intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mối quan hệ giữa chương trình giáo dục mầm non với giáo viên mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu và điều tra bằng phiếu hỏi làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn mối quan hệ giữa chương trình với giáo viên mầm non. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình giáo dục mầm non với giáo viên mầm non có mối quan hệ qua lại, bổ sung lẫn cho nhau tạo thành khối thống nhất tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mối quan hệ giữa chương trình giáo dục mầm non với giáo viên mầm non

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 53-64 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON Nguyễn Thị Hòa Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) và giáo viên mầm non (GVMN) là hai yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. Bài báo sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu và điều tra bằng phiếu hỏi làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn mối quan hệ giữa chương trình với GVMN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình GDMN với GVMN có mối quan hệ qua lại, bổ sung lẫn cho nhau tạo thành khối thống nhất tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục trẻ. Chương trình và GVMN của một số nước trên thế giới và Việt Nam mặc dù có một vài nét khác biệt nhưng về cơ bản có nhiều nét tương đồng. Trong thực tiễn thực hiện chương trình, GVMN nước ta gặp phải những khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục trẻ ở trường mầm non. Một trong những nguyên nhân chủ quan là do năng lực chuyên môn của GVMN chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay ở nước ta. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN và đào đạo GVMN. Từ khóa: mối quan hệ, chương trình giáo dục mầm non, giáo viên mầm non, trẻ mầm non, trường mầm non. 1. Mở đầu Tất cả trẻ em đều có quyền được giáo dục để xây dựng nền tảng cho cuộc sống sau này của trẻ được tốt hơn, tối đa hóa các khả năng của trẻ và tôn trọng gia đình, văn hóa, bản sắc và ngôn ngữ khác nhau của trẻ. Trẻ em cần phải được học tập và giáo dục có chất lượng trong tất cả các cơ sở GDMN. Các nhà hoạch định chiến lược giáo dục quốc gia và các nhà giáo dục phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ, đảm bảo cho chúng được thụ hưởng một nền giáo dục tốt nhất có thể. Chương trình GDMN là một công cụ quan trọng chỉ đạo hoạt động sư phạm của GVMN và GVMN là người thực hiện chương trình, quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. Từ khung chương trình, GVMN được hướng dẫn thực hành làm việc với trẻ hàng ngày và điều này củng cố nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho họ. Chương trình và người GVMN là hai nhân tố có mối liên hệ qua lại chặt chẽ, bổ xung cho nhau, tác động đế nhau và làm biến đổi lẫn nhau tạo nên một khối thống nhất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. Các vấn đề liên quan đến chương trình và GVMN đã được đề cập ở một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước [1-10],... Các nhà nghiên cứu đi theo 3 hướng sau: Thứ nhất, các nghiên cứu [1-4] đưa ra khái niệm về chương trình GDMN, cách tiếp cận xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Đồng thời thông tin giới thệu vài nét về chương trình Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hòa. Địa chỉ email: hoasiren@gmail.com 53
  2. Nguyễn Thị Hòa GDMN của một số nước trên thế giới (Mỹ, Pháp, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo) và Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu [5-8] giới thiệu về chương trình đào tạo GVMN, về chuẩn năng lực và chuẩn nghề nghiệp GVMN của một vài nước trên thế giới và Việt Nam. Từ đó đưa ra những đề xuất vận dụng vào thực tiễn đào tạo GVMN nước ta. Thứ ba, các nghiên cứu [4, 9] bàn đến vai trò của GVMN trong giáo dục tích hợp, giáo dục trải nghiệm theo chủ đề và dạy học tương tác cho trẻ ở trường mầm non. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp GVMN thích ứng với môi trường dạy học tương tác và giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu kể trên chưa làm rõ mối quan hệ giữa chương trình với GVMN. Hay nói cách khác, chương trình và người giáo viên có mối liên hệ gì với nhau? GVMN người thực hiện chương trình cần phải làm gì? làm như thế nào để thực hiện được mục tiêu phát triển nhân cách trẻ toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ có hiệu quả?; GVMN vận dụng khung chương trình và phát triển chương trình giáo dục chi tiết như thế nào cho phù hợp với vùng miền, với trẻ của lớp mầm non mình phụ trách?; Họ gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình GDMN?,… Đây là những vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ cần phải tiếp tục nghiên cứu trong xu hướng đổi mới GDMN “căn bản và toàn diện” hiện nay ở nước ta. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh và hệ thống những tài liệu, văn bản về chương trình GDMN, GVMN một số nước trên thế giới. - Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi với 340 GVMN đang học năm I khoa GDMN hệ đại học vừa học vừa làm Trường ĐHSP Hà nội. 2.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.2.1. Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) * Khái niệm về chương trình giáo dục mầm non và ý nghĩa của nó Chương trình GDMN được hiểu là một văn bản, một bản kế hoạch hoạt động sư phạm tổng thể bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ và cách thức đánh giá kết quả giáo dục trẻ. Có 3 cách tiếp cận trong việc xây dựng chương trình GDMN: cách tiếp cận nội dung, cách tiếp cận mục tiêu và cách tiếp cận phát triển. Hiện nay, cách tiếp cận mục tiêu và tiếp cận phát triển được vận dụng nhiều hơn cả trong xây dựng chương trình GDMN của các nước. Cấu trúc chương trình GDMN gồm có 4 thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục. Chương trình GDMN cho thấy, các nguyên tắc định hướng phản ánh đồng thời các lí thuyết và nghiên cứu liên quan đến GDMN và việc học của trẻ. Các nguyên tắc này củng cố cho việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN trong thực tiễn, tạo cơ hội cơ may và hỗ trợ tích cực cho trẻ trên tiến trình đạt tới kết quả mong đợi. Kết quả mong đợi ở đây chính là kết quả đầu ra (chuẩn đầu ra), là mô hình nhân cách trẻ từ lọt lòng đến 5 tuổi cần đạt được. Chương trình GDMN giữ vai trò là một công cụ quan trọng chỉ đạo hoạt động sư phạm của GVMN, hỗ trợ GVMN cung cấp các cơ hội cho trẻ phát triển tối đa tiềm năng và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Nó được thiết kế trên cơ sở khẳng định, lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển nhân cách trẻ, quyết định đến sự thành công của trẻ trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chương trình GDMN giúp cho chính phủ các quốc gia trên thế giới ý 54
  3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chương trình Giáo dục mầm non với giáo viên mầm non thức được, tất cả trẻ em cần có một khởi đầu tốt nhất để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho chính trẻ và cho quốc gia. * Đặc điểm của chương trình giáo dục mầm non (GDMN) Chương trình GDMN có 2 loại: Thứ nhất, là chương trình khung (hay còn gọi là khung chương trình) thuộc cấp độ quốc gia mang tính định hướng, chỉ đạo. Nội dung của chương trình khung tương đối ổn định, được hoạch định chung cho trẻ em mầm non. Chương trình khung mang tính nguyên tắc được ban hành làm cơ sở cho cán bộ chỉ đạo và GVMN dựa vào đó xây dựng chương trình chi tiết. Thứ hai, là chương trình chi tiết (bản kế hoạch giáo dục trẻ chi tiết) dành cho các vùng, miền, các trường, lớp mầm non. Nội dung chương trình chi tiết không ổn định phụ thuộc vào từng vùng, miền, từng cơ sở, từng đối tượng trẻ. Chương trình chi tiết do GVMN chủ động thiết kế phù hợp với trẻ lớp mình dựa trên chương trình khung đã ban hành. Trong quá trình giáo dục trẻ còn xuất hiện chương trình phát sinh (xuất hiện có thể từ trẻ, có thể từ tình huống bất ngờ nảy sinh trong lớp học). Nó xuất hiện một cách tự nhiên mà giáo viên không nghĩ tới trong khi lập kế hoạch giáo dục ban đầu. Chương trình này luôn mở ra các cơ hội cho trẻ khám phá theo ý thích và đòi hỏi GVMN phải rất nhạy cảm và quan tâm thực sự tới trẻ. Chương trình GDMN không phân chia thành các môn học riêng biệt như ở phổ thông mà các hoạt động (môn học) được tích hợp theo chủ đề hoặc đề tài gần gũi với cuộc sống thực của trẻ. Chương trình nhấn mạnh đặc biệt vào quan điểm trẻ học thông qua chơi và giáo dục trẻ phải gắn liền với cuộc sống thực. Trong chương trình thể hiện quyền được học, được chơi, được tham gia tích cực vào các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Chương trình GDMN phản ánh quá trình xã hội hoá đứa trẻ, phản ánh sự tích luỹ kinh nghiệm sống thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, thông qua các hoạt động và giao tiếp theo kế hoạch đã đề ra hoặc là phát sinh thêm. 2.2.2. Người giáo viên mầm non * Đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non GVMN là người trực tiếp thực hiện chương trình, quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. GVMN là người đa năng lực, trong nhân cách của họ tổng hòa những phẩm chất và tính cách của người mẹ, nhà giáo dục, người nghệ sĩ, thày thuốc,… Nhân cách và năng lực giao tiếp sư phạm là những thành phần quan trọng trong hoạt động sư phạm của GVMN. Ngôn ngữ và giao tiếp là công cụ hoạt động chính của GVMN, họ thường xuyên giao tiếp và tương tác với trẻ, với phụ huynh, đồng nghiệp và cộng đồng. Đối tượng của GVMN là trẻ cho nên sản phẩm giáo dục của họ chính là kết quả mong đợi ở đứa trẻ (chuẩn đầu ra), là mô hình nhân cách trẻ mà xã hội đòi hỏi và mong muốn. * Nhiệm vụ và vai trò của giáo viên mầm non Đội ngũ GVMN là lực lượng cơ bản biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực và giữ vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ. GVMN có nhiệm vụ thực hiện chương trình GDMN dựa trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”, sẵn sàng đáp ứng thõa mãn nhu cầu, hứng thú của trẻ. Với vai trò là “điểm tựa”, người tổ chức hướng dẫn và trợ giúp trẻ khi cần thiết GVMN chủ động sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện chương trình: - Lập kế hoạch giáo dục trẻ (xây dựng và phát triển chương trình chi tiết); - Xây dựng môi trường giáo dục; - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp với trẻ; - Triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ; - Giúp đỡ và tạo điều kiện, cơ hội, cơ may cho trẻ hoạt động tích cực; - Quan sát, giám sát, điều chỉnh các mối quan hệ của trẻ; 55
  4. Nguyễn Thị Hòa - Đánh giá kết quả giáo dục. Ngoài việc thực hiện chương trình đã quy định GVMN còn phải xử lí ổn thỏa và linh hoạt chương trình phát sinh xuất hiện ngẫu nhiên trong lớp vì lợi ích thực sự của trẻ. Đồng thời là người phối hợp với gia đình trẻ và cộng đồng giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. * Yêu cầu đối với giáo viên mầm non Thực tiễn xã hội đòi hỏi GVMN phải đạt được một số yêu cầu về phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn, sức khỏe [3]: - Về phẩm chất: Có đạo đức và trách nhiệm với nghề, trung thực, yêu trẻ; Có văn hóa, kĩ năng giao tiếp và nghệ thuật sư phạm. - Về năng lực (NL): Nắm vững tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ và giao tiếp; Có NL thực hiện chương trình GDMN (NL chẩn đoán nhu cầu của trẻ; NL hiểu trẻ, tương tác với trẻ; NL thiết kế chương giáo dục chi tiết/ lập kế hoạch chăm sóc-giáo dục trẻ; NL xây môi trường giáo dục; NL lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức tiếp cận phù hợp với sự phát triển của trẻ; NL thực hiện, triển khai chương trình/kế hoạch giáo dục trẻ; NL quan sát, giám sát và đánh giá trẻ). Có NL giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục trẻ); NL hợp tác, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng; Nắm vững công nghệ thông tin; Có khả năng tự đào tạo bồi dưỡng bản thân. - Về trình độ chuyên môn: GVMN phải đạt chuẩn theo quy định quốc gia. - Có sức khỏe và ngoại hình. GVMN phải có đủ đức và tài, có phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng được chuẩn năng lực nghề nghiệp GVMN. 2.2.3. Mối quan hệ giữa chương trình với giáo viên mầm non * Khái niệm về mối quan hệ giữa chương trình với giáo viên mầm non Theo từ điển Tiếng Việt của chủ biên Hoàng Phê [11.tr 171], khi nói đến quan hệ (mối quan hệ) là ý muốn nói đến sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự vật kia. Khi nói đến liên hệ (mối liên hệ) là có ý nói giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa chương trình GDMN với GVMN có thể hiểu là sự gắn liền, sự liên kết, sự tác động sư phạm qua lại hỗ trợ lẫn nhau giữa chương trình với GVMN trong quá trình giáo dục hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Mối quan hệ này có tác động trực tiếp đến hiệu quả giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trong mối liên hệ chặt chẽ hỗ trợ, bổ sung lẫn cho nhau chương trình là công cụ chỉ đạo hoạt động của GVMN còn GVMN là người trực tiếp thực hiện chương trình và là người quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. Dựa vào khung chương trình, GVMN xây dựng và phát triển chương trình giáo dục chi tiết phù hợp với trẻ. Họ tích cực tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp với trẻ nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chương trình GDMN. * Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa chương trình với giáo viên mầm non đến kết quả giáo dục trẻ Trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục trẻ phải kể đến chương trình GDMN và GVMN. Chương trình là một công cụ hỗ trợ GVMN tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giúp họ phối hợp cùng với gia đình trẻ và cộng đồng. GVMN có nhiệm vụ xây dựng và phát triển chương trình chi tiết phù hợp với trẻ của lớp mình và tiến hành thực hiện chương trình một cách chủ động, linh hoạt, mềm dẻo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Thông 56
