutions. Eurasian Economic Review, 13(1), 57-83. Chen, J., Siddik, A. B., Zheng, G. W., Masukujjaman, M., & Bekhzod, S. (2022). The effect of green banking practices on banks’ environmental performance and green financing: An empirical study. Energies, 15(4), 1-22. Dickey, D. A., & Fuller, W. A. (1979). Distribution of the estimators for autoregressive time series with a unit root. Journal of the American Statistical Association, 74(366a), 427-431. Dietz, T., Rosa, E. A., & York, R. (2009). Environmentally efficient well-being: Rethinking sustainability as the relationship between human well-being and environmental impacts. Human Ecology Review, 16(1), 114-123. Dijkstra, H., van Beukering, P., & Brouwer, R. (2020). Business models and sustainable plastic management: A systematic review of the literature. Journal of Cleaner Production, 258 (1), Article 120967. Fu, W., & Irfan, M. (2022). Does green financing develop a cleaner environment for environmental sustainability: Empirical insights from association of southeast Asian nations economies. Frontiers in Psychology, 13, Article 904768. Giljum, S., Bruckner, M., & Martinez, A. (2015). Material footprint assessment in a global input‐ output framework. Journal of Industrial Ecology, 19(5), 792-804.
  13. 44 Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 Haessler, P. (2020). Strategic decisions between short-term profit and sustainability. Administrative Sciences, 10(3), Article 63. Hart, S. L. (1995). A natural-resource-based view of the firm. Academy of Management Review, 20(4), 986-1014. He, L., Liu, R., Zhong, Z., Wang, D., & Xia, Y. (2019). Can green financial development promote renewable energy investment efficiency? A consideration of bank credit. Renewable Energy, 143, 974-984. Higgins, E. T. (1997). Beyond pleasure and pain. American Psychologist, 52(12), 1280-1300. Hou, Y., & Fang, Z. (2023). Unleashing the mechanism between small and medium enterprises, and green financing in China: A pathway toward environmental sustainability and green economic recovery. Environmental Science and Pollution Research, 30(1), 1672-1685. Hulle, C., & Van Uytbergen, S. (2014). The link between corporate environmental performance and corporate value: A literature review. Review of Business and Economic Literature, 58(4), 343-374. Hussain, Z., Mehmood, B., Khan, M. K., & Tsimisaraka, R. S. M. (2022). Green growth, green technology, and environmental health: evidence from high-GDP countries. Frontiers in Public Health, 9, Article 816697. doi:10.3389/fpubh.2021.816697 Im, K. S., Pesaran, M. H., & Shin, Y. (2003). Testing for unit roots in heterogeneous panels. Journal of Econometrics, 115(1), 53-74. doi:10.1016/s0304-4076(03)00092-7 Khanna, M., & Damon, L. A. (1999). EPA's voluntary 33/50 program: Impact on toxic releases and economic performance of firms. Journal of Environmental Economics and Management, 37(1), 1-25. Levin, A., Lin, C. F., & Chu, C. S. J. (2002). Unit root tests in panel data: Asymptotic and finite- sample properties. Journal of Econometrics, 108(1), 1-24. Lin, B., & Jia, Z. (2018). The energy, environmental and economic impacts of carbon tax rate and taxation industry: A CGE based study in China. Energy, 159, 558-568. Link, S., & Naveh, E. (2006). Standardization and discretion: Does the environmental standard ISO 14001 lead to performance benefits? IEEE Transactions on Engineering Management, 53(4), 508-519. Liu, Z., & Lee, C. (2022). Role of green financing and financial inclusion to develop the cleaner environment for macroeconomic stability: Inter-temporal analysis of ASEAN economies. Economic Change and Restructuring, 56(6), 3839-3859. doi:10.1007/s10644-022-09419-y Lüdeke-Freund, F., & Dembek, K. (2017). Sustainable business model research and practice: Emerging field or passing fancy? Journal of Cleaner Production, 168(3), 1668-1678. Manisalidis, I., Stavropoulou, E., Stavropoulos, A., & Bezirtzoglou, E. (2020). Environmental and health impacts of air pollution: A review. Frontiers in Public Health, 8, 1-13. Mohammed, Z. O., & Al Ani, M. K. (2020). The effect of intangible assets, financial performance and financial policies on the firm value: Evidence from Omani industrial sector. Contemporary Economics, 14(3), 379-391. doi:10.5709/ce.1897-9254.411 Murray, B., & Rivers, N. (2015). British Columbia’s revenue-neutral carbon tax: A review of the latest “grand experiment” in environmental policy. Energy Policy, 86, 674-683.
