intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng tài nguyên nước mặt sông Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sông Mông Dương chảy qua địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có một vai trò rất lớn đối với đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế của thành phố Cẩm Phả nói chung. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt tại đây đang xuống cấp nghiêm trọng, đặt ra một vấn đề bức thiết cho công tác quản lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng tài nguyên nước mặt sông Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

  1. Nghiên cứu NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT SÔNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ CÂM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH Nguyễn Linh Giang Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Sông Mông Dương chảy qua địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có một vai trò rất lớn đối với đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế của thành phố Cẩm Phả nói chung. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt tại đây đang xuống cấp nghiêm trọng, đặt ra một vấn đề bức thiết cho công tác quản lý.Xuất phát từ nhu cầu thực tế đề tài đã tiến hành phân vùng chức năng sông Mông Dương theo mục đích sử dụng, trên cơ sở đó đề xuất việc phân vùng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước sông Mông Dương, thành phố Cẩm Phả cho mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: Phân vùng chức năng, sử dụng hợp lý, tài nguyên nước, chất lượng nước mặt. Abstract Research on functional zoning for utilization of surface water resources of Mong Duong river, Cam Pha city, Quang Ninh province The Mong Duong River flows through Cam Pha city, Quang Ninh province, which plays a huge role in the life of the people and the economic development of Cam Pha City in general. However, surface water quality is seriously degraded, posing a pressing issue for management. Starting from the actual needs, the project has processedfunctional zoning for utilization forMong Duongriver. On that basis,the project has suggested proper use zoning of Mong Duong river water resources, Cam Pha city for the goal of sustainable development. Keywords: Functional zoning, proper use, water resources, surface water quality. 1. Đặt vấn đề hoạt. Đây cũng là nơi chịu thải từ những Sông Mông Dương bắt nguồn núi nguồn nước thải từ khai trường các Khe Tam ở độ cao 100m so với mực mỏ than Khe Chàm III, mỏ than Mông nước biển, lưu vực sông có độ rộng Dương và là nơi tiêu thoát nước thải từ trung bình khoảng 63,6m và chiều dài là các khu dân thuộc phường Mông Dương 14km [5].Sông Mông Dương là một con để dẫn ra biển. Vì vậy, chất lượng nước sông nhỏ nằm trên địa bàn thành phố sông Mông Dương trong giai đoạn 2011 Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con - 2016 bị acid hóa, thấp hơn khá nhiều sông ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng so với mức B1 - QCVN 08/2015; hàm và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. lượng TSS có sự tăng vọt tại các trường Tài nguyên nước sông Mông mỏ và các khu vực chợ. Tại chợ Mông Dương được sử dụng nhiều phục vụ Dương là nơi có hàm lượng TSS cao cho mục đích sản xuất: nông nghiệp, nhất sông, năm 2011, hàm lượng TSS giao thông vận tải, công nghiệp, sinh tại đây là 463,85 mg/l gấp 9,7 lần so với 32 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  2. Nghiên cứu mức B1 - QCVN 08/2015. Tình trạng Trên cơ sở áp dụng nghiên cứu này hàm lượng COD vượt mức B1 - QCVN cho lưu vực sông Mông Dương, đề tài 08/2015diễn ra tại nhiều khu vực thuộc đã tiến hành đánh giá chất lượng nước sông Mông Dương tại nhiều thời điểm. sông Mông Dương giai đoạn 2011 - 2016 Với thực trạng nguồn nước sông vàphân tích các loại hình sử dụng nguồn Mông Dương đang bị khai thác không nước sông, đồng