intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và quang hợp của giống ngô NK4300 trong điều kiện mặn nhân tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngô (Zea mays L.) là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác động của mặn NaCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và quang hợp của giống ngô NK4300, so sánh khả năng đáp ứng với mặn của NK4300 với hai giống đã nghiên cứu trước đó là giống LVN17 và LVN092.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và quang hợp của giống ngô NK4300 trong điều kiện mặn nhân tạo

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00097 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ QUANG HỢP CỦA GIỐNG NGÔ NK4300 TRONG ĐIỀU KIỆN MẶN NHÂN TẠO Đỗ Tú Linh, Điêu Thị Mai Hoa* Tóm tắt: Ngô (Zea mays L.) là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác động của mặn NaCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và quang hợp của giống ngô NK4300, so sánh khả năng đáp ứng với mặn của NK4300 với hai giống đã nghiên cứu trước đó là giống LVN17 và LVN092. Tiến hành trồng ba giống ngô trong môi trường dinh dưỡng Knop có bổ sung NaCl với nồng độ 0, 5‰, 10‰ trong 15 ngày, kết quả cho thấy giống NK4300 có khả năng sinh trưởng và quang hợp kém hơn so với giống chịu mặn khá LVN092, tốt hơn so với giống mẫn cảm LVN17, có thể đánh giá NK4300 là giống chịu mặn trung bình. Khả năng sinh trưởng và quang hợp của ba giống đều giảm khi nồng độ NaCl tăng. Trong đó, chiều cao cây giảm còn 38,75% đến 55,05%, tổng diện tích lá giảm còn 12,8% đến 26,89%, khối lượng khô toàn cây giảm còn 56,05% đến 69,57%, hàm lượng diệp lục giảm còn 78,37% đến 85,22% và hiệu suất quang hợp thuần giảm còn 78,37 đến 87,45% so với đối chứng. Từ khóa: Zea mays L., mặn nhân tạo, NK4300, quang hợp, sinh trưởng. 1. MỞ ĐẦU Tình trạng xâm nhập mặn tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2020, nguy cơ hạn mặn có thể khốc liệt hơn 2015-2016, trên 5.400 ha lúa trồng sẽ thiếu nước ngọt (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2020), đồng thời, các loại cây trồng dùng trong chăn nuôi cũng chịu thiệt hại đáng kể. Ảnh hưởng tới hình thái, sự trao đổi chất, hạn chế tăng trưởng và khả năng sinh sản ở cây trồng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Vì vậy, tìm kiếm và phát triển các giống cây trồng có khả năng sinh trưởng trên đất nhiễm mặn, thu được sản lượng lớn là việc làm cấp thiết. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa gạo. Sản lượng ngô thu hoạch trên cả nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ dẫn đến tình trạng hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn ngô hạt (VIRAC, 2018). Năm 2017, nước ta đã phải nhập khẩu 7,75 triệu tấn hạt ngô, tương đương với 1,51 tỉ USD để sản xuất thức ăn chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2017). Cây ngô được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương nước ta, giai đoạn cây con là giai đoạn rất mẫm cảm với mặn, nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng đây là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề do mặn NaCl, cho cây sinh trưởng và phát triển chậm, làm giảm năng suất (Hoque et al., 2015). 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội *Email: hoadtm@hnue.edu.vn
