NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA<br />
CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ THIÊN TAI<br />
PGS.TS. Nguyễn Bá Uân<br />
Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐHTL<br />
Tóm tắt<br />
Việc xây dựng các công trình phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai có một ý<br />
nghĩa kinh tế, xã hội và nhân đạo vô cùng to lớn. Việt Nam là một quốc gia thường<br />
xuyên chịu nhiều thiên tai lũ lụt. Dù rằng chúng ta đã đầu tư nhiều tiền của và công<br />
sức cho công cuộc trị thuỷ, nhưng những thiệt hại do bão lụt hàng năm vẫn còn rất<br />
nặng nề. Hiện nay, chúng ta đang triển khai nghiên cứu nhiều dự án lớn nhằm xây<br />
dựng các hệ thống đê điều, hồ chứa lớn và các công trình phòng chống ngập lụt,<br />
giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, về mặt nguyên lý một dự án phòng lũ, giảm nhẹ thiên<br />
tai được lựa chọn và quyết định đầu tư chỉ khi nó mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.<br />
Do đặc điểm các công trình loại này là công trình công ích và không sản xuất ra của<br />
cải vật chất, vì vậy cần thiết phải có cách tiếp cận riêng biệt.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thiên tai là một hiện tượng tự nhiên luôn song hành với sự tồn tại và phát triển<br />
của con người. Thiên tai vừa có nguồn gốc tự nhiên, vừa do chính con người tác<br />
động vào tự nhiên mà gây ra. Con người không thể chống lại được thiên tai, song có<br />
khả năng phòng ngừa, điều chỉnh các hành vi và ứng phó để giảm thiểu thiệt hại do<br />
thiên tai mang đến. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động của con<br />
người như phát triển công nghệ, đô thị hoá, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi<br />
trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra. Trong hai thập kỷ qua,<br />
trên thế giới trung bình mỗi năm có hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi<br />
những thảm hoạ do thiên tai gây ra. Trong vài thập kỷ gần đây, trên phạm vi toàn<br />
cầu thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nặng nề đối<br />
với cuộc sống của loài người, đặc biệt là những người nghèo.<br />
Việt Nam là một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.<br />
thiên tai ở nước ta xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to<br />
lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến<br />
môi trường, đời sống và sản xuất của nhân dân. Trong 10 năm gần đây (1997-2006),<br />
các loại thiên tai như bão, lũ, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đã làm<br />
chết và mất tích gần 7.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng<br />
1,5% GDP (Theo Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão). Mức độ thiên tai ở nước ta<br />
ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến<br />
phức tạp khó lường.<br />
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai.<br />
Bảng 1.1 nêu tên các loại thiên tai và tần xuất xuất hiện của chúng ở Việt Nam.<br />
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa tần suất xuấn hiện và các loại thiên tai ở VN<br />
Tần suất xuất hiện<br />
Cao Trung bình Thấp<br />
Lũ lụt Mưa đá & Mưa Động đất<br />
Bão Hạn hán Thảm họa công nghệ<br />
Ngập lụt Sạt lở đất Sương mù, sương muối<br />
Xói mòn/bồi lắng Cháy<br />
Sự xâm nhập của nước biển Phá rừng<br />
Nguồn: UNDP<br />
<br />
Bảng 1.1 cho thấy, ở nước ta phần lớn các loại thiên tai đều có liên quan trực<br />
