intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số nội dung liên quan đến kiến thức môn Hà Nội học gắn với phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888-1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu một số nội dung liên quan đến kiến thức môn Hà Nội học gắn với phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888-1945 trình bày các khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu của bài viết; Đặc điểm của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 – 1945 trong nội dung kiến thức của môn học “Hà Nội học”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số nội dung liên quan đến kiến thức môn Hà Nội học gắn với phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888-1945

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 111 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC MÔN HÀ NỘI HỌC GẮN VỚI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA GIÁO CHỨC, HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1888 - 1945 Lê Thị Thu Hương, Phạm Tuấn Anh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Các nội dung và kiến thức về Hà Nội học đã từng bước trở thành một nội dung môn học được xây dựng từ cấp giáo dục phổ thông cho đến đại học, đặc biệt đối với bậc đại học có thể nhận thấy, nội dung “Hà Nội học” đã trở thành một trong những nội dung đào tạo quan trọng đóng vai trò kiến thức nền tảng đối với các khối ngành kiến thức về văn hóa, xã hội đào tạo bậc cử nhân tại trình độ đại học. Đối tượng của môn học chính là những sinh viên cũng học sinh tại các cấp học vì vậy để môn học có hiệu quả càn kết hợp các kiến thức cũng như cần có các nội dung nghiên cứu thể hiện rõ vai trò của đội ngũ giáo chức, học sinh và sinh viên của Hà Nội xuyên suốt trong bối cảnh lịch sử. Giai đoạn từ năm 1888 – 1945 là giai đoạn phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội có nhiều hoạt động tiêu biểu vì vậy đây là giai đoạn cần có những nghiên cứu đánh giá và lựa chọn từ đó rút ra được những đặc điểm và vai trò phù hợp bổ sung các nội dung kiến thức của môn học gắn liền với tinh thần yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội. Từ khóa: Hà Nội học, phong trào yêu nước, giai đoạn 1888 – 1945, giáo chức, học sinh, sinh viên. Nhận bài ngày 10.4.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022 Liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hương; Emai: huongltt@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với vai trò và tầm vóc lịch sử, Thăng Long, Hà Nội là một trong những địa điểm văn hóa lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử đòi hỏi cần có những công trình nghiên cứu cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy các vấn đề khoa học chuyên biệt về bối cảnh văn hóa cũng như trở thành một môn học phù hợp với mục tiêu đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội hội nhập, phát triển và gìn giữ những giá trị văn hóa, nhân văn của Thăng Long, Hà Nội. Tác phẩm “Hà Nội – con người, lịch sử và văn hóa” (2010), của tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà với độ dài 150 trang đã đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản từ đặc điểm sinh thái, lịch sử Hà Nội qua các thời kỳ, đến các khía
  2. 112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI cạnh về văn hóa như di tích, kiến trúc, ẩm thực, phong tục tập quán, danh nhân và một số vấn đề của Hà Nội đương đại. Tác phẩm Thăng Long - Hà Nội (tập 1, tập 2) do Phan Huy Lê chủ biên, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2012, đã nhắc đến giáo dục Hà Nội giai đoạn 1888 - 1945. Tác phẩm Bộ Bách Khoa thư Hà Nội, tập 8, cũng đã phần nào cho thấy những chính sách giáo dục của Pháp ở trường công và trường tư, về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục,… Từ đó có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu về Hà Nội học trong giai đoạn này đã thể hiện được vài trò lãnh đạo của Đảng với sự tham gia của lực lượng trí thức, với vai trò chủ yếu là giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội đã tham gia vào phong trà cách mạng trong đó tiếp nhận, truyền bá các phong trào yêu nước trong các trường học của Hà Nội. Đây chính là luận cứ khao học đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong công cuộc giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn tiếp theo. 2. NỘI DUNG 2.1. Các khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu của bài viết 2.1.1. Khái niệm về Hà Nội học, giáo chức, học sinh, sinh viên Có thể khẳng định Hà Nội học là một trong những nội dung khoa học đặc thù đối với vị trí và vai trò của Thủ đô Hà Nội. “Hà Nội học” là một trong những nội dung gắn liền với mục tiêu cung cấp các kiến thức cơ bản về Hà Nội dựa trên các hướng nghiên cứu dựa trên các lĩnh vực về: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa truyền thống trong một khoảng thời gian nhất định gắn liền với những bước phát triển của thành phố Hà Nội. Đây là một trong những nội dung kiến thức được xây dựng dựa trên rất nhiều kiến thức nền tảng của các tài liệu có thể kể đến như Tác phẩm Thăng Long – Hà Nội (tập 1, tập 2) hoặc Bộ Bách khoa Thư Hà Nội và nhiều tài liệu khác, đây chính là một minh chứng rõ nét về tầm quan trọng cũng như vai trò của bộ môn Hà Nội học”. Nguồn gốc phát triển của “Hà Nội học” bắt nguồn từ vị trí và vai trò của thành phố Hà Nội gắn liền với tiến trình phát triển lịch sử. Trước hết cần phải khẳng định rằng, Thăng Long - Hà Nội với bề dày truyền thống hơn 1000 năm đã tiếp nhận, chắt lọc những gì tinh túy nhất của mọi vùng miền đất nước và quốc tế để tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng, gây ấn tượng đặc biệt với bất kỳ ai từng đặt chân đến. Đối với lĩnh việc nghiên cứu “Hà Nội học” đây là một loại hình nghiên cứu đặc biệt, gắn liền với các kiến thức về văn hóa đặc trưng với tính chất khu vực, Hà Nội là một khu vực không gian văn hóa rộng lớn, “Hà Nội học” không chỉ đơn thuần là một không gian văn hóa gắn liền với phạm vi và địa giới hành chính của thành phố Hà Nội, đó còn là những khu vực gắn liền với sự hình thành của Thăng Long Hà Nội cũng như đặc biệt đối với vấn đề nghiên cứu của bài viết trong giai đoạn 1888 – 1945 đó là sự biến đổi về địa giới hành chính của Hà Nội qua các thời kỳ, đó còn là những khu vực văn hóa xung quanh Hà Nội gắn với yếu tố lịch sử như văn hóa Kinh Bắc, bao gồm vùng Bắc Ninh và Bắc Giang, cho đến khu vực miền Bắc, trong đó Thủ đô Hà Nội đóng vai trò trung tâm, biểu hiện sự đầy đủ, phong phú và đặc trưng lớn nhất của vùng văn hóa này. Sự hình thành và phát triển của đội ngũ giáo chức của Hà Nội đó là các văn thân, sĩ phụ cũng như tầng lớp giáo viên mới được đào tạo gắn liền với sự phát triển trong hoạt động khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đây là
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 113 đội ngũ luôn có ý thức nghề nghiệp, tinh thần dân tộc, lòng tự trọng cao, phong các tự do và bình đẳng trong quan hệ với đội ngũ đồng nghiệp và học sinh. Đây là tầng lớp được xã hội tôn trọng. Bên cạnh đó học sinh, sinh viên là đội ngũ được tiếp nối truyền thống hiếu học của mảnh đất ngàn năm văn hiến, của dân tộc, gắn với sự giáo dục các tri thức mới của đội ngũ giáo chức dẫn đến đội ngũ học sinh sinh, sinh viên trong thời kỳ này rất nhạy cảm với thời cuộc, hăng hái tham gia đấu tranh, chống xâm lược đối với nền giáo dục thuộc địa của Pháp. Từ đó có thể đưa ra một khái niệm xây dựng phù hợp với nội dung nghiên cứu của “Hà Nội học” trong đó “Hà Nội học” là một nội dung kiến thức gắn liền với các thực thể cả về tự nhiên, văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội và con người tồn tại trong chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc gắn liền với những đặc trưng về giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, được hình thành trong quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội, được tạo nên từ quá trình hoạt động thực tiễn gắn với sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, để khẳng định bản sắc riêng của vùng đất và con người Đại La, Thăng Long, Hà Nội”. 