  2. 784 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 3 giống ngô LVN17, LVN092, NK4300 được cung cấp bởi Viện nghiên cứu Ngô - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, giống LVN17 được đánh giá là giống mẫn cảm với mặn, giống LVN092 là giống chịu mặn khá theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung, Điêu Thị Mai Hoa (2017) được xác định ở nồng độ gây mặn 100 mM NaCl với thời gian gây sốc mặn là 15 ngày. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Xác định một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Chiều cao cây được đo từ cổ rễ đến chóp lá dài nhất bằng thước chia độ mm. Xác định khối lượng khô của rễ, khối lượng khô toàn cây bằng cách sấy ở 105 oC đến khi khối lượng không đổi, đem cân bằng cân phân tích. Xác định tổng diện tích lá bằng cách ngắt toàn bộ lá trên cây, đặt trên mặt phẳng có thước chia độ, chụp ảnh và đo bằng phần mềm ImageJ. Các chỉ tiêu này được xác định sau 15 ngày trồng cây trong điều kiện mặn. Xác định một số chỉ tiêu sinh lý của cây Đo hàm lượng diệp lục tổng số bằng máy SPAD-502, nước liên kết và hiệu suất quang hợp thuần theo mô tả của Nguyễn Văn Mã và nnk. (2013). Xử lý số thống kê các số liệu bằng SPSS. Ảnh hưởng của NaCl được phân tích bằng phương sai 1 yếu tố (One way – ANOVA). So sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình bằng thuật toán Turkey’s – b với mức ý nghĩa α = 0,05. 2.3. Bố trí thí nghiệm Bộ dụng cụ trồng: Khay có kích thước 35x25x8 (cm), chứa dung dịch trồng cây, vỉ gieo hạt có đục lỗ tiếp xúc với dung dịch (Hình 1a). Cây trồng: Ngâm hạt trong 24 giờ ở 40 oC, xử lý hạt bằng dung dịch KMnO4 1% trong 30 giây, gieo hạt vào các lỗ trên khay, mỗi lỗ 1 hạt. Trong 48 giờ đầu, các khay gieo hạt được đặt trong khay chứa nước để cho hạt nảy mầm. Sau đó thay nước bằng dung dịch Knop (công thức đối chứng), hoặc NaCl pha bổ sung trong dung dịch Knop nồng độ: 5‰, 10‰ (công thức thí nghiệm). Mỗi khay chứa 2,5 lít dung dịch. a. Bộ dụng cụ trồng cây b. Cây trồng trong khay Hình 1. Bố trí thí nghiệm thử mặn ở cây ngô
  3. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 785 Thay dung dịch 3 ngày một lần, đảm bảo rễ cây tiếp xúc hoàn toàn với dung dịch. Các khay đã trồng được đặt trong điều kiện tự nhiên, ánh sáng chiếu đồng đều. Mỗi giống trong mỗi công thức nhắc lại 3 lần. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của mặn thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng Đối chứng 5‰ NaCl 10‰ NaCl Hình 2. Cây trồng trong các điều kiện mặn khác nhau sau 15 ngày Chiều cao thân tăng trưởng phản ảnh sự tích lũy chất khô và sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Chiều cao cây được xác định tại thời điểm 15 ngày sau khi đưa cây vào dung dịch. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Ảnh hưởng của mặn đến chiều cao của thân cây (cm/cây) Nồng độ NaCl (‰) Giống 0 5‰ %ĐC 10‰ %ĐC b a LVN17 42,22 ± 0,84 27,83 ± 0,75* 65,92 16,36 ± 0,54*a 38,75 LVN092 40,27 ± 1,32ab 35,25 ± 1,24*c 87,53 22,17 ± 1,38*c 55,05 NK4300 38,67 ± 1,09a 31,36 ± 1,29*b 81,10 18,64 ± 0,74*b 48,20 Ghi chú: Ở các bảng số liệu, các chữ cái (a, b, c…) giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong cùng một hàng, dấu (*) thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa công thức TN và ĐC (α = 0,05). % ĐC: % so với đối chứng. Dựa vào Hình 2, Hình 3 và kết quả ở Bảng 1 cho thấy, dưới ảnh hưởng của điều kiện mặn, chiều cao cây của các giống giảm xuống. Nồng độ mặn càng cao, sự suy giảm càng rõ rệt. Tuy nhiên, mức độ suy giảm phụ thuộc vào từng giống và từng nồng độ mặn khác nhau. Ở công thức 5‰ NaCl, các giống ngô đều có sự suy giảm chiều cao cây khác biệt so với đối chứng và giảm mạnh hơn tại công thức 10‰ NaCl. Tại cả hai công thức, giống NK4300 đều có chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa so với hai giống còn lại, giống LVN17 có chiều cao cây thấp nhất, LVN092 đạt chiều cao đạt cao nhất trong ba giống. Rễ cây là cơ quan chuyên hóa hút nước và các chất dinh dưỡng khoáng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây. Đặc biệt, ở giai đoạn này, cây con đã ngừng phụ thuộc chất dinh dưỡng dự trữ của hạt mà chuyển sang chất dinh dưỡng trong
  4. 786 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM môi trường sống. Do đó, nồng độ mặn sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng hệ rễ của cây. Kết quả được thể hiện ở Hình 3 và Bảng 2. LVN092 LVN17 LVN17 NK4300 LVN17 NK4300 LVN092 LVN092 NK4300 Hình 3. Ảnh hưởng của mặn đến chiều cao và chiều dài rễ của cây a. Đối chứng b. Công thức 5‰ NaCl c. Công thức 10‰ NaCl Bảng 2. Ảnh hưởng của mặn đến khối lượng khô của rễ cây (g/cây) Nồng độ NaCl (‰) Giống 0 5‰ %ĐC 10‰ %ĐC a a LVN17 0,2150 ± 0,018 0,1846 ± 0,010* 85,86 0,1158 ± 0,009*a 53,86 a b LVN092 0,2235 ± 0,017 0,2022 ± 0,009 90,47 0,1443 ± 0,010*b 64,56 NK4300 0,2356 ± 0,013a 0,1987 ± 0,018*a 84,34 0,1377 ± 0,010*b 58,45 Khối lượng rễ khô của cả ba giống ở công thức 5‰ NaCl so với đối chứng vẫn đạt ở mức cao (từ 84,34-90,47%) nhưng đã có sự khác biệt giữa giống LVN092 với hai giống còn lại. Tại công thức 10‰ NaCl, giống LVN17 có sự suy giảm mạnh hơn hẳn, chỉ còn 0,1158 g, đạt 53,86% so với đối chứng. Qua Hình 3, có thể thấy kích thước bộ rễ đã có sự thay đổi. Giống LVN092 có kích thước bộ rễ phát triển hơn so với hai giống còn lại trong các công thức mặn. Trong nghiên cứu của Aydinsakir & Erdal (2013) cũng chỉ ra, khi tăng nồng độ mặn thì áp suất thẩm thấu quanh rễ tăng lên, cản trở sự hấp thụ nước từ rễ làm cho chiều dài rễ và chiều cao cây ngắn hơn, khối lượng tươi, khô của thân và rễ giảm. Bảng 3. Ảnh hưởng của mặn đến tổng diện tích lá trên cây (cm2/cây) Nồng độ NaCl (‰) Giống 0 5‰ %ĐC 10‰ %ĐC a a LVN17 96,90 ± 2,92 38,54 ± 3,89* 39,77 12,40 ± 0,85*a 12,80 a b LVN092 99,53 ± 5,25 68,47 ± 3,50* 68,79 26,76 ± 3,59*b 26,89 NK4300 99,33 ± 2,81a 61,06 ± 4,09*b 61,47 16,89 ± 2,18*a 17,01 Tổng diện tích lá/cây phản ánh một phần khả năng sinh trưởng và khả năng quang hợp của cây. Dưới ảnh hưởng của điều kiện mặn, diện tích lá/cây cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nồng độ muối càng tăng thì tổng diện tích lá/cây càng giảm. So sánh giữa các giống,