  14. Phạm T. T. Vân, Trần T. L. Hiền. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 19(5), 32-45 45 Ngwenya, N., & Simatele, M. D. (2020). The emergence of green bonds as an integral component of climate finance in South Africa. South African Journal of Science, 116(1/2), 1-3. Nordhaus, W. D. (1994). Managing the global commons: The economics of climate change (Vol. 31). Cambridge, MA: MIT Press. Okey, M. K. N. (2013). Tax revenue effect of foreign direct investment in West Africa. African Journal of Economic and Sustainable Development, 2(1), 1-17. Orenstein, D. E. (2004). Population growth and environmental impact: Ideology and academic discourse in Israel. Population and Environment, 26(1), 41-60. Osinski, M., Selig, P. M., Matos, F., & Roman, D. J. (2017). Methods of evaluation of intangible assets and intellectual capital. Journal of Intellectual Capital, 18(3), 470-485. Russo, M. V., & Fouts, P. A. (1997). A resource-based perspective on corporate environmental performance and profitability. Academy of Management Journal, 40(3), 534-559. Sarkis, J., & Cordeiro, J. J. (2001). An empirical evaluation of environmental efficiencies and firm performance: Pollution prevention versus end-of-pipe practice. European Journal of Operational Research, 135(1), 102-113. Saydaliev, H. B., & Chin, L. (2022). Role of green financing and financial inclusion to develop the cleaner environment for macroeconomic stability: Inter-temporal analysis of ASEAN economies. Economic Change and Restructuring, 56(6), 3839-3859. Tariq, G., Sun, H., Ali, I., Pasha, A. A., Khan, M. S., Rahman, M. M., ... & Shah, Q. (2022). Influence of green technology, green energy consumption, energy efficiency, trade, economic development and FDI on climate change in South Asia. Scientific Reports, 12(1), 1-13. doi:10.1038/s41598-022-20432-z Ukaogo, P. O., Ewuzie, U., & Onwuka, C. V. (2020). Environmental pollution: Causes, effects, and the remedies. In Microorganisms for sustainable environment and health (pp. 419- 429). Amsterdam, Netherlands: Elsevier. Wang, R., & Wang, F. (2022). Exploring the role of green finance and energy development towards high-quality economic development: Application of spatial Durbin model and intermediary effect model. International Journal of Environmental Research and Public Health, 19(14), 1-17. Washington, H., & Kopnina, H. (2022). Discussing the silence and denial around population growth and its environmental impact. How do we find ways forward? World, 3(4), 1009-1027. Wu, L., Qing, C., & Jin, S. (2022). Environmental protection and sustainable development of enterprises in China: The moderating role of media attention. Frontiers in Environmental Science, 10, 1-11. doi:10.3389/fenvs.2022.966479 Yu, F., & Zhang, L. (2008). Does intellectual capital really create value? IEEE Xplore, 20(4), 1-4. Zhang, R., Fu, W., & Lu, T. (2023). Capital market opening and corporate environmental performance: Empirical evidence from China. Finance Research Letters, 53, Article 103587. doi:10.1016/j.frl.2022.103587 © The Authors 2024. This is an open access publication under CC BY NC licence.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2