  5. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chương trình Giáo dục mầm non với giáo viên mầm non qua việc thực hiện chương trình, GVMN cung cấp cho trẻ các cơ hội phát triển tối đa tiềm năng đặt nền tảng việc học tập thành công của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. Mỗi đứa trẻ khi đến trường MN đều có sự khác biệt về thái độ, kinh nghiệm sống, năng lực, vốn kiến thức, kĩ năng. Sự khác biệt ấy là do sự tác động ảnh hưởng khác nhau của cuộc sống gia đình, hoàn cảnh văn hoá - xã hội của trẻ. Do vậy khó có thể có một chương trình GDMN cụ thể nào đảm bảo phù hợp với tất cả các trẻ được xuất thân từ các môi trường sống khác nhau đặc biệt là trong phạm vi quốc gia. Cho nên vấn đề trọng tâm của mọi quyết định liên quan đến chương trình hỏi người GVMN cần phải có sự hiểu biết nhất định về trẻ thông qua quá trình quan sát trẻ tương tác với mọi người, với môi trường xung quanh. Từ đó dựa vào hoàn cảnh thực tế của lớp mầm non mình phụ trách và dựa vào khung chương trình để lên kế hoạch giáo dục cụ thể phù hợp với trẻ. Trong quá trình thiết kế và phát triển chương trình chi tiết cũng như khi tổ chức thực hiện chương trình đó đòi hỏi GVMN tập trung hỗ trợ đảm bảo cho tất cả các trẻ trong tiến trình giáo dục đạt tới kết quả mong đợi. Trong quá trình giáo dục trẻ còn xuất hiện chương trình phát sinh không được dự định sẵn từ trước cho nên đòi hỏi GVMN phải nhạy cảm, ứng biến nhanh phù hợp với hứng thú của trẻ, với tình hình thực tiễn trong lớp lúc đó. GVMN cần phải tin vào quan niệm học thông qua chơi là phù hợp với trẻ cũng như là có nhiều sự lựa chọn cho các hoạt động khác nhau trong lớp học. Hơn thế nữa họ còn phải hiểu rằng, trong quá trình giáo dục chương trình không phải là điều quan trọng nhất mà bọn trẻ mới là quan trọng nhất. Nếu GVMN chỉ chú trọng vào chương trình đã thiết kế có thể sẽ tạo ra một kế hoạch giáo dục cứng nhắc bỏ qua tất cả ý nghĩa của hoạt động chơi đầy thú vị và bỏ lỡ mất những thực tiễn sinh động trong cuộc sống thực hàng ngày. Giữa chương trình với GVMN có mối quan hệ qua lại, bổ sung lẫn cho nhau và chính mối quan hệ này góp phần thực hiện mục tiêu GDMN. Sự lựa chọn tiếp cận chương trình giáo dục trẻ như thế nào phụ thuộc vào năng lực của GVMN bởi chính họ là người thực hiện chương trình. GVMN là người hướng dẫn phải đưa bọn trẻ của mình đi qua cuộc hành trình học tập khám phá thế giới xung quanh cần phải được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để làm cho cuộc hành trình trở nên hấp dẫn và lí thú với trẻ. Mỗi GVMN lại có những năng lực riêng cho nên khi hiểu được năng lực của mình họ sẽ tự tin, thoải mái với cách tiếp cận mà họ lựa chọn để hướng tới thành công. Mối quan hệ giữa chương trình với giáo viên mầm non đến kết quả giáo dục trẻ được thể hiện trong Hình 1. Chương trình GDMN GVMN Kết quả giáo dục trẻ Hình 1. Mối quan hệ giữa chương trình với giáo viên mầm non đến kết quả giáo dục trẻ 2.2.4. Thực trạng mối quan hệ giữa chương trình với GVMN của một số nước trên thế giới và Việt Nam * Thực trạng chương trình GDMN Kết quả khảo sát chương trình GDMN của một số nước (Mỹ, Pháp, Úc, Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore, Việt Nam) cho thấy, mặc dù chương trình của mỗi nước đều có những nét đặc thủ riêng phù hợp với xã hội và thực tiễn của từng quốc gia nhưng xét trong tổng thể nó có những nét chung sau: 57
  6. Nguyễn Thị Hòa Bảng 1. Nội dung GD trong khung chương trình của một số nước và Việt Nam Nước Nội dung giáo dục 1. Giáo dục xã hội và mối quan hệ với người khác. 2. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân. 3. Giáo dục tự trọng. 4. Giáo dục kiến thức (quá trình đứa trẻ được hoạt động, bao nhiêu cơ Mỹ hội giáo viên tạo ra cho trẻ được hoạt động). 5. Tư duy logíc. 6. Ngôn ngữ. 7. Dinh dưỡng. 1. Học chung sống. 2. Học nói và xây dựng ngôn ngữ, làm quen với thế giới chữ viết. Pháp 3. Hành động trong thế giới: thể hiện hành động và sự hiểu biết thông qua hoạt động cơ thể và hoạt động nghệ thuật. 4. Khám phá thế giới. 5. Phát triển các giác quan và tư duy. Úc 1. Hiểu biết về bản thân. 2. Kết nối với thế giới và đóng góp vào thế giới đó. 3. Sức khoẻ và phát triển thể lực. 4. Tự tin và học tập cùng nhau. 5. Ngôn ngữ và giao tiếp. Nhật Bản 1. Sức khoẻ. 2. Quan hệ con người. 3. Môi trường. 4. Ngôn ngữ. 5. Thể hiện. 6. Biểu đạt. Hàn Quốc 1. Vận động cơ thể và sức khỏe. 2. Mối quan hệ xã hội. 3. Ngôn ngữ 4. Giáo dục thông qua nghệ thuật. 5. Khám phá thiên nhiên Singapo 1. Hình thành các giá trị xã hội và đạo đức tốt. 2. Có thói quen tốt khi làm việc và chơi với những người khác. 3. Nhận thức tích cực về bản thân và tự tin, 4. Tò mò về mọi sự vật và hiện tượng xung quanh. 5. Có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. 6. Có thể kiểm soát cơ thể và kĩ năng thao tác. 7. Có thái độ tích cực với lối sống lành mạnh. 8. Hình thành các giá trị gia đình và gắn bó chặt chẽ với cộng đồng Việt Nam 1. Giáo dục phát triển thể chất 2. Giáo dục phát triển nhận thức 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ 4. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ. (Các lĩnh vực phát triển được tích hợp theo các chủ đề) 58
