intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên ngành kế toán và định hướng áp dụng IFRS

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên ngành kế toán và định hướng áp dụng IFRS" phát hiện vai trò trung gian thúc đẩy của các yếu tố bên ngoài như môi trường học tập, môi trường pháp lý và áp lực xã hội đối với thái độ hướng tới áp dụng IFRS của các đối tượng tham gia khảo sát. Thông qua kết quả nghiên cứu 03 khuyến nghị được đưa ra nhằm cải thiện hiệu quả các giai đoạn 2 và 3 trong lộ trình áp dụng IFRS mà Bộ Tài chính đưa ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên ngành kế toán và định hướng áp dụng IFRS

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG IFRS THE RELATIONSHIP BETWEEN PERCEPTION OF ACCOUNTING STUDENTS AND ATTITUDE TOWARD APPLYING IFRS TS. Lê Ngọc Thăng, TS. Lê Quỳnh Liên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Áp dụng IFRS là xu hướng phát triển tất yếu của kế toán Việt Nam, điều này đã được khảng định rất rõ ràng trong Quyết định số 345/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên chất lượng của quá trình áp dụng IFRS lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và thái độ của các đối tượng có liên quan. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện trên các sinh viên chuyên ngành kế toán, nhóm tác giả đã khẳng định được tầm quan trọng của nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về rủi ro tới thái độ hướng tới việc áp dụng IFRS. Cùng với đó nhóm nghiên cứu cũng phát hiện vai trò trung gian thúc đẩy của các yếu tố bên ngoài như môi trường học tập, môi trường pháp lý và áp lực xã hội đối với thái độ hướng tới áp dụng IFRS của các đối tượng tham gia khảo sát. Thông qua kết quả nghiên cứu 03 khuyến nghị được đưa ra nhằm cải thiện hiệu quả các giai đoạn 2 và 3 trong lộ trình áp dụng IFRS mà Bộ Tài chính đưa ra. Từ khóa: IFRS, Nhận thức về tính hữu ích, Nhận thức về rủi ro ABSTRACT Applying IFRS is an inevitable development trend of Vietnamese accounting, which has been confirmed very clearly in Decision No. 345/QD-BTC of the Ministry of Finance. However the quality of the IFRS application process depends on the perceptions and attitudes of the subjects. By using quantitative research methods on accounting students, the authors have confirmed the importance of usefulness perception and risk perception about IFRS to the attitude towards the applying. Along with that, we also discovered the mediating role of external factors such as learning environment, legal environment and social pressure on the attitudes towards applying IFRS of survey participants. Through the research results, 03 recommendations are made to improve the efficiency of stages 2 and 3 in the roadmap for IFRS application that the Ministry of Finance has put forward.. Keywords: IFRS, Usefulness Perception, Risk Perception 1. Giới thiệu vấn đề Sự hợp tác kinh tế quốc tế đang tạo nên sức ép mạnh mẽ đối với hoạt động kế toán nói chung đặc biệt trong việc lập và trình bày thông tin tài chính. Để giải quyết vấn đề này, Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm hướng dẫn cách thức trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách thống nhất cho mọi doanh nghiệp trên tất cả các quốc gia trên thế giới. Thực tế sự ra đời của IFRS đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các quốc gia thu hút đầu tư từ nước ngoài đặc biệt là nhóm quốc gia đang phát triển như Việt 722
