Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT<br />
XỬ LÝ 2,4-D, 4,5-T TRONG DUNG DỊCH SAU RỬA GIẢI ĐẤT<br />
NHIỄM DA CAM/DIOXIN BẰNG Fe0 NANO<br />
Đinh Ngọc Tấn1, Nguyễn Văn Tài1*, Nguyễn Khánh Hưng1, Nguyễn Ngọc Tiến1,<br />
Chu Thanh Phong1, Nguyễn Thanh Hải2<br />
Tóm tắt: Phương pháp rửa giải đất nhiễm bằng dung dịch chất hoạt động bề<br />
mặt có hiệu quả cao để loại bỏ các hợp chất da cam/dioxin nhiễm trong đất, tuy<br />
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cần quá trình tái xử lý đối với bùn và<br />
dịch thải sau quá trình xử lý ban đầu. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu xử<br />
lý trực tiếp dung dịch sau khi rửa giải đất nhiễm da cam/dioxin bằng tác nhân Fe0<br />
nano. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xử lý các thành phần ô nhiễm là tương<br />
đối tốt, hiệu quả phân hủy một số hợp chất đặc trưng trong dung dịch sau rửa giải<br />
đất nhiễm da cam/dioxin như 2,4-D đạt trên 68%; với 2,4,5-T đạt trên 57% sau 240<br />
phút phản ứng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy pH thích hợp cho quá trình phân<br />
hủy dao động trong khoảng giá trị 2 đến 3.<br />
Từ khóa: 2,4-D; 2,4,5-T; Da cam/dioxin; Fe0 nano.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Theo những báo cáo gần đây của Hội nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam,<br />
trong chiến tranh quân đội Mỹ đã phun rải ít nhất 80 triệu lít các chất diệt cỏ, trong<br />
đó có khoảng 45 triệu lít các chất da cam xuống hầu hết các tỉnh ở miền Nam Việt<br />
Nam. Theo ước tính của các nhà khoa học, với số lượng các chất diệt cỏ như vậy,<br />
lượng dioxin chiếm ít nhất khoảng 366 kg [2]. Ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại các<br />
“điểm nóng” đất và trầm tích bị nhiễm một số loại chất độc hóa học từ nguồn ban<br />
đầu là 20 chất diệt cỏ khác nhau do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Kết quả điều tra<br />
của nhiều cơ quan khoa học của Việt Nam và nước ngoài cho thấy trong đất của<br />
sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa độ tồn lưu của PCDDs, PCDDFs, 2,4-D và 2,4,5-T<br />
vẫn còn cao. Trong nhiều mẫu đất, tổng độ độc của 2,3,7,8-TCDD > 99% tất cả độ<br />
độc của PCDDs và PCDFs. Đặc biệt là hàm lượng 2,4,5-T và 2,4-D rất lớn, lên tới<br />
vài trăm nghìn đến vài triệu µg/kg đất [2]. Do đó, nhu cầu khôi phục, bảo vệ môi<br />
trường khỏi ô nhiễm da cam/dioxin đối với nước ta là rất bức thiết. Để thực hiện<br />
điều đó, việc tìm ra một giải pháp công nghệ phù hợp cả về kỹ thuật và kinh tế trong<br />
điều kiện nước ta đang là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, trên thế giới đã<br />
nghiên cứu phát triển một số phương pháp để xử lý đất nhiễm da cam/dioxin. Tuy<br />
nhiên, trong điều kiện của nước ta thì các giải pháp công nghệ này còn thể hiện một<br />
số nhược điểm như: chủ yếu hướng tới đối tượng nhiễm là đất, giá thành cao, quá<br />
trình xử lý phức tạp, xử lý không hoàn toàn.<br />
Thời gian gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài nước đang tiến hành nghiên<br />
cứu tính khả thi của một số phương pháp không sử dụng nhiệt để xử lý đất nhiễm<br />
dacam/dioxin như: phương pháp sinh học, phương pháp hóa học, quang hóa, rửa<br />
giải... Trong các phương pháp trên, phương pháp rửa giải đã, đang được các nhà<br />
khoa học trong nước nghiên cứu và bước đầu cho thấy tính khả thi [3,4]. Tuy<br />
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cần quá trình tái xử lý đối với bùn và<br />
dịch thải sau quá trình xử lý ban đầu. Tùy vào mức độ ô nhiễm mà lượng bùn và<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 157<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
dịch thải có thể được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như: phương pháp<br />
hấp thụ, hấp phụ, phương pháp sinh học, phương pháp hóa học... Trong đó,<br />
phương pháp hóa học dựa trên phản ứng oxy hóa khử của tác nhân Feo-nano, Feo-<br />
nano/UV là một giải pháp có tính khả thi cao nhờ sự kết hợp của phản ứng declo<br />
hóa khi chưa có tác nhân UV và phản ứng Fenton - UV khi thêm tác nhân UV,<br />
đồng thời phản ứng được thúc đẩy nhờ kích thước nano của sắt hóa trị 0 [5, 7, 10,<br />
11]. Bài viết này nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý 2,4-D;<br />
2,4,5-T trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm dacam/dioxin bằng Fe0 nano.<br />
2. PHẦN THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hoá chất, thiết bị<br />
2.1.1. Hóa chất thí nghiệm:<br />
- Fe0 nano: 90%<br />
- Chuẩn 2,4-D, 2,4,5-T(Merck): 98%<br />
- Chuẩn DCP, TCP(Merck): 98%<br />
- FeSO4.7H2O, loại có độ sạch phân tích (Merck).<br />
- Các hóa chất khác: Na2SO4, axit photphoric, diclometan, acetonitrile,<br />
dietyl ete,… là các hóa chất hãng Merck, độ tinh khiết phân tích (PA).<br />
2.1.2. Thiết bị thí nghiệm<br />
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HP 1100 sử dụng detector chuỗi (DAD).<br />
- Máy đo pH: OAKLON, serie 510 (Mỹ) có độ chính xác ±0,01.<br />
- Cân điện tử Toledo, độ chính xác 10-4gam (Thụy Sỹ)<br />
- Các thiết bị thí nghiệm thông dụng khác: máy sấy, máy cất quay, pipet<br />
bán tự động, bình định mức, ống nghiệm chịu nhiệt...<br />
2.2. Phương pháp tạo mẫu phản ứng<br />
Sau khi nghiên cứu lựa chọn được hệ dung dịch rửa giải đất nhiễm các chất<br />
dacam/dioxin, nhóm nghiên cứu tiến hành rửa giải khối lượng lớn mẫu đất Đ05<br />
(lấy tại sân bay Biên Hòa-Đồng Nai) để thu gom lượng dung dịch sau rửa giải phục<br />
vụ quá trình nghiên cứu tiếp theo. Hệ dung dịch rửa giải đất nhiễm dacam/dioxin<br />
trong nghiên cứu này có các thông số cụ thể như sau:<br />
- Dung dịch chất hoạt động bề mặt (HĐBM):<br />
+ Chất HĐBM: NP9; Nồng độ: 0,5CMC.<br />
+ Chất tăng cường: NaHCO3 ; Nồng độ: 0,5%<br />
+ Thể tích: 10 lít<br />
- Tốc độ khuấy: 150 vòng/phút; Chất keo tụ: A101, nồng độ: 1%<br />
- Khối lượng đất nhiễm: 1kg; Thời gian tiến hành rửa giải: khoảng 4 giờ.<br />
Sau quá trình rửa giải, chất ô nhiễm dacam/dioxin được phân tán trong dung<br />
dịch chất HĐBM, đồng thời tách được cát to, cát nhỏ và cát tinh sạch ra khỏi hỗn<br />
hợp đất ban đầu. Nhóm nghiên cứu tiến hành sử dụng mẫu dung dịch thải từ quá<br />
trình rửa giải đã tối ưu hóa. Dung dịch này được phân tích trên thiết bị HPLC tại<br />
phòng thí nghiệm Vilas 319 của Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường có chứa<br />
các thành phần chất ô nhiễm như bảng 1:<br />
<br />
<br />
158 Đ. N. Tấn, N. V. Tài, …, “Nghiên cứu một số yếu tố… da cam/dioxin bằng Fe0 nano.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong mẫu dung dịch sau rửa giải.<br />
TT Tên chất ô nhiễm Hàm lượng (mg/l) Nồng độ (mM)<br />
1 2,4-D 12,73 0,0576<br />
2 2,4,5-T 14,714 0,0577<br />
3 2,4-DCP 0,304 0,0019<br />
4 2,4,5-TCP 0,167 0,0008<br />
Tiến hành phản ứng oxy hóa-khử ở quy mô phòng thí nghiệm:<br />
Sơ đồ thí nghiệm như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hệ thiết bị này gồm bình thủy tinh (1) có dung tích 1 lít dùng để chứa dung dịch<br />
phản ứng, được để hở để bão hòa oxi không khí. Dung dịch phản ứng được khuấy<br />
liên tục trong quá trình thí nghiệm bằng máy khuấy từ 300 vòng/phút (2) và tuần<br />
hoàn nhờ máy bơm định lượng (3) tốc độ 750ml/phút. Bơm định lượng (3) được<br />
kết nối giữa bình chứa dung dịch và buồng phản ứng quang (4) để tuần hoàn dung<br />
dịch. Buồng phản ứng quang (4) gồm 1 đèn UV công suất 15W bước sóng 254 nm<br />
nằm giữa cột phản ứng phân cách bằng ống thạch anh bao quanh đèn, chiều dày<br />
lớp chất lỏng là 10cm.<br />
Trình tự cho các dung dịch như sau: cho dung dịch chất HĐBM sau rửa giải,<br />
cho tiếp tác nhân oxi hóa-khử và bật máy khuấy từ, sau đó, bật đèn UV (4) (chỉ bật<br />
đèn UV khi thực hiện phản ứng với sắt 0 nano kết hợp UV), bật máy bơm định<br />
lượng (3) để tuần hoàn hỗn hợp dung dịch.<br />
Sau từng khoảng thời gian nhất định sẽ lấy mẫu đưa đi phân tích bằng phương<br />
pháp HPLC để xác định hiệu suất phân hủy 2,4-D; 2,4,5-T.<br />
Tính toán hiệu suất xử lý chất 2,4-D; 2,4,5-T: Hxl (%) = (C0 - Cs).100/C0<br />
Trong đó: Hxl - Hiệu suất xử lý.<br />
C0- Nồng độ chất ô nhiễm trong dung dịch chất HĐBM trước xử lý.<br />
Cs- Nồng độ chất ô nhiễm trong dung dịch chất HĐBM sau xử lý.<br />
2.3. Phương pháp phân tích<br />
Để phân tích định tính, định lượng 2,4-D, 2,4,5-T trong dung dịch thử nghiệm sử<br />
dụng thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Agilent 1100 (Mỹ) với detectơ<br />
chuỗi (DAD). Điều kiện đo: cột sắc ký Hypersil C18 (200x4mm), tỷ lệ pha động<br />
axetonitril/metanol = 90/10 (theo thể tích), tốc độ dòng: 1ml/phút, áp suất: 110bar,<br />
tín hiệu đo của 2,4-D, 2,4,5-T ở bước sóng: 210 nm. Hàm lượng 2,4-D, 2,4,5-T<br />
được xác định theo phương pháp ngoại chuẩn.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 159<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Nồng độ 2,4-D, 2,4,5-T được xác định theo phương trình:<br />
aV<br />
X d ACN X o<br />
d H 2 O vH<br />
Trong đó:<br />
X là nồng độ 2,4-D, 2,4,5-T trong dung dịch được tính bằng ppm.<br />
Xo là nồng độ 2,4-D; 2,4,5-T được xác định bằng đường chuẩn, tính bằng ppm.<br />
V là thể tích mẫu dùng để phân tích, tính bằng ml (thường là 1 ml).<br />
a là hệ số pha loãng mẫu dùng để phân tích<br />
v là thể tích mẫu thử, tính bằng mililit (ml).<br />
dACN là khối lượng riêng của axetonitril được xác định bằng 789 mg/ml.<br />
d H O là khối lượng riêng của nước được xác định bằng 1.000 mg/ml.<br />
2<br />
<br />
H là hiệu suất thu hồi bằng 0,8.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Fe0 nano đến hiệu suất xử lý<br />
2,4-D; 2,4,5-T trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm dacam/dioxin<br />
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và tham khảo các công trình đã công bố trong<br />
nước và quốc tế, nhóm nghiên cứu tiến hành phản ứng ở điều kiện ban đầu: dung<br />
dịch rửa giải dacam/dioxin có nồng độ 2,4-D là 0,0576mM; 2,4,5-T là 0,0577mM;<br />
điều chỉnh pH = 3; thời gian khảo sát 240 phút; nồng độ Fe0 nano thay đổi là<br />
10mg/l; 30mg/l; 50mg/l và 80mg/l.<br />
Kết quả thí nghiệm được thể hiện trên bảng 2; 3 và hình 1; 2<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ Fe0 nano đến hiệu suất phân hủy 2,4-D.<br />
Thời gian Ảnh hưởng của Fe0 nano đến hiệu suất phân hủy 2,4-D (pH=3)<br />
phản ứng Fe=10mg/l Fe=30mg/l Fe=50mg/l Fe=80mg/l<br />
(ph) C(mM) H(%) C(mM) H(%) C(mM) H(%) C(mM) H(%)<br />
0 0,0576 0,00 0,0576 0,00 0,0576 0,00 0,0576 0,00<br />
60 0,0454 21,18 0,0405 29,69 0,0338 41,32 0,0359 37,67<br />
120 0,0406 29,51 0,0314 45,49 0,0274 52,43 0,0261 54,69<br />
180 0,0337 41,49 0,0246 57,29 0,0203 64,76 0,0194 66,32<br />
240 0,0314 45,49 0,0238 58,68 0,0181 68,58 0,0179 68,92<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hiệu suất phân hủy 2,4-D bằng tác nhân Fe0 nano<br />
ở các nồng độ khác nhau (pH=3).<br />
<br />
<br />
160 Đ. N. Tấn, N. V. Tài, …, “Nghiên cứu một số yếu tố… da cam/dioxin bằng Fe0 nano.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ Fe0 nano đến hiệu suất phân hủy 2,4,5-T.<br />
Thời gian Ảnh hưởng của Fe0 nano đến hiệu suất phân hủy 2,4,5-T (pH=3)<br />
phản ứng Fe=10mg/l Fe=30mg/l Fe=50mg/l Fe=80mg/l<br />
(ph) C(mM) H(%) C(mM) H(%) C(mM) H(%) C(mM) H(%)<br />
0 0,0577 0,0 0,0577 0,0 0,0577 0,0 0,0577 0,0<br />
60 0,0521 9,7 0,0486 15,8 0,0455 21,1 0,0452 21,7<br />
120 0,0446 22,7 0,0394 31,7 0,0357 38,1 0,0349 39,5<br />
180 0,0357 38,1 0,0315 45,4 0,0267 53,7 0,0265 54,1<br />
240 0,0332 42,5 0,0284 50,8 0,0248 57,0 0,0244 57,7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hiệu suất phân hủy 2,4,5-T bằng tác nhân Fe nano ở các nồng độ Fe0<br />
nano khác nhau (pH=3).<br />
Qua kết quả thí nghiệm nhận thấy Fe0 nano có khả năng chuyển hóa đồng thời<br />
cả 2,4-D và 2,4,5-T trong dung dịch, khi tăng hàm lượng Fe0 nano lên thì hiệu suất<br />
phân hủy tăng lên, ở điều kiện nồng độ nano sắt là 10mg/l thì hiệu suất phân hủy<br />
2,4-D; 2,4,5-T sau 240 phút lần lượt đạt giá trị 45,5% và 42,4% sau 240 phút phản<br />
ứng. Khi tăng nồng độ Fe0 nano lên 30mg/l thì hiệu suất phân hủy 2,4-D; 2,4,5-T<br />
tăng lên 58,7% và 50,8%, đặc biệt, khi tăng nồng độ tác nhân Fe0 nano lên 50mg/l<br />
thì hiệu suất phân hủy tăng lên rõ rệt (68,6% đối với 2,4-D và 57% đối với 2,4,5-<br />
T), tuy nhiên, khi tăng tiếp nồng độ Fe0 nano lên 80mg/l thì hiệu suất phân hủy<br />
tăng lên không đáng kể.<br />
Cơ chế của quá trình này là cơ chế khử mạnh của Fe0 nano, Paul Tranyek và<br />
Matheson đã đưa ra 3 phương thức khử của Fe0 nano sau đây:<br />
- Khử trực tiếp trên bề mặt kim loại: đó là sự chuyển nhượng electron trưc tiếp<br />
của Fe0 nano cho các hydrocacbon halogen (RX) hấp phụ trên bề mặt của hệ kim<br />
loại-nước, kết quả là phản ứng khử clo và sản phẩm Fe(II) được tạo thành:<br />
Fe0 + RX + H+ → RH + X- + Fe2+<br />
- Khử bởi Fe(II) trên bề mặt: Fe(II) là sản phẩm của quá trình ăn mòn Fe0 cũng<br />
có thể là sản phẩm của quá trình khử clo trong RX, tạo thành Fe (III):<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 161<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Fe2+ + RX + H+ → Fe3+ + RH + Cl-<br />
Fe2+ + H2O → Fe3+ + H2 + OH-<br />
- Khử bởi hidro: H2 là sản phẩm sinh ra trong quá trình ăn mòn kỵ khí có thể<br />
phản ứng với RX nếu có tác động của chất xúc tác:<br />
Fe0 + H2O → Fe2+ + OH- + H2<br />
Xét về khả năng tác dụng, ở cùng một nồng độ bề mặt của nano Fe0 tăng lên<br />
đáng kể nên tốc độ xử lý được tăng lên nhiều lần. Trong môi trường axit, Fe0 đóng<br />
vai trò chất khử cung cấp điện tử cho quá trình đề clo hóa:<br />
Fe0 → Fe2+ + 2e-<br />
RCl + H+ + 2e− → RH + Cl−<br />
Tổng hợp các phản ứng:<br />
RCl + Fe0 + H+ → RH + Fe2+ + Cl-<br />
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu suất phân hủy 2,4-D; 2,4,5-T bằng tác<br />
nhân Fe0 nano tăng đáng kể trong khoảng thời gian 180 phút phản ứng, sau khoảng<br />
thời gian này, hiệu suất phân hủy tăng lên không nhiều. Như vậy, nồng độ Fe0<br />
nano phù hợp ở khảo sát này là 50mg/l. Tuy nhiên, hiệu suất phân hủy chung đối<br />
với cơ chất đang xét ở đây vẫn còn thấp. Do vậy, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu<br />
một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phân hủy cơ chất bằng tác nhân Fe0 nano<br />
mà yếu tố rất quan trọng đó là pH của môi trường.<br />
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến hiệu suất xử lý 2,4-D; 2,4,5-T<br />
trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm dacam/dioxin<br />
Điều kiện khảo sát ban đầu: Fe0 nano 50mg/l; pH dung dịch thay đổi lần lượt<br />
là 2; 3; 5; thời gian khảo sát là 240 phút. Kết quả nghiên cứu thể hiện trên các<br />
bảng 4 và 5.<br />
Từ kết quả dẫn ra trên các bảng 4 và 5 cho thấy, khi giảm pH thì hiệu suất phân<br />
hủy 2,4-D và 2,4,5-T trong dung dịch sau rửa giải dacam/dioxin tăng lên. Như vậy,<br />
trong khoảng khảo sát hiệu suất phân hủy tỉ lệ nghịch với pH của môi trường. Ở<br />
pH=2 hiệu suất phân hủy 2,4-D sau 240 phút đạt giá trị cao nhất gần 70%, lớn hơn<br />
giá trị ở pH=3 là 68%; ở pH=5 hiệu suất phân hủy 2,4-D chỉ đạt giá trị là 46%. Đối<br />
với 2,4,5-T cũng tương tự, hiệu suất phân hủy đạt giá trị cao nhất là 59,62% ở pH=2<br />
sau 240 phút phản ứng.<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phân hủy 2,4-D.<br />
Thời Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phân hủy 2,4-D<br />
gian pH=2 pH=3 pH=5<br />
phản ứng<br />
(ph) C(mM) H(%) C(mM) H(%) C(mM) H(%)<br />
0 0,0576 0,00 0,0576 0,00 0,0576 0,00<br />
60 0,0439 23,78 0,0433 24,83 0,051 11,46<br />
120 0,037 35,76 0,0351 39,06 0,0454 21,18<br />
180 0,0322 44,10 0,0314 45,49 0,0432 25,00<br />
240 0,0174 69,79 0,0181 68,58 0,031 46,18<br />
<br />
<br />
<br />
162 Đ. N. Tấn, N. V. Tài, …, “Nghiên cứu một số yếu tố… da cam/dioxin bằng Fe0 nano.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-pH=2<br />
2-pH=3<br />
3-pH=5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hiệu suất phân hủy 2,4-D bằng tác nhân Fe0 nano ở pH khác nhau.<br />
Bảng 5. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phân hủy 2,4,5-T.<br />
Thời gian Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phân hủy 2,4,5-T<br />
phản ứng pH=2 pH=3 pH=5<br />
(ph) C(mM) H(%) C(mM) H(%) C(mM) H(%)<br />
0 0,0577 0,00 0,0577 0,00 0,0577 0,00<br />
60 0,0439 23,92 0,0433 24,96 0,051 11,61<br />
120 0,037 35,88 0,0351 39,17 0,0454 21,32<br />
180 0,0322 44,19 0,0314 45,58 0,0432 25,13<br />
240 0,0233 59,62 0,0248 57,02 0,042 27,21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-pH=2<br />
2-pH=3<br />
3-pH=5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Hiệu suất phân hủy 2,4,5-T bằng tác nhân Fe nano ở pH khác nhau.<br />
Như vậy, hiệu suất phân hủy các chất 2,4-D và 2,4,5-T trong dung dịch sau rửa<br />
giải đất nhiễm dacam/dioxin có tăng khi giá trị pH của dung dịch giảm, giá trị tối<br />
ưu là pH=2-3, tuy nhiên, hiệu suất phân hủy các thành phần ô nhiễm này vẫn còn<br />
thấp. Để nâng cao hiệu suất phân hủy của các chất này, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên<br />
cứu và công bố sau.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
0<br />
Tác nhân Fe nano có khả năng phân hủy đồng thời 2,4-D; 2,4,5-T trong dung<br />
dịch chất hoạt động bề mặt thu được từ quá trình rửa giải đất nhiễm chất da<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 163<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
cam/dioxin. Hiệu suất phân hủy các chất 2,4-D; 2,4,5-T đạt giá trị cao nhất khi ở<br />
các điều kiện: nồng độ Fe0 nano là 50 mg/l và pH của dung dịch có giá trị từ 2 đến<br />
3. Điều này do tính khử mạnh của Fe0 nano, các chất ô nhiễm bị khử chuyển thành<br />
các chất khác.<br />
Quá trình phân hủy 2,4-D; 2,4,5-T bằng tác nhân Fe0 nano tuy chưa xảy ra hoàn<br />
toàn nhưng có thể sử dụng phương pháp này để làm giảm đáng kể nồng độ của<br />
chúng trong dung dịch thu được khi rửa giải đất nhiễm dacam/dioxin. Phương pháp<br />
này là một trong những công đoạn trong công nghệ tổng thể xử lý các<br />
dacam/dioxin trong đất nhiễm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung. “Các quá trình oxi hóa nâng cao trong xử<br />
lý nước và nước thải, cơ sở khoa học và ứng dụng”. NXB KH&KT, 2005.<br />
[2]. Văn phòng 33- Bộ tài nguyên và môi trường, “Báo cáo tổng thể về tình hình ô<br />
nhiễm dioxin tại 3 điểm nóng san bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát”, 2011.<br />
[3]. E. Kokkalis, Th. Kouimtzis, C. Samara, A. Anastopoulos, “Removal of pcbs<br />
from polluted and spiked soils and sediments using surfactants, International<br />
Conference on Environmental Science and Technology”, 2003.<br />
[4]. EPA, “Reference Guide to Non-combustion Technologies for Remediation of<br />
Persistent Organic Pollutants in Soil. Second Edition”, 2010.<br />
[5]. Guodong Fang, Youbin Si, Chao Tian, Gangya Zhang, Dongmei Zhou,<br />
“Degradation of 2,4-D in soils by Fe3O4 nanoparticles combined with<br />
stimulating indigenous microbes. Environmental Science and Pollution<br />
Research”, Vol. 19, Issue 3, pp. 784-793, 2012.<br />
[6]. Birame Boye, Momar Marie`me Dieng, Enric Brillas, “Electrochemical<br />
degradation of 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid in aqueous medium by<br />
peroxi-coagulation, Effect of pH and UV light”, Electrochimica Acta,pp. 781-<br />
790, No 48, 2003.<br />
[7]. Gustavo Imoberdorf, Madjid Mohseni, “Kinetic study and modeling of the<br />
vacuum-UV photoinduced degradation of 2,4-D”, Chemical Engineering<br />
Journal, pp.114– 122, No 187, 2012.<br />
[8]. Johanna Walters, “Environmental Fate of 2,4-Dichlorophenoxyacetic Acid”,<br />
Environmental Monitoring and Pest Management, 2001.<br />
[9]. “Acid (2,4,5-T) and 4-chloro-2-methylphenoxyacetic acid (MCPA): A pulse<br />
radiolysis and gamma-radiolysis study”, Radiation Physics and Chemistry, pp.<br />
152–159, No 81, 2012.<br />
[10]. T. Poursaberi, E. Konoz, A. H. Mohsen Sarrafi, M. Hassanisadi and F.<br />
