T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SÔ CHỨC NĂNG<br />
TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER<br />
Ở BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ<br />
Nguyễn Hải Khoa*; Nguyễn Xuân Khái**<br />
Ngô Tuấn Minh**; Trần Công Đoàn*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu một số chỉ số chức năng tâm trương (CNTTr) thất trái bằng siêu âm<br />
Doppler ở bệnh nhân (BN) thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: siêu âm Doppler<br />
tim đánh giá CNTTr thất trái cho 101 BN thận nhân tạo chu kỳ, so sánh với 45 người khỏe<br />
mạnh làm nhóm chứng. Kết quả và kết luận: ở nhóm BN thận nhân tạo chu kỳ, tỷ lệ E/A là 0,99<br />
± 0,30 giảm so với nhóm chứng, chỉ số IVRT và DT là 88,21 ± 21,78 (ms) và 194,75 ± 39,26<br />
(ms) tăng so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Giảm CNTTr thất trái chiếm<br />
60,4%: CNTTr thất trái giảm giai đoạn I chiếm 27,7% và giai đoạn II là 32,7%. Chưa thấy mối<br />
liên quan giữa rối loạn CNTTr thất trái với thời gian lọc máu.<br />
* Từ khóa: Chức năng tâm trương thất trái; Thận nhân tạo chu kỳ; Siêu âm Doppler tim.<br />
<br />
Study on Left Ventricular Diastolic Function by Echo-Doppler in<br />
Patients Undergoing Maintenance Hemodialysis<br />
Summary<br />
Objectives: To study left ventricular diastolic function by echo-Doppler in patients undergoing<br />
maintenance hemodialysis. Subjects and methods: Doppler echocardiography was performed in<br />
101 patients undergoing maintenance, compared to 45 people with no illness. Result and<br />
conclusion: In patients undergoing maintenance hemodialysis, the E/A ratio was lower than the<br />
control group, IVRT and DT were higher than the control group. Left ventricular diastolic function<br />
decreased in 60.4% of patients in disease group, there was 27.7% in phase I and phase II<br />
accounted for 32.7%. There was no relationship between left ventricular diastolic dysfunction<br />
with time what patients undergoing maintenance hemodialysis.<br />
* Key words: Left ventricular diastolic function; Maintenance hemodialysis; Doppler echocardiography.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các biến đổi bệnh lý về hình thái và<br />
chức năng tim ở BN suy thận mạn (STM)<br />
chiếm tỷ lệ cao (30 - 50%), thường gặp<br />
tăng khối lượng (phì đại, giãn) thất trái,<br />
rối loạn chức năng thất trái, tăng huyết<br />
<br />
áp, suy tim, bệnh lý mạch vành và màng<br />
ngoài tim… [5, 6, 9]. Theo Foley và CS<br />
(1998), ở BN STM có tới 75% phì đại<br />
thất trái, 32% giãn thất trái, 15% rối loạn<br />
chức năng tâm thu thất trái và 31% suy<br />
tim [8].<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 175<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Minh Tuấn (ngominhtuan103hospital@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 04/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/09/2016<br />
<br />
91<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo là<br />
một trong những biện pháp điều trị thay<br />
thế chức năng thận hữu hiệu, đang được<br />
sử dụng phổ biến hiện nay, giúp nâng<br />
cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ<br />
cho BN STM giai đoạn cuối. Tuy nhiên,<br />
nhiều nghiên cứu cho thấy suy tim trái là<br />
một trong những nguyên nhân gây tử<br />
vong (tỷ lệ 15 - 25%) ở BN STM lọc máu<br />
chu kỳ bằng thận nhân tạo [1, 7].<br />
Hiện nay, có nhiều phương pháp được<br />
ứng dụng trong tầm soát, phát hiện sớm<br />
các biến chứng tim ở BN STM như: lâm<br />
sàng, điện tâm đồ, X quang tim phổi,<br />
thông tim, siêu âm tim… Trong đó, siêu<br />
âm tim là phương pháp thăm dò không<br />
xâm lấn, cho phép đánh giá sớm các biến<br />
đổi về hình thái, đặc biệt là chức năng<br />
tim, có giá trị và độ tin cậy cao, giúp cho<br />
chẩn đoán, điều trị và dự phòng các biến<br />
chứng tim ở BN STM.<br />
Ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng siêu<br />
âm Doppler tim đánh giá biến đổi hình<br />
thái và chức năng tim ở BN STM bước<br />
đầu được quan tâm gần đây, tuy nhiên<br />
chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng<br />
BN lọc máu chu kỳ. Để góp phần cung<br />
cấp và bổ sung các dữ liệu về vấn đề<br />
này, chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm<br />
mục tiêu: Nghiên cứu một số chỉ số chức<br />
năng CNTTr bằng siêu âm Doppler ở BN<br />
thận nhân tạo chu kỳ.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nhiên cứu.<br />
146 người trong đó 101 BN đã được<br />
chẩn đoán xác định STM, lọc máu chu kỳ<br />
bằng thận nhân tạo tại Khoa Lọc máu,<br />
Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 10 - 2014<br />
92<br />
<br />
đến 3 - 2015 và 45 người khỏe mạnh đi<br />
siêu âm tim kiểm tra sức khỏe làm nhóm<br />
chứng.<br />
Lựa chọn nhóm bệnh: BN có thời gian<br />
lọc máu ≥ 3 tháng. Loại trừ các trường<br />
hợp nhiễm trùng nặng, tình trạng toàn<br />
thân nặng, mắc các bệnh lý ác tính, có<br />
bệnh tim bẩm sinh, BN không đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
Nhóm chứng gồm những người khỏe<br />
mạnh, đi kiểm tra khám sức khỏe.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối<br />
chứng.<br />
Đối tượng nghiên cứu được thu thập<br />
thông tin về tuổi, giới, thời gian lọc máu<br />
chu kỳ, được siêu âm Doppler tim.<br />
Chẩn đoán xác định STM giai đoạn<br />
cuối và chỉ định lọc máu chu kỳ theo<br />
KDIGO (2012).<br />
* Các chỉ số siêu âm cơ bản thường<br />
dùng đánh giá CNTTr thất trái:<br />
- Giai đoạn 1 (rối loạn thư giãn):<br />
+ Thời gian thư giãn đồng thể tích kéo<br />
dài IVRT > 100 ms.<br />
+ Tỷ lệ E/A < 1.<br />
+ Dốc xuống sóng E chậm (thời gian<br />
giảm tốc DT kéo dài > 240 ms).<br />
+ Phổ tĩnh mạch phổi: sóng D thấp;<br />
S/D > 1,5.<br />
- Giai đoạn 2 (rối loạn CNTTr, giả bình<br />
thường):<br />
+ Thời gian thư giãn đồng thể tích<br />
IVRT rút ngắn hay bình thường.<br />
+ Tỷ lệ E/A từ 1 - 2.<br />
+ Dốc xuống sóng E rút ngắn (DT từ<br />
150 - 220 ms).<br />
+ Phổ tĩnh mạch phổi: sóng D tăng,<br />
S giảm.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
+ Làm nghiệm pháp Valsalva bộc lộ<br />
phổ bệnh lý.<br />
<br />
+ IVRT ngắn, có khi < 60 ms.<br />
<br />
+ Siêu âm Doppler mô thấy Em giảm<br />
< 8 cm/s, Em/Am < 1.<br />