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…Chính vì vậy trong những năm gần đây xu hướng áp dụng IFRS thay cho chuẩn mực kế toán quốc gia đã phát triển đáng kể và dần trở nên phổ biến trên toàn cầu (Hoogervorst, 2021). Tại Việt Nam, việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp hiện tại vẫn dựa trên 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng từ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) nhưng hệ thống này đã bộc lộ sự lạc hậu so với bối cảnh kinh tế hội nhập (Oanh và cộng sự., 2020). Trước đó nghiên cứu của Việt và cộng sự. (2019) cũng chỉ ra rằng sự khác biệt giữa VAS và IFRS đang tạo nên những trở ngại và làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Bên cạnh đó các tác giả này cũng quan ngại về sự khác biệt giữa IFRS và VAS là rào cản lớn đối với việc triển khai hệ thống này trong giai đoạn tới. Do đó trong Quyết định số 345/QĐ-BTC về “Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam”, Bộ Tài chính đã xác định lộ trình với rất rõ ràng với ba giai đoạn rõ ràng là: Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021); Giai đoạn thử nghiệm (2022-2025) và Giai đoạn áp dụng bắt buộc từ 2025 trở đi. Trong giai đoạn chuẩn bị như hiện nay, việc trang bị nhận thức cho nguồn nhân lực kế toán trong tương lai về IFRS giữ vai trò vô cùng trọng yếu. Chính vì vậy nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu khẳng định mối liên hệ giữa nhận thức của sinh viên kế toán, nguồn nhân lực trong tương lai với khả năng áp dụng IFRS tại Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết Theo định nghĩa của lý thuyết lựa chọn hợp lý, mọi quyết định đều được đưa ra dựa trên việc xem xét những thông tin về chi phí, rủi ro, lợi ích và những quy chuẩn chủ quan của cá nhân đưa ra quyết định. Đối với việc áp dụng IFRS cũng vậy, quyết định áp dụng IFRS cũng dựa trên những nhận thức về rủi ro và lợi ích mà nó mang lại (Zahid & Mugan, 2019). Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây đưa ra những bằng chứng cho thấy tính hữu ích của việc áp dụng IFRS. Điển hình như nghiên cứu của Mita và cộng sự. (2018) đã tuyên bố rằng việc áp dụng IFRS trong doanh nghiệp có khả năng cái thiện tính minh bạch và so sánh được của báo cáo tài chính (BCTC). Kết luận này được nhóm nghiên cứu dựa trên việc quả phân tích các công ty niêm yết tại 18 quốc gia trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Úc với thời gian quan sát từ năm 2003 đến năm 2012. Không chỉ vậy thực hiện IFRS còn giúp các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn đối với nguồn vốn vay từ nước ngoài (Artikis và cộng sự., 2010) hoặc khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào các hoạt động mua lại và hợp nhất doanh nghiệp (Chan và cộng sự. 2010). Trong khi đó nghiên cứu của Ocansey và cộng sự. (2014) thực hiện tại Ghana và Nigeria lại cho thấy lợi ích của việc áp dụng IFRS trên khía cạnh tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ. Có thể thấy rằng nhận thức về lợi ích mà IFRS mang lại đang tạo nên những động lực rất lớn thúc đẩy tiến trình áp dụng bộ chuẩn mực này tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu của Moqbel và cộng sự. (2013) đã chứng minh được mối liên hệ này khi thực hiện nghiên cứu trên 84 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Mỹ. Cụ thể, nhóm tác giả này đã vận dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để luận giải về ý định áp dụng IFRS của các kế toán viên tham gia khảo sát thông