thời căn cứ vào quy có định hướng như vậy, việc nghiên hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch cứu nhằm phân vùng chức năng theo tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành mục đích sử dụng tài nguyên nước mặt phố Cẩm Phả đến năm 2020, định hướng sông Mông Dương là hết sức cần thiết. đến năm 2030để đưa ra định hướng phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng Hướng nghiên cứu này cũng đã được nước sông Mông Dương đến năm 2020. tiến hành áp dụng cho một số lưu vực sông tại Việt Nam như lưu vực sông 2. Dữ liệu và phương pháp Nhuệ - Đáy [2]. Trên cơ sở đánh giá nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường nước, Đề tài đã sử dụng kết quả quan trắc tính toán các ngưỡng chịu tải, khả năng của 7 mẫu nước mặt (bảng 1) trênsông tiếp nhận nguồn nước cho các đoạn Mông Dương trong Báo cáo hiện trạng sông, báo cáo đã tiến hành đánh giá môi trường nước tỉnh Quảng Ninh, giai mức độ phù hợp của tài nguyên nước đoạn 2011 - 2015 [4] và báo cáo hiện sông Nhuệ - Đáy cho các mục đích trạng môi trường vùng than tỉnh Quảng sử dụng khác nhau như cấp nước sinh Ninh của Công ty Cổ phần Tin học, hoạt, giao thông thủy, tưới tiêu. Từ đó Công nghệ và Môi trường Vinacomin đưa ra kết quả phân vùng mục đích sử năm 2016 [1] để đánh giá diễn biến dụng nước và đề xuất các kiến nghị, chất lượng nước sông Mông Dương giai giải pháp gắn liền với quy hoạch tài đoạn 2011 - 2016 thông qua 6 thông số: nguyên nước. pH, Coliform, TSS, DO, BOD5 và COD. Bảng 1. Vị trí lấy mẫu nước mặt Ký Tọa độ Tên điểm quan trăc hiệu Kinh độ (X) Vĩ độ (Y) M1 Cầu tràn Đá Trắng 210 4’ 37,060932” 1070 17’ 28,17996” M2 Mỏ than Khe Chàm III 210 4’ 23,535552” 1070 17’ 35,40228” M3 Chợ Cầu Ngầm 210 3’ 52,015788” 1070 19’ 19,49736” M4 Trạm y tế phường Mông Dương 210 3’ 46,893744” 1070 19’ 48,4212” M5 Làng mỏ Mông Dương 210 3’ 54,943056” 1070 20’ 7,77804” M6 Chợ Mông Dương 210 3’ 59,24952” 1070 20’ 21,85404” M7 Cửa sông Mông Dương 210 4’ 2,381448” 1070 20’ 48,93684” Tiến hành tính toán chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) sông Mông Dương năm 2016 theo Quyết định 879/2011/QĐ - TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước [3]. Công thức tính toán WQI như sau: 1/ 3 WQI pH  1 5 1 2  WQI = =  ∑ WQI 100  5 a 1 = a × ∑ 2b1 WQI b × WQI c   33 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  3. Nghiên cứu Trong đó: 6 thông số: pH, Coliform, TSS, DO, WQIa: Giá trị WQI đã tính toán BOD5 và COD. Kết quả nhận được đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, như hình 1. N-NH4, P-PO4; Qua kết quả quan trắc trên hình 1 WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối cho thấy diễn biến độ pH của nước sông với 02 thông số: TSS, độ đục; Mông Dương càng ngày càng được WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối cải thiện. Nước sông Mông Dương ở với thông số Tổng Coliform; vùng thượng lưu luôn đảm bảo về độ pH luôn đạt mức A1 (6 - 8,5), QCVN WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán 08-MT:2015/BTNMT. Giai đoạn 2011 - đối với thông số pH. 2014, nước sông có tính axit khá lớn. Do các số liệu quan trắc về 3 thông Đặc biệt là tại 3 khu vực: Khai trường số N-NH4, P-PO4 và độ đục trên sông mỏ than Khe Chàm III (4,45), chợ Cầu Mông Dương chưa được đầy đủ nên đề Ngầm (5,17), chợ Mông Dương (5,28) tài đã không đưa vào tính toán trong thấp hơn khá nhiều so với mức B1 (5,5 công thức tính chỉ số WQI. - 9), QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Sau khi tính toán được chỉ số chất Đến năm 2015, sự axit hóa nước sông lượng nước (WQI), sử dụng bảng hướng Mông Dương không còn diễn ra, tại tất dẫn xác định giá trị WQI tương ứng với cả các khu vực quan trắc, không còn độ mức đánh giá chất lượng nước để so pH vượt mức B1, QCVN 08-MT:2015/ sánh. Đồng thời,các kết quả này được BTNMT. Tại điểm nóng về độ pH bị cập nhật vào trường dữ liệuthuộc tính ô nhiễm như khai trường mỏ than Khe của 7 điểm quan trắc tương ứng trên Chàm, kết quả quan trắc dù đã đạt bản đồ, sau đó sử dụng công cụVertical mức B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT Mapper củaphần mềm MapInfo phiên nhưng chỉ vừa đạt quy chuẩn (năm 2015 bản 15.0 để nội suy ra bản đồ chất lượng pH=6,1; năm 2016 pH=6,23). nước sông Mông Dương năm 2016. Các điểm khai thác, sử dụng nguồn nước Hầu hết các thông số Coliform sông Mông Dương được đánh dấu trên trên các khu vực của sông Mông bản đồ và so sánh với hiện trạng chất Dương đều nằm trong giới hạn B1, lượng nước để đánh giá mức độ phù QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Khu hợp cho từng mục đích sử dụng.Trên vực sạch nhất là tại Cầu tràn Đá Trắng cơ sở đó, đề tài đã tiến hành xây dựng và khu khai mỏ than Khe Chàm. Nồng bản đồ định hướng phân vùng quản lý độ Coliform tăng dần xuống vùng tài nguyên nước sông Mông Dương đến trung lưu, cao nhất là tại chợ Mông năm 2020. Dương, sau đó giảm dần khi xuống hạ nguồn. Chỉ số Coliform ngày 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận càng giảm qua các năm. Nơi có hàm 3.1. Đánh giá diễn biến chất lượng lượng Coliform cao nhất là chợ Mông nước sông Mông Dương giai đoạn Dương, luôn có hàm lượng Coliform 2011 - 2016 cao hơn các khu vực khác cùng thời Dựa vào kết quả quan trắc của 7 kỳ, năm 2011 là thời điểm có hàm mẫu nước mặt trên sông Mông Dương lượng Coliform trong nước cao nhất [1, 5], đề tài đã tiến hành phân tích (3050MNP/100ml) (hình 2). 34 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  4. Nghiên cứu Hình 1: Diễn biến độ pH sông Mông Dương giai đoạn 2011 - 2016 Hình 2: Diễn biến hàm lượng Coliform sông Mông Dương giai đoạn 2011 - 2016 Hình 3: Diễn biến TSS sông Mông Dương giai đoạn 2011 - 2016 35 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  5. Nghiên cứu Tình trạng ô nhiễm chất rắn lơ lửng - Tại trạm y tế phường Mông của sông Mông Dương diễn ra khá nghiêm Dương (M4) và Làng mỏ Mông Dương trọng, càng về hạ lưu, tình trạng ô nhiễm (M5) cũng có tình trạng tương tự như càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Cao nhất tại chợ Cầu Ngầm và mức độ nặng hơn. là năm 2011 và dần được cải thiện nhưng - Tai chợ Mông Dương (M5) là vẫn ở mức khá cao. Cụ thể (hình 3): nơi có hàm lượng TSS cao nhất sông. - Tại khu vực thượng nguồn, cầu Năm 2011, hàm lượng TSS tại đây tràn Đá Trắng, hàm lượng TSS hầu như là 463,85mg/l gấp 9,7 lần so với mức giao động không nhiều, chỉ có năm 2011 B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT. là vượt mức B1, QCVN 08-MT:2015/ Năm 2016, hàm lượng TSS tại đây là BTNMT (57,55mg/l). Còn lại đều nằm 47,9mg/l đã giảm đi rõ rệt, đạt mức B1, trong khoảng cho phép. QCVN 08-MT:2015/BTNMT nhưng - Tại khu vực khai trường mỏ than vẫn là nơi diễn ra tình trạng có nguy cơ Khe Chàm (M2): bắt đầu có sự tăng ô nhiễm chất rắn lơ lửng trở lại. vọt trong hàm lượng TSS. Tại đây, năm - Tại cửa sông (M6), tuy đã giảm so 2011 hàm lượng TSS là 186,43mg/l gấp mức B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT với ở khu trên nhưng vẫn cao. 3,7 lần. Có thể thấy rằng tình trạng ô nhiễm - Tại Chợ Cầu Ngầm (M3); tình chất rắn lơ lửng tại sông Mông Dương trạng ô nhiễm TSS tại đây trong giai khá nghiêm trọng. Hàm lượng TSS đã 2011 - 2014 diễn ra rất trầm trọng. Năm giảm nhưng vẫn còn cao. Các khu vực 2011, hàm lượng TSS là 357,88mg/l; diễn ra nghiêm trọng nhất là tại mỏ than năm 2012 là 407,68mg/l tức là gấp 7,1 Khe Chàm III, chợ Cầu Ngầm, Chợ lần và 8,2 lần so với mức B1, QCVN Mông Dương và làng Mỏ. Qua đó cho 08-MT:2015/BTNMT. Tuy rằng tình thấy tình trạng ô nhiễm của sông có trạng này đã dần được cải thiện nhưng nguyên nhân lớn từ nước thải từ khai luôn ở mức cao thác than và nước thải sinh hoạt. Hình 4: Diễn biến DO sông Mông Dương giai đoạn 2011 - 2016 36 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  6. Nghiên cứu Sông Mông Dương có hàm lượng Qua kết quả quan trắc trên hình 5, DO khá cao (hình 4). Chất lượng nước có thể nhận thấy xu hướng chung của dần dần được cải thiện, càng ngày càng nước sông Mông Dương giai đoạn 2011 tốt hơn. Hầu hết là đạt mức B1, QCVN - 2016 là nước càng ngày càng được cải 08-MT:2015/BTNMT, điển hình là năm thiện về hàm lượng BOD5. Tuy có sự 2016 hàm lượng DO thậm chí còn đạt tăng về hàm lượng BOD5 theo chiều từ mức A1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT. thượng nguồn xuống hạ lưu nhưng nhìn Theo chiều từ thượng nguồn xuống, chỉ chung đến năm 2015, không còn tình tiêu DO giảm dần từ cầu tràn Đá Trắng trạng BOD5 vượt mức B1, QCVN 08- đến chợ Cầu Ngầm, sau đó lại tăng dần MT:2015/BTNMT ở tất cả các khu vực cho đến khu vực chợ Mông Dương do thuộc sông Mông Dương. Chỉ có khu gặp nước thải sinh hoạt từ khu dân cư vực chợ Mông Dương là có hàm lượng và chợ nên bị giảm, sau đó dần được cải BOD5 thường cao hơn các khu vực khác thiện về cuối hạ nguồn. cùng kỳ. Hình 5: Diễn biến BOD5 sông Mông Dương giai đoạn 2011 - 2016 Hình 6: Diễn biến COD sông Mông Dương giai đoạn 2011 - 2016 Tình trạng hàm lượng COD vượt năm 2011 đạt 60,23mg/l (gấp 2 lần mức B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT so với mức B1, QCVN 08-MT:2015/ diễn ra tại nhiều khu vực thuộc sông BTNMT); sau đó, hàm lượng dần giảm Mông Dương tại nhiều thời điểm. Điển đi đến năm 2016 tại M3 còn có COD hình nhất là tại khu vực chợ Cầu Ngầm là 9,58mg/l dù đã đạt mức B1, QCVN vào giai đoạn 2011 - 2014 (hình 6). Đây 08-MT:2015/BTNMT. Tại các khu vực cũng là khu vực có COD cao nhất sông, khác, diễn biến COD cũng diễn ra tương 37 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  7. Nghiên cứu tự nhưng không ở mức lớn như tại khu chợ Cầu Ngầm (M3) và chợ Mông vực chợ Cầu Ngầm. Tại khu vực thượng Dương (M6). Giai đoạn 2011 - 2014, nguồn, nước sông Mông Dương có hàm nước sông có tính axit khá lớn như tại lượng COD luôn dao động ở mức khá mỏ khai trường mỏ than Khe Chàm ổn định (3,63 - 10,18mg/l) luôn đạt mức III (pH = 4,45), chợ Cầu Ngầm (pH = A1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT. 5,17), chợ Mông Dương (pH = 5,28) Qua kết quả đánh giá diễn biến các thấp hơn khá nhiều so với mức B1 - thông số chất lượng môi trường nước QCVN 2015. mặt sông Mông Dương có thể nhận thấy: + Về hàm lượng TSS: tại khu vực - Nước mặt ở vùng thượng lưu của khai trường mỏ than Khe Chàm (M2) sông Mông Dương có chất lượng khá bắt đầu có sự tăng vọt trong hàm lượng tốt, mức độ dao động các thông số khá TSS. Tại đây, năm 2011 hàm lượng ổn định, thậm chí có những thông số TSS là 186,43 mg/l gấp 3,7 lần mức còn đạt mức A1, QCVN 08 - MT: 2015/ B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tại BTNMT như DO, Coliform, pH. Chợ Cầu Ngầm (M3), năm 2011 hàm - Ô nhiễm tăng dần từ thượng lưu lượng TSS là 357,88 mg/l; năm 2012 là đến hạ lưu. 407,68 mg/l tức là gấp 7,1 lần và 8,2 lần - Nước sông Mông Dương mang so với mức B1, QCVN 08-MT:2015/ đặc trưng của nước chịu ảnh hưởng của BTNMT. Tại chợ Mông Dương (M6) là nước thải khai thác than: bị acid hóa nơi có hàm lượng TSS cao nhất sông, và lượng chất rắn lơ lửng lớn. Mặc dù năm 2011, hàm lượng TSS tại đây là công tác quản lý việc xả nước thải của 463,85mg/l gấp 9,7 lần so với mức B1, các khai trường mỏ đã được quan tâm QCVN 08-MT:2015/BTNMT. nhưng nếu không có biện pháp duy trì + Tình trạng hàm lượng COD và bảo vệ, nguy cơ tái diễn là hoàn toàn vượt mức B1, QCVN 08-MT:2015/ có thể xảy ra. BTNMT diễn ra tại nhiều khu vực - Tình trạng các thông số vượt quy thuộc sông Mông Dương tại nhiều chuẩn chủ yếu diễn ra vào giai đoạn thời điểm. Điển hình nhất là tại khu 2011 - 2014, nguyên nhân chủ yếu là do vực chợ Cầu Ngầm vào giai đoạn nước thải từ hoạt động khai thác, vận 2011 - 2014. Đây cũng là khu vực có chuyển, lưu trữ than tại các khai trường COD cao nhất sông, năm 2011 đạt mỏ và nước thải sinh hoạttừ khu dân cư 60,23mg/l (gấp 2 lần so với mức B1, và chợ. Tuy nhiên, đến giai đoạn năm QCVN 08-MT:2015/BTNMT). 2015 - 2016, tập đoàn Than và Khoáng 3.2. Đánh giá hiện trạng chất sản Việt Nam đã áp dụng các biện pháp lượng nước mặt sông Mông Dương nhằm giảm thiểu ô nhiễm như xây dựng năm 2016 các hệ thống xử lý nước thải tại các mỏ Đề tài đã tiến hành tính toán chỉ than, xây dựng hệ thống bể lọc, bể lắng số chất lượng nguồn nước sông Mông tại các kho than kết hợp với công tác Dương trên địa bàn thành phố Cẩm Phả thanh tra giám sát của cơ quan chính như bảng 2. quyền nên chất lượng nước sông gần như đã được cải thiện rõ rệt. Từ các số liệu đã tính toán được về - Từ kết quả phân tích 6 thông chỉ số WQI như trên, đề tài đã sử dụng số: pH, Coliform, TSS, DO, BOD5 và phần mềm MapInfo để trực quan hóa COD ở trên cho thấy những khu vực thành bản đồ hiện trạng chất lượng nước trọng điểm về ô nhiễm là tại 3 khu vực: sông Mông Dương năm 2016, kết quả khai trường mỏ than Khe Chàm (M2), được thể hiện trên hình 7. 38 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  8. Nghiên cứu Bảng 2. Chỉ số chất lượng nước (WQI) sông Mông Dương năm 2016 Chỉ số chất lượng nước (WQI) các thông số NH4+ Vị PO43- Độ tính trí pH DO BOD5 COD đục TSS Coliform tính WQI Màu theo (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (MPN/100ml) theo P (NTU) N (mg/l) (mg/l) M1 100 67 92 117 32 79 125 64 89 76 M2 100 61 91 116 1 59 123 52 54 58 M3 100 67 85 112 1 57 104 16 24 49 M4 100 69 82 102 1 56 105 58 44 53 M5 100 70 78 103 1 53 101 20 35 48 M6 100 65 73 79 1 52 100 14 24 45 M7 100 68 73 75 1 53 103 44 35 50 Hình 7: Bản đồ chất lượng và mục đích sử dụng nước sông Mông Dương năm 2016 39 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  9. Nghiên cứu Trên bản đồ có thể thấy chất lượng m3 và 90820 m3. Dựa vào Quyết định số nước sông Mông Dương giảm dần từ 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thượng lưu về hạ lưu.Trên thực tế, chỉ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bắt đầu từ điểm M1 trở xuống mới có phát triển ngành than Việt Nam đến năm các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 của con người. Vì vậy, nếu tính ngược [49], dự báo tổng nhu cầu nước của 2 từ điểm M1 lên thượng nguồn, càng xa khai trường đến năm 2020 là 32200 m3 M1 chất lượng nước càng tốt, có thể sử và 38000 m3. dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - Hoạt động sinh hoạt: Nguồn nước Từ điểm M1 về phía hạ lưu, nhìn chung sinh hoạt của người dân tại địa phương chất lượng nước sông Mông Dương chủ yếu là được cung cấp từ nhà máy đã đạt yêu cầu về nước sử dụng cho nước Mông Dương. Phạm vi phục vụ giao thông thủy và các mục đích tương chủ yếu là dân cư thuộc phường Mông đương. Các địa điểm về ô nhiễm như Dương với tổng số 14939 người tương chợ Cầu Ngầm, làng Mỏ, chợ Mông đương nhu cầu lượng nước phục vụ Dương, chất lượng nước tại các khu vực sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy là này đã được cải thiện so với các năm 520000 m3. Theo Quy hoạch tổng thể trước. Tuy nhiên, nếu không có biện phát triển kinh tế - xã hội thành phố pháp phù hợp thì nguy cơ ô nhiễm trở Cẩm Phả đến năm 2020, tầm nhìn đến lại là rất cao. năm 2030 [6], dân số phường tăng lên 3.3. Đánh giá các hoạt động kinh 16229 người. Tức là ước tính đến năm tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng 2020, nhà máy cần đáp ứng nhu cầu sử nước sông Mông Dương dụng nước là 575000 m3. Đối với sông Mông Dương nói - Hoạt động lâm nghiệp: Khai thác riêng và chất lượng nước mặt của thành nước sông Mông Dương phục vụ tưới phố Cẩm Phả nói chung đang chịu tác tiêu do Công ty Trách nhiệm hữu hạn động của các hoạt động phát triển kinh một thành viên Lâm nghiệp Cẩm Phả tế - xã hội, trong đó hoạt động khai thực hiện trên diện tích rừng là khoảng thác than tại các khai trường mỏ có ảnh 3500 ha nhu cầu