  7. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chương trình Giáo dục mầm non với giáo viên mầm non Thứ nhất, Chương trình GDMN thiết kế theo nguyên tắc là chương trình khung mang tính định hướng. Dựa vào chương trình khung, GVMN xây dựng chương trình chi tiết có nội dung cụ thể phù hợp với trẻ lớp mình. Ở các nước, mỗi trường mầm non sẽ phải có triết lí riêng của mình, có tuyên bố hành động riêng, có mục tiêu riêng và cách thức tiếp cận chương trình. Ví dụ, khung chương trình GDMN của Singapore với 6 nguyên tắc định hướng, 8 nội dung giáo dục cùng với 6 kết quả mong đợi sẽ định hướng cho thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non. Dựa vào khung chương trình, GVMN Singapore lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với trẻ và thiết kế nội dung chương trình chi tiết hướng tới mục tiêu đạt được 6 kết quả mong đợi ở trẻ. Thứ hai, Chương trình xây dựng theo cách tiếp cận mục tiêu và tiếp cận tích hợp theo chủ đề. Nhấn mạnh cơ sở của việc giáo dục trẻ chính là cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Nội dung giáo dục hướng tới mục tiêu phát triển năng lực chung cho trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Nội dung giáo dục được cấu trúc theo các lĩnh vực phát triển phù hợp với mục tiêu GDMN (phát triển sức khỏe và thể lực; phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ; phát triển khả năng thích ứng xã hội; phát triển khả năng cảm nhận nghệ thuật) hoặc là tích hợp các lĩnh vực phát triển theo chủ đề gần gũi với cuộc sống thực của trẻ. Thứ ba, Chương trình phản ánh các quan điểm, nguyên tắc định hướng, nội dung, các kết quả mong đợi ở trẻ cùng với các hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ trong thực tiễn. Chương trình được coi là công cụ chỉ đạo hoạt động sư phạm của GVMN. Chẳng hạn, chương trình GDMN của Úc thể hiện rõ quan điểm về cuộc sống của trẻ với những câu hỏi như là: trẻ thuộc về đâu? trẻ là ai? và chúng sẽ trở thành người như thế nào? Từ đó đưa ra quan điểm “giáo dục là cuộc sống”, giáo dục phải gắn liền với cuộc sống thực xung quanh trẻ. Chương trình đưa ra một số hướng dẫn GVMN làm thế nào đó để cho việc giáo dục trẻ thông qua trải nghiệm cuộc sống phải hấp dẫn có ý nghĩa với trẻ và hướng tới mục tiêu đặt nền tảng cho sự thành công của trẻ trong tương lai. Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm cuộc sống, GVMN phải hướng dẫn, tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tham gia tích cực khám phá môi trường xung quanh. Từ đó giúp trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh, yêu quý và biết trân trọng bảo vệ giữ gìn nơi trẻ thuộc về, nơi trẻ gắn bó yêu thương. Nhờ có sự giúp đỡ của GVMN trẻ biết mình thuộc về đâu? mình là ai? và mình sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai. Thứ tư, Chương trình xây dựng dựa trên nguyên tắc “hướng vào đứa trẻ” và GVMN là “thang đỡ”, “điểm tựa”, trợ giúp trẻ khi cần thiết. Chương trình phù hợp nhu cầu và khả năng của trẻ đồng thời tạo cơ hội cho trẻ học tập theo phương pháp thích hợp. Thứ năm, Chương trình nhấn mạnh đặc biệt quan điểm học thông qua chơi của trẻ ở trường mầm non. Chương trình đã hiện thực hóa một trong những quyền có ý nghĩa thực sự, đó là trẻ có quyền được chơi và quyền trở thành phần tử tích cực trong tất cả các vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ. Chẳng hạn, các nước đều coi “chơi là phương tiện để dạy học” (Úc, Xinhgapo), dạy “trẻ học thông qua chơi” (Mỹ, Nhật Bản, Pháp), “trẻ học bằng chơi”, “trẻ chơi mà học” (Việt Nam, Hàn Quốc) và yêu cầu GVMN phải nhận thức được điều này trong thực tiễn giáo dục trẻ. Điều này thống nhất với quan điểm của G. Piagiê “Trẻ học tốt nhất thông qua chơi. Trẻ nhỏ học được những điều quan trọng nhất không phải do được dạy mà chính là trẻ tham gia vào quá trình tự hình thành nên kiến thức của mình thông qua sự tương tác với môi trường xung quanh, thông qua các trò chơi” [10]. Khi quan sát trẻ chơi, GVMN sẽ hiểu được sự phát triển của từng trẻ, biết được kiến thức, kĩ năng của trẻ ở mức độ nào. Giáo viên lắng nghe ý tưởng của trẻ, biết được nhu cầu hứng thú của chúng, liên hệ với các mục tiêu của chương trình để từ đó lập kế hoạch giáo dục trẻ xuất phát từ hứng thú và từ chính cuộc sống thực của trẻ. Thứ sáu, Chương trình được cấu trúc và thiết kế gồm có 4 thành tố chính: 59
  8. Nguyễn Thị Hòa + Mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội mỗi nước, hướng tới đảm bảo nhu cầu phát triển về sức khoẻ, tình cảm, trí tuệ của trẻ và hình thành cho trẻ những năng lực cần thiết cho cuộc sống. + Nội dung giáo dục được cấu trúc theo các lĩnh vực phát triển, theo chủ đề nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho cuộc sống của trẻ chứ không sắp xếp nội dung theo phân môn. Nhấn mạnh sự tích hợp các lĩnh vực phát triển của trẻ theo các chủ đề hoặc các đề tài cụ thể được cô và trẻ quan tâm. + Phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức: sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực phát huy tính độc lập, tự chủ và sáng tạo của trẻ.Tạo môi trường giáo dục thuận lợi kích thích sự phát triển của trẻ. Tổ chức cho trẻ chơi, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh theo các hình thức khác nhau. + Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với chính nó. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có một sự khác biệt giữa chương trình khung của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Chương trình khung của họ ngắn gọn, rõ ràng và có những hướng dẫn sư phạm mang tính chất định hướng sát thực với GVMN. Các tiêu chí, chỉ số, chỉ báo đánh giá kết quả mong đợi ở trẻ (chuẩn đầu ra) được lượng hóa và cụ thể hóa nhờ đó có thể đo được kết quả giáo dục trẻ chính xác. Tất cả những điều này giúp cho GVMN chủ động, linh hoạt thiết kế chương trình chi tiết, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả. Trong khi đó của Việt Nam quá dài, cấu trúc các phần chưa khoa học. Các hướng dẫn thực hiện còn chung chung và các tiêu chí, chỉ số, chỉ báo ở kết quả mong đợi ở trẻ chưa được lượng hóa, chưa được cụ thể hóa gây khó khăn cho GVMN đánh giá sự phát triển của trẻ. Hơn thế nữa các kết quả mong đợi ở trẻ theo các độ tuổi trong chương trình GDMN nước ta (chỉnh sửa năm 2016) là những kết quả mong đợi ở trẻ cách đây hơn hai mươi năm về trước và nó không còn đúng với sự phát triển của trẻ Việt Nam bây giờ nữa. * Thực trạng GVMN ở một số nước trên thế giới và Việt Nam - Thực trạng chuẩn năng lực (chuẩn nghề nghiệp) GVMN Bảng 2. Thực trạng chuẩn năng lực (chuẩn nghề nghiệp) GVMN Ở Mỹ Ở Pháp Ở Việt Nam Ở Đông Nam Á Năng lực liên Hành động, xử sự quan đến kiến Thúc đẩy sự phát triển và như viên chức Nhà Phẩm chất nhà thức về nội dung học tập của trẻ. nước có đạo đức và giáo. giảng dạy, thực trách nhiệm. hành sư phạm và đánh giá. Hiểu và sử dụng nhiều Nắm vững tiếng Năng lực liên Phát triển chuyên phương pháp tiếp cận phù Pháp để giảng dạy quan đến môi môn, nghiệp vụ. hợp với sự phát triển của trẻ. và giao tiếp. trường học tập. Phát triển mối Sử dụng kiến thức để xây Nắm vững các môn quan hệ giữa nhà Năng lực tham gia dựng chương trình giảng dạy giảng dạy và có văn trường, gia đình và hợp tác. có ý nghĩa. hóa chung tốt. và cộng đồng. Biết dự kiến và triển Xây dựng mối quan hệ gia Xây dựng môi Năng lực phát khai thực hiện công đình và cộng đồng. trường giáo dục triển chuyên môn. việc giảng dạy. Quan sát, ghi chép và đánh Sử dụng ngoại Tổ chức các công giá nhằm hỗ trợ trẻ và gia ngữ (hoặc tiếng việc của lớp. đình dân tộc), ứng 60
  9. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chương trình Giáo dục mầm non với giáo viên mầm non dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Giảng dạy và giáo Trở thành một chuyên gia. dục có tính đến sự khác biệt của trẻ. Tích lũy kinh nghiệm trong Đánh giá trẻ. giáo dục mầm non. Nắm vững công nghệ về thông tin và truyền thông. Làm việc theo nhóm và phối hợp với cha mẹ và các đối tác khác của nhà trường. Có khả năng tự đào tạo, đổi mới. Bảng 2 cho thấy, thực trạng chuẩn năng lực GVMN của một số nước trên thế giới, trong khu vực về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, xây dựng môi trường giáo dục, phối hợp với gia đình trẻ, với cộng đồng của người GVMN. Chuẩn năng lực GVMN được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, các chỉ báo hướng tới đáp ứng được những mục tiêu của chương trình GDMN và cũng là chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo GVMN. Ở nước ta chưa có chuẩn năng lực GVMN nhưng có chuẩn nghề nghiệp GVMN bao gồm 5 tiêu chuẩn của nhà giáo [11, tr.17]. Tuy nhiên, chuẩn nghề nghiệp GVMN Việt Nam còn chung chung và các tiêu chí, chỉ báo chưa được lượng hóa cụ thể phù hợp chuyên ngành GDMN. Đây cũng là điều Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để xây dựng chuẩn năng lực GVMN đáp ứng đòi hỏi của ngành trong thời đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước ta. - Thực trạng trình độ đào tạo GVMN, điều kiện tiên quyết được làm GVMN, đối tượng tuyển sinh đầu vào, nội dung đào tạo, thời gian và cơ sở đào tạo của một số nước trên thế giới và Việt Nam đều có những nét khác biệt nhau. Ở các nước như Pháp, Nhật Bản,… điều kiện được đi làm GVMN bắt buộc phải trúng tuyển cuộc thi tuyển giáo viên quốc gia trong khi đó ở nước ta người có bằng cử nhân GDMN là có thể đi làm GVMN. Còn trình độ chuyên môn của GVMN ở Pháp quy định là thạc sĩ còn ở Úc, Phần Lan có trình độ đại học trong khi đó ở Nhật Bản, một số nước Đông Nam Á, Việt Nam (từ 2017 – đến nay) yêu cầu trình độ cao đẳng. Về cơ sở đào tạo GVMN chủ yếu là các trường đại học (Phần Lan, Nhật, Úc, Hàn Quốc, Việt Nam); Học viện giáo dục quốc gia (Pháp). Ở Mỹ ngoài các trường đại học và cao đẳng đào tạo GVMN thì còn có hệ thống các trường có khoa chăm sóc y tế và dịch vụ con người là nơi đào tạo người làm công tác GDMN. Nội dung chương trình đào tạo GVMN cũng có điểm khác biệt nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của mỗi nước. Chẳng hạn ở Mỹ, Phần Lan, Nhật Bản, Úc,… xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, đòi hỏi đa dạng việc làm, quan điểm định hướng đào tạo người làm GDMN (chuyên gia giáo dục) thay cho chỉ là GVMN cho nên trong nội dung đào tạo vừa có nội dung chuyên ngành GDMN vừa có nội dung giáo dục liên ngành khác (giáo dục công tác xã hội, giáo dục đặc biệt, giáo dục tiểu học, chăm sóc người già,...). Điều này hỗ trợ cho người học có thể đảm nhận công việc của GVMN và những công việc khác 61
