![](images/graphics/blank.gif)
Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục đích chính của bài viết này là xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin CSR, làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam nhằm nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin CSR trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Factor research model affects the level of corporate social responsibility information disclosure ThS. Lê Thị Thu Huyền ThS. Ông Thị Nhung ThS. Lê Thị Lan ThS. Nguyễn Thị Hoa Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp làm gia tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, giúp các bên liên quan đưa ra quyết định phù hợp về tác động xã hội và môi trường của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện hiệu suất của họ trong các lĩnh vực này. Bằng cách cung cấp thông tin về các hoạt động trách nhiệm xã hội của mình, các doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin và uy tín với các bên liên quan, bao gồm nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Tuy nhiên, mức độ cung cấp thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Trên cơ sở khảo cứu các tài liệu và các lý thuyết có liên quan, tác giả đã đề xuất mô hình cho các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong các nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: CSR, công bố trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Abstract: Disclosure of corporate social responsibility information increases transparency and accountability, helps stakeholders make appropriate decisions about the social and environmental impact of their business, and encourages businesses to improve their performance in these areas. By providing information about their social responsibility activities, businesses can build trust and credibility with stakeholders, including investors, employees, customers, and the community. However, the level of corporate social responsibility information provided depends on many different factors. Based on the study of relevant documents and theories, the author proposed a model for empirical studies on factors affecting the level of disclosure of social responsibility information of enterprises in Vietnam in subsequent studies. Keywords: CSR, The announcement of social responsibility, corporate social responsibility. JEL Classifications: M00, M40, M49 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.04202324 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp được ghi nhận do có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhưng cũng không ít doanh nghiệp bị chỉ trích vì tạo ra các vấn đề cho xã hội, như: gây ô nhiễm môi trường, tạo ra quá nhiều chất thải nguy hại, khai thác tài nguyên quá mức, chất lượng sản phẩm và an toàn bị nghi ngờ… Trong bối cảnh đó, việc yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn với xã hội ngày càng được chú trọng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới và ngày càng
- được chú trọng ở Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang được các học giả quan tâm thực hiện và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có các nghiên cứu về nhâ tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin CSR chủ yếu được thực hiện riêng lẻ gắn với từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, như: Nghiên cứu của Andrikopoulos và cộng sự (2014), khám phá các nhân tố quyết định đến việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội trực tuyến trên trang thông tin điện tử của 93 tổ chức tài chính thuộc 4 lĩnh vực lớn (ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính và đầu tư) được niêm yết trong thị trường chứng khoán Euronext giai đoạn 2009-2013. Nghiên cứu đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội là cao hơn trong các doanh nghiệp lớn và trong các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao hơn. Nhu cầu tăng vị thế của doanh nghiệp và rủi ro tài chính làm tăng nhu cầu của các bên liên quan về tính minh bạch trong các ảnh hưởng xã hội của các tổ chức tài chính và các thực hành trách nhiệm xã hội của họ. Doanh nghiệp hiệu quả hơn có xu hướng làm tốt trách nhiệm xã hội hơn, công bố thông tin minh bạch hơn. Nghiên cứu của Chan và cộng sự (2014); Võ Văn Cương (2021) cho thấy, chất lượng quản trị công ty có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc công bố thông tin CSR cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công bố thông tin CSR đã và đang giúp các doanh nghiệp xây dựng niềm tin và uy tín với các bên liên quan, quản lý rủi ro và cải thiện hiệu suất xã hội và môi trường của họ (Hung, 2022). Tuy nhiên, tại Việt Nam sự nhận thức và mức độ công bố CSR còn nhiều bất cập và hạn chế. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết đã ban hành đến 568 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng tiền phạt lên tới 2,95 tỷ đồng, trong đó các vi phạm chủ yếu là về công bố thông tin không đầy đủ. Do vậy, việc tìm hiểu các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về CSR là một vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mục đích chính của bài viết này là xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin CSR, làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam nhằm nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin CSR trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu trước thường sử dụng lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết thể chế như là khung lý thuyết cơ bản cho các nghiên cứu về công bố thông tin CSR. Đây là các lý thuyết được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích những động lực đằng sau mức độ công bố thông tin CSR. 2.1. Lý thuyết đại diện Lý thuyết này được phát triển đầu tiên bởi Jensen và Meckling (1976). Lý thuyết đại diện đã chỉ ra được mối quan hệ giữa nhà quản lý và chủ sở hữu. Các đối tượng này có mục tiêu chung đó là lợi ích nhưng không phải lúc nào lợi ích của quản lý và chủ sở hữu cũng giống nhau. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không hành động vì lợi ích tốt nhất
- cho người chủ, tức các cổ đông. Lý thuyết đại diện giải thích lý do tại sao các báo cáo thường niên được cung cấp tự nguyện cho các chủ nợ và các cổ đông. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát của một công ty dẫn đến các vấn đề xung đột về lợi ích giữa các bên. Người sở hữu có thể hạn chế sự xung đột bằng cách thiết lập các ưu đãi thích hợp cho các nhà quản lý và từ đó làm phát sinh chi phí giám sát nhằm hạn chế các hoạt động bất thường của các quản lý. Trong bối cảnh hiện nay của công ty, một vấn đề lớn là sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý và cổ đông, trong đó quản lý công ty có lợi thế về thông tin hơn. Chủ sở hữu khi đó phải đối mặt với tình huống khó bởi vì họ không thể đánh giá chính xác và xác định giá trị của các quyết định đã thực hiện. Do đó, các nhà quản lý lợi dụng sự thiếu khả năng quan sát của chủ sở hữu để tham gia vào các hoạt động nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình. 2.2. Lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan cung cấp một tư duy mới về trách nhiệm của doanh nghiệp khi cho rằng nhu cầu của cổ đông không thể đáp ứng được nếu không đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác (Foster & Jonker, 2005). Tối đa hóa lợi nhuận và việc tạo ra giá trị cho các cổ đông không còn là mục tiêu duy nhất của quản lý mà phải cùng tồn tại với giá trị của các bên liên quan khác (Longo và cộng sự, 2005), trong đó có nhu cầu xã hội và môi trường bền vững. Theo lý thuyết này, các bên liên quan bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng và công chúng, nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ. Báo cáo trách nhiệm xã hội, hay công bố thông tin xã hội, là kế hoạch chiến lược cho các bên liên quan thấy hoạt động xã hội của doanh nghiệp (Roberts, 1992). Nói cách khác, công bố thông tin xã hội được coi là một phần của cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với các bên liên quan (Gray và cộng sự, 1995). Lý thuyết các bên liên quan cung cấp một khuôn khổ để đánh giá CSR thông qua các hoạt động xã hội được báo cáo (Snider và cộng sự, 2003). Lĩnh vực được quan tâm nhất trong vận dụng lý thuyết này là các nghiên cứu về các nhân tố giải thích mức độ công bố thông tin xã hội và môi trường, bao gồm: Kỳ vọng của các bên liên quan; Chiến lược kinh doanh. 2.3. Lý thuyết thể chế Khái niệm cơ sở của lý thuyết thể chế là doanh nghiệp được yêu cầu đáp ứng các quy định của ngành và quy tắc cạnh tranh (DiMaggio & Powell, 1983). Báo cáo thông tin trách nhiệm xã hội phải được đặt trong hệ thống trách nhiệm mà doanh nghiệp, chính phủ, pháp lý và tổ chức xã hội hoạt động (Matten & Moon, 2008). Hành vi của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các thể chế chính trị, kinh tế và xã hội (Campbell, 2007) và được thúc đẩy phải đáp ứng áp lực môi trường. Theo lý thuyết thể chế, áp lực môi trường là quy định, chuẩn mực và nhận thức (Scott, 1995). Áp lực quy định là luật lệ, luật pháp và cấu trúc chính trị chi phối trong ngành, là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công bố thông tin trách nhiệm xã hội để đạt được sự hợp pháp trong hoạt động. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về báo cáo trách nhiệm xã hội xoay quanh các đặc tính của doanh nghiệp và các nhân tố ngữ cảnh ảnh hưởng đến mức độ báo cáo CSR. Theo Adams (2002), các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ, chất lượng và số lượng báo cáo CSR có thể bao gồm: Quy mô doanh nghiệp; Các yêu cầu của pháp lý và quy định. 3. Tổng quan nghiên cứu, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
- 3.1. Quy mô doanh nghiệp Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty lớn hơn có xu hướng có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào các sáng kiến CSR và công bố nhiều thông tin hơn về các sáng kiến đó. Các động lực để báo cáo được giải thích là để tránh chi phí chính trị và những quy định không cần thiết (Adams và cộng sự, 1998). Quy mô của một doanh nghiệp có liên quan đến thị phần và sức mạnh của doanh nghiệp cũng như làm tăng tính đáng tin cậy của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn hơn chịu ảnh hưởng của các bên liên quan nhiều hơn và phải đáp ứng các nhóm lợi ích này để tránh sự tổn hại từ công chúng. Branco & Rodrigues (2008) cho thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp lớn cao hơn các doanh nghiệp nhỏ vì các bên liên quan mong đợi mức độ công bố thông tin về CSR cao hơn từ các doanh nghiệp lớn hơn. Các doanh nghiệp lớn cũng có khả năng hơn các doanh nghiệp nhỏ trong giao tiếp các hoạt động trách nhiệm xã hội cho các bên liên quan bên ngoài (Rettab và cộng sự, 2009). Cowen và cộng sự (1987) hỗ trợ thêm khi cho rằng, quy mô doanh nghiệp có tác động đến công bố thông tin xã hội vì các doanh nghiệp lớn có nhiều bên liên quan hơn có mối quan tâm về các hoạt động xã hội do doanh nghiệp thực hiện nhiều hơn. Đồng thuận với các quan điểm ở trên, các kết luận tương tự cũng đã được khẳng định trong các nghiên cứu của Aras & Crowther (2009); Yusoff & Lehman (2013); Gao & Heravi (2015). Từ những phân tích ở trên, tác giả đề xuất giả thuyết thứ nhất, như sau: H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin CSR 3.2. Lĩnh vực ngành nghề Một số lĩnh vực, chẳng hạn như dầu khí hoặc khai thác mỏ, có thể phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn và áp lực công bố thông tin về tác động môi trường của họ. Hackston & Milne (1996) điều tra các yếu tố quyết định công bố thông tin xã hội và môi trường (SED) ở các công ty New Zealand trong môi trường kinh tế tương đối cởi mở, thị trường lao động và các quy định môi trường linh hoạt. Các tác giả đã thu thập dữ liệu từ các báo cáo hàng năm của 200 công ty lớn nhất New Zealand, sử dụng chỉ số công bố thông tin để đo lường mức độ SED. Họ cũng thu thập dữ liệu về các biến số khác như quy mô công ty, lợi nhuận và lĩnh vực công nghiệp. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ SED có liên quan tích cực với quy mô công ty. Đồng thời, lĩnh vực công nghiệp cũng có tác động đáng kể đến mức độ SED, với các công ty trong lĩnh vực sơ cấp tiết lộ nhiều thông tin hơn so với các công ty trong lĩnh vực dịch vụ. Các tác giả cho rằng điều này có thể là do sự giám sát chặt chẽ hơn và áp lực mà các công ty trong ngành phải đối mặt để tiết lộ thông tin về các tác động môi trường của họ. Bên cạnh đó, Adnan và cộng sự (2006) xem xét các yếu tố quyết định công bố thông tin xã hội và môi trường tại các ngân hàng niêm yết ở Bangladesh và phát hiện ra rằng các ngân hàng trong lĩnh vực dầu khí có xu hướng công bố thông tin nhiều hơn các ngành khác. Tương tự, nghiên cứu của Ramli và cộng sự (2014) tại Malaysia; Nguyen và cộng sự (2019) tại Việt Nam đều khẳng định rằng, các công ty trong ngành dầu khí có xu hướng công bố thông tin nhiều hơn các ngành khác. Nghiên cứu của Toppinen và cộng sự (2019) xem xét các hoạt động báo cáo bền vững của các doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành lâm nghiệp Phần Lan và phát hiện ra rằng,
- các công ty trong lĩnh vực giấy và bột giấy có xu hướng tiết lộ nhiều thông tin hơn các lĩnh vực khác. Từ đó, giả thuyết thứ hai được xây dựng, như sau: H2: Lĩnh vực ngành nghề có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin CSR 3.3. Yêu cầu của pháp lý và quy định Ở một số quốc gia, có những yêu cầu pháp lý buộc các công ty phải tiết lộ một số thông tin nhất định liên quan đến CSR, chẳng hạn như đánh giá tác động môi trường hoặc đánh giá tác động xã hội. Adams và cộng sự (1998) xem xét mối quan hệ giữa các yêu cầu pháp lý và quy định và thực tiễn báo cáo CSR ở Tây Âu. Các phát hiện cho thấy, mức độ tiết lộ CSR có liên quan đáng kể đến sự tồn tại của các yêu cầu pháp lý ở một số quốc gia, chẳng hạn như Đức và Pháp. Bên cạnh đó, Saka & Asongu (2018) đã xem xét mối quan hệ giữa các chế độ chính trị và nhận thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa việc công khai CSR và tự do chính trị. Các tác giả gợi ý rằng tự do chính trị có thể cung cấp một môi trường khuyến khích các công ty tiết lộ thêm thông tin về các hoạt động CSR của họ. Trong khi đó, Islam & Deegan (2010) điều tra tác động của áp lực truyền thông đối với việc công bố CSR ở hai công ty bán lẻ quần áo và thể thao toàn cầu, các phát hiện cho thấy rằng, yêu cầu pháp lý và quy định là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về mức độ tiết lộ CSR giữa hai công ty. Dựa vào những phân tích trên, giả thuyết thứ ba được xây dựng như sau: H3: Yêu cầu của pháp lý và quy định có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin CSR 3.4. Kỳ vọng của các bên liên quan Các công ty có thể chọn tiết lộ thêm thông tin để đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan, chẳng hạn như nhu cầu từ khách hàng, nhà đầu tư hoặc các tổ chức xã hội dân sự. Buysse & Verbeke (2003) thực hiện nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa kỳ vọng của các bên liên quan và việc áp dụng các chiến lược môi trường chủ động của các công ty. Các phát hiện chỉ ra rằng, áp lực của các bên liên quan có tác động tích cực đến các chiến lược môi trường chủ động, từ đó có tác động tích cực đến hoạt động môi trường và công bố trách nhiệm xã hội của công ty. Darus và cộng sự (2016) điều tra mối quan hệ giữa tiết lộ CSR và giá trị cổ đông ở Malaysia, các phát hiện cho thấy, việc công bố CSR có liên quan tích cực với giá trị của cổ đông và mối quan hệ này được trung gian bởi kỳ vọng của các bên liên quan. Grewal & Salminen (2014) trong nghiên cứu của mình đã phân tích các công bố CSR của 50 nhà bán lẻ hàng đầu toàn cầu và nhận thấy rằng mức độ công bố CSR bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của các bên liên quan, các tác giả lưu ý rằng, các công ty có nhiều khả năng tiết lộ thông tin về các vấn đề mà các bên liên quan quan tâm, chẳng hạn như quyền con người và tiêu chuẩn lao động. Từ những phân tích ở trên, tác giả đề xuất giả thuyết thứ bốn, như sau: H4: Kỳ vọng của các bên liên quan có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin CSR 3.5. Chiến lược kinh doanh Bassen (2007) nghiên cứu mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Tác giả lập luận rằng, các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội, chẳng hạn như công bố trách nhiệm xã hội hơn là các công ty theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí.
- Chang và cộng sự (2013) xem xét mối quan hệ giữa các chiến lược CSR và sự đổi mới trong các tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận ở Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các công ty theo đuổi chiến lược CSR có nhiều khả năng tham gia vào đổi mới hơn và mối quan hệ này được kiểm duyệt bởi loại hình tổ chức và bản chất của đổi mới. Du & Vieira (2012) đã phân tích các báo cáo CSR của năm công ty dầu mỏ lớn để xem xét cách họ sử dụng CSR để đạt được tính hợp pháp. Các phát hiện cho thấy, các công ty đã sử dụng CSR như một công cụ chiến lược để quản lý danh tiếng của họ và đạt được tính hợp pháp, và việc công bố CSR của họ bị ảnh hưởng bởi các chiến lược và mục tiêu kinh doanh của họ.Do vậy, giả thuyết thứ năm được xây dựng như sau: H5: Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin CSR 3.6. Văn hóa doanh nghiệp Các công ty có văn hóa minh bạch và trách nhiệm giải trình mạnh mẽ có thể có nhiều khả năng tiết lộ thông tin về các sáng kiến và hiệu suất CSR của họ. Điều này đã được khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm. Lewis (2003) đã phân tích các báo cáo hàng năm của một mẫu gồm 100 công ty ở New Zealand để kiểm tra mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, CSR và danh tiếng của công ty. Các phát hiện cho thấy, các công ty có văn hóa công bố CSR mạnh mẽ có danh tiếng tốt hơn và cũng có xu hướng tiết lộ nhiều thông tin CSR hơn trong các báo cáo hàng năm của họ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Yu (2018) xem xét ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đối với CSR bằng cách sử dụng mẫu gồm 96 công ty Trung Quốc. Kết quả cho thấy các công ty có văn hóa đổi mới và chấp nhận rủi ro có xu hướng chủ động hơn trong các sáng kiến và công bố CSR của họ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Rimmel và cộng sự (2019) nhằm xem xét tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với báo cáo xã hội và môi trường bằng cách sử dụng mẫu gồm 271 công ty tại Đức. Kết quả cho thấy, các công ty có văn hóa đạo đức và trách nhiệm xã hội mạnh mẽ có xu hướng tiết lộ nhiều thông tin hơn về hoạt động xã hội và môi trường trong các báo cáo hàng năm của họ. Trên cơ sở những hiểu biết ở trên, giả thuyết thứ sáu được xây dựng như sau: H6: Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin CSR Từ việc xây dựng giả thuyết đã trình bày ở trên, có thể tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin CSR theo mô hình 1 nghiên cứu dưới đây: Hình 1: Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin CSR Quy mô doanh Kỳ vọng của các nghiệp bên liên quan Mức độ Lĩnh vực ngành công bố Chiến lược kinh nghề thông tin doanh CSR Yêu cầu của pháp Văn hóa doanh lý và quy định nghiệp
- (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 4. Kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai Mức độ công bố thông tin CSR là một công cụ quản lý hữu hiệu để doanh nghiệp nâng tầm uy tín, giá trị thương hiệu của mình trên thị trường trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt. Mặc dù nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn lớn trên thế giới thường xuyên công bố các thông tin CSR trên một báo cáo phát triển bền vững riêng hoặc trên báo cáo thường niên. Tuy nhiên, thực hành công bố thông tin CSR này chưa được quan tâm đúng mức tại nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều này, có thể là do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như: Quy mô doanh nghiệp; lĩnh vực ngành nghề; yêu cầu của pháp lý và quy định; kỳ vọng của các liên quan; chiến lược kinh doanh; và văn hóa doanh nghiệp. Mục đích chính của bài viết là xây dựng mô hình lý thuyết cho các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin CSR ở Việt Nam. Trong thời gian tới, các nghiên cứu thực nghiệm sẽ được thực hiện để kiểm chứng các giả thuyết được phát triển từ mô hình nghiên cứu đề xuất. Những phát hiện từ các nghiên cứu thực nghiệm sẽ là cơ sở cho các khuyến nghị, nhằm thúc đẩy việc công bố thông tin CSR tại Việt Nam. Tài liệu tham khảo Adams, C. A. (2002). Internal organisational factors influencing corporate social and ethical reporting: Beyond current theorising. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 15(2), 223-250. Adams, C. A., Hill, W. Y., & Roberts, C. B. (1998). Corporate social reporting practices in Western Europe: Legitimating corporate behaviour? The British Accounting Review, 30(1), 1- 21. Adnan, M. A., Naser, K., & Karbhari, Y. (2006). Determinants of social and environmental disclosure of listed banks in Bangladesh. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 13(3), 154-168 Andrikopoulos, A., Samitas, A., & Bekiaris, M. (2014). Corporate social responsibility reporting in financial institutions: Evidence from Euronext. Research in International Business and Finance, 32, 27-35. Aras, G., & Crowther, D. (2009). Corporate sustainability reporting: a study in disingenuity?. Journal of business ethics, 87, 279-288. Bassen, A. (2007). Business strategy and social accountability. Corporate Governance, An International Review, 15(6), 1288-1298. Buysse, K., & Verbeke, A. (2003). Proactive environmental strategies: A stakeholder management perspective. Strategic Management Journal, 24(5), 453-470. Campbell, J. L. (2007). Why would corporations behave in socially responsible ways? An institutional theory of corporate social responsibility. Academy of management Review, 32(3), 946-967. Chan, M. C., Watson, J., & Woodliff, D. (2014). Corporate governance quality and CSR disclosures. Journal of business ethics, 125, 59-73.
- Chang, Y. K., Oh, W. Y., & Lee, H. Y. (2013). CSR strategies and innovation in for- profit and nonprofit organizations: The cases of Korean firms. Sustainability, 5(4), 1474-1493. Darus, F., Ismail, I., & Abdullah, M. (2016). Corporate social responsibility and shareholder value: Evidence from Malaysia. Procedia Economics and Finance, 35, 644-653. DiMaggio, P. J., & Powell, W. W. (1983). The iron cage revisited: Institutional isomorphism and collective rationality in organizational fields. American sociological review, 147-160. Du, S., & Vieira, E. T. (2012). Striving for legitimacy through corporate social responsibility: Insights from oil companies. Journal of Business Ethics, 110(4), 413-427 Foster, D., & Jonker, J. (2005). Stakeholder relationships: the dialogue of engagement. Corporate Governance: The international journal of business in society. Gao, Y., & Heravi, S. (2015). Determinants of corporate social responsibility disclosure in UK private companies. Journal of Applied Accounting Research, 16(1), 83-105. Gray, R., Kouhy, R., & Lavers, S. (1995). Corporate social and environmental reporting: a review of the literature and a longitudinal study of UK disclosure. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 8(2), 47-77. Grewal, R., & Salminen, R. (2014). Corporate social responsibility: A review of the top 50 global retailers. Journal of Business Ethics, 122(4), 741-763. Hackston, D., & Milne, M. J. (1996). Some determinants of social and environmental disclosures in New Zealand companies. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 9(1), 77-108 Hung, P. H. (2022). Influence Of Factors On Responsible Accounting Organization In Enterprises: Evidence From Vietnam. Journal of Positive School Psychology, 6(7), 4112-4130. Islam, M. A., & Deegan, C. (2010). Media pressures and corporate disclosure of social responsibility performance information: A study of two global clothing and sports retail companies. Accounting and Business Research, 40(2), 131-148. Lewis, S. (2003). Reputation and corporate responsibility. Journal of Communication Management, 7(4), 356-366. Longo, M., Mura, M., & Bonoli, A. (2005). Corporate social responsibility and corporate performance: the case of Italian SMEs. Corporate Governance: The international journal of business in society, 5(4), 28-42. Matten, D., & Moon, J. (2008). “Implicit” and “explicit” CSR: A conceptual framework for a comparative understanding of corporate social responsibility. Academy of management Review, 33(2), 404-424. Nguyen, T. T., Nguyen, A. T., Nguyen, T. M. H., & Nguyen, T. M. H. (2019). Factors influencing corporate social responsibility disclosure of Vietnamese listed companies. Journal of Accounting and Auditing: Research & Practice, 2019(2), 19-28. Ramli, N. A. M., Rahman, R. A., & Hamid, F. Z. A. (2014). Corporate social responsibility disclosure in Malaysia: An exploratory study on Muslim and non-Muslim women on board. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 145, 218-227.
- Roberts, R. W. (1992). Determinants of corporate social responsibility disclosure: An application of stakeholder theory. Accounting, organizations and society, 17(6), 595-612. Saka, C., & Asongu, S. A. (2018). Political regimes and stock price synchronicity in Africa. Journal of Economic Studies, 45(5), 1184-1206. Scott, W. R. (1995). Institutions and organizations. Foundations for organizational science. London: A Sage Publication Series. Snider, J., Hill, R. P., & Martin, D. (2003). Corporate social responsibility in the 21st century: A view from the world's most successful firms. Journal of Business ethics, 48(2), 175- 187. Tạ Thị Thúy Hằng (2019), Nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Toppinen, A., Virtanen, Y., & Mayer, F. (2019). Disclosing and reporting on sustainability performance: A study of Finnish forest industry multinational enterprises. Business Strategy and the Environment, 28(4), 564-578. Võ Văn Cương (2021), nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Yusoff, W. F. W., & Lehman, G. (2013). Determinants of corporate social responsibility disclosure in Islamic banks: Evidence from Indonesia. Journal of Islamic Accounting and Business Research, 4(1), 44-68. Yu (2018) The influence of corporate culture on corporate social responsibility, Journal of Cleaner Production
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO THEO TÌNH HUỐNG
36 p |
615 |
165
-
Mô hình chiến lược PEST trong nghiên cứu vĩ mô
6 p |
173 |
39
-
Mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô - Phần 2
5 p |
202 |
29
-
Bài giảng Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng - ThS. Trần Trí Dũng
9 p |
211 |
19
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông
113 p |
94 |
10
-
Mô tả công việc Cán sự tiền lương
2 p |
90 |
5
-
Bài giảng Nghiên cứu hành vi khách hàng (Research in Customer behaviour) - Trường ĐH Thương Mại
9 p |
16 |
4
-
Tác động của quản trị nguồn nhân lực định hướng trách nhiệm xã hội đến kết quả làm việc của người lao động: Nghiên cứu vai trò trung gian của động lực làm việc và sự tin tưởng đối với tổ chức
10 p |
2 |
2
-
Ảnh hưởng của tính cách cá nhân đến sự gắn kết của lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát
14 p |
2 |
2
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người mua về chất lượng dịch vụ bán lẻ trong mua sắm trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội
12 p |
2 |
2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Phú Yên
9 p |
5 |
2
-
Tác động của sẵn sàng thay đổi đến hiệu suất công việc nhân viên: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp đang thay đổi công nghệ tại Việt Nam
10 p |
2 |
2
-
Phân tích nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương
11 p |
2 |
1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
8 p |
1 |
1
-
Các yếu tố tác động đến việc sử dụng công nghệ để mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Định
14 p |
3 |
1
-
Mô hình nghiên cứu sự tác động của văn hóa tổ chức đến cam kết gắn bó của nhân viên các trường đại học tại tỉnh Bình Dương
9 p |
4 |
1
-
Kiểm định các nhân tố tác động đến cán cân thương mại Việt Nam
14 p |
5 |
1
-
Nghiên cứu thúc đẩy ý định mua hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử dựa trên Mô hình Chấp nhận công nghệ và Mô hình hệ thống thông tin thành công
12 p |
8 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)