<br />
+ Dốc xuống sóng E ngắn (DT < 150 ms).<br />
<br />
- Giai đoạn 3 (rối loạn CNTTr độ 3, đổ<br />
đầy hạn chế):<br />
<br />
+ E/A > 2 hay > 1,5.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống<br />
kê y học SPSS 16.0 với các thuật toán<br />
phù hợp đặc tính biến số.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới ở nhóm thận nhân tạo chu kỳ và nhóm chứng.<br />
Chỉ số nghiên cứu<br />
Giới tính<br />
<br />
Nhóm bệnh (n = 101)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 45)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
66<br />
<br />
65,3<br />
<br />
29<br />
<br />
64,4<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
35<br />
<br />
34,7<br />
<br />
16<br />
<br />
35,6<br />
<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
<br />
49,5 ± 15,3<br />
<br />
Tuổi trung bình của nhóm BN thận<br />
nhân tạo chu kỳ 49,5 ± 15,3 (tuổi), đa số<br />
BN thận nhân tạo chu kỳ trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi là nam (66/101 BN =<br />
65,3%) cao hơn nữ (34,7%; 34/101 BN),<br />
tỷ lệ nam/nữ = 1,9/1. So với các nghiên<br />
cứu trước đây của nhiều tác giả trong và<br />
ngoài nước trên BN STM giai đoạn cuối<br />
lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo cũng<br />
cho kết quả tương tự như chúng tôi về tỷ<br />
lệ phân bố giới tính. Đặc điểm phân bố về<br />
giới ở BN STM giai đoạn cuối (nam > nữ)<br />
cũng được khẳng định ở các tài liệu y văn<br />
trong và ngoài nước, khác biệt về tuổi,<br />
giới của nhóm bệnh và nhóm chứng<br />
không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
50,9 ± 10,7<br />
<br />
p<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
* Đặc điểm của nhóm bệnh theo thời<br />
gian lọc máu (n = 101):<br />
3 tháng - 1 năm: 31 BN (30,7%); 1 - 5 năm:<br />
34 BN (33,7%); ≥ 5 năm: 36 BN (35,6%).<br />
Số BN có thời gian lọc máu ≥ 5 năm<br />
cao hơn so với số BN có thời gian lọc<br />
máu từ 3 tháng - 1 năm và từ 1 - < 5 năm.<br />
Kết quả của chúng tôi cao hơn so với<br />
nghiên cứu của Võ Thành Hoài Nam<br />
(2001) (thời gian lọc máu trung bình 13,4<br />
± 3,6 tuần) [3]. Sự khác biệt này là do lựa<br />
chọn đối tượng BN theo mục tiêu nghiên<br />
cứu và có sự khác biệt giữa nghiên cứu<br />
của chúng tôi và Võ Thành Hoài Nam về<br />
cỡ mẫu (2001).<br />
<br />
2. Chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm Doppler ở BN thận nhân tạo<br />
chu kỳ.<br />
Bảng 2: Các chỉ số đánh giá CNTTr thất trái ở BN thận nhân tạo chu kỳ.<br />
Chỉ số nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm bệnh (n = 101)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 45)<br />
<br />
p<br />
<br />
DT (ms)<br />
<br />
194,75 ± 39,26<br />
<br />
176,45 ± 36,48<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
IVRT (ms)<br />
<br />
88,21 ± 21,78<br />
<br />
79,49 ± 8,86<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ E/A<br />
<br />
0,99 ± 0,30<br />
<br />
1,17 ± 0,25<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
93<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Tỷ lệ E/A, ở nhóm BN thận nhân tạo<br />
chu kỳ là 0,99 ± 0,30, giảm có ý nghĩa so<br />
