intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nhân tố tác động thúc đẩy mức độ ứng dụng tin học trong quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trước thềm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày kết quả điều tra đánh giá các nhân tố tác động để mức độ ứng dụng tin học trong quản lý của DNNVV Việt Nam ngõ hầu cung cấp một căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách phù hợp, có hiệu quả cao để thúc đẩy sự phát triển việc ứng dụng tin học trong quản lý của các DNNVV, tạo động lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nhân tố tác động thúc đẩy mức độ ứng dụng tin học trong quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trước thềm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. 292 NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG THÚC ĐẨY MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRƯỚC THỀM CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS.GVC Trịnh Hoài Sơn Viện CNTT & Kinh tế số, Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến những cơ hội bình đẳng, ngang nhau cho các tổ chức doanh nghiệp. Việc nhanh chóng tận dụng những cơ hội để tạo ra động lực và sức mạnh sẽ giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh để phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phát triển ứng dụng tin học trong quản lý sẽ tạo đà cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam sớm bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, tận dụng tốt những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày kết quả điều tra đánh giá các nhân tố tác động để mức độ ứng dụng tin học trong quản lý của DNNVV Việt Nam ngõ hầu cung cấp một căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách phù hợp, có hiệu quả cao để thúc đẩy sự phát triển việc ứng dụng tin học trong quản lý của các DNNVV, tạo động lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Tin học hóa, Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) là kỷ nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp. (Hermann, Pentek, Otto, 2016) Theo Giáo sư Klaus Schwab - nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Nó sẽ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng. Nó sẽ thay đổi chính chúng ta, cung cấp một cuộc sống hiện đại và phát triển như giao thông thông minh, chính phủ thông minh, thành phố thông minh. Mọi thứ sẽ được tích hợp vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Big data và bởi sự hợp tác của chính phủ với: xã hội và doanh nghiệp[6].
  2. 293 Những đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả sử dụng 4 chữ cái ABCD như sau: - Artificial Intelligence (AI) - trí thông minh nhân tạo- là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết). - Big Data (B)- Dữ liệu lớn- là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn, phi cấu trúc và rất phức tạp. Big Data chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. - Cloud Computing (C)- Điện toán đám mây- là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet. Nói một cách khác, theo định nghĩa của IBM, điện toán đám mây là việc cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng tùy theo mục đích sử dụng thông qua kết nối Internet. Nguồn tài nguyên đó có thể là bất kì thứ gì liên quan đến điện toán và máy tính, ví dụ như phần mềm, phần cứng, hạ tầng mạng cho đến các máy chủ và mạng lưới máy chủ cỡ lớn. - Digitize (D)- Số hóa - là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Chẳng hạn như số hóa tài liệu dạng giấy với nhiều khổ cỡ, xuất ra nhiều dạng tập tin khác nhau như tif, jpg, pdf, bmp. Hoặc số hóa truyền hình chuyển đổi từ phát sóng truyền hình analog sang phát sóng kỹ thuật số. Ta cũng có thể nói số hóa hoạt động kinh doanh đó là việc chuyển những hoạt động giao dịch, kinh doanh tiếp xúc trực tiếp sang hình thức giao dịch kinh doanh online, sử dụng các phương tiện, giải pháp hỗ trợ của công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động, đem lại cơ hội công bằng cho tất cả mọi tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới. Để mô tả điều này, người ta dùng hình ảnh một cơn mưa trải đều khắp mặt đất phía dưới nó. Tuy nhiên đây là cơn mưa rất đặc biệt, thay vì rơi xuống những giọt nước mưa có thể hứng, và sử dụng được ngay thì đó lại là những mảnh ghép của bộ xếp hình lego. Chính điều này đã tạo ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp, nếu chỉ sử dụng những mảnh ghép riêng lẻ nhận được với rất ít công dụng, doanh nghiệp cần tìm cách lắp ghép chúng thành những sản phẩm, hệ thống cụ thể với những úng dụng
  3. 294 và lợi ích to lớn hơn và đây cũng chính là chìa khóa để doanh nghiệp bứt phá, dành được những ưu thế trong cạnh tranh và hội nhập. Kẻ chiến thắng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không còn tuân theo quy luật đã trở lên lỗi thời “Cá lớn nuốt cá bé” mà bây giờ phải là “Cá nhanh nuốt cá chậm”. Và chúng ta cũng tin chắc rằng những con cá nhanh, những doanh nghiệp năng động biết tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại sẽ phát triển rất nhanh là sớm trở thành những con cá to đầy sức mạnh. Để có thể phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế trong ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển ứng dụng tin học trong quản lý và quản trị kinh doanh tại DNNVV không còn là câu hỏi “Có nên ứng dụng hay không?” nữa mà phải là “Làm sao để đẩy mạnh ứng dụng tin học trong quản lý tạo động lực và sức mạnh thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của tổ chức doanh nghiệp”. Chính phủ đã có nhiều chính sách, chương trình hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy DNNVV trong phát triển ứng dụng tin học trong quản lý tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Vậy nhân tố nào tác động mạnh nhất đến mức độ ứng dụng tin học trong quản lý của DNNVV Việt Nam?, tác giả sẽ đi tìm câu trả lời ở phần tiếp theo của bài viết này. 2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ DNNVV VIỆT NAM Cuộc điều tra được tác giả thực hiện và tổng kết năm 2016 hướng tới việc thu thập thông tin và lấy ý kiến về các vấn đề liên quan đến thực trạng phát triển ứng dụng tin học trong quản lý tại DNNVV; các nhân tổ ảnh hướng đến mức độ ứng dụng tin học, thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng tin học trong quản lý; lợi ích và nguy cơ phải đối mặt khi thực hiện tin học hóa công tác quản lý doanh nghiệp; … Đối tượng điều tra là DNNVV hoạt động trong lĩnh vực tin học, điện tử viễn thông, xây dựng, thương mại, dịch vụ và lĩnh vực khác. Địa bàn phân bổ có đại diện ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Quy mô: tổng số phiếu phát ra là 300, tổng số phiếu thu về là 215. Mô hình nghiên cứu để trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng tin học tại DNNVV? - Mức độ ứng dụng tin học thể hiện: Thứ nhất, là việc khai thác các chức năng, tiện ích của máy tính và mạng máy tính trong quản lý hoạt động sản xuất và quản trị kinh doanh. Thứ hai, là số lượng các phần mềm đã được triển khai sử dụng tại DNNVV.
  4. 295 - Ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng có thể có nhiều yếu tố: o Nhận thức về lợi ích đem lại của việc ứng dụng tin học có tác động thuận chiều tới mức độ ứng dụng (Margi Levy and Philip Powell, 2004). Nếu nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá cao về những lợi ích đem lại của ứng dụng tin học trong quản lý sẽ tạo ra động lực cao thúc đẩy quá trình ứng dụng tin học và ngược lại nếu những lợi ích đem lại của việc ứng dụng tin học được đánh giá thấp thì cũng sẽ tạo ra một lực cản đối với quá trình ứng dụng tin học tại DNNVV. o Nhận biết về rủi ro: những quan điểm, đánh giá của nhà quản lý về những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi ứng dụng tin học (Michael Morrell, 2002; Margi Levy and Philip Powell, 2004). Tác động của yếu tố này đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp là ngược chiều, nhưng cũng có thể là thuận chiều. Là ngược chiều nếu chúng ta lý luận rằng càng nhận thức được nhiều những rủi ro thì nhà quản lý càng e dè trong việc đẩy mạnh đầu tư tăng cường ứng dụng tin học. Tuy nhiên tác động là thuận chiều nếu chúng ta lý luận rằng khi có nhiều hơn các bộ phận chức năng, các phân hệ nghiệp vụ trong doanh nghiệp được ứng dụng tin học thì sẽ càng làm phát sinh nhiều nguy cơ và những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, nếu ít hoặc là không có ứng dụng tin học tại doanh nghiệp thì sẽ có rất ít hay là không có rủi ro nào cả. Kết quả cuộc điều tra về thực trạng ứng dụng tin học tại DNNVV sẽ giúp chúng ta khẳng định xem quan điểm nào là phù hợp. o Những khó khăn khi triển khai ứng dụng tin học tại doanh nghiệp sẽ có tác động ngược chiều đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp đó (Amanda Freeman and Liam Doyle, 2010; Margi Levy and Philip Powell, 2004). Nếu những khó khăn gặp phải là ít sẽ tạo ra sự thuận lợi cho quá trình ứng dụng tin học tại doanh nghiệp và ngược lại, nếu những khó khăn gặp phải mà nhiều thì sẽ tạo thành lực cản của quá trình ứng dụng tin học. Những yếu tố kiểm soát mức độ ứng dụng tin học tại DNNVV là những yếu tố tồn tại đương nhiên, ví dụ như khu vực địa lý của doanh nghiệp, năm thành lập, loại hình kinh doanh hay quy mô doanh nghiệp. Chúng ta không thể tác động làm thay đổi các yếu tố này với mục đích để nâng cao mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp tuy nhiên sự có mặt của các yếu tố này sẽ có thể tác động đến các yếu tố nguyên nhân: nhận thức về lợi ích, nhận thức về rủi ro và những khó khăn khi triển khai. Mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ ứng dụng tin học tại DNNVV được trình bày chi tiết như sau:
  5. 296 Hình 01: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ ứng dụng tin học trong quản lý doanh nghiệp [5] Dựa trên mô hình nghiên cứu đã được lựa chọn, tác giả thực hiện phân tích hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ ứng dụng tin học ở hai mô hình với biến phụ thuộc tương ứng là hai biến số phản ánh mức độ ứng dụng tin học tại DNNVV: thứ nhất là mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tại doanh nghiệp, và thứ hai là số lượng các phần mềm đã được triển khai sử dụng tại doanh nghiệp. Kết quả kiểm định phân bố chuẩn của biến phụ thuộc trong hai mô hình: Hình 02: Kiểm định phân bố chuẩn của Mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tại DNNVV [5]
  6. 297 Hình 03: Kiểm đinh phân bố chuẩn của Số lượng phần mềm ứng dụng trong quản lý tại DNNVV [5] Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đối với mô hình số 1 như sau: Bảng 01: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính với mô hình số 1 [5] Mô hình kiểm Mô hình Mô hình 1 soát đầy đủ Năm thành lập -.073 -.134 Lĩnh vực kinh doanh -.066 -.046 Quy mô .011 -.022 Vùng miền -.290*** -.263*** Khó khăn(F9) .121 Nhận thức về lợi ích (F13) .327*** Nhận thức về rủi ro (F14) -.051 R2 (điều chỉnh) .006 .163 F của mô hình 3.696*** 5.222*** F đối với thay đổi R2 6.689*** (* p
  7. 298 Mô hình kiểm soát có ý nghĩa thống kê (F=3.696, p< .01). Điều này cho thấy các biến kiểm soát có tác động đến mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tại DNNVV. Phân tích kỹ hơn ta thấy, trong các biến kiểm soát thì yếu tố vùng miền là có ý nghĩa thống kê (- .290***). Mối quan hệ giữa vùng miền và mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tỷ lệ nghịch với nhau (-.290 < 0) như vậy các doanh nghiệp ở miền Bắc có mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính cao hơn các doanh nghiệp ở miền Trung và miền Nam (quy tắc mà hóa vùng miền: 1= miền bắc; 2= miền trung; 3= miền nam). Khi đưa các biến độc lập phản ảnh về khó khăn và nhận thức của doanh nghiệp vào, mô hình trở nên có ý nghĩa thống kê hơn (F=5.222, p0) có quan hệ thuận chiều với mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính. Yếu tố về khó khăn khi triển khai ứng dụng và nhận thức về rủi ro không có ý nghĩa thống kê để có thể kết luận về ảnh hưởng của chúng đối với mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tại DNNVV - Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đối với mô hình 2: Bảng 02: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính với mô hình số 2 [5] Mô hình kiểm Mô hình Mô hình 2 soát đầy đủ Năm thành lập -.128 -.203** Lĩnh vực kinh doanh .046 .067 Quy mô .033 .010 Vùng miền .029 .045 Khó khăn(F9) -.094 Nhận thức về lợi ích (F13) .458*** Nhận thức về rủi ro (F14) .114 R2 (điều chỉnh) 0.01 0.253 F của mô hình 0.938 8.355*** F đối với thay đổi R2 17.819*** (* p
