Phân tích nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương
lượt xem 1
download
Nghiên cứu đã xây dựng và hoàn thiện được mô hình nghiên cứu với 5 nhân tố tác động gồm 30 biến quan sát và được thực hiện khảo sát lấy mẫu với 306 đáp viên là những nhân sự hiện đang làm việc tại các công ty Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng lực quản trị, độ tín nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn và giá cả là những nhân tố quan trọng có tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương
- Phân tích nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương Nguyễn Hán Khanh, Nguyễn Thị Thảo Trang Tóm tắt Nghiên cứu đã xây dựng và hoàn thiện được mô hình nghiên cứu với 5 nhân tố tác động gồm 30 biến quan sát và được thực hiện khảo sát lấy mẫu với 306 đáp viên là những nhân sự hiện đang làm việc tại các công ty Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng lực quản trị, độ tín nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn và giá cả là những nhân tố quan trọng có tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. Từ khóa: Logistics; chuỗi cung ứng; phân tích nhân tố khám phá; Bình Dương 1. Đặt vấn đề Bình Dương là một trong 6 tỉnh thành nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics bao gồm các loại hình kinh doanh như: Vận tải và cho thuê container, phân phối hàng hóa, cho thuê nhà kho, các dịch vụ forwarder,... Sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp đã và đang có vai trò, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và toàn bộ ngành xuất nhập khẩu, dịch vụ Logistics nói riêng. Các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương đa số là các doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Trong số các doanh nghiệp Logistics thì có rất ít doanh nghiệp tham gia hợp tác và liên kết với nhau thông qua các diễn đàn, hiệp hội các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nhân,... mà thay vào đó là sự liên kết, hợp tác với nhau thông qua mối quan hệ quen biết từ trước hoặc thông quan giới thiệu giữa những người chủ doanh nghiệp với nhau. Trong hoạt động Logistics thì sự liên kết và hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp xây dựng hệ thống uy tín, chất lượng và vững mạnh, tăng khả năng cạnh trạnh trên thị trường và nâng cao được năng lực, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp Logistics hiện nay đang gặp phải là sự khác nhau và thay đổi liên tục của thủ tục hải quan cho từng loại hàng hóa, cũng như các chính sách, thông tư về luật thuế, luật hải quan,... Để khắc phục và giải quyết tình trạng này các doanh nghiệp có thể liên kết và hợp tác với nhau để trao đổi và học hỏi thêm kinh nghiệm, chuyên môn, khả năng xử lý phát sinh,… nhằm tránh đi những sai sót, rủi ro không đáng có. Ngoài ra, việc liên kết và hợp tác trong chuỗi cung ứng này còn giúp các doanh nghiệp chuyên môn hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu trên trường quốc tế. Đối với các nước phát triển trên thế giới thì sự liên kết và hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics đã hình thành từ nhiều năm nay, còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics thì việc liên kết và hợp tác này vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Chính vì thế, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Ngoài ra, họ cũng chưa xác định được những nhân tố có tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định hợp tác giữa các doanh nghiệp. Do đó, việc nhận diện và xác định được mức độ tác động của từng nhân tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, các tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “Phân tích nhân tố tác động đến 808
- sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương”. Kết quả này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp Logistics xác định được nhân tố tác động cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm giúp góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics. 2. Các nghiên cứu liên quan 2.1. Nghiên cứu nước ngoài Năm 2023, Xi Zhang và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Cạnh tranh hay hợp tác? Chia sẻ dịch vụ hậu cần và bán lại của nhà bán lẻ trong các kênh trực tuyến cạnh tranh”. Nhận thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tham gia thị trường thương mại điện tử, kéo theo hàng loạt sự hợp tác chiến lược giữa các hãng. Trong nghiên cứu, các tác giả đã xây dựng một chuỗi cung ứng đa kênh bao gồm một nhà sản xuất và hai nhà bán lẻ để khám phá tính khả thi của mô hình hợp tác chiến lược ở trên. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận trò chơi Stackelberg và trò chơi Nash để có được các giải pháp cân bằng trong cả hai kịch bản hợp tác và bất hợp tác. Kết quả phân tích, nghiên cứu đã xác định tác động của độ nhạy hậu cần, chi phí nỗ lực của đơn vị dịch vụ Logistics, giá chia sẻ dịch vụ Logistics trên mỗi đơn vị, cường độ cạnh tranh giá về giá tối ưu, nỗ lực dịch vụ Logistics và lợi nhuận. Năm 2023, Xide Zhu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Quyết định về giá và sự phối hợp trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử với hợp đồng giá bán buôn có xem xét các ưu tiên tập trung”. Trong nghiên cứu này, các tác giả cho rằng sở thích hành vi của những người ra quyết định luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối chuỗi cung ứng. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra nhà bán lẻ có thể điều phối chuỗi cung ứng và tạo ra kết quả tốt hơn so với mô hình kỳ vọng khi họ đưa ra lựa chọn bằng hệ thống đánh giá tích cực bao gồm cả mức độ lạc quan cao hơn và mức độ tin cậy thấp hơn. Năm 2023, Shuai Li và Shaojian Qu đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Hợp tác tài chính chuỗi cung ứng ba cấp trong chuỗi khối: Chia sẻ thu nhập với trò chơi hợp tác giá trị Shapley”. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình trò chơi hợp tác cho các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong trường hợp đảm bảo bao thanh toán chéo cấp độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng chuỗi khối có thể có hiệu quả trong việc tăng lợi ích cho các thành viên và hệ thống chuỗi cung ứng. Việc áp dụng chuỗi khối làm tăng chi phí chuỗi khối nhưng giảm chi phí tài chính cho nhà cung cấp. 2.2. Nghiên cứu trong nước Năm 2019, đề tài nghiên cứu “Nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng hàng điện tử của doanh nghiệp thương mại”. Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua 192 phiếu khảo sát thu thập được từ các doanh nghiệp thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác theo chiều dọc của các doanh nghiệp bao gồm: Mức độ tín nhiệm; Quyền lực; Tần suất giao dịch; Độ thuần thục trong giao dịch; Khoảng cách và Văn hóa. Trong đó, các yếu tố như Văn hoá; Độ thuần thục trong giao dịch và Quyền lực có tác động mạnh nhất đến sự hợp tác theo chiều dọc của các doanh nghiệp. Năm 2020, Nguyễn Thị Yến đã thực hiện nghiên cứu đề tài về “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam”. Từ kết quả phân tích định tính và định lượng với mẫu khảo sát hơn 100 hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Đề tài nghiên cứu đã cho thấy có ba nhân tố sự tín nhiệm, quyền lực và chiến lược kinh 809
- doanh có ảnh hưởng lớn hơn so với ba nhân tố còn lại là thoả thuận hợp tác, văn hoá và sự hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên bên cạnh nông nghiệp như rau quả thì Việt Nam còn rất nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao có thể kể đến như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, hàng dệt may, sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ,… Chính vì thế bài nghiên cứu còn hạn chế trong vấn đề đối tượng nghiên cứu của chuỗi cung ứng. 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Những nghiên cứu trên đã cho thấy sự tồn tại của các nhân tố có tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics. Mô hình nghiên cứu của đề tài này được xây dựng với sự tham chiếu các mô hình nghiên cứu tương tự trước đây, để kiểm tra mức độ tác động của từng nhân tố đối với sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. Theo đó, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics bao gồm 5 thành phần: (1) Độ tín nhiệm, (2) Giá cả, (3) Năng lực quản trị, (4) Nghiệp vụ chuyên môn và (5) Văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, theo phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics, mô hình nghiên cứu thể hiện như Hình 1 dưới đây: Hình 1. Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu: H1: Nhân tố Độ tín nhiệm có tác động đến Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. H2: Nhân tố Giá cả có tác động đến Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. H3: Nhân tố Năng lực quản trị có tác động đến Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. H4: Nhân tố Nghiệp vụ chuyên môn có tác động đến Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. H5: Nhân tố Văn hóa doanh nghiệp có tác động đến Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả thống kê mô tả 810