với nhóm chứng, p < 0,05. Kết quả này<br />
cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn<br />
Thị Hương (2015) trên 227 BN STM giai<br />
đoạn cuối được điều trị thay thế bằng<br />
phương pháp lọc màng bụng, tỷ lệ E/A là<br />
0,94 ± 0,53 [1]. Chỉ số IVRT và DT ở nhóm<br />
BN thận nhân tạo chu kỳ tương ứng là<br />
88,21 ± 21,78 (ms) và 194,75 ± 39,26 (ms),<br />
tăng rõ rệt so với nhóm chứng, khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các kết<br />
quả thống kê và so sánh trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi cho thấy, rối loạn CNTTr thất<br />
trái bao gồm cả tăng gánh thất trái và giảm<br />
sức chứa thất trái (rối loạn compliance) ở<br />
nhóm BN STM giai đoạn cuối.<br />
* Tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái ở BN<br />
thận nhân tạo chu kỳ (n = 101):<br />
Bình thường: 40 BN (39,6%); CNTTr<br />
thất trái giảm: 61 BN (60,4%); giảm giai<br />
đoạn I (rối loạn thư giãn): 28 BN (27,7%);<br />
giảm giai đoạn II (giả bình thường): 33 BN<br />
(32,7%).<br />
Rối loạn CNTTr thất trái là sợi cơ tâm<br />
thất không trở về nhanh hoặc hoàn toàn<br />
chiều dài lúc nghỉ ngơi, vì vậy tâm thất<br />
không thể chứa máu ở áp lực thấp; đổ đầy<br />
tâm thất chậm hoặc không hoàn toàn, trừ<br />
<br />
khi áp lực tâm nhĩ tăng lên. Đây là bất<br />
thường rất phổ biến, gặp khoảng 50% BN<br />
lọc máu, thường xảy ra trước khi rối loạn<br />
chức năng tâm thu thất trái. Các yếu tố<br />
chính gây rối loạn CNTTr thất trái bao gồm<br />
phì đại thất trái, xơ hóa cơ tim, thiếu máu<br />
cơ tim. Trên BN STM lọc máu chu kỳ, các<br />
yếu tố như tăng huyết áp, thiếu máu mạn<br />
tính, quá tải thể tích là nguyên nhân gây phì<br />
đại thất trái, xơ hóa cơ tim, thiếu máu cơ<br />
tim, hậu quả là gây rối loạn CNTTr thất trái.<br />
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối tương quan<br />
chặt chẽ giữa phì đại thất trái và rối loạn<br />
huyết động đổ đầy thất trái ở BN STM [10].<br />
Tỷ lệ BN giảm CNTTr thất trái chiếm<br />
60,4%, trong đó tỷ lệ giảm CNTTr thất trái<br />
giai đoạn II (giả bình thường) (32,7%) cao<br />
hơn giảm giai đoạn I (rối loạn thư giãn)<br />
(27,7%). Các nghiên cứu trong nước<br />
cũng ghi nhận tình trạng rối loạn CNTTr<br />
thất trái trên BN thận nhân tạo chu kỳ như<br />
nghiên cứu của Võ Thành Hoài Nam<br />
(2001) [3] và Đỗ Doãn Lợi (2002) [2].<br />
Nghiên cứu của Đỗ Doãn Lợi còn cho<br />
thấy xu hướng giảm CNTTr thất trái “giả<br />
bình thường” rõ rệt hơn ở nhóm BN STM<br />
giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ, khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN STM<br />
giai đoạn IV trước lọc máu.<br />
<br />
Bảng 3: Mối liên quan giữa CNTTr thất trái và thời gian lọc máu ở BN thận nhân tạo<br />
chu kỳ (n = 101).<br />
Thời gian lọc máu<br />
<br />
3 tháng - 1 năm (n = 31)<br />
<br />
1 - 5 năm (n = 34)<br />
<br />
≥ 5 năm (n = 36)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
9 (29,03)<br />
<br />
15 (44,12)<br />
<br />
16 (44,44)<br />
<br />
Giảm giai đoạn I<br />
(rối loạn thư giãn)<br />
<br />
11 (35,48)<br />
<br />
6 (17,65)<br />
<br />
11 (30,56)<br />
<br />
Giảm giai đoạn II<br />
(giả bình thường)<br />
<br />
11 (35,48)<br />
<br />
13 (38,24)<br />
<br />
9 (25,00)<br />
<br />
CNTTr thất trái<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa chỉ ra được sự khác biệt về mức độ rối loạn<br />
CNTTr thất trái giữa BN được phân nhóm theo thời gian lọc máu, có thể do cỡ mẫu<br />
còn ít, cần nghiên cứu trên số lượng lớn hơn để thấy được mối liên quan.<br />
94<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu CNTTr thất trái trên siêu<br />
âm Doppler ở 101 BN thận nhân tạo chu<br />
kỳ so sánh với 45 người khỏe mạnh<br />
thuộc nhóm chứng, chúng tôi rút ra một<br />
số kết luận:<br />
- Ở nhóm BN thận nhân tạo chu kỳ, tỷ<br />
lệ E/A là 0,99 ± 0,30 giảm so với nhóm<br />
chứng, chỉ số IVRT và DT là 88,21 ±<br />
21,78 (ms) và 194,75 ± 39,26 (ms) tăng<br />
so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa<br />
(p < 0,05).<br />
- Giảm CNTTRr thất trái 60,4%: CNTTr<br />
thất trái giảm giai đoạn I (rối loạn thư giãn)<br />
27,7% và giai đoạn II (giả bình thường)<br />
32,7%.<br />
- Chưa thấy mối liên quan giữa rối loạn<br />
CNTTr thất trái với thời gian lọc máu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thị Hương. Nghiên cứu một số<br />
yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và<br />
các thông số huyết động ở BN lọc màng bụng<br />
liên tục ngoại trú. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại<br />
học Y Hà Nội. Hà Nội. 2015.<br />
2. Đỗ Doãn Lợi. Nghiên cứu những biến<br />
đổi về hình thái, chức năng tim và huyết động<br />
học bằng phương pháp siêu âm Doppler ở<br />
BN STM. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện<br />
Quân y. Hà Nội. 2002.<br />
<br />
3. Võ Thành Hoài Nam. Lâm sàng, hình<br />
thái và chức năng tim ở BN suy thận giai<br />
đoạn cuối được lọc máu chu kỳ trước và sau<br />
tạo lỗ thông động - tĩnh mạch. Luận văn Thạc<br />
sỹ Y học. Học viện Quân y. Hà Nội. 2001.<br />
4. Carpenter CB Lazarus JM. Lọc máu và<br />
ghép thận trong điều trị suy thận. Các nguyên<br />
lý Y học Nội khoa - Harrison 3. Nhà xuất bản<br />
Y học. 2000.<br />
5. Bock JS, Gottlieb SS. Cardiorenal<br />
syndrome: new perspectives. Circulation.<br />
2010,121 (23), pp.2592-2600.<br />
6. Burt RK, Gupta-Burt S, Suki WN et al.<br />
Reversal of left ventricular dysfunction after<br />
renal transplantation. Ann Intern Med. 1989,<br />
111 (8), pp.635-640.<br />
7. Foley RN, Parfrey PS. Cardiovascular<br />
disease and mortality in ESRD. J Nephrol.<br />
1998, 11 (5), pp.239-245.<br />
8. Foley RN, Parfrey PS, Sarnak MJ.<br />
Clinical epidemiology of cardiovascular disease<br />
in chronic renal disease. Am J Kidney Dis.<br />
1998, 32 (5 Suppl 3), pp.S112-9.<br />
9. Gansevoort RT, Correa-Rotter R,<br />
Hemmelgarn BR et al. Chronic kidney disease<br />
and cardiovascular risk: epidemiology,<br />
mechanisms, and prevention. Lancet. 2013,<br />
382 (9889), pp.339-352.<br />
10. Wizemann V, Blank S, Kramer W.<br />
Diastolic dysfunction of the left ventricle in<br />
dialysis patients. Contrib Nephrol. 1994, 106,<br />
pp.106-109.<br />
<br />
95<br />
<br />