2.1.2. Vị trí và vai trò của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 – 1945 đối với các kiến thức Hà Nội học Với vị trí và vai trò xuyên suốt trong chiều dài phát triển của lịch sử luôn giữ vị trí là Thủ đô hoặc Trung tâm văn hóa, xã hội của đất nước, Hà Nội luôn là vùng đất địa linh, nhân kiệt là cái nôi của giáo dục. Trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng và thiết lập chế độ cai trị đối với Việt Nam, Hà Nội đã được mở rộng với vị trí là trung tâm giáo dục của cả Liên bang Đông Dương, đây là thời kỳ tồn tại song song hai chương trình giáo dục bao gồm chương trình giáo dục Pháp Việt và chương trình giáo dục bản xứ. Nhận thức được vai trò quan trọng của giao dục đối với vấn đề tư tưởng và củng cố sự cai trị của Pháp trong phạm vi của Liên bang Đông Dương, thực dân Pháp xây dựng hoạt động giáo dục với mong muốn là đào tạo lực lượng trí thưc phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Hà Nội với vị thế của Liên Bang Đông Dương, trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên trái với mong muốn của thực dân Pháp khi sử dụng giáo dục như một công cụ chính trị tư tưởng củng cố chế độ cai trị, các tầng lớp tri thức tân học bao gồm các giáo chức và học sinh, sinh viên các cấp học được hình thành dưới kết quả của chương trình giáo dục của Pháp lại thấu hiểu được hoàn cảnh đất nước, có điều kiện tiếp cận với các luồng tư tưởng cấp tiến mới bên ngoài, bao gồm các tân văn, tân thư nên bản thân họ đã có sự giác ngộ các tư tưởng cách mạng dưới nền tảng của tinh thần yêu nước mong muốn giải phóng dân tộc. Bước chuyển quan trọng đối với phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh sinh viên Hà Nội đối với phong trào yêu nước đó chính là sự giác ngộ đố với các luồng tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đây chính là bước chuyển quan trọng gắn với ra đời và thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp” [3-3]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội thể hiện tinh thần chủ động, tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng, tiếp nhận cũng như truyền bá tinh thần yêu nước trong các trường học và môi trường giáo dục.
  4. 114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Điều này được thể hiện bàng dẫn chứng nhiều trường học ở Hà Nội đã trở thành những ngôi trường cách mạng, trong các trường học đã có những người thầy và các thế hệ học trò tịch cực tham gia cách mạng như Trường Trung học Bảo Hộ (Trường Bưởi) nay là trường Trung học Phổ thông Chu Văn An. Việc rèn lyện và đóng góp nhất định vào phogn trào giải phóng dân tộc trong giai đoạn này đã thể hiện được vai trò của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội đây chính là tiền đề để sau này đội ngũ này đã trở thành những nhà cách mạng lớn thể hiện được đóng góp đối với công cuộc giải phóng dân tộc cũng như kháng chiến và thống nhất đất nước trong giai đoạn tiếp theo của dân tộc. 2.2. Đặc điểm của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 – 1945 trong nội dung kiến thức của môn học “Hà Nội học” 2.2.1. Về sự hình thành và phát triển của đội ngũ giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội 2.2.1.1. Về giáo chức Với truyền thống văn hiến, Thăng Long – Hà Nội luôn là vùng đất của giáo dục cũng như khoa cử Việt Nam, đây là nền tảng hình thành đội ngũ dạy học và giáo chức cho nền giáo dục của Việt Nam. Bối cải giải đoạn 1888 – 