TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXY HÓA VÀ SINH HÓA<br />
CHỨC NĂNG GAN TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM<br />
UỐNG CAO KHÔ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris)<br />
Lê Minh Hoàng*; Nguyễn Hoàng Ngân**; Nguyễn Bá Quang***<br />
Nghiêm Hữu Thành***; Nguyễn Duy Bắc**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của cao khô đông trùng hạ thảo (ĐTHT) lên thay đổi một số<br />
chỉ số chống oxy hóa và sinh hóa chức năng gan trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan bằng<br />
paracetamol. Đối tượng và phương pháp: chuột nhắt trắng điều trị trước bằng ĐTHT trong 6 ngày,<br />
sau đó gây độc gan bằng paracetamol 400 mg uống trong 2 ngày liên tiếp. Xác định các chỉ số chống<br />
oxy hóa và sinh hóa chức năng gan. Kết quả: ĐTHT liều 160 mg/kg/24 giờ và 320 mg/kg/24 giờ<br />
dùng đường uống ở chuột nhắt trắng gây độc bằng paracetamol có tác dụng làm giảm hàm<br />
lượng MDA gan, tăng chỉ số GSH gan, SOD, TAS, GSH máu, làm giảm enzym AST, ALT máu<br />
tương đương với silymarin liều 67 mg/kg/24 giờ, hồi phục các chỉ số trên về giá trị tương<br />
đương với lô chứng sinh lý. Chỉ số protein toàn phần và albumin máu biến đổi không có ý nghĩa<br />
thống kê. Kết luận: ĐTHT có tác dụng chống oxy hóa tốt, bảo vệ gan trên mô hình thực nghiệm.<br />
* Từ khóa: Đông trùng hạ thảo; Chống oxy hóa; Sinh hóa; Chức năng gan; Thực nghiệm.<br />
<br />
Research on the Effect of Cordyceps Militaris Dried Extract on the<br />
Variation of Anti-oxidant Indices and Biochemical Markers of Liver<br />
Function in Experimental Mice<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the effect of Cordyceps militaris dried extract on the variation of antioxidant indices and biochemical markers of liver function in paracetamol-induced liver damage<br />
mice. Subjects and methods: After 6 days of orally pre-treatment of Cordyceps militaris dried<br />
extract 160 and 320 mg/kg body weight/day, hepatotoxicity was induced in mice by oral<br />
administration of paracetamol 400 mg/kg on two consecutive days. Anti-oxidant indices and<br />
biochemical markers of liver function wwere measured. Results: Cordyceps militaris dried<br />
extract 160 and 320 mg/kg body weight/day orally administration in paracetamol-induced liver<br />
damage mice had the effects on reducing MDA in liver; increasing GSH in liver, SOD, TAS and<br />
GSH in serum; reducing AST, ALT in serum; restored these indeces to the value equivalent to<br />
physiological control group. Change of total protein and albumin in serum was not statistically<br />
significant. Conclusions: Cordyceps militaris dried extract have good antioxidant and<br />
hepatoprotective effects on the experimental model.<br />
* Keywords: Cordyceps militaris; Anti-oxidant; Biochemical markers; Liver function; Experiment.<br />
* Đại học Y Dược Cần Thơ<br />
** Học viện Quân y<br />
*** Bệnh viện Châm cứu Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Duy Bắc (bac_hvqy@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 09/09/2017<br />
<br />