qua nhận thức của họ về tính hữu ích của bộ chuẩn mực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về tính hữu ích của IFRS có tác động tích cực tới ý định áp dụng nhưng độ tin cậy thống kê chỉ đảm bảo ở mức p_value < 0,1. Từ tổng quan những nghiên cứu trước đây và kế thừa cách tiếp cận của Moqbel và cộng sự. (2013), trong bài viết này chúng tôi cũng xem xét mối quan hệ giữa nhận thức về lợi ích của IFRS tới thái độ hướng tới áp dụng nhưng với đối tượng nghiên cứu là các sinh viên chuyên ngành kế toán. Theo đó nhóm tác giả đưa ra giả thuyết H1 như sau: H1: Nhận thức của sinh viên ngành kế toán về lợi ích của IFRS và thái độ hướng tới áp dụng 723
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 có mối quan hệ thuận chiều. Bên cạnh những nghiên cứu khẳng định lợi ích của việc áp dụng IFRS còn có những nghiên cứu cho thấy những rủi ro gắn liền với việc áp dụng bộ chuẩn mực trên, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển. Điển hình như nghiên cứu của Smaha và cộng sự. (2016) nhấn mạnh vào những khó khăn khi áp dụng IFRS gắn liền với sự khác biệt ngôn ngữ, sự hạn chế về nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo. Tương tự như vậy John (2018) khi thực hiện nghiên cứu với đối tượng là các kế toán viên tại Nigeria cũng khẳng định rằng họ thừa nhận rằng không thể trình bày thông tin tài chính của doanh nghiệp theo IFRS vì họ thiếu kiến thức và chưa được đào tạo về bộ chuẩn mực này. Tại Việt Nam, Nhị và cộng sự. (2017) cũng cho rằng Việt Nam có sự khác biệt về môi trường chính trị, hệ thống luật pháp, môi trường kinh doanh, văn hóa, giáo dục so với các nước phát triển nên IFRS vẫn chưa được áp dụng ngay. Có thể thấy rằng nhận thức về những rủi ro, những khó khăn khi áp dụng IFRS là một trong những nhân tố làm giảm động lực áp dụng bộ chuẩn mực này. Thực tế đã có những nghiên cứu trước đây chứng minh mối liên hệ giữa nhận thức về rủi ro với ý định áp dụng IFRS như Rezaee và cộng sự. (2010) hay Moqbel và cộng sự. (2013). Tuy nhiên những nghiên cứu này mới thực hiện đối với các quốc gia phát triển với nền giáo dục cao và đối tượng tham gia nghiên cứu là các chuyên gia trong ngành kế toán. Để mở rộng những kết quả nghiên cứu trước đây trong bối cảnh nghiên cứu mới, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu H2 như sau: H2: Nhận thức của sinh viên ngành kế toán về rủi ro khi áp dụng IFRS và thái độ hướng tới áp dụng có mối quan hệ nghịch chiều. Nhận thức về vấn đề cần ra quyết định là yếu tố quan trọng quyết định hành vi hay ý định của các cá nhân nhưng bên cạnh đó những yếu tố bên ngoài như môi trường giáo dục, áp lực xã hội hay môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ. Đặc biệt với đối tượng nghiên cứu là sinh viên thì các yếu tố đóng có vai trò càng lớn. Nghiên cứu của Lee and Kwon (2011) đã khẳng định rằng việc được đào tạo, làm quen với vấn đề cần lựa chọn có vai trò quan trọng đối với việc dự báo ý định hành vi của một cá nhân. Nghiên cứu đối với ý định áp dụng IFRS, Rezaee và cộng sự. (2010) đã cho thấy các cá nhân được đào tạo và quen với IFRS sẽ có ý định áp dụng mạnh mẽ hơn. Trong khi đó nghiên cứu của Linh (2020) cũng chỉ ra rằng môi trường pháp lý, áp lực quốc tế hóa cũng là những nhân tố có ảnh hưởng tới xu hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ phân tích đối với các nghiên cứu trước đây trên, nhóm tác giả cũng tiến hành xem xét vai trò trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tới thái độ hướng tới áp dụng IFRS của sinh viên ngành kế toán. Theo đó giả thuyết H3 và H4 được phát biểu như sau: H3: Môi trường ngoài và thái độ hướng tới áp dụng IFRS của sinh viên ngành kế toán có mối quan hệ thuận chiều H4: Môi trường ngoài có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên ngành kế toán về IFRS và thái độ hướng tới áp dụng 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài viết này với kỹ thuật kiểm định PLS.SEM thực hiện trên mẫu quan sát là 197 sinh viên, cao học viên chuyên ngành kế toán được đào tạo trong và ngoài nước. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 7 năm 2021 thông qua khảo sát bằng bảng hỏi online trên google và các trang web cộng động sinh viên tại nước ngoài (VietSOC). Việc thực hiện khảo sát đồng thời trên cả hai nhóm sinh 724
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 viên được đào tạo trong nước và ngoài nước nhằm hướng tới việc kiểm định vai trò trung gian điều tiết của nhân tố môi trường giáo dục trong mối quan hệ giữa nhận thức về IFRS và thái độ hướng tới áp dụng bộ chuẩn mực này của sinh viên ngày kế toán. Hệ thống câu hỏi trong phiếu khảo sát gồm 04 câu hỏi về nhận thức tính hữu ích của IFRS được kế thừa từ nghiên cứu gốc của Rezaee và cộng sự. (2010); 05 câu hỏi về nhận thức rủi ro áp dụng IFRS và 03 câu hỏi đo lường thái độ hướng tới áp dụng IFRS được kế thừa từ nghiên cứu gốc của Moquel và cộng sự. (2013). Bên cạnh đó nhóm tác giả mở rộng so với nghiên cứu trước đây với việc bổ sung thang đo các nhân tố bên ngoài gồm: môi trường giáo dục, môi trường pháp lý và áp lực xã hội (Phụ lục A). Mỗi câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 05 mức độ từ (1_Rất không đồng ý tới 5_Rất đồng ý). Bảng 1. Dưới đây là tổng hợp hệ thống thang đo các biến được sử dụng trong nghiên cứu. Bảng 1: Tổng hợp hệ thống thang đo các biến Số chỉ Thang đo Nguồn Mã hóa báo Nhận thức về tính hữu ích của IFRS 04 Rezaee và cộng sự. HU (2010) Nhận thức về rủi ro áp dụng IFRS 05 Rezaee và cộng sự. RR (2010) Các yếu tố bên ngoài 03 Tác giả tự xây dựng MT Thái độ hướng tới áp dụng IFRS 03 Moquel và cộng sự. AD (2013) Tác giả tổng hợp 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận • Đánh giá thang đo Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua 2 chỉ số tiêu biểu, đó là chỉ số CA và CR. CR và CA chỉ ra các biến trong thang đo có hội tụ vào một cấu trúc tiềm ẩn duy nhất. Tuy nhiên, so với CA, CR được coi là một biện pháp tốt hơn về tính đồng nhất của độ tin cậy vì nó sử dụng các tải trọng tiêu chuẩn của các biến quan sát Fornell và Larcker (1981). Bảng 2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo nghiên cứu Cronbach's Composite Average Variance rho_A Alpha Reliability Extracted (AVE) AD 0.782 0.784 0.874 0.698 HU 0.826 0.827 0.885 0.657 MT 0.769 0.777 0.868 0.688 RR 0.810 0.834 0.868 0.574 Tác giả tổng hợp Kết quả bảng 2 cho thấy độ tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha > 0.7 và hệ số alpha dao động từ 0.782 (thang đo biến phụ thuộc Thái độ hướng tới áp dụng IFRS ) đến 0.826 (thang đo nhận thức về tính hữu ích của IFRS). Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy tổng hợp của các thang đo cũng dao động trong khoảng [0.868; 0.885]. Như vậy, có thể kết luận các thang đo xây dựng trong mô hình nghiên cứu đạt độ tin cậy cần thiết. 725
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 3: Hệ số tải ngoài các biến quan sát AD HU MT RR AD1 0.828 AD2 0.790 AD3 0.885 HU1 0.816 HU2 0.795 HU3 0.803 HU4 0.828 MT1 0.853 MT2 0.733 MT3 0.895 RR1 0.801 RR2 0.606 RR3 0.838 RR4 0.627 RR5 0.874 Tác giả tổng hợp Vì các thang đo trong nghiên cứu là thang đo bậc 1 nên tác giả kiểm tra giá trị hội tụ bằng hệ số tải ngoài của biến quan sát kết hợp với giá trị AVE. Kết quả cho thấy hệ số tải nhân tố ngoài và phương sai trích AVE của các thang đo trong bảng 2 và bảng 3 nằm từ 0,4 đến 0,7 là đảm bảo độ hội tụ theo Henseler và cộng sự. (2009). Tương tự, theo Hair và cộng sự. (2017a) giá trị AVE của tất cả thang đo bậc 1 trong mô hình đều chấp nhận được về giá trị hội tụ bởi vì đều cao hơn 0.50. Thủ tục cuối cùng trong đánh giá thang đo là đo lường giá trị phân biệt. Giá trị phân biệt cho thấy tính duy nhất hay tính khác biệt của cấu trúc một thang đo so với các thang đo còn lại. Theo Fornell & Larker (1982) cho rằng khả năng phân biệt (Discriminant validity) của mô hình được đảm bảo khi căn bậc hai của AVE cho mỗi biến tiềm ẩn cao hơn. Bảng 4 cho thấy tất cả các căn bậc hai của AVE đều có hệ số cao hơn 0.5 là đạt yêu cầu. Trong từng nhân tố, căn bậc hai của AVE đều có giá trị cao hơn hệ số tương quan của các nhân tố khác trong cùng một cột. Do đó, các nhân tố đều đạt giá trị phân biệt Bảng 4: Giá trị phân biệt (Fornell - Larker criterion) AD HU MT RR AD 0.835 HU 0.567 0.811 MT 0.655 0.554 0.830 RR 0.596 0.433 0.583 0.757 Tác giả tổng hợp • Kiểm định mô hình nghiên cứu Trước khi kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phân tích đa cộng tuyến được thực hiện trước để đảm bảo không có sự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình. Theo Hair và cộng sự. (2017) các biến của mô hình PLS-SEM không có sự đa cộng tuyến nếu giá trị VIF có giá trị thấp hơn 5. Thực tế kết quả trình bày trong bảng 5 cho thấy các giá trị VIF đều dao động trong 726
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 khoảng từ 1.230 tới 1.826 < 5, không có hiện tượng đa cộng tuyến tồn tại trong mô hình. Bảng 5: Hệ số phóng đại phương sai - VIF AD HU MT RR AD HU 1.482 1.230 MT 1.826 RR 1.556 1.230 Tác giả tổng hợp Trong phân tích hồi quy, đa cộng tuyến xảy ra khi 2 hoặc nhiều biến độc lập có tương quan cao với nhau. Bảng 4.6 trình bày giá trị VIF của các biến của mô hình PLS-SEM. Các giá trị VIF trong bảng 4.7 có giá trị dao động từ 1.306 đến 1.958 đều nhỏ hơn 5 cho thấy vấn đề đa cộng tuyến không xảy ra trong mô hình nghiên cứu. Sau khi đã kiểm định những khuyết tật liên quan tới mô hình chúng tôi sử dụng kỹ thuật Bootstrap 1000 lần để ước lượng mức ý nghĩa của từng hệ số đường dẫn từ đó kết luận về các giả thuyết nghiên cứu. Theo Hair và cộng sự. (2017), bootstrapping là một kỹ thuật lấy mẫu lặp lại để ước tính lỗi tiêu chuẩn mà không cần chuyển tiếp các giả định phân phối. Kết quả bootstrap gần đúng với tính chuẩn của dữ liệu. Kết quả kiểm định được thể hiện trong Hình 1. Có thể thấy rằng các đường dẫn đều có tác động tích cực đến thái độ hướng tới áp dụng IFRS. Mô tả chi tiết về cường độ các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các biến trong mô hình được trình bày trong các bảng 6 và bảng 7 dưới đây. Hình 1: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu Tác giả tổng hợp 727
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 6: Kết quả kiểm định tác động trực tiếp Standard T Statistics Original Sample Deviation (|O/STDEV| P values Sample (O) Mean (M) (STDEV) ) HU -> AD 0.249 0.249 0.076 3.261 0.001 HU -> MT 0.371 0.372 0.065 5.738 0.000 MT -> AD 0.352 0.353 0.076 4.633 0.000 RR -> AD 0.283 0.282 0.077 3.683 0.000 RR -> MT 0.423 0.425 0.060 6.999 0.000 Tác giả tổng hợp Dựa trên những gì được tìm thấy trong phân tích PLS-SEM, kết quả chi tiết trình bày trong bảng 6 cho thấy cả 03 giả thuyết H1, H2, H3 về mối quan hệ trực tiếp đưa ra kiểm định lần đầu đều được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5% (P_value Môi trường ngoài -> Thái độ hướng tới áp dụng có hệ số là 0.423 * 0.352 = 0.149 và tương tự với mối quan hệ Nhận thức về tính hữu ích -> Môi trường ngoài -> Thái độ hướng tới áp dụng có hệ số là 0.131. Bảng 7: Kết quả kiểm định tác động gián tiếp Original Standard Sample T Statistics P Sample Deviation Mean (M) (|O/STDEV|) Values (O) (STDEV) RR -> MT -> AD 0.149 0.149 0.035 4.208 0.000 HU -> MT -> AD 0.131 0.132 0.041 3.196 0.001 Tác giả tổng hợp Kết quả kiểm định rút ra từ kỹ thuật kiểm định PLS-SEM với mô hình nghiên cứu cũng cho thấy mức độ giải thích của mô hình là tương đối cao với giá trị R2 điều chỉnh đạt 53.3%. Điều này có nghĩa rằng nhận thức của sinh viên chuyên ngành kế toán và các yếu tố thuộc môi trường học tập, môi trường pháp lý và sức ép xã hội có thể giải thích được 53,3% sự biến thiên của thái độ hướng tới áp dụng bộ chuẩn mực. Bảng 8: Giá trị R2 hiệu chỉnh R2 R2 Điều chỉnh AD 0.541 0.533 MT 0.452 0.447 Tác giả tổng hợp Tổng hợp từ các bảng thông tin đã trình bày có thể thấy rằng nghiên cứu đưa ra những kết 728
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quả đồng nhất với nghiên cứu trước đây của Rezaee và cộng sự. (2010) hay Moquel và cộng sự. (2013) nhưng với mức ý nghĩa thống kê tốt hơn với P_value < 0.05 thay vì P_value < 0.1 cũng như khả năng dự báo cao hơn với R2 điều chỉnh đạt 53.3%. Ở đây giả thuyết H3 được chấp nhận mặc dù hệ số O trong kết quả kiểm định mang giá trị dương trái ngược với nghiên cứu trước đây của Moquel và cộng sự. (2013) là dư sự tháy đổi trong cách mô tả câu hỏi về nhận thức của sinh viên ngành kế toán đối với rủi ro khi áp dụng IFRS. Điểm đóng góp lớn nhất của nghiên cứu là khẳng định được vai trò thúc đẩy của môi trường học tập, môi trường pháp lý và áp lực xã hội tới thái độ hướng tới áp dụng IFRS của sinh viên ngành kế toán. Từ những kết quả này trong phần kết luận nhóm tác giả cũng đưa ra một vài kiến nghị đối với các cơ sở đào tào và cơ quan chức năng để thực hiện tốt hơn giai đoạn chuẩn bị và tiến tới giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022-2025). 5. Kết luận Dựa trên những kết quả thu nhận được từ kiểm định mô hình nghiên cứu, có thể khẳng định rằng nhận thức rõ ràng về IFRS có vai trò quan trọng trọng việc hình thành thái độ tích cực trong việc tiếp nhận và áp dụng IFRS. Đặc biệt với đối tượng nghiên cứu là sinh viên chuyên ngành kế toán, nguồn nhân lực trong tương lai, nghiên cứu càng cho thấy giá trị đối với việc hoạch định chiến lược đào tạo và chuẩn bị cho giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022-2025) và giai đoạn áp dụng bắt buộc (2025 về sau). Cụ thể, từ kết quả kiểm định vai trò trung gian của biến môi trường bên ngoài gồm môi trường giáo dục, môi trường pháp lý và áp lực xã hội, nhóm tác giả đưa ra 03 khuyến nghị. Thứ nhất, các cơ sở giáo dục cần tăng cường các chương trình đào tạo, tập huấn về IFRS vì đây là cách để hạn chế những khó khăn, rủi ro khi áp dụng bộ chuẩn mực trong thời gian tới. Thứ hai, việc tạo môi trường pháp lý với hệ thống các quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính là cần thiết để thúc đẩy thái độ tích cực của sinh viên, kế toán viên đối với việc áp dụng IFRS. Thứ ba, các chính sách truyền thông về IFRS cũng cần được chú trọng vì nó tạo nên áp lực xã hội đối với việc chuẩn hóa báo cáo tài chính theo quốc tế và thông qua đó ảnh hưởng tích cực tới thái độ áp dụng bộ chuẩn mực. PHỤ LỤC A CÁC CÂU HỎI TRONG PHIẾU KHẢO SÁT I. Nhận thức về rủi ro khi áp dụng IFRS 1. Thiếu tài liệu về IFRS không là rủi ro đối với việc áp dụng IFRS 2. Thiếu giáo dục, hiểu biết và kinh nghiệm không là rủi ro đối với việc áp dụng IFRS 3. Chi phí cao không là rủi ro đối với việc áp dụng IFRS 4. Sự thiếu phối hợp với các tổ chức quốc tế không là rủi ro đối với việc áp dụng IFRS 5. Hạn chế trong khả năng thay đổi hệ thống pháp lý không là rủi ro của việc áp dụng IFRS II. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 1. Chương trình giảng dạy tại trường đại học giúp tôi quen thuộc với IFRS 2. Những quyết định và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính giúp tôi quen thuộc với IFRS 3. Những trao đổi trên diễn đàn và hội thảo ngành về IFRS giúp tôi quen thuộc với IFRS III. Nhận thức về lợi ích của IFRS. 1. Áp dụng IFRS sẽ cải thiện chất lượng của BCTC và hoạt động quản lý doanh nghiệp. 2. Áp dụng IFRS nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. Áp dụng IFRS sẽ thu hút đầu tư trong và ngoài nước. 4. Áp dụng IFRS sẽ thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 729
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 IV. Thái độ hướng tới áp dụng IFRS. 1. Tôi nghĩ rằng lập BCTC theo IFRS là cần thiết 2. Tôi muốn được lập BCTC theo IFRS 3. Tôi hy vọng các doanh nghiệp đều sẽ áp dụng IFRS TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Fornell, C. G., & Larker, B. F. L. (1982). Two structural equation models: LISREL and PLS applied to consumer exit-voice theory. Journal of Marketing Research, 19(4), 440–452. [2] Hair, J. F., Hollingsworth, C. L., Randolph, A. B., & Chong, A. Y. L. (2017a). An updated and expanded assessment of PLS-SEM in information systems research. Industrial Management & Data Systems, 117(3), 442–458. [3] Henseler, J., Ringle, C. M., & Sinkovics, R. R. (2009). The use of partial least squares path modeling in international marketing. In R. R. Sinkovics & P. N. Ghauri (Eds.), Advances in international marketing, 20, 277–320. Bingley: Emerald. [4] Linh, N. T. A. (2017). Factors affecting the application of international financial reporting standard for small and medium enterprises in Vietnam, University of Economic Ho Chi Minh City. [5] Moqbel và cộng sự. (2013). Are U.S. academics and professionals ready for IFRS? An explanation using technology acceptance model and theory of planned behavior, Journal of International Business Research, 2(2013), 47-59. [6] Nhi, V. V. (2017), Talking about the problem setter Accouting Standards for Small and Medium Enterprises (SMEs) in Vietnam follow IFRS approach for small and medium enterprises, Science Research Topic, University of Economics, Ho Chi Minh City. [7] Oanh, L. T. T, Ngoc, B. T. & Tu, C. A. (2020). Benefits and Difficulties of Adopting IFRSS, International Journal of Innovation, Creativity and Change, 10(9), 205-221 [8] Rezaee và cộng sự. (2010). Convergence in Accouting Standard: Insights from Academicians and Practitioners, Advances in Accouting, 1(2010), 142-154 730
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2