1945, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam cũng như thiết lập các chế độ cai trị khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Hà Nội. Với mong muốn đào tạo đội ngũ giúp việc cho chính quyền thực dân, đội ngũ giáo chức được hình thành và phát triển. Tuy nhiên trái với mong uốn của thực dân Pháp, đội ngũ giáo chức Hà Nội thời kỳ luôn thể hiện được tinh thần cũng như sự nghiêm túc trong nghề nghiệp, đây chính là một nét văn hóa được kế thừa và phát triển qua bao đời của Thăng Long của Hà Nội. Đối với nội dung của môn học “Hà Nội học” có thể nhận thấy rằng nét văn hóa “tinh thần dân tộc, lòng tự trọng cao, phong cách tự do, cũng như tinh thần bình đẳng với đồng nghiệp cũng như học sinh” chính là một trong những đặc điểm, những nét văn hoát rất riêng của đội ngũ giáo chức Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng đội ngũ giáo chức là một bộ phận vừa thể hiện tinh thần ưu việt cũng như sự khô ngoan trong phong trào yêu nước đó là đức tính tinh thần dân tộc luôn được bao bọc bởi sự kín đáo, tác phong cẩn trọng, khéo léo trước sự dò xét cũng như giám sát của chính quyền thực dân. Là một bộ phận luôn có tinh thần dân tộc, cũng như cảm nhận được nỗi đau của sự mất nước cũng như sự cảm tình đối với những phong trào giải phóng dân tộc, tuy nhiên nhạy ảm về chính trị cũng như tinh thần “ôn hòa:, an phận cũng như giữ gìn tinh thần của nhà giáo, vì vậy đòi hỏi đội ngũ này cần được giác ngộ cũng như có sự lãnh đạo của một chính Đảng trong việc tham gia phong trào giải phóng dân tộc, đây là những tiền đề để đội ngũ giáo chức trở thành một trong những bộ phận tham gia cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.2.1.2. Về học sinh, sinh viên Hà Nội Với ảnh hưởng văn hóa của vùng đất hiếu học, sinh viên cũng như học sinh của Hà Nội đã kế thừa cũng như phát triển được truyền thống hiếu học của mảnh đất ngàn năm văn hiến, bên cạnh đó là một trong những bộ phận tinh hoa của xã hội, sinh viên đã thể hiện được tinh thần hăng hái nhạy cảm với thời cuộc, cũng như đây là bộ phận với đăc điểm và tính chất
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 115 của thanh niên nên có tinh thần yêu nước vô cùng mạnh mẽ, hăng hái đứng lên đấu tranh chống áp bức cũng như sự xâm lược của thực dân Pháp gắn liền với việc tiếp nhận các tinh hoa tri thức cũng như chống lại các mục đích về tư tưởng cai trị của nền giáo dục thuộc địa mà Pháp xây dựng tại Hà Nội. Việc học tập các chương trình giáo dục của chính quyền thực dân chỉ làm cho bộ phận học sinh, sinh viên Hà Nội sớm nhận ra được bản chất đề quốc, thực dân của chính quyền Pháp, bên cạnh đó họ ý thức được rằng cần phải tham gia vào các phong trò giải phóng dân tộc cũng như các tổ chức chính trị cấp tiến có khuynh hướng chống Pháp và giải phóng dân tộc. Đây chính là bộ phận tích cực sau này có mặt trong hàng ngũ của Hội Cứu quốc của mặt trận Việt Minh góp phần đánh dấu sự chuyển mình về tư tưởng của học sinh, sinh viên Hà Nội cũng như đóng góp thành công của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội. 2.3. Đặc điểm của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 – 1945 trong nội dung kiến thức của môn học “Hà Nội học” Dựa trên các tiệp cân về văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội và con người đối với bộ môn “Hà Nội học” từ đó có thể khái quát được đối tượng nghiên cứu đó là phong trào yêu nước gắn liền với đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 1888 – 1945 bao gồm các đặc điểm sau đây 2.3.1. Tiếp cận lịch sử của môn học “Hà Nội học” đối với phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 - 1945 Dựa trên tiếp cận về lịch sử có thể nhận thấy, phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo của đội ngũ giáo chức và học sinh sinh tham gia dựa trên tinh thần yêu nước gắn liền với sự tiếp