tiếp hoặc gián tiếp tới nước (hoặc là do nguyên nhân thừa quá mức hoặc do thiếu hụt<br />
nguồn tài nguyên này). Trong đó thuỷ tai là vấn đề nghiêm trọng nhất, gây ra những<br />
thiệt hại thường xuyên và nghiêm trọng về người và kinh tế.<br />
Lũ lụt là thiên tai lớn nhất đe dọa thường xuyên, và gây hậu quả trầm trọng<br />
nhất ở Việt Nam hàng năm (Theo VNBAOLUT.Com). Từ xa xưa, ông cha ta đã xác<br />
định thiên tai lũ lụt là một trong 4 hiểm hoạ lớn nhất đối với con người “thuỷ, hoả,<br />
đạo, tặc”. Trận lũ vào tháng 8 năm 1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100,000 người<br />
đã bị thiệt mạng. Trận lũ năm 1971 được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất<br />
thế kỷ 20 của Cơ Quan Quản trị hải dương và Khí tượng Hoa Kỳ (“Top Global<br />
Weather, Water and Climate Events of the 20th Century”, U.S.National Oceanic &<br />
Atmospheric Administration). Hàng năm, từ các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và<br />
Nhà nước đến người dân, luôn phải gồng mình gánh chịu và khắc phục hậu quả do<br />
bão, lũ gây ra.<br />
Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng tránh lũ lụt và giảm<br />
nhẹ thiên tai. Ngoài những cơ quan chuyên trách, chúng ta đã thành lập những tổ<br />
chức đặc biệt như Uỷ ban phòng chống lụt bão Trung ương, Uỷ Ban Quốc gia tìm<br />
kiếm và cứu nạn,... chúng ta thường xuyên phải chi một khoản ngân sách dự trữ rất<br />
lớn cho việc khắc phục hậu quả thiên tai.<br />
Nhằm chủ động hơn trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, chúng<br />
ta còn đầu tư cho việc nghiên cứu, tìm các giải pháp khoa học, công nghệ và công<br />
trình để khắc phục và giảm nhẹ hậu quả do lũ lụt và thiên tai gây ra.<br />
2. Cơ sở của việc phân tích hiệu quả công trình phòng chống thiên tai<br />
Quá trình triển khai thực hiện một dự án phòng chống thiên tai nói chung,<br />
công trình phòng chống lũ nói riêng (Các công trình phục vụ lợi ích công cộng),<br />
cũng như bất kỳ dự án đầu tư nào khác, đòi hỏi các tài nguyên dùng cho mục đích<br />
đó. Về mặt lý luận, khi có sự hiện diện của lợi ích công cộng, thì tài nguyên sẽ<br />
không được phân định theo một kiểu kinh tế tối ưu. Các lợi ích công cộng được đặc<br />
trưng bởi tính chất không thể loại trừ và tính không thể thiếu. Tính không thể thiếu<br />
là tính chất mà một khi lợi ích được cung cấp từ ban đầu thì khó có thể loại trừ<br />
những người không phải trả tiền ra khỏi quá trình hưởng lợi ích đó. Tính không thể<br />
loại trừ là tính chất mà sự hưởng thụ lợi ích của một người nào đó sẽ không loại trừ<br />
sự tiêu dùng của người khác. Một khi nguồn lợi được cung cấp, tất cả mọi người<br />
trong khu vực được bảo vệ sẽ hưởng thụ lợi ích đó; và việc có thêm nhiều người<br />
chuyển đến khu vực được bảo vệ sẽ không làm giảm đi sự hưởng thụ lợi ích của bất<br />
kỳ ai từ quá trình kiểm soát thiên tai, lũ lụt.<br />
Các biện pháp phòng chống thiên tai, phòng chống lũ được mô tả có các đặc<br />
tính không thể thiếu và không thể loại trừ của lợi ích công cộng. Những can thiệp<br />
đúng đắn cần thiết phải đảm bảo sự phân định tài nguyên phù hợp với các mục tiêu<br />
của xã hội. Các lợi ích công cộng thường được trông đợi cung cấp bởi chính phủ<br />
(theo Pearce, 1994). Các cơ quan nhà nước sẽ đầu tư với những mục tiêu khác nhau<br />
hơn là mục tiêu thu lợi tối đa như lệ thường. Cuối cùng, vấn đề là làm thế nào tối ưu<br />