601<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trùng thảo (Cordyceps) là một chi nấm<br />
mọc trên ấu trùng của côn trùng. Có > 350<br />
loài Cordyceps, tuy nhiên tên gọi ĐTHT<br />
thường dùng cho 2 loài đã được chứng<br />
minh có hoạt chất và tác dụng sinh học<br />
quý là Cordyceps sinensis và Cordyceps<br />
militaris. ĐTHT có nhiều tác dụng sinh<br />
học quý, trong đó có tác dụng chống oxy<br />
hóa, bảo vệ gan [1, 2, 3]. Nhiều cơ sở<br />
trong nước, trong đó có Học viện Quân y<br />
đã nuôi cấy thành công nấm ĐTHT<br />
Cordyceps militaris. Tuy nhiên, chưa có<br />
nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý<br />
của ĐTHT nuôi cấy tại Việt Nam. Vì vậy,<br />
nghiên cứu này được tiến hành với mục<br />
tiêu: Đánh giá một số chỉ số chức năng<br />
gan và chống oxy hóa trong máu chuột<br />
thực nghiệm gây độc bằng paracetamol<br />
uống cao khô ĐTHT Cordyceps militaris<br />
nuôi cấy tại Việt Nam.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- Chuột nhắt trắng đực khỏe mạnh,<br />
trọng lượng 20 ± 2 g, do Ban Cung cấp<br />
Động vật Thí nghiệm, Học viện Quân y<br />
cung cấp. Nuôi dưỡng chuột trong điều<br />
kiện phòng nuôi và thức ăn chuẩn dành<br />
cho động vật nghiên cứu, chuột làm quen<br />
với điều kiện thí nghiệm 1 tuần trước khi<br />
tiến hành thí nghiệm.<br />
- Chế phẩm nghiên cứu:<br />
Bột cao khô ĐTHT bào chế từ ĐTHT<br />
Cordyceps militaris nuôi cấy tại Việt Nam,<br />
đạt tiêu chuẩn cơ sở.<br />
602<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến hành theo phương pháp của<br />
Kuppan Nithianantham và CS (2011) [1].<br />
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt trắng thành<br />
5 lô, mỗi lô 10 con.<br />
- Lô 1 (chứng sinh lý): uống nước cất.<br />
- Lô 2 (chứng gây độc): uống nước cất<br />
+ paracetamol.<br />
- Lô 3 (lô silymarin): uống silymarin liều<br />
67 mg/kg/24 giờ + paracetamol.<br />
- Lô 4 (ĐTHT liều 1): uống cao khô<br />
ĐTHT 160 mg/kg/24 giờ + paracetamol.<br />
- Lô 5 (ĐTHT liều 2): uống cao khô<br />
ĐTHT 320 mg/kg/24 giờ + paracetamol.<br />
Cho chuột uống bằng kim cong đầu tù,<br />
hàng ngày vào 8 giờ sáng, trong 6 ngày<br />
liên tục. Sau 6 ngày điều trị trước bằng<br />
ĐTHT, chuột được gây độc (ngoại trừ lô 1)<br />
bằng paracetamol uống 400 mg/kg trong<br />
2 ngày liên tục. Sau gây độc 2 ngày, giết<br />
chuột, đánh giá các chỉ số:<br />
- Xét nghiệm MDA gan theo phương<br />
pháp của I.U.A Vladymyrop và CS (1972).<br />
Ủ dịch đồng thể 2% của mẫu gan chuột<br />
trong dung dịch đệm Tris (pH = 7,4) ở<br />
37oC trong 45 phút. Thêm dung dịch axít<br />
tricloacetic (TCA) 30% (1/5 thể tích dịch<br />
đồng thể), lắc kỹ cho phản ứng tạo tủa.<br />
Lọc loại bỏ tủa. Lấy 2 ml dung dịch trong,<br />
thêm vào 2 ml dung dịch axít<br />
thiobarbituric (TBA) 0,25%. Đun cách thuỷ<br />
ở 100oC trong 15 phút. Để nguội đến<br />
nhiệt độ phòng. Đo quang ở max = 532 nm,<br />
từ đó tính hàm lượng MDA.<br />
- Xét nghiệm GSH trong gan theo<br />