- Dựa vào dữ liệu khảo sát về quy mô doanh nghiệp trên 306 đáp viên trong lần thu thập dữ liệu, kết quả như sau: Trong 306 đáp viên tham gia khảo sát thì có 172 người (chiếm 56,2%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô nhân sự dưới 10 người. Tiếp theo có 131 người (chiếm 42,8%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô nhân sự từ 10 đến 300 người. Cuối cùng có 3 người (chiếm 1%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp lớn với quy mô nhân sự trên 300 người. Như vậy, trong lần khảo sát này các tác giả đa số đã tiếp cận được với các doanh nghiệp siêu nhỏ đến doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô nhân sự dưới 300 người. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì theo khảo sát sơ bộ thông qua dữ liệu định tính thu thập được từ báo đài, tạp chí và thống kê số lượng doanh nghiệp của các sở ban ngành thì đa số doanh nghiệp Logistics hoạt động tại địa bàn tỉnh Bình Dương là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với thông tin về thời gian hoạt động của doanh nghiệp thì trong 306 đáp viên tham gia khảo sát có 156 người (chiếm 51%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp với thời gian hoạt động dưới 3 năm, có 132 người (chiếm 43,1%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp với thời gian hoạt động từ 3 đến 5 năm và có 18 người (chiếm 5,9%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp với thời gian hoạt động trên 5 năm. Như vậy, có thể thấy trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát thì đa số là các doanh nghiệp với quy mô siêu nhỏ, quy mô vừa và nhỏ với thời gian hoạt động từ 1 đến dưới 5 năm (chiếm hơn 90%). Thị trường Bình Dương là một trong những thị trường với thời gian phát triển ngành Logistics còn mới so với khu vực như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa – Đồng Nai và Vũng Tàu. Theo dữ liệu thu thập được sau khảo sát thì trong số 306 đáp viên tham gia có 148 người (chiếm 48,4%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp trong nước hay nói khác hơn là các doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư Việt Nam. Có 132 người (chiếm 43,1%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài và có 26 người (chiếm 8,5%) hiện đang làm việc tại doanh nghiệp liên doanh với sự đầu tư và hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia như Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc,... 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá 4.2.1. Phân tích nhân tố độc lập Sau khi kiểm định lần 1 hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố độc lập và nhận được kết quả tất cả thang đo đều đạt độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (thấp nhất là 0,730 và cao nhất là 0,905) các tác giả tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Cụ thể, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được chấp nhận khi hệ số KMO (Kaise – Meyer – Olkin) có giá trị lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 (Othman & Owen, 2002). Các biến quan sát có hệ số chuyển tải nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại, điểm dừng khi trích các yếu tố có giá trị Eigenvalue là 1 và thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. Ở bước này, hầu hết các biến quan sát đều có hệ số chuyển tải lớn hơn 0,5 tuy nhiên có biến TIN5 (Sự tin tưởng của doanh nghiệp dựa trên năng lực cốt lõi của đối tác) không thoả điều kiện. Chính vì thế, các tác giả đã loại biến quan sát này ra khỏi thang đo và tiến hành phân tích lại nhân tố khám phá. Kết quả được trình bày trong Bảng 1. 811
- Bảng 1. Kiểm định KMO và Bartlett lần 2 (Nhân tố độc lập) Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,881 Approx. Chi-Square 3382,870 Bartlett's Test of Sphericity df 300 Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Kết quả KMO và Bartlett's sau khi các tác giả đã loại biến quan sát TIN5 và tiến hành phân tích lại nhân tố khám phá lần cuối. Trong lần phân tích này hệ số KMO = 0,881 (0,5 < 0,881 < 1); Sig. = 0,000 < 0,05. Như vậy, trong lần phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối cả hệ số KMO và Sig. đều thoả điều kiện, thể hiện các biến quan sát trong thang đo có mối tương quan với nhau và có ý nghĩa đối với nhân tố đại diện. Bảng 2. Phương sai trích nhân tố độc lập Com- Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared ponent Loadings Loadings Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative Variance % Variance % Variance % 1 6,608 26,433 26,433 6,608 26,433 26,433 4,625 18,500 18,500 2 3,444 13,777 40,210 3,444 13,777 40,210 3,402 13,606 32,106 3 2,184 8,737 48,948 2,184 8,737 48,948 2,959 11,835 43,941 4 2,074 8,298 57,245 2,074 8,298 