sử dụng nước khoảng hưởng rất lớn và là một trong những 1700000 - 2000000 m3/năm. nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô - Các hoạt động khác, gồm: Giao nhiễm trong quá khứ. thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, - Hoạt động khai thác than: công nông nghiệp và chăn nuôi. ty cổ phần than Mông Dương và công Những điểm sử dụng, khai thác ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước trên sông nằm rải rác, có điểm than Khe Chàm tiêu thụ nước sạch từ 2 thuộc phân khu hành chính và chưa nguồn cung cấp nước chính là nước xử được phân khu hành chính. Vì vậy, để lý tái sử dụng từ các trạm xử lý nước phân vùng sử dụng nước sông Mông thải mỏ và nguồn nước cấp ăn uống từ Dương, đề tài đã chia các phân khu sử hệ thống nước sạch của Công ty Nước dụng dựa vào phân khu hành chính kết sạch Cẩm Phả. Tổng nhu cầu sử dụng hợp với hiện trạng sử dụng đất của địa nước của 2 khai trường giai đoạn 2011 phương thành 9 phân khu. Trong đó, - 2016 từ nhà máy lần lượt là 251672 khu 9, khu 6, khu 4, khu 3 và khu 1, 40 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  10. Nghiên cứu căn cứ phân vùng lấy theo phân khu nước Mông Dương - khu vực khai thác hành chính; với các khu vực còn lại nước, khu dân cư cầu tràn Đá Trắng - lấy theo mục đích sử dụng đất. Cụ thể: đất sinh hoạt và khu mỏ than Mông Rừng công ty Lâm nghiệp Cẩm Phả Dương - đất cho mục đích khai thác dùng cho đất rừng sản xuất, nhà máy khoáng sản. Bảng 3. Phân vùng sử dụng tài nguyên nước sông Mông Dương STT Khu vực sử dụng Mục đích khai thác nước Khu rừng sản xuất của Công ty TNHH Tưới tiêu cây lâm nghiệp 1 MTV Lâm nghiệp Cẩm Phả Vận tải thủy 2 Nhà máy nước Mông Dương Nước sinh hoạt 3 Khu dân cư cầu tràn Đá Trắng Nước sinh hoạt Đánh bắt thủy sản 4 Khu 9 Nuôi gia súc, gia cầm Tưới tiêu cây lâm nghiệp Vận tải thủy 5 Khu mỏ than Mông Dương Nước sinh hoạt Đánh bắt thủy sản Nước sinh hoạt 6 Khu 6 Đánh bắt thủy sản 7 Khu 4 Vận tải thủy 8 Khu 3 Phục vụ xây dựng Nước sinh hoạt 9 Khu 1 Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản Nguồn nước sông Mông Dương hiện các khu vực sử dụng, mục đích sử trong mỗi phân khu lại được sử dụng cho dụng theo điểm trên bản đồchất lượng nhiều mục đích khác nhau như: tưới tiêu và mục đích sử dụng nước sông Mông cây lâm nghiêp, vận tải thủy, nước sinh Dương năm 2016 (Hình 7). hoạt, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, nuôi Qua việc so sánh mục đích và hiện gia súc, gia cầm và phục vụ xây dựng. trạng chất lượng nước sông, có thể thấy Đề tài đã xác định trên bản đồ được vấn đề lớn của sông Mông Dương hiện 16 điểm sử dụng nước khác nhautheo nay là việc sử dụng, khai thác nước sông 9 phân khu đã xác định. Tuy nhiên, không phù hợp với hiện trạng chất lượng để tiện cho việc xây dựng bản đồ hiện nước với 9/16 điểm không phù hợp (xem trạng sử dụng nước sông Mông Dương, bản đồ hình 7). Cụ thể như sau: đề tài đã tiến hành phân nhóm các hoạt - Khu vực thuộc rừng sản xuất của động cụ thể theo các mục đích sử dụng công ty Lâm nghiệp Cẩm Phả. Vì đây là chính của mỗi vị trí dựa trên các tiêu chí khu thượng nguồn, chất lượng nước khá được quy định tại QCVN 08 - MT:2015/ tốt, khá phù hợp với mục đích sử dụng BTNMT và các tiêu chí đã áp dụng cho nước chính tại khu vực này như: khai phân vùng theo mục đích sử dụng nguồn thác nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, nước sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy thành giao thông thủy. các nhóm chính là: (A1) phục vụ sinh - Khu vực nhà máy nước Mông hoạt, (A2) đánh bắt thủy sản, (B1) tưới Dương: Chất lượng nước ở khu vực này tiêu và (B2) giao thông thủy sản và thể hiện đang ở mức dùng được cho sinh 41 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  11. Nghiên cứu hoạt nhưng cần qua xử lý. Vì vậy nước giao thông thủy và cũng được khai thác được nhà máy nước Mông Dương khai phù hợp với chất lượng nước tại đây. thác và xử lý thông qua hệ thống lắng, - Khu vực 3 (từ làng mỏ đến chợ cung cấp nước sinh hoạt cho các khu Mông Dương): Đây là khu vực có nguy vực khác.Khu vực này đang khai thác cơ trở nên ô nhiễm nhất của cả sông. nước sông phù hợp với chất lượng. Lượng lớn nước thải từ hoạt động khai - Khu vực dân cư cầu tràn Đá thác mỏ, chợ xả vào sông.Thực tế, nước Trắng: Do gặp tỉnh lộ 329, có hoạt động tại khu vực này chỉ đáp ứng được nhu của giao thông nên chất lượng nước có cầu sử dụng cho giao thông thủy, chất bị suy giảm. Tại khu vực từ cầu tràn lượng nước tại đây có thể sơ bộ nhận ra Đá Trắng đến khai trường mỏ than Khe bằng cảm quan, vì vậy hầu như không Chàm III, chất lượng bị suy giảm khá có hoạt động nào khai thác nước tại đáng kể và hầu như chỉ còn phù hợp với đoạn sông này ngoại trừ giao thông, tập mục đích giao thông thủy nhưng tại đây kết vật liệu xây dựng. có một số hộ dân ven tỉnh lộ sử dụng - Khu vực 1: Vì đây là hạ lưu sông, nước cho sinh hoạt. Điều này không nơi tiếp giáp, chuyển giao từ đất liền ra hợp lý vì vậy cần biện pháp cải thiện, cửa biển, lòng sông sâu hơn, mở rộng chuyển đổi mục đích cho phù hợp với hơn, ngoài phục vụ giao thông thủy - chất lượng nước. phù hợp với chất lượng nước thì người - Khu vực 9: Chất lượng nước tại dân còn đánh bắt thủy sản và khai thác đây đã được cải thiện so với đoạn Đá nước cho sinh hoạt - không phù hợp với Trắng - Khe Chàm III, tuy nhiên chỉ thích chất lượng nước. Trong tương lai, cần hợp cho mục đích giao thông thủy. Song, phải hạn chế việc người dân sử dụng tại đây lại diễn ra các hoạt động không không tương ứng với chất lượng nước phù hợp với chất lượng nước của đoạn hoặc có biện pháp xử lý nước trước khi sông này như: đánh bắt thủy sản, tưới sử dụng. tiêu cho lâm nghiệp, sinh hoạt. Người 3.4. Định hướng phân vùng quản dân ở đây đang phải sử dụng nước không lý tài nguyên nước sông Mông Dương đạt chuẩn, điều này có ảnh hưởng lớn đến năm 2020 đến chất lượng đời sống của người dân. Để đưa ra định hướng phân vùng - Khu vực 6: 2 bờ đoạn sông này là quản lý tài nguyên nước sông Mông nơi tập trung dân sinh sống của phường Dương đến năm 2020 đề tài đã dựa trên Mông Dương, người dân ngoài sử dụng thứ tự ưu tiên của bốn căn cứ như sau: nước từ hệ thống cấp nước của nhà máy nước Mông Dương thì còn sử dụng nước - Quy hoạch bảo vệ môi trường sông vào mục đích sinh hoạt từ khi chưa thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, định có hệ thống cấp nước máy. Tuy nhiên, hướng đến năm 2030. việc sử dụng này là không phù hợp vì tại - Hiện trạng mục đích sử dụng và đây, sông phải tiếp nhận rất nhiều nước chất lượng nước sông Mông Dương thải sinh hoạt và chỉ còn phù hợp cho năm 2016. các hoạt động tưới tiêu. - Hiện trạng sử dụng đất tại địa - Khu vực 4: Tương tự với khu 6, phương năm 2015. chất lượng nước đang ở mức dùng cho - Phân khu hành chính. 42 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  12. Nghiên cứu Đề xuất phân vùng với những nhiều nhất, có tác động sâu rộng nhất nguyên tắc quản lý cụ thể như sau: đối với tài nguyên nước sông. Việc - Vùng bảo tồn - Khu vực thượng khai thác tại đây có cân nhắc đến sử lưu (khu vực 1 và 2): dụng bền vững tài nguyên nước, các Chất lượng nước tại đây có tính chất hoạt động kinh tế trên khu vực này có quyết định đến chất lượng nước của toàn tôn trọng hài hòa với bảo vệ tài nguyên bộ sông Mông Dương.Vì vậy, khu vực và môi trường. Cụ thể: này cần có sự quản lý chặt chẽ và cần + Quản lý chặt việc xả thải của khai triển khai các biện pháp bảo vệ. Cụ thể: trường. + Nghiêm cấm việc sử dụng các + Hoạt động giao thông cần đi kèm phương tiện cơ giới hóa. với biện pháp che chắn, hạn chế lượng + Cần phải lưu ý việc sử dụng các bụi và chất thải rắn phát tán ra môi loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, trường. phân bón, bảo đảm: đúng liều lượng, đúng loại, đúng thời điểm. + Thúc đẩy các hoạt động phát triển + Kiểm soát hoặc hạn chế những thân thiện với môi trường. hoạt động phát triển hạ tầng - kinh tế. + Thí điểm triển khai các hoạt động - Vùng quản lý môi trường tích khai thác, phát triển kinh tế hài hòa với cực - Khu vực từ cầu tràn Đá Trắng bảo vệ môi trường và phổ biến kinh đến khu 6 (gồm khu vực 3, 4, 5 và 6): nghiệm cho các nơi khác. Tại các khu vực này, hoạt động + Là khu vực trọng điểm xúc tiến kinh tế xã hội của con người diễn ra các hoạt động nâng cao nhận thức. Hình 8: Bản đồ định hướng phân vùng quản lý tài nguyên nước sông Mông Dương đến năm 2020 43 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
  13. Nghiên cứu - Vùng cải tạo - làng mỏ đến chợ theo 4 mục đích sử dụng chính là: (A1) Mông Dương (gồm khu vực 7 và 8): phục vụ sinh hoạt, (A2) đánh bắt thủy sản, Hai khu vực này được đánh giá là (B1) tưới tiêu và (B2) giao thông thủy, đề nơi ô nhiễm nhất trên sông, vì vậy cần tài đã phân vùng quản lý tài nguyên nước áp dụng các biện pháp cải tạo thích hợp sông Mông Dương đến năm 2020 thành giảm tình trạng ô nhiễm. Phải ứng dụng 4 vùng: (1) Vùng bảo tồn, (2) Vùng quản công nghệ trong khai thác, thực hiện lý môi trường tích cực, (3) Vùng cải tạo và nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo các khu vực (4) Vùng phát triển. Kết quả định hướng đã ngừng khai thác, hình thành các giải phân vùng quản lý tài nguyên nước sông pháp cách ly (vùng đệm) đối với khu Mông Dương đến năm 2020 là cơ sở hết vực gần với khu dân cư. sức quan trọng giúp các nhà quản lý đưa - Vùng phát triển - khu vực hạ lưu ra các chính sách nhằm khai thác và sử sông (khu vực 9): dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt Đây là nơi giao thoa giữa sông và trên lưu vực sông Mông Dương. biển, là nơi có nhiều các hoạt động của TÀI LIỆU THAM KHẢO con người. Cần áp dụng những quy chế [1]. Công ty cổ phần tin học, công liên quan thay đổi mục đích sử dụng, đánh giá tác động môi trường nhằm nghệ, môi trường - Vinacomin (2016). Báo kiểm soát tác động môi trường. cáo hiện trạng môi trường vùng than tỉnh Quảng Ninh. Kết quả bản đồ định hướng phân vùng quản lý tài nguyên nước sông [2] Tổng cục Môi trường (2016). Báo Mông Dương đến năm 2020 như hình 8. cáo kết quả phân vùng theo  mục đích sử dụng nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy. 4. Kết luận và kiến nghị [3]. Tổng cục Môi trường (2011). Qua kết quả đánh giá chất lượng Quyết số 879/QĐ-TCMT Về việc ban hành nước sông Mông Dương giai đoạn 2011 sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất - 2016 có thể nhận thấy chất lượng nước lượng nước. vào giai doạn 2011 - 2014 ở mức ô nhiễm [4]. Thủ tướng Chính Phủ (2016). và vượt mức B1, QCVN 08- MT:2015/ Quyết định số 403/QĐ-TTg về việc phê BTNMT. Tuy nhiên, từ năm 2015 trở duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển lại đây, tình hình đã được cải thiện rõ ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét rệt. Mặc dù vậy, tình trạng sử dụng, khai triển vọng đến năm 2030. thác nước không phù hợp với chất lượng [5]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nước vẫn tồn tại và tiểm ẩn nhiều nguy Quảng Ninh (2015). Báo cáo hiện trạng cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường nước tỉnh Quảng Ninh giai môi trường. Trước tình hình đó cần xác đoạn 2011 - 2015. định chính xác các hoạt động sản xuất, [6]. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh khai thác và sử dụng nguồn nước có ảnh (2015). Quyết định 636/QĐ-UBND về việc hưởng đến chất lượng nước sông Mông phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả đến Dương nhằm đề xuất các biện pháp năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. quản lý tích cực và phòng ngừa hợp lý. Trên cơ sở đánh giá 9 phân khu sử dụng nguồn nước sông Mông Dương BBT nhận bài: Ngày 3/3/2017; Phản biện xong: ngày 7/4/2017 44 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0