cận các tư tưởng cách mạng tiến bộ. Có thể nhận thấy, dựa trên tiếp cận về lịch sử từ bộ môn “Hà Nội học” gắn với tiến trình lịch sử đó là sự phát triển về mức độ cũng như đối tượng tham gia các phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội. Sự phát triển của các phong trào này bắt nguồn từ những năm đầu thế kỷ XX với sự tham gia và thành lập của trường Đông Kinh Nghĩa Thục với nhiều trí thức nổi tiếng tham gia hoạt động. Gắn với bối cảnh lịch sử trong giai đoạn này hoạt động của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội thường diễn ra gắn liền với hoạt động bí mật, điều này xuất phát từ việc chính quyền thuộc địa do Pháp xây dựng thường có những hoạt động do thám, thăm dò hoặc ở mức độ cao nhất đó là đàn áp và ngăn ngừa các phong tròa yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội. Đặc điểm trong thời kỳ này đó là nền tảng tư tưởng kết hợp dựa truyền thống yêu nước cùng với đó là các luồng tư tưởng văn hóa cách mạng hiện đại bao gồm khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản, đây là hai khuynh hướng đóng vai trò động viên, khishc lệ khơi dậy ý thức yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc của đội ngũ giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội. Bên cạnh đó một trong những đặc điểm nội bật trong đội ngũ giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội đối với phong trào yêu nước đó là sự tham gia và hoạt động có hiệu quả của đọi ngũ nữ giáo chức và nữ học sinh, sinh viên. Đây là một trong những điểm mới có sự khác biệt đối với phong trào yêu nước trong lịch sử của Việt Nam, sự ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ về trào lưu tư tưởng “dân
  6. 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI chủ tư sản” đã góp phần nâng cao vị thế và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Điều này được minh chứng trong sự phát triển của trường Đông Kinh Nghĩa Thục có sự tham gia của lớp học dành cho nam sinh và lớp học dành cho nữ sinh. Với vị trí và vai trò là thủ phủ của Liên Bang Đông Dương về giáo dục, Hà Nội là nơi tập trung đông đảo đội ngũ học sinh, sinh viên của các nước Đông Dương như Lào và Campuchia, điều này góp phần thúc đẩy sự đoàn kết truyền thống quý báu của dân tộc, điều này được thể hiện bằng việc một số hoạt động đấu tranh của học sinh, sinh viên Hà Nội đã có sự tham gia của đội ngũ học sinh, sinh viên quốc tế. Từ đó có thể khẳng định, với đặc điểm và vai trò là trung tâm giáo dục lớn nhất của Liên bang Đông Dương, Hà Nội luôn có sự tham gia với số lượng lớn của giáo chức, học sinh, sinh viên trong phong trào yêu nước và phong trào cách mạng. Đây chính là tiền đề quan trọng chuẩn bị lực lượng cách mạng to lớn đánh dấu chiến thắng quyết định đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 2.3.2. Tiếp cận về con người trong môn học “Hà Nội học” đối với phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 - 1945 Dựa trên tiếp cận về con người có thể khái quát được phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 – 1945 được thể hiện dưới các hình thức đa dạng gắn với tinh thần năng động cũng như nhạy bén cảu giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, có thể nhận thấy khi các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân dân Hà Nội với nền tảng của khuynh hướng phong kiến đều thất bại, cùng với đó sự biến chuyển của tình hình thế giới với khuynh hướng dân chủ tư sản cũng như khuynh hướng vô sản đã len lỏi vào trong nước. Với vị trí là trung tâm của hệ thống giáo dục của liên bang Đông Dương, đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên của Hà Nội đã mạnh dạn tiếp nhận cũng như có sự lan tỏa tư tưởng này đến các tầng lớn nhân dân của Hà Nội bằng các hình thức hết sức đa dạng cũng như tân tiến. Thứ nhất, đó là hoạt động mở trường dạy học, hướng ứng các phong