TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU<br />
CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM<br />
Nguyễn Hoàng Luyến*; Nguyễn Tùng Linh*<br />
Nguyễn Hoàng Thanh*; Nguyễn Minh Phương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm<br />
diesel sau 1 năm huấn luyện tàu ngầm tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu<br />
mô tả cắt ngang trên 90 thủy thủ tàu ngầm có độ tuổi trung bình 30,5 ± 3. Lấy mẫu máu 2 lần<br />
trước và sau 1 năm huấn luyện tàu ngầm tại Việt Nam, xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu<br />
bằng máy xét nghiệm tự động của Bệnh viện Quân y 87. Kết quả: sau 1 năm công tác, có hiện<br />
tượng tăng các chỉ số HC, HGB, HCT, MCV, MCH, BC, TC so với trước huấn luyện có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05): HC tăng 5,98%; HGB tăng 9,09%; HCT tăng 8,34%; BC tăng 8,33%; TC<br />
tăng 9,87%. Hoạt độ enzym gan tăng so với trước huấn luyện (p < 0,05): AST tăng 32,06%;<br />
ALT tăng 25,70%. Chỉ số mỡ máu, axít uric tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: một<br />
số chỉ số huyết học và hoạt độ enzym gan ở thủy thủ tàu ngầm tăng sau 1 năm huấn luyện tàu<br />
ngầm tại Việt Nam.<br />
* Từ khoá: Thuỷ thủ tàu ngầm; Chỉ số huyết học; Sinh hoá máu.<br />
<br />
Study of some Hematological and Biochemical Indices of Diesel<br />
Submariners<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate the changes of some hematological and biochemical indices<br />
among diesel submariners one year after submarine training in Vietnam. Subjects and methods:<br />
A cross-sectional study was carried out on 90 submariners, mean age was 30.5 ± 3 years.<br />
Blood samples were phlebotomized: before and after 1 year of submarine training.<br />
Hematological and biochemical profiles were automatically analyzed at Military Hospital 87.<br />
Results: After 1 year’s training, there was an increase of hematological indices in submariners:<br />
RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, WBC, PLT significantly increased (p < 0.05): RBC increased by<br />
5.98%; HGB increased by 9.09%; HCT increased by 8.34%; WBC increased by 8.33%; PLT<br />
increased by 9.87%. There was an increase in liver enzymes (p < 0.05): AST increased by<br />
32.06%; ALT increased by 25.70%. Serum cholesterol, triglycerid, acid uric significantly<br />
increased (p < 0.05). Conclusions: One year after submarine training in Vietnam, there was an<br />
increase in some hematological indices and liver emzymes among submariners.<br />
* Key words: Submariner; Hematology; Biochemistry profile.<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Phương (phuongk21@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 16/12/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/05/2016<br />
<br />
47<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Môi trường lao động trong tàu ngầm<br />
rất đặc biệt: không gian chật hẹp, thiếu<br />
oxy, nhiều khí có thể gây độc như CO,<br />
CO2, môi trường biệt lập với thế giới bên<br />
ngoài. Khi lặn, tàu ngầm kín hoàn toàn,<br />
không khí trong tàu ngầm được lưu thông<br />
bằng một số máy thông gió, điều hòa. Tùy<br />
theo thời gian lặn, nồng độ oxy mà chỉ<br />
huy tàu quyết định sử dụng bộ hấp thu<br />
CO2 và tái sinh O2. Nếu không sử dụng<br />
bộ hấp thu CO2, nồng độ CO2 sẽ tăng dần<br />
đồng thời với giảm O2, đến một ngưỡng<br />
giới hạn, tàu ngầm phải nổi lên để thông<br />
khí. Theo kết quả nghiên cứu của Margel<br />
D và CS về thành phần chất khí trong tàu<br />
ngầm diesel của Hải quân Israel, phần<br />
lớn thời gian hành trình nồng độ oxy duy<br />
trì ở mức 19%, nồng độ CO2 ở mức 0,3 1,3% [5]. Thay đổi sinh lý khi thiếu oxy<br />
bao gồm các biến đổi chức năng tim<br />
mạch, hô hấp, huyết học: tăng thông khí,<br />
nhịp tim nhanh, tăng áp động mạch phổi,<br />
co thắt mạch não, giãn mạch hệ thống,<br />
nhiễm kiềm hô hấp, tăng tổng hợp<br />
erythropoetin, tăng tạo hồng cầu, tăng<br />
haematocrit. Thay đổi lâm sàng gồm: rối<br />
loạn giấc ngủ, nhận thức, thần kinh vận<br />
động. Các triệu chứng rõ ràng trong điều<br />
kiện thiếu oxy gồm: đau đầu, mệt mỏi, thở<br />
ngắn, buồn nôn, biếng ăn và nôn. Triệu<br />
chứng nghiêm trọng gồm: phù phổi, phù<br />
não, xuất huyết võng mạc [8].<br />
Nghiên cứu được tiến hành với mục<br />
tiêu: Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số<br />
huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ tàu<br />
ngầm Việt Nam sau 1 năm công tác, huấn<br />
luyện trong điều kiện tàu ngầm hoạt động<br />
trên mặt nước và dưới mặt nước (huấn<br />
luyện tàu ngầm).<br />
48<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm<br />
nghiên cứu.<br />
90 thủy thủ tàu ngầm thuộc đơn vị X,<br />
Quân chủng Hải quân, tuổi trung bình<br />
30,5 ± 3. Nghiên cứu từ tháng 9 - 2013<br />
đến 02 - 2015.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2 lần:<br />
lần thứ nhất khi thủy thủ mới đào tạo ở<br />
Nga về, bắt đầu công tác, huấn luyện<br />
trong tàu ngầm hoạt động trên mặt nước<br />
và dưới mặt nước. Lần thứ hai sau 1 năm<br />
công tác.<br />
- Thủy thủ tàu ngầm được báo trước<br />
không ăn sáng, lấy máu tĩnh mạch. Chống<br />
đông mẫu xét nghiệm huyết học bằng<br />
EDTA, lắc đều nhẹ nhàng. Để đông mẫu<br />
xét nghiệm sinh hóa, tách lấy huyết<br />
thanh. Xét nghiệm huyết học bằng máy<br />
xét nghiệm tự động Celltac α Model MEK6420K (Hãng Nihon Kohden, Nhật Bản),<br />
phương pháp đo quang: đếm tế bào máu<br />
bằng trở kháng điện; định lượng hemoglobin<br />
bằng hoạt tính bề mặt; đo hematocrit<br />
bằng phép tính toán biểu đồ; đo mật độ<br />
bạch cầu bằng tính toán biểu đồ… Xét<br />
nghiệm sinh hóa bằng máy xét nghiệm tự<br />
động Roche Hitachi 902, phương pháp đo<br />
điểm cuối, kỹ thuật enzym.<br />
- Phân tích định lượng giá trị các chỉ số<br />
huyết học, sinh hóa máu, so sánh giá trị<br />
trung bình trước và sau 1 năm, tính hiệu<br />
số và tỷ lệ tăng. Phân tích định tính tỷ lệ<br />
thủy thủ tàu ngầm có chỉ số huyết học,<br />
sinh hóa tăng so với giới hạn tham chiếu<br />
tối đa của máy xét nghiệm. So sánh tỷ lệ<br />
trước và sau 1 năm.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Bảng 1: Giới hạn bình thường (tối đa) về thông số huyết học, sinh hóa máu.<br />
Chỉ số<br />
<br />
Giới hạn<br />
<br />
Chỉ số sinh<br />
<br />
Giới hạn<br />
<br />
HC (T/l)<br />
<br />
≤ 5,3<br />
<br />
TC (G/l)<br />
<br />
≤ 380<br />
<br />
HGB (g/l)<br />
<br />
≤ 180<br />
<br />
AST (U/l)<br />
<br />
< 46<br />
<br />
HCT (l/l)<br />
<br />
≤ 0,56<br />
<br />
ALT (U/l)<br />
<br />
< 49<br />
<br />
MCV (fl)<br />
<br />
≤ 100<br />
<br />
Axit uric (µmol/l)<br />
<br />
≤ 345<br />
<br />
MCH (pg)<br />
<br />
≤ 32<br />
<br />
Glucose (mmol/l)<br />
<br />
≤ 5,84<br />
<br />
MCHC (g/l)<br />
<br />
≤ 360<br />
<br />
Cholesterol toàn phần (mmol/l)<br />
<br />
≤ 6,71<br />
<br />
≤9<br />
<br />
Triglycerid (mmol/l)<br />
<br />
≤ 1,88<br />
<br />
BC (G/l)<br />
<br />
(HC: hồng cầu; HGB: hemoglobin; HCT: hematocrit; MCV: thể tích trung bình hồng<br />
cầu; MCH: lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu; MCHC: nồng độ huyết sắc tố hồng<br />
cầu; BC: bạch cầu; TC: tiểu cầu. AST: aspartat transaminase; ALT: alanine<br />
transaminase).<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS v19.0 và EPICAL theo phương pháp thống kê<br />
y sinh học. Thể hiện kết quả dưới dạng: số trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD), tỷ lệ<br />
phần trăm (%); so sánh các số trung bình bằng thuật toán Pair-Sample t-test; so sánh<br />
tỷ lệ bằng test χ2. Giá trị khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 2: Chỉ số huyết học của thủy thủ tàu ngầm (n = 90).<br />
Chỉ số<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Trƣớc<br />
<br />
Sau 1 năm<br />
<br />
(I)<br />
<br />
(II)<br />
<br />
Hiệu số<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
76<br />
<br />
84,4%<br />
<br />
50<br />
<br />
55,6%<br />
<br />
Tăng HC<br />
<br />
14<br />
<br />
15,6%<br />
<br />
40<br />
<br />
44,4%<br />
<br />
Tỷ lệ tăng<br />
(%)<br />
<br />
(III = II - I)<br />
<br />
(IV = 100 x<br />
III/I)<br />
<br />
0,29 ± 0,27<br />
<br />
5,98 ± 5,63<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
HC<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD (T/l)<br />
<br />
5,01 ± 0,45<br />
<br />
5,30 ± 0,46<br />
<br />
p < 0,001<br />
Bình thường<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
90<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tăng HGB<br />
<br />
85<br />
<br />
94,4%<br />
<br />
5<br />
<br />
5,6%<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
HGB<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD (g/l)<br />
<br />
149,89 ± 10,56<br />
<br />
163,21 ± 2,18<br />
<br />
13,32 ± 10,24 9,09 ± 7,29<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
49<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
Bình thường<br />
<br />
90<br />
<br />
100%<br />
<br />
89<br />
<br />
98,9%<br />
<br />
1<br />
<br />
1,1%<br />
<br />
Tăng CT<br />
p > 0,05<br />
<br />
HCT<br />
<br />
X<br />
<br />
45,23 ± 2,58<br />
<br />
± SD (%)<br />
<br />
48,93 ± 2,90<br />
<br />
3,70 ± 2,64<br />
<br />
8,34 ± 6,19<br />
<br />
2,05 ± 2,72<br />
<br />
2,30 ± 2,97<br />
<br />
0,87 ± 1,56<br />
<br />
3,03 ± 5,32<br />
<br />
2,27 ± 17,34<br />
<br />
0,74 ± 5,22<br />
<br />
0,44 ± 1,42<br />
<br />
8,33 ± 20,67<br />
<br />
17,08 ±<br />
35,89<br />
<br />
9,87 ± 16,73<br />
<br />
p < 0,001<br />
Bình thường<br />
<br />
90<br />
<br />
100%<br />
<br />
86<br />
<br />
95,6%<br />
<br />
4<br />
<br />
4,4%<br />
<br />
Tăng MCV<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
MCV<br />
<br />
X<br />
<br />
90,79 ± 6,96<br />
<br />
± SD (fl)<br />
<br />
92,84 ± 7,09<br />
<br />
p < 0,001<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
73<br />
<br />
81,1%<br />
<br />
49<br />
<br />
54,4%<br />
<br />
Tăng MCH<br />
<br />
17<br />
<br />
18,9%<br />
<br />
41<br />
<br />
45,6%<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
MCH<br />
<br />
X<br />
<br />
30,12 ± 2,78<br />
<br />
± SD (pg)<br />
<br />
31,00 ± 2,97<br />
p < 0,01<br />
<br />
Bình thường<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
90<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tăng MCHC<br />
<br />
89<br />
<br />
98,9%<br />
<br />
1<br />
<br />
1,1%<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
MCHC<br />
<br />
X<br />
<br />
331,31 ± 9,28<br />
<br />
± SD (g/l)<br />
<br />
333,58 ± 15,98<br />
p > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
83<br />
<br />
92,2%<br />
<br />
84<br />
<br />
93,3%<br />
<br />
Tăng BC<br />
<br />
7<br />
<br />
7,8%<br />
<br />
6<br />
<br />
6,7%<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
BC<br />
<br />
X<br />
<br />
6,81 ± 1,35<br />
<br />
± SD (G/l)<br />
<br />
7,25 ± 1,46<br />
p < 0,01<br />
<br />
Bình thường<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
90<br />
<br />
100%<br />
<br />
90<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tăng TC<br />
p > 0,05<br />
<br />
TC<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD (G/l)<br />
<br />
211,14 ± 44,73<br />
<br />
228,22 ± 42,74<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
Sau 1 năm huấn luyện tàu ngầm tại<br />
Việt Nam, các chỉ số dòng HC của thủy<br />
thủ tàu ngầm đều tăng có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,01): số lượng HC tăng<br />
từ 5,01 lên 5,30 T/l (tăng 5,98%); hàm<br />
lượng HGB tăng từ 149,89 đến 163,21 g/l<br />
50<br />
<br />
(tăng 9,09%); HCT tăng từ 45,23%<br />
lên 48,93% (tăng 8,34%). Tỷ lệ thủy<br />
thủ có số lượng HC cao hơn bình<br />
thường cũng tăng có ý nghĩa thống kê<br />
so với trước khi huấn luyện tàu ngầm<br />
(p < 0,05).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Thời gian công tác, huấn luyện của<br />
thủy thủ tàu ngầm chủ yếu khi tàu ngầm<br />
hoạt động: hoạt động tại cảng, hoạt động<br />
đi biển trên mặt nước, hoạt động dưới<br />
mặt nước biển. Thời gian hành trình huấn<br />
luyện trên biển, tàu ngầm thực hiện quá<br />
trình lặn trong một số giờ nhất định và nổi<br />
lên để thông khí, nên trạng thái thiếu oxy<br />
ngắt quãng. Lợi ích của thiếu oxy ngắt<br />
quãng đã được biết đến từ lâu như là một<br />
biện pháp rèn luyện để bảo vệ cơ thể<br />
trong những tình huống thiếu oxy nguy<br />
cấp, luyện tập thi đấu thành tích cao cho<br />
vận động viên. Tuy nhiên, thiếu oxy ngắt<br />
quãng gây ra một số tác động bất lợi như:<br />
gây tăng áp động mạch, gián tiếp gây<br />
tăng khối lượng cơ thất trái, hoạt hóa hệ<br />
thần kinh giao cảm và làm tăng huyết<br />
áp... Trong tình trạng thiếu oxy, cơ thể<br />
phản ứng theo hướng bù trừ các chức<br />
năng nhằm bảo đảm cung cấp oxy cho<br />
các cơ quan. Quá trình vận chuyển oxy<br />
do tế bào HC được điều chỉnh bằng<br />
erythropoetin và ái lực của HbO2, sự thay<br />
đổi số lượng tế bào HC, HCT, hàm lượng<br />
HGB và khối lượng máu lưu hành [1].<br />
Theo Basset FA và CS, cơ chế của tăng<br />
thông số dòng HC mạn tính là do thiếu<br />
oxy ở thận, dẫn đến hoạt hóa tăng tiết<br />
erythropoetin kích thích tăng sinh dòng<br />
HC. Erythropoetin được tăng tiết trong<br />
khoảng 48 giờ sau khi phơi nhiễm với<br />
thiếu oxy và kéo dài đến 7 ngày sau khi<br />
hết phơi nhiễm với thiếu oxy [3].<br />
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên<br />
cứu thực nghiệm của tác giả trong và<br />
ngoài nước [2, 8]. Nguyễn Tùng Linh<br />
nghiên cứu trên chuột trong điều kiện<br />
thiếu oxy ở độ cao 5.000 m: sau 15 ngày<br />
rèn luyện, số lượng HC tăng từ 6,18 lên<br />
6,67 T/l; HCT của chuột tăng từ 41,6%<br />
<br />
lên 49,35%; hàm lượng HGB tăng từ 7,26<br />
mmol/l lên 8,38 mmol/l [2]. Wilson J và<br />
CS nghiên cứu công thức máu của thủy<br />
thủ tàu ngầm Hoa Kỳ trong quá trình đi<br />
biển, xét nghiệm mẫu máu trước khi đi<br />
biển và vào các ngày thứ 6, 32 và 52 của<br />
chuyến đi biển 8 tuần. Nồng độ CO2 trong<br />
tàu ngầm thường xuyên ở mức 0,9%. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy số lượng HC,<br />
hàm lượng HGB, HCT tăng dần trong 32<br />
ngày đầu của hành trình [8].<br />
Quá trình sinh máu bình thường từ tủy<br />
xương, là yếu tố cơ bản để kiểm soát<br />
nhiều hệ cơ quan của cơ thể: HC vận<br />
chuyển oxy, TC tham gia quá trình đông<br />
máu, BC tham gia hệ miễn dịch không<br />
đặc hiệu. Không chỉ tăng các chỉ số dòng<br />
HC, số lượng BC và TC của thủy thủ tàu<br />
ngầm cũng tăng có ý nghĩa thống kê (p <<br />
0,05): số lượng BC tăng từ 6,81 lên 7,25<br />
G/L (tăng 8,33%); số lượng TC tăng từ<br />
211,14 đến 228,22 G/L (tăng 9,87%).<br />
Hiện tượng tăng sinh cả 3 dòng HC, BC,<br />
TC ở thủy thủ tàu ngầm là quá trình tăng<br />
sinh tủy lành tính phản ứng với điều kiện<br />
thiếu oxy mạn tính.<br />
Basset FA và CS nghiên cứu chỉ số<br />
huyết học trên 12 vận động viên, chia làm<br />
2 nhóm, trong đó 1 nhóm phơi nhiễm với<br />
thiếu oxy 8 giờ/đêm; trong 2 đêm liên<br />
tục/tuần và trong 3 tuần liên tiếp, nồng độ<br />
oxy là 12 - 14%. Kết quả cho thấy cả 3<br />
dòng tế bào máu đều tăng có ý nghĩa<br />
thống kê: số lượng HC tăng từ 4,54 lên<br />
4,8 T/L; hàm lượng HGB tăng từ 137,6<br />
lên 145,2 g/l; HCT tăng từ 41 lên 43%; số<br />
lượng TC tăng từ 265 G/L lên 281 G/L (p<br />
< 0,05); chỉ có số lượng BC tăng chưa có<br />
ý nghĩa thống kê từ 5,89 G/L lên 6,18 G/L<br />
(p > 0,05) [3].<br />
51<br />
<br />