  5. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 787 nhận thấy giống LVN092 đạt tổng diện tích lá cao nhất trong các công thức. Kết quả được trình bày tại bảng 3. Ngay tại công thức 5‰, tổng diện tích lá/cây của giống LVN17 giảm mạnh và khác biệt hoàn toàn so với hai giống còn lại, chỉ đạt 39,77% so với đối chứng, giống NK4300 và LVN092 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê, đạt từ 61,06% tới 68,47% so với đối chứng. Tại công thức 10‰, tổng diện tích lá của giống NK4300 giảm mạnh, đạt 17,01% so với đối chứng và sai khác không có ý nghĩa so với giống LVN17. Giống LVN092 đạt 26,89%, cao nhất trong ba giống. Trong môi trường mặn, cây sinh trưởng và phát triển chậm, do đó, khối lượng khô của cây giảm khi nồng độ mặn tăng. Kết quả ở Bảng 4 cho thấy, sự khác biệt khối lượng khô giữa ba giống thấy rõ ràng tại công thức 10%, giống LVN17 có giá trị thấp nhất, giống có khối lượng khô đạt giá trị cao nhất là LVN092, còn lại là giống NK4300. Cũng tại công thức 5‰, giống LVN17 đạt khối lượng khô thấp nhất và khác biệt so với hai giống còn lại. Kết quả nghiên cứu của Sozharajan & Natarajan (2014) cũng cho thấy, ở nồng độ NaCl 200 mM, sinh khối khô của giống NK6240 giảm chỉ còn 54,6% so với đối chứng. Bảng 4. Ảnh hưởng của mặn đến khối lượng khô của cây (g/cây) Nồng độ NaCl (‰) Giống 0 5‰ %ĐC 10‰ %ĐC LVN17 0,3645 ±0,0108a 0,2940 ± 0,0107*a 80,66 0,2043 ± 0,0139*a 56,05 LVN092 0,3703 ±0,0102a 0,3329 ± 0,0124*b 89,90 0,2576 ± 0,0167*c 69,57 a b NK4300 0,3758 ±0,0132 0,3303 ± 0,0106* 87,89 0,2350 ± 0,0102*b 62,53 Qua kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, chiều dài rễ, tổng diện tích lá, khối lượng khô, có thể thấy giống NK4300 có khả năng chịu mặn tốt hơn giống LVN17 và kém so với giống LVN092. Nghiên cứu của Lương Văn Vàng (2014) khi đánh giá khả năng chịu mặn trên đối tượng 32 tổ hợp lai và 48 dòng ngô cũng sử dụng các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều dài thân lá, dài rễ, khối lượng khô thân lá, khối lượng khô rễ để phân chia thành các nhóm chịu mặn. Tương tự, Ahmed et al., (2017) khi nghiên cứu khả năng chịu mặn của giống ngô lai số 7 do Viện Nghiên cứu BARI lai tạo trong điều kiện nồng độ 0, 20, 40, 80, 120, 160, 200, 240, 280, 320 mM NaCl cũng kết luận rằng các chỉ tiêu sinh trưởng như sinh khối tươi, sinh khối khô, chiều cao cây, chiều dài rễ, khả năng nảy mầm, độ dài thân mầm, rễ mầm cũng giảm dần khi độ mặn tăng. Ảnh hưởng của mặn thông qua các chỉ tiêu sinh lý, quang hợp Nước liên kết bảo vệ cho hệ keo chất nguyên sinh khỏi bị đông tụ và giữ ổn định hoạt động của tế bào. Vì vậy, hàm lượng nước liên kết có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định tính chống chịu của thực vật. Khi sinh trưởng trong điều kiện mặn, hàm lượng nước liên kết trong lá ở tất cả các giống đều cao hơn so với công thức đối chứng. Kết quả được thể hiện tại Bảng 5. Bảng 5. Ảnh hưởng của mặn đến hàm lượng nước liên kết trong lá (%) Nồng độ NaCl (‰) Giống 0 5‰ %ĐC 10‰ %ĐC LVN17 68,23 ± 1,90a 84,37 ± 0,76*b 123,66 78,81 ± 1,13*a 115,51 LVN092 71,87 ± 1,37a 81,24 ± 1,15*a 113,04 85,40 ± 0,84*c 118,83 b b NK4300 77,35 ± 1,64 83,92 ± 0,91* 108,49 82,60 ± 0,96*b 106,79
  6. 788 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trong ba giống, giống LVN092 có hàm lượng nước liên kết tăng dần từ công thức 5‰ tới công thức 10‰ so với đối chứng và vẫn duy trì ở mức cao (từ 113,04% đến 118,83%). Trong khi đó, giống LVN17 và NK4300 tại công thức 5‰, hàm lượng nước liên kết tăng cao, đạt 84,37% và 83,92%. Giống LVN17 có hàm lượng nước liên kết giảm tại công thức 10‰, từ 123,66% xuống 115,51% so với đối chứng. Còn lại là giống NK4300 vẫn duy trì ổn định từ 108,49 - 106,79%. Diệp lục là nhóm sắc tố nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện môi trường. Khi gặp điều kiện bất lợi, liên kết giữa diệp lục với protein, lipid bị phá vỡ, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng quang hợp và năng suất cây trồng. Kết quả trình bày tại Bảng 6 cho thấy, tại công thức 5‰, giống LVN17 có hàm lượng diệp lục giảm mạnh so với hai giống còn lại là LVN092 và NK4300, chỉ đạt 82,22% so với đối chứng và giảm còn 78,37% tại công thức 10%. Hàm lượng diệp lục của hai giống LVN092 và NK4300 không có sự khác biệt trong cả hai công thức thí nghiệm, dao động từ 91,82-92,57% (công thức 5‰) và 85,22-87,45% (công thức 10‰). Bảng 6. Ảnh hưởng của mặn đến hàm lượng diệp lục tổng số trong lá (g/m2) Nồng độ NaCl (‰) Giống 0 5‰ %ĐC 10‰ %ĐC a a a LVN17 0,2492 ±0,0104 0,2049 ± 0,0126* 82,22 0,1953 ± 0,0111* 78,37 a b b LVN092 0,2638 ±0,0126 0,2423 ± 0,0148* 91,85 0,2248 ± 0,0105* 85,22 NK4300 0,2558 ±0,0153a 0,2368 ± 0,0118*b 92,57 0,2237 ± 0,0126*b 87,45 Nghiên cứu của Muhammad et al. (2019) trên đối tượng là hai giống ngô (Syngenta- 8441 và Pearl) ở dải nồng độ 0; 0,67; 8; 13 dSm-1 NaCl, tương ứng là 0; 0,43; 5,12 và 8,32‰ NaCl đã cho kết quả tương tự, hàm lượng diệp lục tổng số trong lá giảm đáng kể khi nồng độ mặn tăng. Mặn làm giảm thế nước của môi trường, gây khó khăn cho cây trong việc hấp thụ nước và khoáng. Hàm lượng cao các ion Na+ và Cl- trong môi trường và trong cây tăng lên làm ảnh hưởng đến trao đổi chất nói chung và kìm hãm hoạt động quang hợp và các quá trình sinh lý. Bảng 7. Ảnh hưởng của mặn đến hiệu suất quang hợp thuần (g.m-2.ngày-1) Nồng độ NaCl (‰) Giống 0 5‰ %ĐC 10‰ %ĐC a a a LVN17 2,693 ± 0,162 1,634 ± 0,346* 60,68 0,350 ± 0,219* 12,99 LVN092 3,046 ± 0,203a 2,883 ± 0,274b 94,65 1,924 ± 0,196*c 63,16 a b b NK4300 2,725 ± 0,200 2,021 ± 0,248* 74,17 1,050 ± 0,207* 38,53 Kết quả xác định hiệu suất quang hợp thuần của ba giống ngô được tổng kết ở Bảng 7. Tại công thức 5‰, giống LVN092 có hiệu suất quang hợp không khác biệt so với đối chứng, đạt 94,65%. Hai giống còn lại là LVN17 và NK4300 có sự suy giảm hiệu suất quang hợp thuần lớn hơn, đạt từ 60,68 đến 74,17% so với đối chứng. Sự suy giảm hiệu suất quang hợp thể hiện mạnh mẽ tại công thức 10‰, cao nhất là giống LVN17 chỉ đạt 12,99%, suy giảm ít nhất là LVN092 đạt 63,16%, còn lại là giống NK4300 đạt 38,53% so với đối chứng.
  7. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 789 4. KẾT LUẬN Điều kiện mặn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của ba giống ngô. So với đối chứng, ở công thức 10‰ NaCl, chiều cao cây giảm còn 38,75% đến 55,05%, tổng diện tích lá giảm còn 12,8% đến 26,89%, khối lượng khô rễ giảm còn 53,86% đến 64,56% và khối lượng khô toàn cây cũng giảm còn 56,05% đến 69,57%. Về quang hợp, hàm lượng diệp lục còn 78,37% đến 85,22% và hiệu suất quang hợp thuần còn 78,37% đến 87,45% so với đối chứng. Giống NK4300 trong các chỉ tiêu sinh trưởng và quang hợp đều thấp hơn so với giống LVN092, cao hơn so với giống LVN17. Có thể xem giống NK4300 là giống chịu mặn trung bình. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện tại bộ môn Sinh lý Thực vật và Ứng dụng, Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội. Các giống ngô được Viện Nghiên cứu Ngô - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cung cấp. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aydinsakir K., Erdal S., 2013. The effect of different salt concetrations on germination and seedling parameters of silage corn varieties. Anadolu J. Agr. Sci., 28(2): 94-100. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam, Nxb. Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam, 170 trang. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2017 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Thị Kim Nhung, 2017. Ảnh hưởng của NaCl tới sinh trưởng, hàm lượng diệp lục, nước liên kết và proline ở bốn giống ngô có khả năng chịu mặn khác nhau. Hội thảo khoa học sinh lý thực vật toàn quốc lần thứ 2 năm 2017. Nxb. Nông nghiệp, 69-77. Huỳnh Thị Thu Huệ, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Hải Hà, 2018. Công nghệ gen trong tạo cây ngô chịu hạn và những triển vọng mới. Tạp chí Công nghệ sinh học, 16(1): 19-43. Hoque MM., Jun Z., Guoying W., 2015. Evaluation of salinity tolerance in maize genotypes at seedling stage. J. BioSci. Biotechnol, 4(1): 39-49. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong, 2013. Phương pháp nghiên cứu sinh lý học Thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Muhammad Mohsin Raza, Sami Ullah, Tariq Aziz, Tanveer Abbas, Malik Muhammad Yousaf, Volkan Altay, Munir Ozturk, 2019. Alleviation of Salinity Stress in Maize Using Silicon Nutrition. Not Bot Horti Agrobo, 47(4):1340-1347. R. Ahmed, MHK. Howlader, A. Shila, MA. Haque, 2017. Effect of salinity on germination and early seedling growth of maize. Progressive Agriculture, 28 (1): 18-25. Sozharajan R., Natarajan S., 2014. Germination and seedling growth of Zea mays L. under different levels of sodium chloride stress. International Letters of Natural Sciences, 12: 5- 15. Lương Văn Vàng, 2014. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn. Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất, 348-356.
  8. 790 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM STUDY ON SOME PARAMETERS OF GROWTH AND PHOTOSYNTHESIS OF THE MAIZE NK4300 (Zea mays L.) UNDER ARTIFICIAL SALT CONDITIONS Do Tu Linh, Dieu Thi Mai Hoa* Abstract: Zea mays L. is one of the crops with high economic value. This study was conducted to evaluate the impact of NaCl salinity on some growth and photosynthetic parameters of maize NK4300, then compare it’s ability to respond to salinity with two previously studied varieties, LVN17 and LVN092. Maize was planted in Knop nutrient, and supplemented with NaCl at concentrations of 0,5‰ and 10‰ for 15 days. The results showed that NK4300 had lower growth and photosynthesis ability than LVN 092, but better than the more susceptible LVN167 variety. Therefore, it can be assessed that NK4300 is moderately salt tolerant. The growth and photosynthesis ability of all three varieties decreased as the concentration of NaCl increased. In particular, the plant height decreased 38.75% - 55.05%, the total leaf area decreased 12.8% - 26.89%, the total dry weight of the plant was reduced 56.05%-69.57%, chlorophyll decreased 78.37% - 85.22% and net photosynthetic rate also decreased 78.37%-87.45% compared to the control. Keywords: Zea mays L., artificial salt, growth, NK4300, photosynthesis. Hanoi National University of Education *Email: hoadtm@hnue.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2