trào Duy tân, đổi mới về tư tưởng. Việc triển khai hoạt động học tập chính là phương pháp tốt nhất để khơi dậy lòng yêu nước truyền bá tư tưởng mới. Sự phát triển của ngôi trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội với sự tiên phong tiế nhân những tư tưởng mới, điều này không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà còn có sức lan toản đến cả phụ hunh cũng như các tầng lớp nhân dân khác, việc hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục chính là cuộc cách mạng khởi nguồn cho sự thay đổi về vấn đề văn hóa cũng như t tưởng của nhân dân Hà Nội. Thứ hai, đó là hoạt động kinh doanh, buôn bán, một trong những giá trị tiên tiến trong nền tảng tư tưởng của giáo chức Hà Nội trong giai đoạn này đó là nhận thức của họ về vấn đề muốn giành chiến thắng và giải phóng dân tộc trước thực dân Pháp cần phải có một nền kinh tế mạnh tự cường, từ đó vai trò của hoạt động kinh doanh, buôn bán cần được phát triển, việc kinh doanh này thể hiện được sự phát triển trong trình độ cũng như nhận thức của đội ngũ giáo chức Hà Nội đó là việc buôn bán góp phần có được các giá trị về mặt kinh tế để ủng hộ các phong trào cách mạng bên cạnh đó thể hiện sự vận dụng sáng tạo các kiến thức mà đội ngũ này được đào tạo. Điều này thể hiện sự vượt bậc trong phát triển tư tưởng của đội ngũ giáo chức đã vượt qua được quan điểm hạn của Nho giáo về vấn đề “trọng nông, ức thương”. Thứ ba, đó là hình thức bạo
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 117 động kết hợp vũ trang, đây là một trong những xu hướng diễn ra mạnh mẽ với nhiều hoạt động phong phú đa dạng. Tuy nhiên việc thiếu một lực lượng lãnh đạo đúng đắn dẫn điến hiệu quả của hình thức đấu tranh này chưa đạt được như mong muốn điều nay đòi hỏi và đặt ra yêu cần cần có một lực lượng lãnh đạo đối với. Trong giai đoạn nửa sau những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác – Lê nin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá đã thâm nhập vào Hà Nội, đây là khuynh hướng cách mạng đã được lan truyền bí mật trong các trường học, điều này dẫn đến mộc dấu mốc vô cùng quan trọng trong khuynh hướng cách mạng của Việt Nam cũng như việc dứt khoát trong việc lựa chon con đường giải phóng dân tộc của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên của Hà Nội dựa trên sự nhạy bén về mặt chính trị cũng như sứ mệnh lịch sử đã lựa chọn con đường cứu nước gắn với khuynh hướng vô sản kết hợp với tri thức cũng như tinh thần yêu nước gắn với sự nghiệp cách mạng cũng như giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội diễn ra đa dạng cũng như các kết quả mang tính thành công và có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước. Hình thức đấu tranh chủ yếu được sử dụng phù hợp và phát huy tối đa năng lực của đội ngũ tri thức đó là đấu tranh báo chí và đấu tranh nghị trường, hoạt động này đã góp phần lên án sự bất công của chế độ thưc dân cũng như bảo vệ quyền lượi chính đáng của nhân dân thúc đẩy chính các quyền tự do, dân chủ. Có thể nhận định với vị trí và sự tôn trọng trong xã hội dành cho đội ngũ giáo chức được nhân dân giao phó đứng trong các vị trí quan trọng của nghị trường, họ đã thể hiện tiếng nói đại diện cho sự tín nhiệm của nhân dân thẳng thắn trong việc đấu tranh cũng như phê phán và vạch trần các tội ác và sự bât công của chế độ thực dân và chính quyền thuộc địa do Pháp xây dựng. Bên cạnh đó đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình đó là phổ biến các kiến thức tri thức đến đông đảo quần chúng nhân dân bằng những việc làm cụ thể như phong trào truyền bá chữ “Quốc ngữ” góp phần làm tốt công tác diệt giặc dốt đưa đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và trở thành lực lượng cách mạng. Về cơ bản từ tiếp cận các đặc điểm con người có thể nhận thấy đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong giai đoạn này đã thể hiện đặc điểm đó là tinh thần nhạy bén, ý thức trách nhiệm và năng động gắn với lòng yêu nước đi theo cách mạng góp phần làm tốt công tác về mặt chuyên môn cũng như đóng góp sức mình đưa đến thắng lợi của phong trào cách mạng. 2.3.3. Tiếp cận về văn hóa “Hà Nội học” thể hiện sự kế thừa và phát triển giữa các thế hệ trong các phong trào đấu tranh của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên gắn liền với các tầng lớn và quần chúng nhân dân Với vị trí về mặt văn hóa truyền thống của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội với sự phát triển các giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến đóng vai trò trung tâm của hoạt động văn hóa – giáo dục cùng với đó truyền thống “sĩ phu Bắc Hà” với lòng tự trọng gắn liền với tinh thần dân tộc không chịu sự thống trị bất công của các thế lực xâm lược và chính quyền tay sai do Pháp xây dựng. Trong tiếp cận về mặt văn hóa có thể nhận thấy tính kề thừa và phát triển của phong trào yêu nước trong đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội có sự tiếp
  8. 118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nối từ các sĩ phu truyền thống kết hợp với đội ngũ giáo chức được đào tạo bài bản tiếp nhận những kiến thức mới, trong số đó nhiều cá nhân xuất chúng được chính nước Pháp đào tạo tuy nhiên khi trở về nước bản thân họ luôn thể hiện tinh thần yêu nước bằng chính những việc làm cụ thể đó là truyền đạt những kiến thức tiến bộ đã được phương Tây đào tạo đến các thế hệ học sinh, sinh viên gắn với truyền thống văn hóa tự tôn dân tộc, khoogn chịu khuất phục trước quân xâm lược. Có thể khẳng định, các hoạt động yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội luôn thể hiện sự tiếp nối, dìu dắt và kế thừa giữa các thế hệ. Với sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930, có thể nhận thấy đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội đã được giác ngộ một cách toàn diện và sâu sắc với một tư tưởng mới tiên tiến và phù hợp với bối cảnh lịch sử thời đại đó là chủ nghĩa Mác Lê – nin cũng như các chủ trương chính sách của Đảng đến với chính đối tượng là quần chúng nhân dân bằng những hình thức đa dạng và gần gũi gắn liền với chính những nét văn hóa của Thăng Long – Hà Nội như hình thức diễn kịch, làm thơ, soạn nhạc thể hiện đúng tính chất hào hoa, phong nhã mà gần gũi của văn hóa Thăng Long Hà Nội. Những phương pháp này đã góp phần cũng cố sức mạnh tinh thần, niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự phát triển và thắng lợi của phong trào cách mạng. Từ đó có thể rút ra được nhận định cuộc đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội luôn thể hiện tinh thần tiên phong, đi trước góp phần mở màn và “châm ngòi” cho các cuộc đấu tranh và phong trào của quần chúng nhân dân với sức lan tỏa lớn. Những sự kiện lịch sử diễn ra ở Hà Nội cho thấy một trong nhữn nét văn hóa nổi bật của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên của Hà Nội đó là sự nhạy bén cũng như tinh thần đổi mới gắn với thời cuộc, sự thay đổi của tình hình thế giới luôn được đội ngũ này đón nhận và nắm bắt sớm nhất từ các nguồn tin tức trong sách báo cũng như các trí thức làm việc trong bộ máy của chính quyền thuộc địa. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác – Lê nin truyền bá vào Hà Nội gắn với hệ quả phát triển mạnh mẽ trong chính đội ngũ học sinh và sinh viên, nhiều giáo chức và học sinh, sinh viên đã tiến hành diễn thuyết tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về những chính sách của cách mạng điều này góp phần đưa chủ nghĩa Mác – Lê nin cũng như các chính sách của Đảng đến gần hơn với quần chúng nhân dân, góp phần hoàn thành chủ trương “vô sản hóa” cũng như xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc gắn liền với yêu cầu “kháng chiến – kiến quốc” phục vụ mục đích chuẩn bị lực lượng cách mạng góp phần ghi dấu ấn trong phong trào giải phóng dân tốc. 3. KẾT LUẬN Các yếu tố về tính hội tụ cũng như sự lan tỏa luôn thể hiện rất rõ trong mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến với các bậc hiền tài hội tụ qua cá thời kỳ lịch sử. Hà Nội, với vị trí và vai trò của mình luôn thu hút động đảo học sinh, sinh viên từ mọi miền đất nước đến tham gia học tập. Trong giai đoạn 1888 – 1945 đặt dưới sự cai trị của thực dân Pháp và chính quyền thuộc địa, Hà Nội vẫn thể hiện vị trí và vai trò là trun gtam đầu não, vượt qua được sự nhòm ngó, rình rập cũng đàn áp khủng bố đối với các phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của kẻ thù đây là thời cơ cũng như là thách thức đối với các tổ chức cách mạng được xây dựng và hình thành tại Hà Nội. Đây chính là điều kiện để phong trào đấu
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 119 tranh của đội ngũ giáo chức, học sinh và sinh viên Hà Nội luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời và sáng suốt, tài tình của Đảng, ở hoàn cảnh nào có thể nhận thấy đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội luôn tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng trở thành hận và góp phần thắng lợi của việc giành chính quyền trên phạm cả nước trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Cơ (2007), Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam (1885 - 1918), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Kelly, Gail P (1975), Franco – Vietnamese school 1918 – 1938, Phd. Disertation, University of Wiscosin – Madison, USA. 3. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 4. Maar, David (1981), Vietnamese tradition on trial 1920 – 1945, University of California, Press. 5. Nguyễn Quang Ngọc, Lê Thị Thu Hương (2018), Giáo trình Hà Nội học, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 6. Lê Xuân Tùng (Tổng Chủ biên) (2010), Bách khoa thư Hà Nội (18 tập), Nxb. Thời đại, Hà Nội. 7. Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thru đô (2016), Hà Nội học: Phương pháp tiếp cận và nội dung nghiên cứu, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 8. Thành ủy, HĐND, UBND,UBMTTQ thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Thủ đô Hà Nội Truyền thống, nguồn lực, định hướng phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2010), “Lịch sử”, Bách khoa thư Hà Nội tập 1,2,3,4,5,8, Nxb. Thời Đại, Hà Nội. RESEARCH ON KNOWLEDGE OF HANOI STUDIES CONNECTED WITH PATRIOT MOVEMENT OF TEACHERS, HIGH SCHOOL STUDENTS & UNIVERSITY STUDENTS IN HANOI DURING THE PERIOD OF 1888-1945 Abstract: The contents and knowledge of Hanoi Studies has gradually become a subject built from the general education level to the university level, especially at the university level. The content "Hanoi Studies" has become one of the important training contents that play the role of foundation knowledge for the disciplines of cultural and social knowledge for bachelor's degrees at university level. The subjects of the subject are students and students at all levels, so for the subject to be effective, it is necessary to combine knowledge as well as research content that clearly shows the role of teachers, students and students of Hanoi throughout the historical context. The period from 1888 to 1945 was the period when the patriot movement of teachers and students in Hanoi had many typical activities, so this is the period which is necessary to conduct research, evaluate and select suitable characteristics and roles to supplement the knowledge content of the subject associated with the patriot spirit of teachers and students in Hanoi. Keywords: Hanoi studies, patriotic movement, period 1888-1945, teachers, students, students.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2