Hajifathli, “Application of Nanoscale Zero-Valent Iron in the Remediation of<br />
DDT from Contamina ted Water”, Chem Sci Trans, 1( 3 ), 658 -668, 2012.<br />
[11]. Y.R. Wang, W. Chu, “Photo-assisted degradation of 2,4,5-<br />
trichlorophenoxyacetic acid by Fe(II)-catalyzed activation of Oxone process:<br />
The role of UV irradiation, reaction mechanism and mineralization”, Applied<br />
Catalysis B: Environmental, pp.151– 161, No 123– 124, 2012.<br />
<br />
<br />
164 Đ. N. Tấn, N. V. Tài, …, “Nghiên cứu một số yếu tố… da cam/dioxin bằng Fe0 nano.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[12]. Julie Peller, Olaf Wiest, Prashant V. Kamat, “Hydroxyl Radical’s Role in the<br />
Remediation of a Common Herbicide, 2,4-Dichlorophenoxyacetic Acid (2,4-<br />
D)”, J. Phys. Chem. A, pp.10925-10933, No.108, 2004.<br />
[13]. Phatkanok Homhoul, Sitthiphong Pengpanich, Mali Hunsom, “Treatment of<br />
Distillery Wastewater by the Nano-Scale Zero-Valent Iron and the Supported<br />
Nano-Scale Zero-Valent Iron”, Water Environment Research, Volume 83,<br />
Number 1, 2011.<br />
[14]. Ron McDowall, Carol Boyle, Bruce Graham, “Review of emerging, innovative<br />
technologies for the destruction and decontamination of POPs and the<br />
identification of promising technologies for use in developing countries”, The<br />
Scientific and Technical Advisory Panel of the GEF United Nations<br />
Environment Programme, 2005.<br />
[15]. Terratherm and Dpra, “In Situ Thermal Desorption (ISTD) and In-Pile<br />
Thermal Desorption (IPTD)”. TerraTherm’s Technologies for Treatment of<br />
Semi-Volatile Organic Compounds, 2009.<br />
[16]. Young AL, Giesy JP, Jones PD, Newton M, “Environmental Fate and<br />
Bioavailability of Agent Orange and Its Associated Dioxin During the<br />
Vietnam War”. Environ Sci Pollut Res Int, 11(6):359-70, 2004.<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON SOME FACTORS AFFECTING EFFICIENT HANDLING OF 2,4-<br />
D, 2,4,5-T IN LIQUID SOIL CONTAMINATION AFTER ELUTING<br />
ORANGE/DIOXIN BY Fe0 NANO<br />
The method of soil elution with a solution of surfactant is effective to<br />
remove the Agent Orange/dioxin contamination in the soil, however, the<br />
drawback of this approach requires re-treatment process for mud and waste<br />
services after initial processing. In this paper, the research results directly<br />
handled after eluting solution soil contaminated Orange/dioxin in nano Fe0<br />
agent are introduced. The study results showed that the ability to handle the<br />
contaminated ingredients is relatively good to efficiently decompose<br />
characterized compounds in the solution after eluting Orange/dioxin soil as<br />
2,4-D over 68%; with 2,4,5-T over 57% after 240 minutes of reaction. The<br />
study results also showed that the pH is suitable for the decomposition<br />
boring in about 2 to 3 values.<br />
Keywords: 2,4-D; 2,4,5-T; Orange/dioxin; Fe0 nano.<br />
Nhận bài ngày 24 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 21 tháng 12 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 02 năm 2017<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Hoá học - Môi trường quân sự / BTL Hoá học.<br />
2<br />
Viện Hóa học Vật liệu / Viện KH&CNQS.<br />
*<br />
Email: haik34@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 165<br />