  10. Nguyễn Thị Hòa liên quan đến trẻ, gia đình trẻ, người già và làm giáo viên tiểu học. Còn nước ta đào tạo chủ yếu làm GVMN cho nên ít có cơ hội để chuyển đổi công việc khác. - Thực trạng thực hiện chương trình ở trường mầm non GVMN của các nước đều nhận thức được quan điểm “học thông qua chơi” của trẻ mầm non. Trong thực tiễn, họ thường xuyên cho trẻ chơi, cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua các trò chơi. Tuy nhiên trò chơi đóng vai theo chủ đề ít được GVMN tổ chức cho trẻ chơi. Thực tế nước ta trong những năm gần đây trò chơi học tâp, vận động được đưa vào “tiết học”, tích hợp chơi với một số hoạt động khác của trẻ. Các trò chơi cũ được lặp đi lặp lại nhiều lần cho nên trẻ cũng không có hứng thú chơi. Việc tổ chứccho trẻ chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng ít được quan tâm, trẻ ít được chơi. Nội dung giao tiếp và phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm đạo đức - kĩ năng xã hội cho trẻ được GVMN các nước thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng nhu cầu, hứng thú của từng cá nhân và phát huy tính tự lập, tính tích cực của trẻ và trợ giúp khi cần thiết. Họ xây dựng chương trình có nội dung cụ thể hướng đến mục tiêu phát triển ngôn ngữ và xúc cảm, tình cảm và đạo đức xã hội cho trẻ. Chương trình được GVMN thiết kế phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng lứa tuổi, từng cá nhân trẻ đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được học tập theo phương pháp thích hợp. Tạo môi trường giáo dục thuận lợi kích thích trẻ tham gia hoạt động thông qua chơi, trải nghiệm, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Ở nước ta trong những năm gần đây, GVMN coi trọng nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ hơn là nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Bên cạnh đó xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi trong nền kinh tế thị trường dẫn đến nội dung giáo dục tình cảm đạo đức và kĩ năng xã hội cho trẻ đang bị xem nhẹ ở trường mầm non. Kết quả khảo sát trên 340 GVMN (Hà Nội, Cao Bằng, Điện Biên, Kiên Giang, Vĩnh Long, Nam Định) đang theo học năm thứ nhất lớp cử nhân đại học GDMN hệ vừa học vừa làm của trường ĐHSP Hà nội cho thấy: + Phần lớn ý kiến của GVMN (85%) cho biết, họ nhận thức được tầm quan trọng của chương trình GDMN và hơn thế nữa họ hiểu được GVMN là người thực hiện chương trình, quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. Giữa chương trình và GVMN có mối quan hệ tương hỗ với nhau, bổ sung cho nhau. Theo họ, GVMN còn có vai trò quan trọng hơn cả chương trình trong việc giáo dục trẻ. + Đa số giáo viên (92%) cho rằng, chương trình GDMN hiện nay của Việt Nam dựa trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm” và GVMN là người tổ chức hướng dẫn trẻ. Họ biết chương trình xây dựng theo quan điểm tích hợp và phương châm của ngành GDMN nước ta là “trẻ học thông qua chơi”, “học bằng chơi” “chơi mà học”. Tuy nhiên làm thế nào để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu và hứng thú chơi của trẻ trên lớp học? và làm thế nào để nhận biết được trẻ đang cần sự giúp đỡ của cô giáo? Tích hợp nội dung giáo dục trẻ như thế nào là đủ? Dạy trẻ học bằng chơi là phải dạy như thế nào? họ thực sự lúng túng tìm kiếm và sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ. Trong thực tiễn triển khai chương trình GMMN theo quan điểm “coi trẻ là trung tâm”, bản thân GVMN thực sự phải đối mặt với khó khăn và những khó khăn mà họ thường gặp có thể kể đến như là: Thứ nhất, khó khăn trong việc lập kế hoạch giáo dục chi tiết (xây dựng và phát triển chương trình giáo dục chi tiết) phù hợp với địa phương và với trẻ. Thứ hai, khó khăn trong việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Thứ ba, khó khăn trong việc sử dụng phương pháp tiếp cận phù hợp với trẻ. Thứ tư, khó khăn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ. Thứ năm, rất khó khăn trong việc đánh giá trẻ. 62
  11. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chương trình Giáo dục mầm non với giáo viên mầm non Thực trạng cho thấy, GVMN đã nhận thức được mối quan hệ giữa chương trình với GVMN. Trong quá trình thực hiện chương trình, GVMN gặp phải những khó khăn nhất định và họ cần được hỗ trợ về mặt chuyên môn. Nguyên nhân khiến cho GVMN khó khăn khi thực hiện chương trình chủ yếu là do năng lực chuyên môn của GVMN còn hạn chế. 2.2.5. Đề xuất giải pháp khắc phục * Đối Bộ Giáo dục & Đào tạo - Cập nhật và điều chỉnh chương trình GDMN phù hợp với trẻ. - Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GVMN. - Xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp GVMN nước ta, cụ thể hóa các tiêu chí, chỉ báo năng lực nghề nghiệp GVMN. - Tổ chức thi tuyển GVMN cấp quốc gia. * Đối với các cơ sở đào tạo GVMN - Nâng cao chất lượng đào tạo GVMN ở các hệ đào tạo trong và ngoài trường. - Xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội hiện nay. * Đối với GVMN khi thực hiện chương trình ở trường mầm non: - Vận dụng tiếp cận tích hợp và thực hiện học thông qua chơi; Sẵn sàng đáp ứng và thỏa mãn trẻ; Giáo viên là thang đỡ, trợ giúp trẻ khi cần thiết; - Lập chương trình giáo dục (kế hoạch) phù hợp với trẻ; Tạo môi trường vật chất và môi trường xã hội tích cực với trẻ (tạo các mối quan hệ an toàn, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ); - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp với trẻ; Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng của trẻ; Hợp tác với trẻ, với gia đình trẻ và cộng đồng; - Đánh giá kết quả giáo dục trẻ. 3. Kết luận Chương trình và GVMN có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo thành một khối thống nhất giúp cho trẻ được hưởng sự giáo dục có chất lượng tạo nền tảng cho việc học tập thành công trong tương lai. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, về cơ bản chương trình GDMN và GVMN của các nước đều có những nét tương đồng. GVMN nhận thức được giữa GVMN và chương trình có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong thực tiễn giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện chương trình, GVMN nước ta gặp một số khó khăn nhất định do hạn chế về năng lực chuyên môn. Cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN và đào tạo, bồi dưỡng GVMN góp nhần thực hiện mục tiêu GDMN trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện GDMN hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Xavier Roegiers, 1996. Khoa sư pham tích hợp hay Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2017. Chương trình Giáo dục mầm non. Hà Nội. [3] Nguyễn Thị Hòa, 2017. Giáo dục học mầm non. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, [4] Nguyễn Thị Hòa, 2019. Giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 64, Issue 7A, tr.12-21. 63
  12. Nguyễn Thị Hòa [5] Nguyễn Thị Như Mai, 2020. Đào tạo giáo viên mầm non ở Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 65, Issue 11A, tr.55-67. [6] Lã Bắc Lí, Bùi Thị Lâm, Nguyễn Thanh Hương, 2020. So sánh chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam và Mỹ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 65, Issue 11A, tr.45-54. [7] Nguyễn Thị Thúy Liễu, 2020. Nghiên cứu tiêu chuẩn năng lực của giáo viên mầm non ở một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị choViệt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 65, Issue 11A, tr.78-92. [8] Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nguyễn Thanh Huyền và Toni Juhani Trần, 2020. Mô hình đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 65, Issue 11A, tr.28-36. [9] Hoàng Thị Phương, 2019. Giáo viên cần thay đổi để thích ứng ứng với môi trường dạy học tương tác. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 64, Issue 7A, tr.50-56. [10] J. Piagiet- Barbel Inhelder- Vĩnh Bang, 2000. Tâm lí học trẻ em và ứng dụng Tâm lí học Piagiet vào trường học (Lê Văn Hồng, Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm trọng Châu, Lê Khánh Bằng dịch). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [11] Hoàng Phê, 2013. Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm từ điển học. ABSTRACT Research on the relationship between Early Education program and kindergarten teacher Nguyen Thi Hoa Faculty of Early childhood of Education, Hanoi National University of Education Early childhood education programs (ECE) and preschool teachers are two factors that determine the quality of children's education in preschool. The article uses a combination of research methods, analysis, synthesis, document system and questionnaire survey to clarify the theoretical and practical basis of the relationship between the program and ECE. Research results show that the ECE program and ECE have a reciprocal relationship, complementing each other to form a unified block that has a strong impact on the quality of children's education. Although there are some differences between the programs and ECE of some countries in the world and Vietnam, there are basically many similarities. In the actual implementation of the program, preschool teachers in our country encountered certain difficulties that affected the results of children's education in preschool. One of the subjective reasons is that the professional capacity of ECE teachers has not met the current requirements of ECCE innovation in our country. Based on the research results, the article proposes solutions to improve the quality of ECE program implementation and ECE training. Keywords: relationships, ECE programs, ECE teachers, early childhood, kindergarten. 64
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0