  8. 299 Mô hình kiểm soát không có ý nghĩa thống kê (F=.938, p>0.05). Điều này cho thấy các biến kiểm soát không giúp dự đoán đáng kể mức độ sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý tại DNNVV Khi đưa các biến độc lập phản ảnh về khó khăn và nhận thức của doanh nghiệp vào, mô hình trở nên có ý nghĩa thống kê (F=8.355, p0). Yếu tố năm thành lập trong mô hình đầy đủ đã trở nên có ý nghĩa thống kê (-.203** < 0) và có mối quan hệ ngược chiều với mức độ sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý. Điều này thể hiện một thực tế là khi có thêm các yếu tố khác được đưa vào mô hình thì tác động của yếu tố năm thành lập tới mức độ sử dụng phần mềm của doanh nghiệp đã trở nên rõ nét hơn. Điều này cũng phù hợp với logic thông thường bởi các doanh nghiệp có tuổi đời càng cao (năm thành lập nhỏ) thì số lượng phần mềm ứng dụng trong quản lý càng nhiều. Biến số phản ảnh nhận thức về rủi ro và khó khăn khi triển khai ứng dụng không có ý nghĩa thống kê nên không đủ căn cứ để kết luận về ảnh hưởng của chúng đối với mức độ sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý. Nhận xét tổng quát về hai mô hình nghiên cứu Qua việc phân tích kết quả hồi quy tuyến tính đối với hai mô hình nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận tổng quát như sau: Hai nhân tố có tác động mang ý nghĩa thống kê đến mức độ ứng dụng tin học tại DNNVV: - Nhận thức về lợi ích thể hiện sự tác động rất mạnh cả mức độ sử dụng máy tính, mạng máy tính và số lượng phần mềm ứng dụng đã triển khai tại doanh nghiệp. Đây là sự tác động thuận chiều tức là khi nhận thức về lợi ích cao hơn sẽ khiến cho mức độ sử dụng máy tính, mạng máy tính và số lượng phần mềm ứng dụng đã triển khai tại doanh nghiệp cũng cao hơn. - Năm thành lập: Thể hiện tuổi của doanh nghiệp có tác động đáng kể đến số lượng phần mềm ứng dụng trong quản lý được triển khai tại doanh nghiệp nhưng lại không có tác động đối với mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tại doanh nghiệp. Các nhân tố còn lại của mô hình có tác động không mang ý nghĩa thống kê đến mức độ ứng dụng tin học tại DNNVV.
  9. 300 3. KẾT LUẬN Để có thể thúc đẩy quá trình ứng dụng tin học trong quản lý của DNNVV Việt Nam. Các cơ quan quản lý nhà nước nên có các chính sách tăng cường tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ đào tạo cho các chủ doanh nghiệp để họ thấu hiểu tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc ứng dụng, trang bị hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động quản lý và quản trị doanh nghiệp. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất tác động đến mức độ ứng dụng tin học trong quản lý của DNNVV Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amanda Freeman and Liam Doyle(2010), The Utilization of Information Systems Security in SMEs in the South East of Ireland, Management of the interconnected world 2. Hermann, Pentek, Otto(2016), Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios 3. Margi Levy and Philip Powell(2004), SME Flexibility and the Role of Information Systems, SMALL BUSINESS ECONOMICS, Volume 11, Number 2 4. Michael Morrell(2002), Revisiting adoption factors of inter-organisational information systems in SMEs, Journal of Enterprise Information Management Volume 15 5. Trịnh Hoài Sơn(2016), Luận án Nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 6. http://cafef.vn/nha-sang-lap-chu-tich-dieu-hanh-wef-cach-mang-40-khong-phai-la- nut-bam-de-bien-moi-thu-thay-doi-trong-phut-choc-2018091111003538.chn. (Ngày truy cập 05/09/2020 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0