57,245 2,679 10,717 54,658 5 1,284 5,135 62,381 1,284 5,135 62,381 1,931 7,722 62,381 25 0,225 0,900 100,000 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Kết quả phân tích dữ liệu trong Bảng 2 cho ta thấy giá trị Eigenvalue trong lần phân tích này cũng có 5 thành phần được trích với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (nhỏ nhất là 1,284) và phuơng sai trích bằng 62,381% (lớn hơn 50%) nên có thể kết luận thang đo được chấp nhận ở bước này. Sau khi tiến hành xoay nhân tố với 25 biến quan sát các tác giả thu được kết quả tất cả các biến đều có hệ số chuyển tải lớn hơn 0,5 vì thế không có biến nào bị loại ra khỏi thang đo ở bước này. Đồng thời, kết quả phân tích cũng cho thấy toàn bộ 25 biến quan sát được phân thành 5 nhân tố. Kết quả được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Ma trận xoay lần cuối 1 2 3 4 5 MÃ SỐ HỆ SỐ MÃ SỐ HỆ SỐ MÃ SỐ HỆ SỐ MÃ SỐ HỆ SỐ MÃ SỐ HỆ SỐ NAN5 0,835 MON3 0,820 GIA3 0,795 VAN5 0,769 TIN3 0,789 NAN6 0,812 MON5 0,782 GIA5 0,769 VAN2 0,751 TIN1 0,748 NAN2 0,806 MON4 0,778 GIA4 0,755 VAN4 0,704 TIN2 0,722 NAN4 0,801 MON2 0,768 GIA2 0,730 VAN1 0,696 NAN3 0,778 MON1 0,759 GIA1 0,722 VAN3 0,688 NAN1 0,737 TIN4 0,646 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 812
- Căn cứ vào nội dung các biến quan sát trong Bảng 3, các nhân tố được đặt tên như sau: Năng lực quản trị được mã hoá là NAN: NAN5, NAN6, NAN2, NAN4, NAN3, NAN1 và TIN4. Nghiệp vụ chuyên môn được mã hoá là MON: MON3, MON5, MON4, MON2 và MON1. Giá cả được mã hoá là GIA: GIA3, GIA5, GIA4, GIA2 và GIA1. Văn hoá doanh nghiệp được mã hoá là VAN: VAN5, VAN2, VAN4, VAN1 và VAN3. Độ tín nhiệm được mã hoá là TIN: TIN3, TIN1 và TIN2. 4.2.2. Phân tích nhân tố phụ thuộc Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA của các nhân tố độc lập, các tác giả tiếp tục tiến hành phân tích, kiểm định hệ số KMO và Bartlett của nhân tố phụ thuộc về quyết định hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa những doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của nhân tố phụ thuộc có hệ số KMO = 0,658 (0,5 < 0,658 < 1); Sig. = 0,000 < 0,05 thoả điều kiện. Kết quả này cho thấy, dữ liệu khảo sát dùng để phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố phụ thuộc là hoàn toàn phù hợp và các biến quan sát có mối tương quan với nhau, có ý nghĩa đối với nhân tố phụ thuộc - quyết định hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa những doanh nghiệp Logistics. Kết quả cho thấy, nhân tố Quyết định hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics có tổng phương sai trích bằng 55,894% (> 50%). Kết quả này phản ánh thang đo được chấp nhận ở bước này. 4.2.3. Phân tích hồi quy Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA của 5 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc để đảm bảo dữ liệu thu thập được thông qua bảng khảo sát trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu. Các tác giả đã tiếp tục sử dụng dữ liệu trên để phân tích hồi quy. Bảng 4. Mô hình tổng thể Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin- Square the Watson Estimate a 1 0,916 0,839 0,836 0,261 1,839 a. Predictors: (Constant), TIN, VAN, GIA, MON, NAN b. Dependent Variable: HT Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong Bảng 4. Theo đó, R2 điều chỉnh là 0,836 (R2 = 0,839), cho thấy 5 nhân tố độc lập trong mô hình giải thích được 83,6% sự biến động của nhân tố phụ thuộc; 16,4% còn lại là hệ quả của các yếu tố ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Những kết quả trên chứng minh sự phù hợp của mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này. Hệ số Durbin - Watson là 1,839 cho thấy mô hình không có tự tương quan bậc nhất giữa các yếu tố liền kề. 813
- Bảng 5. ANOVAa Model Sum of df Mean Square F Sig. Squares Regressio 106,047 5 21,209 312,147 0,000b n 1 Residual 20,384 300 0,068 Total 126,431 305 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Kết quả Sig. bằng 0,000 < 0,05 trong Bảng 5 khẳng định rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội số và tập dữ liệu trong nghiên cứu này là hoàn toàn nhất quán. Bảng 6. Coefficientsa Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Coefficients Coefficients Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constan 0,264 0,169 1,559 0,120 t) NAN 0,514 0,026 0,546 19,988 0,000 0,719 1,391 1 MON 0,066 0,026 0,068 2,502 0,013 0,726 1,377 GIA −0,083 0,026 −0,077 −3,163 0,002 0,903 1,107 VAN −0,016 0,028 −0,014 −0,573 0,567 0,950 1,053 TIN 0,456 0,025 0,499 17,967 0,000 0,696 1,437 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Dựa