phương pháp của G.A Hazenton và C.A<br />
Lang (1980). Tạo dịch đồng thể 9% của<br />
mẫu gan chuột trong dung dịch axít<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
metaphosphoric 5%. Thêm dung dịch axít<br />
tricloacetic (TCA) 30%, lắc kỹ cho phản<br />
ứng tạo tủa. Lọc loại bỏ tủa. Lấy 0,5 ml<br />
dung dịch trong cho vào 4,5 ml dung dịch<br />
gồm: thuốc thử ellman 0,1 mM/ml trong<br />
hỗn hợp đệm Na3PO4 0,1 M và EDTA<br />
0,05 M. Ủ ở nhiệt độ 25oC trong 2 phút.<br />
<br />
- Xét nghiệm AST (aspartate<br />
aminotransferase),<br />
ALT<br />
(alanine<br />
aminotransferase), protein toàn phần và<br />
albumin trong máu chuột bằng máy xét<br />
nghiệm sinh hoá (Biochemical Systems<br />
International Srl, Italia, model 3000<br />
Evolution), hóa chất (Hãng MEDIA, Italia).<br />
<br />
Đo quang ở bước sóng = 412 nm, từ đó<br />
tính hàm lượng GSH.<br />
<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Phân tích thống kê bằng one-way<br />
ANOVA, Tukey test, sử dụng phần mềm<br />
SPSS 13.1. Khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
khi p < 0,05.<br />
<br />
- Xét nghiệm SOD, TAS và GSH trong<br />
máu bằng kít xét nghiệm (Hãng Sigma,<br />
Hoa Kỳ).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Một số chỉ số chống o<br />
paracetamol uống c o khô ĐTHT.<br />
<br />
h<br />
<br />
trên chuột nhắt trắng gâ<br />
<br />
độc bằng<br />
<br />
* Hàm lượng MDA và GSH gan:<br />
Bảng 1: Hàm lượng MDA và GSH gan chuột (mean ± SD, n = 10).<br />
Hàm lƣợng MDA trong gan<br />
<br />
Hàm lƣợng GSH trong gan<br />
<br />
(nmol/g tổ chức)<br />
<br />
(g/g tổ chức)<br />
<br />
Chứng sinh lý (1)<br />
<br />
6,83 ± 1,16<br />
<br />
0,77 ± 0,14<br />
<br />
Chứng gây độc (2)<br />
<br />
9,45 ± 0,95<br />
<br />
0,51 ± 0,09<br />
<br />
Silymarin (3)<br />
<br />
7,00 ± 2,12<br />
<br />
0,69 ± 0,08<br />
<br />
ĐTHT liều 1 (4)<br />
<br />
7,76 ± 1,40<br />
<br />
0,68 ± 0,12<br />
<br />
ĐTHT liều 2 (5)<br />
<br />
7,43 ± 1,20<br />
<br />
0,71 ± 0,13<br />
<br />
Lô nghiên cứu<br />
<br />
p<br />
<br />
p1,3,4,5-2 < 0,01; p3,4,5-1 > 0,05; p4,5-3 > 0,05; p4-5 > 0,05<br />
<br />
So với lô chứng sinh lý, lô chứng gây độc có hàm lượng MDA trong gan tăng, hàm<br />
lượng GSH trong gan giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Lô ĐTHT có hàm lượng<br />
MDA gan thấp hơn, hàm lượng GSH gan cao hơn so với lô chứng gây độc (p < 0,01),<br />
hồi phục tương đương so với lô chứng sinh lý (p > 0,05). So với lô tham chiếu dùng<br />
silymarin, hàm lượng MDA và GSH trong gan chuột ở các lô ĐTHT tương đương<br />
nhau, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
603<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
* Chỉ số GSH/máu, SOD/máu, TAS huyết tương:<br />
Bảng 2: Nồng độ GSH/máu, SOD/máu, TAS huyết tương ở các lô chuột nghiên cứu<br />
(mean ± SD, n = 10).<br />
Lô nghiên cứu<br />
<br />
Nồng độ GSH máu<br />
(g /ml)<br />
<br />
Nồng độ SOD máu<br />
(ng/ml)<br />
<br />
TAS huyết tƣơng<br />
(UI/ml)<br />
<br />
Chứng sinh lý (1)<br />
<br />
304,33 ± 23,48<br />
<br />
93,27 ± 4,93<br />
<br />
3,60 ± 0,25<br />
<br />
Chứng gây độc (2)<br />
<br />
254,50 ± 32,20<br />
<br />
72,00 ± 2,53<br />
<br />
2,97 ± 0,05<br />
<br />
Silymarin (3)<br />
<br />
299,65 ± 25,79<br />
<br />
91,10 ± 7,49<br />
<br />
3,54 ± 0,21<br />
<br />
ĐTHT liều 1 (4)<br />
<br />
295,16 ± 22,63<br />
<br />
89,64 ± 6,66<br />
<br />
3,51 ± 0,29<br />
<br />
ĐTHT liều 2 (5)<br />
<br />
315,12 ± 76,65<br />
<br />
92,98 ± 13,36<br />
<br />
3,56 ± 0,42<br />
<br />
p<br />
<br />
p1,3,4,5-2 < 0,01; p3,4,5-1 > 0,05; p4,5-3 > 0,05; p4-5 > 0,05<br />
<br />
So với lô chứng sinh lý, lô chứng gây độc có nồng độ GSH máu, SOD máu và TAS<br />
huyết tương giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Các lô ĐTHT có nồng độ GSH máu,<br />
SOD máu và TAS huyết tương cao hơn so với lô chứng gây độc (p < 0,01), hồi phục<br />
tương đương so với lô chứng sinh lý (p > 0,05). So với lô silymarin, nồng độ GSH<br />
máu, SOD máu và TAS huyết tương chuột ở các lô ĐTHT tương đương, không khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
2. Một số chỉ số h sinh chức năng g n trên chuột nhắt trắng gâ độc bằng<br />
paracetamol uống c o khô ĐTHT.<br />
Bảng 3: Chỉ số hóa sinh chức năng gan trong máu chuột nghiên cứu (mean ± SD,<br />
n = 10).<br />
Lô nghiên cứu<br />
<br />
Hoạt độ AST (U/l )<br />
<br />
Hoạt độ ALT (U/l ) Protein toàn phần (g/l ) Albumin (g/l )<br />
<br />
Chứng sinh lý (1)<br />
<br />
188,90 ± 118,61<br />
<br />
43,00 ± 22,77<br />
<br />
50,80 ± 16,02<br />
<br />
26,20 ± 7,96<br />
<br />
Chứng gây độc (2)<br />
<br />
586,20 ± 143,12<br />
<br />
66,40 ± 10,32<br />
<br />
48,60 ± 15,34<br />
<br />
23,40 ± 6,40<br />
<br />
Silymarin (3)<br />
<br />
218,30 ± 79,00<br />
<br />
43,80 ± 13,98<br />
<br />
51,40 ± 7,46<br />
<br />
26,90 ± 4,41<br />
<br />
ĐTHT liều 1 (4)<br />
<br />
221,80 ± 108,44<br />
<br />
47,30 ± 15,73<br />
<br />
49,60 ± 15,94<br />
<br />
24,60 ± 6,98<br />
<br />
ĐTHT liều 2 (5)<br />
<br />
205,40 ± 89,10<br />
<br />
44,30 ± 17,30<br />
<br />
50,20 ± 14,00<br />
<br />
25,20 ± 7,36<br />
<br />
p<br />
<br />
p1,3,4,5-2 < 0,01; p3,4,5-1 > 0,05;<br />
<br />
p1-2,3,4,5 > 0,05; p2-3,4,5 > 0,05;<br />
<br />
p4,5-3 > 0,05; p4-5 > 0,05<br />
<br />
p3-4,5 > 0,05; p4-5 > 0,05<br />
<br />
Hoạt độ enzym AST và ALT trong máu ở lô chứng gây độc tăng, có ý nghĩa thống<br />
kê so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Các lô ĐTHT và lô dùng silymarin có hoạt độ<br />
enzym AST và ALT trong máu giảm so với lô chứng gây độc (p < 0,01), hồi phục<br />
tương đương so với lô chứng sinh lý (p > 0,05). Không có khác biệt giữa các lô ĐTHT<br />
và lô dùng silymarin (p > 0,05). Nồng độ protein toàn phần và albumin trong máu ở các<br />
lô không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
604<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mô hình thực nghiệm gây tổn thương<br />
gan bằng paracetamol được nhiều tác giả<br />
sử dụng [1, 3, 5]. Chỉ số đánh giá gồm<br />
hàm lượng MDA gan (đánh giá tác dụng<br />
ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế<br />
bào của chế phẩm), hàm lượng GSH gan,<br />
GSH, SOD và TAS trong máu (đánh giá<br />
ảnh hưởng của chế phẩm lên tình trạng<br />
chống oxy hóa của cơ thể). Nghiên cứu<br />
cho thấy ĐTHT có tác dụng hồi phục tốt<br />
các chỉ số này trên chuột gây độc bằng<br />
paracetamol, chứng tỏ tác dụng chống<br />
oxy hóa của chế phẩm. Kết quả này phù<br />
hợp với một số nghiên cứu đã công bố về<br />
tác dụng chống oxy hóa của ĐTHT [1, 2,<br />
3]. Chỉ số về hoạt độ enzym AST và ALT<br />
được dùng để đánh giá khi có tổn thương<br />
tế bào gan. Cao khô ĐTHT làm giảm hoạt<br />
độ các enzym này trong máu. Với kết quả<br />
về tác dụng làm giảm MDA gan và tăng<br />
GSH gan thấy: chế phẩm có tác dụng bảo<br />
vệ, làm giảm tổn thương tế bào gan,<br />
được giải thích một phần cơ chế do tác<br />
dụng chống oxy hóa, làm giảm quá trình<br />
peroxy hóa lipid màng tế bào gan. Kết<br />
quả nghiên cứu về nồng độ protein toàn<br />
phần và albumin huyết tương ở các lô<br />
chuột không biến đổi đáng kể (p > 0,05),<br />
có thể lý giải do khả năng bù trừ của gan<br />
rất lớn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy cao khô<br />
ĐTHT Việt Nam với liều 160 mg/kg/24 giờ<br />
<br />
và liều 320 mg/kg/24 giờ có tác dụng<br />
chống oxy hóa (làm giảm hàm lượng<br />
MDA gan, phục hồi GSH gan, SOD, TAS,<br />
GSH máu) và tác dụng bảo vệ gan (làm<br />
giảm enzym AST, ALT huyết tương),<br />
tương<br />
đương<br />
với<br />
silymarin<br />
liều<br />
67 mg/kg/24 giờ khi đánh giá trên chuột<br />
nhắt trắng gây độc bằng paracetamol.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Kuppan Nithianantham, Murugesan<br />
Shyamala, Yeng Chen, Lachimanan Yoga<br />
Latha, Subramanion L Jothy and Sreenivasan<br />
Sasidharan. Hepatoprotective potential of<br />
clitoriaternatea<br />
leaf<br />
extract<br />
against<br />
paracetamol induced damage in mice.<br />
Molecules. 2011, 16, pp.10134-10145;<br />
doi:10.3390/molecules161210134.<br />
2. Reis F.S, Barros L, Calhelha R.C, Cirić<br />
A, van Griensven L.J, Soković M, Ferreira I.C.<br />
The methanolic extract of Cordyceps militaris<br />
(L.) Link fruiting body shows antioxidant,<br />
antibacterial, antifungal and antihuman tumor<br />
cell lines properties. Food Chem Toxicol.<br />
2013, 62, pp.91-8. doi: 10.1016/j.fct.2013.08.033.<br />
Epub 2013 Aug 27.<br />
3. Yu Zhan, Cai-Hong Dong, Yi-Jian Yao.<br />
Anti-oxidant activities of aqueous extract from<br />
cultivated fruit-bodies of Cordyceps militaris<br />
(L.) Link in vitro. Journal of Integrative Plant<br />
Biology. 2006, 48 (11), pp.1365-1370.<br />
4. Wang L, Xu N, Zhang J, Zhao H, Lin L, Jia<br />
S, Jia L. Antihyperlipidemic and hepatoprotective<br />
activities of residue polysaccharide from<br />
Cordyceps militaris SU-12. Carbohydr Polym.<br />
2015, 131, pp.355-62. doi: 10.1016/j.carbpol.<br />
2015.06.016. Epub 2015, Jun 17.<br />
<br />
605<br />
<br />