TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CLUSTER (CỤM) NGÀNH DU LỊCH:<br />
HUẾ - ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM<br />
A STUDY ON THE CLUSTER DEVELOPMENT OF TOURIST INDUSTRY:<br />
HUE - DA NANG - QUANG NAM<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Long<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tiếp cận phân tích cluster ngành là sự phát triển có tính kế thừa của tiếp cận ngành<br />
truyền thống với những khác biệt trong chính sách phát triển kinh tế khu vực. Trên cơ sở đó,<br />
nghiên cứu này nhằm cung cấp một cơ sở nền tảng để các nhà làm chính sách hiểu được bản<br />
chất và hoạt động của các cluster ngành trong nền kinh tế địa phương cũng như hoạt động kinh<br />
tế trong khu vực, xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cluster<br />
ngành cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.<br />
Việc nhận diện chính xác các clusters là rất quan trong trọng việc xây dựng chương<br />
trình phát triển kinh tế bền vững. Kết hợp với các nghiên cứu đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội<br />
của khu vực Miền Trung nhằm nhận diện các cluster cạnh tranh để phát huy năng lực và lợi thế<br />
của khu vực theo hướng xuất khẩu, phát triển du lịch nhằm gia tăng việc làm và giá trị kinh tế,<br />
góp phần thúc đẩy sự hợp tác và liên kết trong việc phát triển kinh tế kinh tế của khu vực duyên<br />
hải Miền Trung.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Industrial cluster analysis approaching was a development based on a traditional<br />
industrial approaching for differences in the development policies of a regional economy. In that<br />
case, this study is aimed to provide basic foundations for policy makers to understand the<br />
nature and activities of industrial clusters in developing local and regional economies and to<br />
define the relations in building policies to support the industrial clusters of competitive<br />
advantages in order to promote regional economic developments.<br />
Exact recognition of clustes is important in building sustainable economic programmes.<br />
Furthermore, combined researches on socio-economic conditions in central Vietnam aimed to<br />
recognize the competitive clusters will be to develop the potentials and dominant advantages in<br />
terms of export-oriented tendencies and to promote tourism for increasing jobs and economic<br />
value, making contributions to the cooperation and alliance in developing the economy in<br />
central coastal areas of Vietnam.<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong các diễn đàn phát triển kinh tế, khái niệm cluster ngành vẫn thường được<br />
đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương, nhưng hiện tại vẫn chưa có một<br />
phương pháp hệ thống để đánh giá hoạt động của cluster ngành trong khu vực. Chính<br />
sách thu hút đầu tư mỗi địa phương hiện nay có thể đem lại lợi ích và nguồn thu trong<br />
ngắn hạn, mà bỏ qua các lợi ích và tổng sản phẩm trong dài hạn do phân tán nguồn lực.<br />
<br />
176<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
Đặc biệt, sự liên kết và tác động cộng hưởng từ những liên kết này đã bị bỏ qua. Vì vậy,<br />
mỗi khu vực nhận diện cluster ngành và cùng phối hợp để xây dựng chiến lược phát<br />
triển, hình thành cơ chế phối hợp và các liên kết trong mỗi cluster ngành.<br />
Nhiều khái niệm lý thuyết giải thích lý do cho việc tập hợp các ngành giới hạn<br />
trong một phạm vi địa lý cho các hoạt động kinh tế (Bekele và Jackson, 2006). Tiếp cận<br />
phân tích cluster ngành là sự phát triển có tính kế thừa của tiếp cận ngành truyền thống<br />
với những khác biệt trong chính sách phát triển kinh tế khu vực. Việc nhận diện chính<br />
xác các clusters là quan trọng trong việc xây dựng chương trình phát triển kinh tế bền<br />
vững. Các mối liên kết trong khu vực phải có quyền lợi từ sự liên kết này. Bất kỳ chính<br />
sách phát triển nào chỉ tập trung vào ngành hoặc doanh nghiệp riêng lẽ có thể dẫn đến<br />
phá vỡ mối liên kết vốn có, và nền kinh tế sẽ suy giảm cho dù với liều tiêm vốn đầu tư<br />
nước ngoài vào nền kinh tế địa phương. Tiếp cận phân tích kinh tế dựa trên cluster cho<br />
phát triển kinh tế khu vực dựa trên các nghiên cứu thực tiễn vận dụng phân tích cluster<br />
và chiến lược phát triển kinh tế khu vực trên thế giới, kết hợp với các nghiên cứu đặc<br />
thù về điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực Miền Trung nhằm nhận diện các cluster<br />
ngành du lịch góp phần thúc đẩy sự hợp tác và liên kết trong việc phát triển kinh tế của<br />
khu vực duyên hải miền Trung.<br />
2. Lý thuyết liên quan đến cụm (cluster) ngành<br />
Một cluster ngành là một nhóm các doanh nghiệp dựa trên quan hệ tương tác lẫn<br />
nhau và với khách hàng và nhà cung cấp. Các hoạt động cluster ngành sẽ thúc đẩy phát<br />
triển đổi mới, hoàn thiện sản phẩm và quá trình để định vị sự khác biệt và tăng cường<br />
năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thuật ngữ “cluster ngành” được sử dụng cụ thể<br />
bằng cách tập trung các hoạt động trong ngành và trong khu vực địa lý cụ thể, thường là<br />
đô thị hoặc khu vực để tập trung các nguồn lực và giành lợi thế cạnh tranh cho các<br />
doanh nghiệp.<br />
Các chương trình phát triển dựa trên cluster ngành phải nhận thức rằng sự phát<br />
triển của cluster sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho phát triển kinh tế địa phương (Barkley<br />
and Henry, 1997). Bốn ưu điểm nổi bật cho sự hình thành của các cluster:<br />
• Các cluster ngành góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và marketing đối với các<br />
doanh nghiệp thành viên.<br />
• Các cluster ngành cũng cung cấp khả năng tập trung cao hơn vào các hoạt động<br />
cốt lõi để phát triển công nghệ và các mô hình kinh doanh mới (NGA, 2002).<br />
• Các cluster ngành thúc đẩy phát triển các liên kết, hợp tác và phối hợp giữa các<br />
doanh nghiệp.<br />
• Lợi ích của phát triển cluster ngành đã khuyến khích nhiều địa phương và quốc<br />
gia trên thế giới đưa ra các chương trình phát triển kinh tế dựa trên cluster ngành.<br />
Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những khiếm khuyết như sau.<br />
• Việc nhận diện cluster ngành phù hợp nhất cho nền kinh tế khu vực là rất khó<br />
khăn.<br />
<br />
177<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
• Nhiều khu vực không có các cluster cạnh tranh hoặc có những ngành đang suy<br />
giảm.<br />
• Phát triển dựa trên cluster ngành có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong phát triển<br />
kinh tế giữa các khu vực và các phân đoạn ngành.<br />
Các chương trình phát triển dựa trên cluster được tổ chức tốt có thể tăng cường<br />
sự phát triển cluster ngành, và giúp cho cộng đồng nhận diện (1) các cluster ngành hiện<br />
tại và tiềm năng; (2) các ngành liên kết trong cluster thông qua chuỗi giá trị, nguồn nhân<br />
lực và công nghệ; (3) chương trình tăng cường đổi mới và hoạt động doanh nghiệp<br />
trong cluster.<br />
<br />
Nghiên cứu thực chứng về cluster ngành<br />
Porter (1990) cho rằng lý thuyết phát triển kinh tế được thừa nhận trước đây xem<br />
xét chiến lược phát triển nền kinh tế dựa trên “yếu tố”. Theo như Hình 1 thì chiến lược<br />
phát triển nền kinh tế dựa trên đổi mới như là mục tiêu phát triển kinh tế cuối cùng.<br />
<br />
Hình 1. Các giai đoạn phát triển cạnh tranh của nền kinh tế<br />
<br />
Chiến lược phát triển Chiến lược phát triển Chiến lược phát triển<br />
dựa trên yếu tố dựa trên đầu tư dựa trên đổi mới<br />
<br />
<br />
Hiệu quả chi phí Hiệu quả đầu tư Hiệu quả giá trị<br />
<br />
Source: Porter (1990)<br />
<br />
Các giả thuyết trọng tâm trong lý thuyết Porter đó là cạnh tranh khu vực bắt<br />
nguồn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, và ngược lại sự cạnh tranh của các doanh<br />
nghiệp yêu cầu một môi trường đổi mới để phát triển.<br />
Phát triển kinh tế dựa trên cluster so với chính sách ngành truyền thống được<br />
tóm tắt trong Hình 2. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng cách tiếp cận Porter cũng<br />
hướng đến các ngành trọng điểm và sau đó xây dựng cluster. Tuy nhiên, Porter cho thấy<br />
các điểm khác biệt giữa chính sách cluster và chính sách ngành truyền thống. Các điểm<br />
sau cho thấy các điểm khác biệt của chính sách Porter:<br />
• Hỗ trợ phát triển đối với tất cả các cluster, chứ không lựa chọn trong số chúng.;<br />
• Tăng cường cluster hiện hành và tiềm năng hơn là cố gắng tạo ra những cái<br />
mới;<br />
• Năng lực cluster được phát huy từ khu vực tư nhân, không phải từ các chiến<br />
lược từ trên xuống của chính phủ, và chính phủ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
sự phát triển cluster.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
178<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
Hình 2. Quan điểm của Porter về chính sách cluster và chính sách ngành<br />
<br />
Chính sách Chính sách<br />
ngành truyền thống cluster ngành<br />
<br />
<br />
• Nhắm đến các ngành và lĩnh vực • Tất cả cluster đều góp phần phát<br />
mong đợi triển chung<br />
• Tập trung vào các công ty nội địa • Tăng cường năng lực các công ty<br />
• Can thiệp vào cạnh tranh thị nội địa và nước ngoài<br />
trường (bảo hộ, khuyến khích • Ít gặp trở ngại hay ràng buộc về<br />
ngành, trợ cấp) năng lực<br />
• Tập trung hóa các quyết định ở • Nhấn mạnh vào các liên kết chéo<br />
cấp quốc gia giữa các ngành/bổ sung.<br />
• Khuyến khích năng lực ở cấp địa<br />
phương hay khu vực<br />
<br />
Hạn chế cạnh tranh Thúc đẩy cạnh tranh<br />
<br />
Vấn đề đặt ra là các nhà phân tích chính sách muốn biết cluster nào là quan<br />
trọng, và hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều tin rằng phân tích cluster được thiết<br />
kế để nhận diện những cluster cho phát triển kinh tế khu vực.<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cluster ngành<br />
- Môi trường kinh doanh<br />
- Các ngành phụ trợ<br />
- Dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS)<br />
- Định hướng chung trong phát triển quần thể ngành ngành<br />
3. Xác định cụm ngành du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam<br />
3.1 Du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam<br />
Khu vực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là khu vực có vị trí địa lý nằm trên tuyến<br />
du lịch miền Trung – Tây Nguyên, nơi tập trung 6 di tích được thế giới công nhận. Để<br />
khai thác tiềm năng du lịch, nơi hội tụ các di sản văn hóa và thắng cảnh thiên nhiên<br />
thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hóa di sản và du lịch sinh thái, chính quyền địa<br />
phương và các doanh nghiệp nhận thức lợi ích và nhu cầu liên kết để cung cấp sản phẩm<br />
du lịch đa dạng, hoàn chỉnh nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng, lợi nhuận cho doanh<br />
nghiệp, và nguồn thu ngân sách cho khu vực.<br />
Du lịch Thừa Thiên Huế<br />
Du lịch văn hoá được coi là thế mạnh lâu dài của ngành du lịch, Quần thể di tích<br />
Cố đô Huế đặc biệt các công trình trong Hoàng Thành, các lăng tẩm đã được chú trọng<br />
trùng tu, tôn tạo và khai thác có hiệu quả phục vụ du khách trong và ngoài nước. Nhã<br />
179<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
nhạc cung đình đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.<br />
Với 02 di sản được UNESCO công nhận là tiền đề để thu hút du khách trong và ngoài<br />
nước.<br />
Về du lịch sinh thái: việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch sinh<br />
thái cũng bắt đầu được chú trọng. Các bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Vườn Quốc Gia<br />
Bạch Mã, nước khoáng nóng Thanh Tân, Mỹ An, các điểm du lịch sinh thái ở các huyện<br />
cũng được đầu tư và đưa vào khai thác, thu hút được ngày càng đông khách đến nghỉ<br />
vào các ngày cuối tuần, góp phần mở rộng dần các tuyến điểm du lịch ra ngoại vi thành<br />
phố Huế, giảm sức ép về mật độ khách du lịch ở khu vực trung tâm.<br />
Du lịch Đà Nẵng<br />
Đà Nẵng là thành phố lớn của khu vực miền Trung, có lợi thế về vị trí địa lý,<br />
giao thông liên lạc, đặc biệt là cảng biển và sân bay quốc tế; với nguồn tài nguyên du<br />
lịch biển và là trung tâm của con đường di sản văn hóa thế giới.<br />
Biển Đà Nẵng, ở miền Trung Việt Nam, được tạp chí Forbes bình chọn là một<br />
trong những bãi biển đẹp nhất trên thế giới (World’s Most Luxurious Beaches). Biển Đà<br />
Nẵng cũng được hưởng lợi do nằm ở trung tâm của bốn địa danh di sản thế giới: Cố đô<br />
Huế, Nhã nhạc cung đình, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn quốc gia Phong<br />
Nha-Kẻ Bàng. Các điểm thu hút này hình thành và phát triển thành “Con đường di sản<br />
thế giới” (“The World Heritage Road”).<br />
Hiện tại Đà Nẵng có 10 khu, điểm du lịch đón tiếp và phục vụ khách du lịch<br />
như: Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà-Suối Mơ, Sơn Trà, Suối Lương, Suối Hoa,<br />
Bãi Biển Đà Nẵng, Cổ viện Chàm, Đèo Hải Vân, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Du lịch Quảng Nam<br />
Quảng Nam là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái và ban tặng cho rất nhiều<br />
tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo và hấp dẫn, bên cạnh đó tài nguyên du lịch nhân<br />
văn ở Quảng Nam cũng rất nhiều và hai trong số đó đã được UNESCO công nhận là<br />
di sản văn hóa thế giới.<br />
− Phố cổ Hội An được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn văn hóa thế giới<br />
vào năm 1999. Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 30 km. Kiến trúc<br />
cổ Hội An là sự kết hợp phong cách truyền thống của Việt Nam, Nhật và Trung<br />
Hoa.<br />
− Thánh đại Mỹ Sơn là quần thể tháp Champa của Việt Nam, cách Đà Nẵng 70<br />
km. Các đền tháp được vua Champa xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13.<br />
Thánh địa Mỹ Sơn là một trường hợp của sự kết hợp văn hóa kiến trúc Hindu<br />
của Ấn Độ với văn hóa Đông Nam Á.<br />
− Du lịch sinh thái ở Quảng Nam rất đa dạng bao gồm du lịch biển, và du lịch<br />
sinh thái. Các điểm du lịch đặc trưng như: Bãi biển Cửa Đại nằm cách đô thị cổ<br />
Hội An 5 km về phía đông. Cù Lao Chàm là quần đảo nằm ngoài khơi đô thị cổ<br />
<br />
180<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
Hội An. Suối Tiên thích hợp với các loại hình du lịch: dã ngoại, leo núi, săn bắn.<br />
Suối nước nóng Tây Viên là mạch nguồn nước khoáng lộ thiên có nhiệt độ<br />
khoảng 87 độ C. Hồ Phú Ninh là một tiểu vùng khí hậu có cảnh quan hài hoà, có<br />
hệ động thực vật phong phú, có nguồn nước khoáng. Hồ Khe Tân có 12 đảo lớn<br />
nhỏ cảnh quan hữu tình, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng; rất thích hợp<br />
với du lịch sinh thái, có thể tổ chức các dịch vụ du thuyền, lướt ván, câu cá, leo<br />
núi.<br />
− Các làng nghề: Các làng nghề ở Quảng Nam bao gồm: Làng mộc Kim Bồng,<br />
Làng Gốm Thanh Hà, Làng nghề yến Thanh Châu, Làng nghề đúc đồng Phước<br />
Kiều, Làng nghề dâu tằm Duy Trinh, Làng gốm sứ La Tháp.<br />
3.2. Phân tích định lượng xác định cluster ngành du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng<br />
Nam<br />
Để xác định cluster ngành, những người nghiên cứu có thể sử dụng ba điều kiện<br />
sau:<br />
- Thương số định vị khu vực LQ > 1,25<br />
- Thu nhập bình quân bằng 10% bình quân quốc gia.<br />
- Tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng quốc gia.<br />
Điều kiện 1: Sự tập trung lao động và phân tích thương số đinh vị khu vực.<br />
Công thức tính LQ:<br />
Ri/RRi Ri/R<br />
hay<br />
R/RR RRi/RR<br />
Trong đó: Ri là số lao động trong ngành công nghiệp i tại khu vực<br />
RRi số lao động trong ngành công nghịêp i toàn quốc gia<br />
R số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp tại khu vực<br />
RR số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp toàn quốc gia<br />
LQ thương số định vị khu vực (Location Quotient - LQ)<br />
LQ >1 tức là khu vực đó có tính cạnh tranh hơn so với bình quân quốc gia<br />
LQ