vào dữ liệu trong Bảng 6 ta thấy, các nhân tố Năng lực quản trị (NAN); Nghiệp vụ chuyên môn (MON); Giá cả (GIA) và Độ tín nhiệm (TIN) đều có hệ số Sig. lần lượt là 0,000; 0,013; 0,002 và 0,000 (Sig. < 0,05) thoả điều kiện. Từ đó khẳng định, các nhân tố độc lập NAN, MON, GIA và TIN có sự tác động đến nhân tố phụ thuộc (Quyết định hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics). Ngoài ra, nhân tố Văn hoá doanh nghiệp (VAN) có hệ số Sig. = 0,567 (Sig. > 0,05) không thoả điều kiện cho thấy nhân tố này không có sự tác động đến nhân tố phụ thuộc (HT). Sau khi loại bỏ nhân tố VAN, các tác giả thu được phương trình hồi quy như sau: HT = 0,264 + 0,514 × NAN + 0,066 × MON − 0,083 × GIA + 0,456 × TIN 5. Giải pháp 5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Từ kết quả nghiên cứu này đã xác định được những nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương bao gồm: Năng lực quản trị, độ tín nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn và giá cả. 814
- 5.2 Đề xuất giải pháp 5.2.1. Giải pháp giúp nâng cao năng lực quản trị Các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương nên đầu tư trong việc nâng cao năng lực quản trị của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nguồn lực và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và phù hợp khi có sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Và đây cũng là yếu tố các tác động mạnh nhất đến quyết định hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực quản trị sẽ giúp cho các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Ngoài ra, nó còn giúp cho doanh nghiệp Logistics có thể hoạt động hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng mọi cơ hội để phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Đầu tiên, việc quản lý nguồn lực đúng cách giúp cho các doanh nghiệp Logistics có thể tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Khi quản lý nguồn lực một cách hiệu quả, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu sự lãng phí và tối ưu hóa các nguồn lực như nhân lực, vật lực, thiết bị và tài chính. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai, việc quản lý các hoạt động kinh doanh cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Một doanh nghiệp có hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của mình, từ đó đưa ra quyết định kịp thời và phù hợp để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, việc quản lý nguồn lực đúng cách còn giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, việc quản lý tốt các hoạt động kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp Logistics. 5.2.2. Giải pháp giúp nâng cao độ tín nhiệm Đối với các doanh nghiệp Logistics nói riêng và tất cả doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường nói chung thì niềm tin của khách hàng và đối tác là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển, tồn tại trên thị trường. Để có thể tăng độ tín nhiệm, các doanh nghiệp Logistics cần hiểu rõ các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Từ đó, tìm hiểu và thu thập thông tin về sản phẩm, nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng tối đa và thoả mãn nhu cầu đó một cách tốt nhất. Việc xác định được sự đặc thù trong sản phẩm và nhu cầu của từng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp Logistics xây dựng được kế hoạch làm việc cụ thể, đảm bảo sự phối hợp tốt và nhịp nhàng giữa hai bên. Có thể chủ động trong việc xử lý các tình huống phát sinh, đem lại hiệu quả cao và tối ưu nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Logistics nên có sự tìm hiểu thị trường và xác định đối tượng cũng như phân khúc khách hàng mục tiêu. Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả và tăng khả năng, cơ hội hợp tác. Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu thông tin về sản phẩm và khách hàng thì các doanh nghiệp Logistics cũng nên có sự quan tâm và tìm hiểu về sản lượng hay số lượng đơn hàng trên tháng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp Logistics chủ động trong việc lên kế hoạch và có sự sắp xếp hợp lý dựa trên năng lực của doanh nghiệp. Đây có thể là năng lực về đội ngũ nhân viên, năng lực tài chính, năng lực 815
- quản trị,… Đảm bảo doanh nghiệp luôn đủ khả năng đáp ứng và hoàn thành tốt nhất đối với số lượng trên, từ đó nâng cao được độ tin cậy trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Không chỉ vậy, việc bố trí hợp lý nhằm giúp đảm bảo hàng hoá luôn được vận chuyển an toàn, hiệu quả, nhanh chóng mà vẫn tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, để việc vận chuyển được tối ưu hoá và luôn có sự kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp Logistics cần xác định chính xác điểm đi và điểm đến, lộ trình, thời gian cũng như phương thức vận chuyển phù hợp. Các doanh nghiệp Logistics có thể xây dựng hệ thống quản lý vận tải hoặc phần mềm tối ưu tuyến đường,… để giúp việc vận chuyển được hiệu quả và nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo chi phí. Đối với ngành Logistics nói riêng thì thời gian chính là một trong những yếu tố quan trọng và mang tính quyết định. Việc chậm trễ thời gian vận chuyển và giao hàng có thể dẫn đến những hậu quả to lớn và gây ra tổn thất nặng nề. Đó có thể là việc giao container hàng cho cảng trễ hơn thời gian quy định dẫn đến tình trạng hãng tàu từ chối vận chuyển, hoặc việc vận chuyển và giao container rỗng không đúng thời gian quy định dẫn đến không kịp tiến độ đóng hàng của nhà máy,… Tất cả các đều này, nếu như làm tốt sẽ giúp doanh nghiệp Logistics tạo được niềm tin cũng như tăng độ tín nhiệm đối với đối tác và khách hàng của mình. Từ đó, nâng cao hiệu quả và tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics. 5.2.3. Giải pháp giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Để có nghiệp vụ chuyên môn tốt và xử lý nhanh các vấn đề nghiệp vụ phát sinh thì nhân viên các doanh nghiệp Logistics cần không ngừng học hỏi để trau dồi kinh nghiệm cũng như khả năng xử lý vấn đề. Hệ thống và theo dõi sát sao tình hình đơn hàng để có thể kiểm soát chặt chẽ tiến độ hàng hoá, quản lý tốt từng khâu trung gian, hạn chế và kịp thời khắc phục sự cố. Cần kiểm tra và có sự ghi chép cẩn thận để hệ thống quy trình và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để từ đó rút kinh nghiệm và tích luỹ kiến thức. Ngoài ra, Logistics và hoạt động xuất nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến thủ tục hải quan. Chính vì thế, cần thường xuyên cập nhập và theo dõi những thay đổi của các thông tư, nghị định của cơ quan hải quan, chính phủ để có sự điều chỉnh kịp thời và đáp ứng được các tiêu chí đề ra. Để đạt được điều này, doanh nghiệp nên đầu tư vào việc đào tạo nhân viên và đội ngũ nhân sự với chuyên môn, nghiệp vụ cao, xây dựng các quy trình công việc cụ thể, chuyên nghiệp để đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt và thách thức trong lĩnh vực Logistics hiện nay, doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn cao và khả năng xử lý các vấn đề phát sinh một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả. Để có thể đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại các cơ quản hải quan hoặc mời chuyên gia về giảng dạy ngay tại cơ sở. Ngoài ra, theo đánh giá của các đáp viên cũng như doanh nghiệp hiện nay thì hiệu quả giao dịch còn dựa trên yếu tố tần suất giao dịch cũng như khả năng kiểm soát đối tác của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng thì việc nắm bắt và biết được nhu cầu của khách hàng, đối tác là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến thành công cũng như tăng cường sự hợp tác. 5.2.4. Giải pháp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của giá cả Khác với các nhân tố khác, nhân tố Giá cả có tác động ngược chiều đối với sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics. Cụ thể khi giá cả càng thấp thì sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ càng cao. Và trong lĩnh vực Logistics thì việc biến động giá cả 816
- của các hãng tàu và vận tải quốc tế là rất lớn. Chính vì thế, việc thường xuyên cập nhật giá phù hợp với từng thời điểm rất được quan tâm và ảnh hưởng đến quyết định hợp tác của doanh nghiệp. Giá cũng chính là một trong những công cụ cạnh tranh tuyệt vời thường được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để làm được việc này, các doanh nghiệp Logistics cần thường xuyên cập nhật giá và lịch tàu phù hợp sau đó gửi và tư vấn cho khách hàng, đối tác của mình, giúp họ có những lựa chọn tối ưu giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, việc cập nhật giá thường xuyên còn giúp doanh nghiệp tạo được thiện cảm và tăng tính chuyên nghiệp của mình đối với khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó, trong chính sách về giá các doanh nghiệp Logistics nên xây dựng một bảng giá cụ thể dựa theo quy mô, số lượng đơn hàng trên tháng, cũng như từng loại hàng hoá riêng biệt. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp kịp thời, nhanh chóng khi khách hàng có nhu cầu. Ngoài ra, việc xây dựng sẵn bảng giá theo quy mô và từng loại hàng hoá riêng biệt,… sẽ giúp khách hàng, đối tác dễ dàng trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định hợp tác. Bên cạnh đó, để tăng sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp nên có sự hỗ trợ và tư vấn tối ưu về chi phí khi có phát sinh. Giúp khách hàng giảm thiểu được chi phí xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả trong tiến độ giao nhận hàng hoá. Đảm bảo giải quyết và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể xây dựng thêm các chính sách ưu đãi riêng biệt cho từng khách hàng, các chính sách này có thể bao gồm việc giảm giá cho khách hàng thân thiết, các đơn hàng lớn với số lượng đặt hàng trên tháng cao, các tuyến hàng không thông dụng nhằm khai thác được tiềm năng khách hàng mới, phát triển được hệ thống và tăng kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình hợp tác, làm việc. Ngoài ra, giá cả cần được duy trì ở mức ổn định, ít biến động và có tính cạnh tranh cao. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ, nâng cao hiệu quả và tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp Logistics xác định được những nhân tố tác động tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, từ đó có các quyết định phù hợp nhằm tăng cường sự hợp tác và nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và phát triển bền vững. Ngoài ra, nghiên cứu cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Logistics. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Yến. (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Tạp chí kinh tế đối ngoại số 120, Trường Đại học Ngoại Thương. Assey và James. (2012). A New Introduction to Supply Chains and Supply Chain Management: Definitions and Theories Perspective. International Business Research, Vol. 5 (1). pp.195 Christopher. (1992). Logistics and supply chain management. Pearson Education Limited 2011. pp.1-15. Cooper và Pagh. (1997). Supply Chain Management: Morethan a New Name for Logistics. International Journal of Logistics Management. 8 (1). pp.1-14. 817
- Jack Van der Vorst (2004). Supply Chain Management. Theory and practices. pp.106- 110. Li, Shuai, and Shaojian Qu. 2023. The Three-Level Supply Chain Finance Collaboration under Blockchain: Income Sharing with Shapley Value Cooperative Game. Sustainability 15, no. 6: 5367. THÔNG TIN TÁC GIẢ - Ngày gửi bài: 30/8/2023 - Tên tác giả: Nguyễn Hán Khanh; Học hàm/học vị: Tiến sĩ - Tổ chức công tác: Đại học Thủ Dầu Một - Thông tin liên lạc: TS. Nguyễn Hán Khanh; GĐ CTĐT Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng; Đại học Thủ Dầu Một; Số 06; Trần Văn Ơn; Phú Hòa; Thủ Dầu Một; Bình Dương. - Email: khanhnh@tdmu.edu.vn; Điện thoại: 0933 727 969 - Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng - Tên bài viết: Phân tích nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dương. 818
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích mô hình Kano về hàng hóa và dịch vụ
6 p | 618 | 161
-
Một số yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư tài chính
10 p | 531 | 134
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 1 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
110 p | 303 | 59
-
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
6 p | 217 | 58
-
Phân tích các yếu tố tác động đến việc tuyển chọn nhân viên và các cấp quản trị
5 p | 251 | 49
-
E-Metrics - các nhân tố sống còn trong thương mại điện tử
12 p | 117 | 28
-
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
12 p | 332 | 24
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1 - Nguyễn Kim Phước
34 p | 103 | 15
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
19 p | 108 | 14
-
Bài giảng Tái lập doanh nghiệp - Bài 2: Quản trị sự thay đổi để chủ động phát triển
10 p | 79 | 14
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 1 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
20 p | 82 | 13
-
Bài giảng Quản trị Marketing – Bài 4: Phân tích thị trường, hành vi khách hàng và lựa chọn thị trường mục tiêu
44 p | 93 | 12
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Chương 5 - TS. Lê Thanh Minh
28 p | 41 | 10
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Chương 5 - Lê Thị Ngọc Diệp
28 p | 88 | 7
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 4 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
24 p | 41 | 6
-
Bài giảng Marketing quốc tế - Chương 5: Phân tích cạnh tranh & chiến lược quốc tế của công ty
28 p | 54 | 6
-
Bài giảng Chương 3: Văn hóa danh nhân
9 p | 151 | 6
-
Tác động của quản trị nhân tài đến nhận thức sự hỗ trợ tổ chức và sự gắn kết của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng
12 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn