Trịnh Xuân Đàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 117 - 121<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỰC TẠI ẢO MÔ PHỎNG DỮ<br />
LIỆU BỘ XƯƠNG TRỤC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH<br />
PHỤC VỤ CHO VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TRA CỨU<br />
Trịnh Xuân Đàn1; Đỗ Năng Toàn2 & CS<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
Viện Công nghệ Thông tin-Viện Khoa học Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Để khắc phục tình trạng thiếu điều kiện quan sát thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp về<br />
sự hiểu biết thấu đáo cấu tạo cơ thể người giúp cho quá trình chẩn trị y học trong chăm sóc sức<br />
khỏe. Dựa vào trang thiết bị hiện đại của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Mạng của Viện<br />
CNTT-Viện KHVN. Với phần mềm tạo mô hình 3DSMax phiên bản 2010 và các kỹ thuật hỗ trợ,<br />
nhóm tác giả bước đầu xây dựng thành công bộ xương trục mô phỏng với phần mềm VRBODY<br />
1.0. Kết quả bước đầu giúp người học dễ dàng quan sát từng chi tiết cơ quan, bộ phận cơ thể người<br />
bình thường để phát hiện được những bất thường của chúng khi có tổn thương bệnh lý giúp cho<br />
việc nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị.<br />
Từ khóa: Giải phẫu; mô phỏng 3D; công nghệ thông tin; phần mềm; phần cứng máy tính.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Ở nước ta việc giảng dạy và học tập môn Giải<br />
phẫu vẫn còn tình trạng giảng chay, thiếu điều<br />
kiện thực hành quan sát. Đây là môn học mô<br />
tả các chi tiết cấu tạo cơ thể nên cần có nhiều<br />
phương tiện hỗ trợ như xác, xương rời, tiêu<br />
bản, tranh, mô hình...trong đó xác là phương<br />
tiện trực quan tốt nhất giúp cho người học có<br />
thể xác định được từng chi tiết cơ thể một<br />
cách đầy đủ, chính xác. Chỉ khi hiểu được cấu<br />
trúc cơ thể bình thường mới nhận ra được các<br />
biến đổi bất thường do bệnh hoặc chấn<br />
thương gây ra. Vì vậy, kiến thức về giải phẫu<br />
rất cần cho tất cả các thầy thuốc lâm sàng.<br />
Tuy nhiên, xác rất khó kiếm vì hiến xác là<br />
vấn đề tình cảm, phong tục, rất nhạy cảm...<br />
mặc dù có hàng nghìn đơn hiến xác nhưng<br />
trong vòng trên 10 năm nay Viện Giải phẫu<br />
chỉ nhận được 6 xác, BMGP trường ĐHYD<br />
nhận đươc 2 xác hiến. Việc nhận xác vô thừa<br />
nhận phức tạp về các thủ tục pháp lý, xử lý<br />
khó khăn vì đã để lưu ở môi trường không<br />
thuận lợi.<br />
Trên lâm sàng, việc tìm kiếm bệnh nhân có<br />
bệnh quan tâm để học tập, nghiên cứu cũng là<br />
vấn đề khó. Bởi không dễ kiếm bệnh nhân và<br />
ngay trong trường hợp có thì khoảng cách về<br />
*<br />
<br />
địa lý cũng chưa chắc cho ta tiếp cận với bệnh<br />
nhân có loại bệnh ta quan tâm. Vậy câu hỏi<br />
đặt ra là ta có thể tạo dựng bệnh nhân ảo, và<br />
bệnh nhân này có được các bệnh mà ta mong<br />
muốn? Làm được như vậy, chúng ta sẽ có<br />
được kho dữ liệu về các loại bệnh, được thể<br />
hiện mô hình bệnh nhân ảo.<br />
Trên cơ sở sự phát triển của phần cứng máy<br />