hóa việc cung cấp một loại lợi ích công cộng nhất định và với chi phí nào.<br />
Bằng cách tiến hành phép phân tích các lợi ích và chi phí kinh tế của các dự<br />
án, các tài nguyên hiếm có thể được phân định theo một cách làm cho những lợi<br />
nhuận xã hội ròng là tối đa. Hiện nay, những lợi ích của việc phòng chống lũ, phòng<br />
chống thiên tai chủ yếu được đánh giá theo phương pháp thiệt hại tài sản tránh<br />
được (Young, 1996). Những lợi ích từ thiệt hại tài sản tránh được được đánh giá<br />
bằng sự chênh lệch giữa những mất mát xảy ra khi có và không có các biện<br />
pháp bảo vệ. Phương pháp này tập trung chủ yếu vào giá trị giảm đi của khoản thiệt<br />
hại thực tế có thể xảy ra khi có thiên tai, lũ lụt nếu một biện pháp bảo vệ được triển<br />
khai. Bằng cách này, phương pháp đánh giá lợi ích thiệt hại tài sản tránh được<br />
theo cách tiếp cận có-dự-án và không-có-dự-án để quản lý phân tích kinh tế các<br />
dự án phòng chống thiên tai.<br />
<br />
3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế công trình phòng chống lũ lụt<br />
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin trình bày phương pháp phân tích<br />
hiệu quả kinh tế của công trình phòng chống lũ để làm rõ quan điểm nghiên cứu.<br />
Có hai lý do chủ yếu để tiến hành một phép phân tích kinh tế cho một dự án<br />
phòng chống lũ, đó là:<br />
Lý do thứ nhất là nhằm đảm bảo cho các tài nguyên hiếm được sử dụng theo<br />
cách sẽ đáp ứng kinh tế nhất và hiệu quả nhất các mục tiêu phát triển tổng thể và của<br />
ngành. Một dự án phòng chống lũ là một dự án sản xuất gián tiếp, trong đó những<br />
yếu tố đầu ra không được đem buôn bán trên thị trường cạnh tranh (theo Ngân hàng<br />
Phát triển Châu Á, 1997). Trong trường hợp một dự án sản xuất gián tiếp, những sự<br />
lựa chọn được tiến hành giữa nhiều phương án mà cùng đem lại một mức độ đầu ra<br />
như nhau. Phép phân tích kinh tế sẽ được dùng để chọn lựa phương án sử dụng ít tài<br />
nguyên nhất;<br />
Lý do thứ hai để tiến hành những phân tích kinh tế là để kiểm tra tính vững<br />
vàng về kinh tế của dự án. Điều này liên quan tới sự bền vững của lợi nhuận ròng<br />
của dự án, có nghĩa là dự án đưa ra đầy đủ những lợi ích để khuyến khích sự tham<br />
gia của mọi người và cũng liên quan tới sự phân phối những lợi ích và chi phí của<br />
dự án.<br />
Kỹ thuật sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án phòng chống<br />
lũ là phép phân tích lợi ích, chi phí dựa trên tiếp cận có và không có dự án. Phân tích<br />
lợi ích - chi phí được định nghĩa là “một sự ước lượng và đánh giá lợi nhuận ròng<br />
tương ứng với những phương án khác nhau để đạt được những mục đích cộng đồng”<br />
(theo Sassone và Schaffer, 1978). Việc quyết định phương án tối ưu là đối tượng của<br />
nhiều tiêu chí đánh giá. Kỹ thuật hay dùng hiện nay là kỹ thuật Giá trị hiện tại ròng<br />
NPV, tỉ số thu nhập trên chi phí B/C và tỷ lệ nội hoàn EIRR (theo Ngân hàng Phát<br />
triển Châu Á, 1997). Phân tích lợi ích - chi phí các dự án phòng lũ là so sánh lựa<br />
chọn từ các phương án phòng lũ một phương án phòng lũ tối ưu - Mà ở đây chính là<br />
phương án tiêu dùng ít tài nguyên nhất trong số các phương án cùng có một mức<br />
phòng lũ như nhau. Đối với một dự án phòng chống lũ, chi phí và thu nhập của dự<br />
án được xác định như sau:<br />
a. Chi phí của dự án (C)<br />
Chi phí của dự án phòng lũ (C) bao gồm 2 thành phần chi phí chủ yếu là chi<br />
phí đầu tư xây dựng (Kb) và chi phí quản lý vận hành hệ thống hàng năm(CPL) .<br />
- Chi phí đầu tư xây dựng dự án (Kb) , theo quy định hiện hành, vốn đầu tư xây<br />
dựng dự án gồm 7 thành phần chi phí, đó là chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí<br />
bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, chi khác và<br />
chi phí dự phòng. Các thành phần chi phí này được lập và quản lý theo Thông tư<br />
05/2007 của Bộ Xây dựng.<br />
- Chi phí vận hành khai thác hàng năm và sửa chữa (CPL) bao gồm một số loại<br />
như: Chi phí quản lý và điều hành bộ máy; Chi phí hoạt động cho hệ thống đo đạc<br />
cảnh báo lũ; Chi phí duy tu sửa chữa công trình và thiết bị đo đạc, cảnh báo; Chi phí<br />
khấu hao các công trình và thiết bị đo đạc và cảnh báo; Chi phí bảo hiểm các công<br />
trình và thiết bị đo đạc và cảnh báo; Đối với công trình phòng chống lũ là hồ chứa<br />
lợi dụng tổng hợp có kết hợp phát điện thì còn phải tính thêm chi phí bù phần điện<br />
năng tổn thất do bố trí dung tích phòng lũ của hồ.<br />
b. Thu nhập của dự án (B)<br />
Theo phương pháp của ADB, các bước tiến hành xác định hiệu ích (thu nhập)<br />
của dự án phòng lũ được tiến hành theo trình tự sau: (1) Xác định và mô tả khái quát<br />
về một số vấn đề của khu vực được bảo vệ như địa điểm dự án, dân số, các hoạt<br />
động kinh tế, những mối đe dọa lịch sử và hiện hữu; (2) Xây dựng hồ sơ kinh tế của<br />
khu vực được bảo vệ, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà đất, nông nghiệp,<br />
công nghiệp, giao thông, thương nghiệp,…đại diện được cho những tài sản trong<br />
khu vực được bảo vệ mà có thể bị đe dọa bởi lũ lụt. Mỗi lĩnh vực cần đưa ra được<br />
các số liệu đặc trưng, ví dụ số liệu về nhà đất cần xác định được số lượng nhà cửa<br />
trên một đơn vị diện tích khu vực nghiên cứu và giá trị tài sản bình quân của hộ gia<br />
đình; (3) Xác định tần suất lũ và xác suất hư hỏng của đê (Ứng với trường hợp khu<br />
vực dự án có tuyến đê bảo vệ). Xác định tần suất lũ và đặc trưng các trận lũ hạ du<br />
(Diện tích, chiều sâu, thời gian ngập, và tác động đến thiệt hại) cho cả trường hợp có<br />
và không có dự án (Trường hợp phòng lũ bằng công trình hồ chứa); (4) Tính toán<br />
mức thiệt hại lớn nhất do một trận lũ gây ra bj - Công thức (a);<br />
<br />
b j HHA (qs ps ) (q f p f ) ( LpL ) a(mg d ) UT k z y (a)<br />
Trong đó: bj = thiệt hại lớn nhất dự kiến cho xã j<br />
j = xã j<br />
a = diện tích đất thành thị có người ở bị ngập lụt<br />
η = đất nông nghiệp trong vùng ngập lụt<br />
α = thiệt hại giả thiết về tài sản hộ gia đình<br />
HH = số hộ gia đình trong khu vực ngập lụt<br />
A = giá trị tài sản trung bình cho một hộ gia đình<br />
β = thiệt hại giả thiết về nông nghiệp<br />
s = sản lượng vụ đông xuân<br />
f = sản lượng vụ mùa lũ<br />
θ = sản lượng giả thiết trong kho của vụ đông xuân.<br />
q = sản lượng thu hoạch trên một hecta<br />
pL = giá một đơn vị sản phẩm gia súc<br />
χ = thiệt hại giả thiết về gia súc<br />
L = số đầu gia súc trên một hecta đất nông nghiệp<br />
m = số tháng sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng<br />
g = tổng sản phẩm công nghiệp hàng tháng trên một hecta<br />
γ = thiệt hại giả thiết về tài sản công nghiệp,<br />
d = giá trị tài sản công nghiệp<br />
δ = thiệt hại giả thiết về thương mại<br />
U = số lượng của hàng cửa hiệu trong khu vực ngập lụt<br />
T = giá trị tài sản bình quân cho một cửa hiệu<br />
k = tỷ lệ phần trăm đường sá hư hỏng giả thiết<br />
z = chiều dài mỗi loại đường trong khu vực ngập lụt<br />
y = Giá trị 1 km chiều dài mỗi loại đường trong khu vực ngập lụt<br />
<br />
(5) Hiệu ích của dự án phòng lũ (B) xác định bằng giảm thiểu thiệt hại của tất<br />
cả các xã (M) bị ngập nhờ việc triển khai một dự án phòng chống lũ so với trước khi<br />
có dự án này, được xác định theo công thức (b):<br />
M I<br />
<br />
B iwo iwo (b j ) iw iw (b j ) (b)<br />
j i<br />
<br />
Trong đó: B = thiệt hại tài sản tránh được (Hiệu ích hàng năm của dự án)<br />
Wo, W = thông số không-có-dự-án và thông số có-dự-án<br />
λi = xác suất hư hỏng của đê; ρi= xác suất lũ<br />
i = mức lũ sông thứ i<br />
I = các trận lũ với các mức lũ sông gây thiệt hại<br />
M = số xã trong khu vực dự án<br />
<br />
c. Xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C<br />
Sau khi tính được B, C, với những chỉ tiêu về đời sống kinh tế dự án, lãi suất<br />
chiết khấu của các dòng tiền vay và thu nhập, tiến hành tính toán được các chỉ tiêu<br />
NPV, B/C và IRR, từ đó rút ra được các quyết định lựa chọn phương án và quyết<br />
định đầu tư giống như một dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật chất.<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Dự án xây dựng công trình phòng chống lũ, cũng như một dự án đầu tư xây<br />
dựng công trình khác ở chỗ có sự tiêu dùng tài nguyên quốc gia, vì vậy khi xem xét<br />
đầu tư cần phải cân nhắc và thẩm định tính hiệu quả kinh tế của nó. Trong khi phân<br />
tích kinh tế, cần dựa trên cách tiếp cận xem xét xét hiệu ích công trình đem lại chính<br />
là thiệt hại mà nó phòng tránh được bình quân trong vòng đời của dự án./.<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Báo cáo của UNDPtại Việt Nam, 1997.<br />
2. Báo cáo Dự án VIE 3892, Dự án Thuỷ lợi sông Hồng giai đoạn II - Phần A:<br />
Quản lý tài nguyên nước - Hợp phần 2: Quản lý lũ C.Lược<br />
3. Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 -<br />
Cục Quản lý ĐĐ & PCLB, 2005<br />
4. Eric F.Biltonen.Economic Analysis of Flood Project Protection Projects (Asian<br />
Development Bank, 1997)<br />
5. J. van Duivendijk (Oct 99): Assessment of flood control and management<br />
options. WCD Working Paper OPT-173.<br />
STUDY THE ASSESSING METHOD FOR ECONOMIC EFFICIENCY OF<br />
NATURAL-DISASTER PREVENTION AND ALLEVIATION STRUCTURES<br />
Assoc. Prof. Nguyen Ba Uan<br />
Faculty of Economic & Management, WRU<br />
Abstract<br />
The construction of flood prevention and natural-disaster relief structures bears a<br />
great economical, social, and humane meaning. Vietnam is the country which suffers<br />
from frequent natural disasters and floods. Despite a lot of money and man-power<br />
have been invested for the control of water-related problems, the annual flooding<br />
damages are still severe. Currently many big projects are being invested and studied<br />
in order to build dike systems, reservoirs, and flood preventing structures for natural-<br />
disaster relief. In principle a given flood-prevention and natural-disaster-relief<br />
project would be chosen to invest only when it could bring economical benefits.<br />
However, due to the characteristics of those structures belong to this type, which are<br />
public-benefit and non-productive, there must be a distinct approach for them.<br />