tính, các kỹ thuật đồ hoạ và thực tại ảo, hệ<br />
thống đào tạo y học trên bệnh nhân ảo dần<br />
thành hiện thực. Hệ thống đào tạo này bao<br />
gồm hai bộ phận cơ bản: một là khối tương<br />
tác ba chiều là mô hình sinh thể ảo cho phép<br />
thực hiện các thao tác giải phẫu thông qua các<br />
dụng cụ ảo; hai là khối giao diện cung cấp<br />
thông tin phản hồi trực quan từ mô hình<br />
trong phẫu thuật cũng như thông tin hướng<br />
dẫn đào tạo.<br />
Việc phát triển hệ thống mô phỏng tạo ra cái<br />
nhìn trực quan về cơ thể. Khắc phục được<br />
những nhược điểm của giảng dạy thông<br />
thường hiện nay. Hơn nữa, việc xây dựng mô<br />
phỏng này, sẽ giúp cho việc hoàn thiện xây<br />
dựng cơ thể ảo và tiến tới xây dựng bệnh<br />
nhân ảo. Khắc phục được những vấn đề khó<br />
khăn về xác - một vấn đề tình cảm, phong tục<br />
và rất nhạy cảm đồng thời xây dựng được<br />
cho chúng ta một kho cơ sở dữ liệu về các<br />
loại bệnh.<br />
117<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Xuân Đàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hiện nay ở Việt Nam, việc xây dựng phần<br />
mềm ứng dụng trong ngành y tế còn có nhiều<br />
hạn chế, vẫn là mảng đang bị bỏ ngỏ, chưa có<br />
đầu tư nào thích đáng. Tương tự, những ứng<br />
dụng về mô phỏng trong chuẩn đoán bệnh<br />
hoặc luyện nghề của các trường học và các<br />
trung tâm y tế cũng chưa có gì.<br />
Kết hợp với các trang thiết bị hiện đại của<br />
Viện CNTT, cộng với kỹ năng và kinh<br />
nghiệm, việc xây dựng các phần mềm mô<br />
phỏng các cơ quan bộ phận cơ thể là khả<br />
quan. Đồng thời có thể tách rời các cơ quan ra<br />
để quan sát một cách chi tiết để mô tả, xác<br />
định những mốc chính, những chi tiết quan<br />
trọng để vận dụng vào thực tế lâm sàng.<br />
Mục tiêu chung<br />
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thực tại ảo<br />
xây dựng các bộ phận chính của cơ thể con<br />
người, với khả năng cung cấp các giao tiếp<br />
cho phép người sử dụng quan sát tra cứu tìm<br />
kiếm thông tin về các bộ phận chính của cơ<br />
thể con người và một số bệnh liên quan trợ<br />
giúp cho việc giảng dạy và tra cứu. Phục vụ<br />
cho việc tiến tới xây dựng bệnh nhân ảo.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
1. Bước đầu xây dựng bộ xương trục người<br />
trưởng thành bằng áp dụng công nghệ thực<br />
tại ảo.<br />
2. Ứng dụng xây dựng bài giảng về hệ xương<br />
cho sinh viên ngành Y-Dược với các hình ảnh<br />
mô phỏng minh họa.<br />
Sách giải<br />
phẫu người<br />
Mô hình thật<br />
<br />
Một số nguồn<br />
thông tin khác<br />
<br />
89(01/2): 117 - 121<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP CÔNG CỤ TẠO MÔ HÌNH<br />
Thu thập dữ liệu hình thái và cấu trúc<br />
các xương<br />
- Thông tin và tài liệu về xương phải chọn lọc<br />
và phân loại để thuận tiện cho quá trình xử lý<br />
dữ liệu sau này.<br />
- Thông tin thu nhận phải đảm bảo đầy đủ,<br />
chính xác cả về hình ảnh và thông tin từ Hình<br />
ảnh, video để mô tả: Tên chi tiết – bộ phận, vị<br />
trí, đặc điểm giải phẫu …<br />
Trên cơ sở các dữ liệu thu thập, với các thiết<br />
bị của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công<br />
nghệ Mạng và Đa phương tiện do Viện CNTT<br />
chủ trì thực hiện: các thiết bị phần cứng và<br />
các bộ chương trình phần mềm hỗ trợ xây<br />
dựng các dữ liệu đa phương tiện như âm<br />
thanh, hình ảnh, hình ảnh động; hỗ trợ biên<br />
tập dữ liệu đa phương tiện, ...<br />
Sử dụng hệ quản trị CSDL hướng đối tượng,<br />
hướng đối tượng -quan hệ, cơ sở dữ liệu quan<br />
hệ. Các ngôn ngữ, công cụ mô hình hóa trong<br />
thực tại ảo. Phương pháp phân tích thiết kế hệ<br />
thống thông tin cho hệ thống phức tạp liên kết<br />
giữa CSDL và thực tại ảo. Kỹ thuật tiên tiến<br />
của đồ họa máy tính và giao diện người máy<br />
HCI (Human-Machine Interaction).<br />
Phần mềm được sử dụng tạo mô hình là<br />
3DSMax phiên bản 2010 sau đó sử dụng các kỹ<br />
thuật hỗ trợ để hiệu chỉnh mô hình như mô hình<br />
đa giác (polygon), mô hình dựa trên kết nối<br />
đường cong (NURBs) và một số kỹ thuật hiệu<br />
chỉnh khác như chất liệu, màu sắc, ánh sáng…<br />
<br />
Cơ sở dữ liệu thu nhận<br />
<br />
Chọn lọc<br />
thông tin và<br />
phân loại<br />
<br />
Ảnh chụp cắt lớp<br />
CT (DICOM)<br />
Mô hình mô phỏng<br />
<br />
Tranh Atlas<br />
giải phẫu<br />
<br />
Hình 1: Một số phương pháp thu nhận dữ liệu<br />
<br />
118<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Xuân Đàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
THIẾT KẾ PHẦN MỀM -VRBODY 1.0<br />
Mục đích của hệ thống<br />
Xây dựng chương trình mô phỏng các cơ<br />
quan, bộ phận trên cơ thể người, phục vụ cho<br />
việc giảng dạy và tra cứu.<br />
Các yêu cầu của phần mềm-VRBODY 1.0<br />
Các yêu cầu của hệ thống<br />
- Sử dụng các đối tượng 3D được định nghĩa<br />
theo cấu trúc VRML.<br />
- Đọc các mô hình cơ quan, bộ phận 3D theo<br />
cấu trúc VRML.<br />
- Cho phép hiển thị mô hình của các hệ cơ<br />
quan theo cả hai chế độ là MONO hoặc<br />
STEREO. Cho phép hiển thị toàn bộ hoặc<br />
hiển thị riêng lẻ từng cơ quan bộ phận. Cho<br />
phép thực hiện các thao tác trên mô hình như:<br />
xoay, phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, ẩn,<br />
Biểu đồ các ca sử dụng của hệ thống<br />
<br />
89(01/2): 117 - 121<br />
<br />
hiện, lựa chọn đối tượng. Cho phép hiển thị<br />
thông tin cho từng đối tượng cụ thể được lựa<br />
chọn. Hệ thống chạy được trên môi trường<br />
Window.<br />
Các chức năng của hệ thống<br />
Chức năng đọc mô hình 3D các cơ quan, bộ<br />
phận cơ thể người vào chương trình. Chức<br />
năng tương tác với mô hình gồm: xoay,<br />
phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, ẩn, hiện, lựa<br />
chọn đối tượng. Chức năng hiển thị thông tin,<br />
mô tả về đối tượng.<br />
Yêu cầu hệ thống<br />
Yêu cầu phần cứng máy tính có hệ điều hành<br />
WinXP hoặc Win7, CPU Pentium4 (2.4GHZ)<br />
trở lên, RAM 1GB trở lên, bộ nhớ tối thiểu 1GB.<br />
Yêu cầu file phần mềm có đầy đủ các file:<br />
VirtualBodySystem.rar.<br />
<br />
Chọn và đọc các mô hình vào hệ thống<br />
Hiển thị các mô hình 3D của hệ thống<br />
Người sử dụng<br />
<br />
Tương tác với các mô hình 3D<br />
<br />
Hình 2: Biểu đồ các ca sử dụng của hệ thống<br />
- Các tính năng chính của chương trình<br />
Đọc mô hình 3D hệ xương: chương trình cho phép người sử dụng đọc các mô hình 3D các hệ của<br />
cơ thể người vào chương trình, cho phép xoay, di chuyển mô hình hộp sọ 3D ở các vị trí và các<br />
góc độ khác nhau để quan sát và nghiên cứu. Chương trình hỗn trợ định dạng file mô hình 3D là<br />
(*.ISB).<br />
Lựa chọn và hiển thị thông tin các thành phần trong mô hình: chương trình hỗ trợ việc việc lựa<br />
chọn, hiển thị thông tin các đối tượng trong mô hình 3D của các hệ cơ quan trong cơ thể.<br />
Hướng dẫn sử dụng chi tiết:Click đúp chuột vào file VirtualBodySystem.exe, khi đó giao diện<br />
chương trình như sau:<br />
<br />
119<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Xuân Đàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 117 - 121<br />
<br />
Một số kết quả xây dựng mô hình<br />
<br />
Một số kết quả xây dựng bài giảng từ<br />
chương trình<br />
Chương trình là công cụ để các chuyên gia,<br />
các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn giải phẫu<br />
sinh ra các bài giảng, phục vụ quá trình giảng<br />
dạy và học tập. Bài giảng có thể là ở dạng<br />
hình ảnh, dạng powerpoint hoặc là dạng<br />
video. Kết quả một số bài giảng đã được<br />
tạo và ghi ra đĩa CD (có đĩa kèm theo tài<br />
liệu này).<br />
KẾT LUẬN<br />
Đề tài đã xây dựng quy trình công nghệ xây<br />
dựng một phần mềm thực tại ảo và các kỹ<br />
thuật liên quan như: Xây dựng mô hình, điều<br />
khiển mô hình, tích hợp âm thanh, ánh sáng<br />
v.v.. trên cơ sở đó xây dựng hệ thống phần<br />
mềm thực tại ảo mô phỏng bộ xương trục của<br />
người Việt trưởng thành có thể thể hiện<br />
theo các bài học cơ bản đã đạt được các kết<br />
quả sau:<br />
<br />
1. Nghiên cứu tổng quan về thực tại ảo và ứng<br />
dụng thực tại ảo vào việc mô phỏng trong y tế<br />
bao gồm về mặt thiết bị với các khối: Thu<br />
nhận, trình chiếu, tương tác v.v.. Ngôn ngữ,<br />
công cụ phát triển, các ứng dụng cơ bản v.v..<br />
2. Hệ thống hóa và nghiên cứu các kỹ thuật<br />
tạo mô hình, các kỹ thuật điều khiển mô hình<br />
và tích hợp ánh sáng trong hệ thống.<br />
3. Cài đặt Phần mềm Thực tại ảo mô phỏng<br />
bộ xương trục của người Việt trưởng thành có<br />
thể thể hiện theo các bài học cơ bản<br />
KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong việc<br />
xây dựng các cơ quan bộ phận cơ thể người<br />
phục vụ cho công tác đào tạo của các trường<br />
Đại học Y Dược, giúp cho sinh viên y tránh<br />
được tình trạng học chay, đồng thời giúp cho<br />
các giảng viên giảng dạy sinh động gây<br />
hứng thú cho sinh viên để tiếp thu bài học<br />
có hiệu quả.<br />
<br />
120<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Xuân Đàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
2. Tiến tới xây dựng cơ thể ảo cho sinh viên<br />
cũng như các thầy thuốc co cơ hội tiến hành<br />
thực hiện các thủ thuwtj trong công tác thăm<br />
khám, điều trị, phẫu thuật để ren luyện các kỹ<br />
năng chuyên môn của bản thân.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trịnh Xuân Đàn chủ biên (2008): Bài giảng<br />
Giải phẫu học tập 1, tập 2; Trường Đại học Y<br />
Dược Thái Nguyên-Bộ môn giải phẫu học, Nhà<br />
xuất bản Y học, Hà Nội 2008.<br />
[2]. Nguyễn Văn Huân, Trịnh Xuân Hùng, Phạm<br />
Bá Mấy, “CẢI TIẾN KỸ THUẬT BIỂU DIỄN<br />
BỀ MẶT NURBs” ”, Báo cáo khoa học tại Hội<br />
thảo Quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc về<br />
CNTT”, Biên Hòa – Đồng Nai 05-06/08/2009.<br />
[3]. Lê Hải Khôi, Đỗ Năng Toàn, Phạm Thế Anh,<br />
Trịnh Xuân Hùng (2005), Một cách tiếp cận cho<br />
hiển thị hình ảnh 3 chiều, Hội thảo Quốc gia về<br />
“Các vấn đề chọn lọc của CNTT, Hải Phòng 2527/8/2005.<br />
<br />
89(01/2): 117 - 121<br />
<br />
[4]. Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu,<br />
Atlas giải phẫu người (tài liệu dịch từ Frank<br />
A.Netter). NXB Y học.<br />
[5]. Đỗ Năng Toàn, Phạm Tấn Năm, Trần Thanh<br />
Hiệp, Trịnh Hiền Anh (2005), “Một kỹ thuật tiếp<br />
cận trong tạo mô hình 3 chiều”, Báo cáo khoa học<br />
tại Hội thảo Quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc về<br />
CNTT”, Hải Phòng 25-27/08/2005.<br />
[6]. Video Bài giảng hướng dẫn học 3DSMAX<br />
của trung tâm đồ họa Nami, tại website<br />
http://www.hoc3d.com/<br />
[7]. Character-Animation Tutorials, Autodes<br />
3DSMAX 2010<br />
[8]. Gray J.: (1985): Anatomy descriptive and<br />
applied, 34th edition, London.<br />
[9]. Les Piegl (1991) "On NURBs: A Survey", Jan<br />
01, 1991, IEEE Computer Graphics and<br />
Applications, Vol. 11, No. 1, pp. 55 - 71<br />
[10]. Tutorial<br />
© CSC, “Advanced Texture<br />
Mapping”.<br />
<br />
SUMMARY<br />
DEVELOPMENT OF VIRTUAL SYSTEM FOR DATA SIMULATION OF<br />
AXIAL SKELETON IN VIETNAMESE ADULTS FOR TEACHING AND<br />
SEARCHING<br />
Trinh Xuan Đan1*; Do Nang Toan2 et al<br />
2<br />
<br />
1 Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy<br />
Institute of Information Technology - Viet Nam Academy of Science & Technology<br />
<br />
It is to overcome insufficient condition for observational practice and professional skills training<br />
on thorough understanding of the body structure to helps process of medical diagnosis and<br />
treatment in health care. It is based on the modern equipment of the Key Laboratory of Network<br />
Technology of Institute of Information Technology - Viet Nam Academy of Science &<br />
Technology. With software creating models of 3dsmax of version 2010 and support techniques, at<br />
the beginning authors built successfully simulated axial skeleton with VRBODY 1.0 software.<br />
Initial results help leaners to observation more easily detail organs, body parts in normal bodies to<br />
detect abnormalities of the pathological lesions, which helps to improve efficiency in the diagnosis<br />
and treatment.<br />
Keywords: Anatomy; 3D simulation; IT; software; computer hardware.<br />
<br />
*<br />
<br />
121<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />