TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DỰNG HÌNH BẰNG<br />
BAO HÌNH VÀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÁNH RĂNG<br />
BIÊN DẠNG CUNG TRÒN<br />
AN INVESTIGATION INTO THE SURFACE GENERATION BY MEANS OF AN<br />
ENVELOPE METHOD AND THE MANUFACTURE OF CIRCULAR<br />
ARC PROFILE GEARS<br />
<br />
<br />
Lê Cung Trương Quang Dũng<br />
Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Phạm Văn Đồng<br />
Đại học Đà Nẵng Quảng Ngãi<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, bánh răng có biên dạng cung tròn được sử dụng ngày càng rộng rãi trong<br />
công nghiệp. So với các loại biên dạng khác được sử dụng trong truyền động bánh răng, biên<br />
dạng cung tròn có ưu điểm nổi bật là khả năng tải cao hơn, do đó hiện nay nó được sử dụng<br />
trong các hộp giảm tốc tốc độ thấp, truyền động với công suất lớn. Tương tự như biên dạng<br />
thân khai, biên dạng răng cung tròn cũng được tạ o hình bằng phương pháp bao hình từ biên<br />
dạng răng của thanh răng sinh. Bài báo nhằm nghiên cứu lý thuyết bao hình để tạo hình biên<br />
dạng và mặt răng của cặp bánh răng cung tròn đối tiếp, từ đó đề xuất phương pháp dựng hình<br />
biên dạng và mặt răn g cho cặp bánh răng trên cơ sở ứng dụ ng phần mềm Pro/Engineer và<br />
môđun Mechanism Design. Việc dựng hình bánh răng cung tròn được thực hiện theo tham số,<br />
nhờ đó dễ dàng thay đổi môđun và số răng khi muốn tạo hình một bánh răng mới. Bên cạnh đó,<br />
bài báo cũng trình bày phương pháp gia công bánh răng cung tròn trên máy phay CNC BAZ-15<br />
Heidenhain.<br />
ABSTRACT<br />
Nowadays, circular-arc profile gears have been widely used in industries. Compared to<br />
others, the circular-arc profile gears have the main advantage of bearing much more load<br />
capacity; therefore, they have been used in the low velocity gearing reducer with much higher<br />
load. Like an involute profile, a circular-arc one is also generated by means of an envelope<br />
method that uses an imaginery rack. The article deals with an envelope method for the<br />
generation of the tooth surface of circular arc profile gears and proposes a method for circular-<br />
arc profile gear generation using the Pro/Engineer Software and Mechanism Design Module.<br />
The parametric technology used in the generation of circular-arc profile gears helps us rapidly<br />
change the obtained gear by changing its module and tooth numbers. Besides, it also deals with<br />
the manufacture of a prototype of circular arc profile spur gears on the BAZ-15 Heidenhain CNC<br />
milling machine.<br />
<br />
1. Tổng quan<br />
Trong những nă m gần đây, bộ truyền bánh răng có biên dạng răng cung tròn<br />
được sử dụng ngày càng rộng rãi. So với các biên dạng khác đang được sử dụng trong<br />
truyền động bánh răng, biên dạng cung tròn có một số ưu điểm nổi bậc như khả năng tải<br />
cao hơn, độ bền tiếp xúc lớn hơn, khả năng bôi trơn tốt hơn và tính chống mòn cao [1].<br />
<br />
1<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
Bánh răng cung tròn hiện nay được sử dụng trong các hộp giảm tốc tốc độ thấp, truyền<br />
động với công suất lớn.<br />
Phiên bản đầu tiên của bánh răng cung tròn dựa trên sự tạo hình bằng dao thanh răng<br />
biên dạng cung tròn do Novikov-Wildhaber đề xuất [2]. Từ khi ra đời đến nay, nhiều tác<br />
giả tiếp tục nghiên cứu về lý thuyết tạo hình, tính toán thiết kế và công nghệ gia công<br />
bánh răng biên dạng cung tròn. C. B. Tsay, Z. H. Fong, S. Tao (1989) [1] sử dụng<br />
phương pháp phần tử hữu hạn nhằm khảo sát ứng suất uốn và tiếp xúc trong răng,<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của hình dạng dao thanh răng như bán kính góc lượn và góc áp<br />
lực pháp… đến ứng suất uốn. Litvin và cộng sự (2002) [2] áp dụng hai dao thanh răng<br />
không tương hợp có biên dạng parabôn nội tiếp nhằm tạo ra một phiên bản mới của<br />
bánh răng cung tròn. Nội dung nghiên cứu bao gồm việc thiết kế, tạo hình bằng bao<br />
hình, phân tích vết tiếp xúc trên răng, phân tích ứng suất uốn và tiếp xúc trong răng.<br />
Shyue-Cheng Yang (2008) [5] đề xuất mô hình toán học bánh răng cung tròn ba đoạn,<br />
nghiên cứu lý thuyết tạo hình mặt răng bánh dẫn và bánh bị dẫn từ biên dạng dao thanh<br />
răng, ảnh hưởn g của sai lệch khoảng cách trục đến sai số truyền động, phân tích ứng<br />
suất uốn theo mô hình 3D. Yi-Cheng Wu và cộng sự (2009) [6] nghiên cứu mô hình<br />
toán học của mặt răng bánh răng cung tròn răng cong dựa trên lý thuyết bao hình,<br />
nghiên cứu sai số động học và vết tiếp xúc của cặp bánh răng đề xuất. Minoru MAKI và<br />
cộng sự [4] nghiên cứu gia công bánh răng côn xoắn W -N trên trung tâm gia công, ử s<br />
dụng một cặp dao phay ngón lồi và lõm có tiết diện dọc trục hình tròn.<br />
Lý thuyết tạo hình và ăn khớp, việc tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng cung tròn<br />
tương đối phức tạp, các tài liệu chưa đưa ra các trình tự tính toán thiết kế nhằm giúp các<br />
kỹ sư dễ dàng tiếp cận và ứng dụng vào thực tế thiết kế. Chính vì vậy việc nghiên cứu<br />
phương pháp dựng hình, xây dựng trình tự và chương trình tính toán thiết kế bộ truyền<br />
bánh răng cung tròn là một yêu cầu cần đặt ra . Bên cạnh đó, việc gia công bánh răng<br />
cung tròn đạt được độ chính xác và năng suất yêu cầu cũng là một vấn đề phức tạp cần<br />
được quan tâm nghiên cứu. Bài báo nhằm nghiên cứu phương pháp dựng hình theo<br />
tham số cho bề mặt răng của bánh răng cung tròn từ biên dạng thanh răng sinh sử dụng<br />
lý thuyết bao hình và phần mềm Pro/En gineer. Trên cơ sở việc tạo hình chính xác mặt<br />
răng của các loại bánh răng cung tròn khác nhau, có thể ứng dụng phần mềm phần tử<br />
hữu hạn ANSYS tính toán ứng suất uốn và tiếp xúc trên răng nhằm kiểm tra độ bền bộ<br />
truyền, dễ dàng ứng dụng các phần mềm CAD/CAM vào lập chương trình gia công và<br />
đo đạc thông số của bánh răng trên máy phay CNC và máy đo ba chiều, có thể mô<br />
phỏng tín hiệu dao động sinh ra từ bánh răng cung tròn phục vụ việc chẩn đoán hư hỏng<br />
nhờ việc sử dụng phần mềm ANSYS…<br />
2. Phương pháp bao hình tạo hình biên dạng răng cung tròn<br />
2.1. Tạo hình biên dạng răng thân khai<br />
Cho đường thẳng (tt) lăn không trượt với vòng tròn C(O, r). Gọi (T) là đoạn thẳng<br />
gắn cứng với (tt), pháp tuyến làm với (tt) một góc α0 . Tại những thời điểm khác nhau<br />
2<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
trong chuyển động tương đối của (tt) Hình 1. Tạo hình<br />
đối với (C), ta ghi lại các vết khác biên dạng thân khai<br />
nhau của (T) trên mặt phẳng gắn liền (E) bằng phương pháp<br />
bao hình<br />
với (C). Ta sẽ nhận được một họ n<br />
đường thẳng mà bao hình là đường<br />
M <br />
thân khai vòng tròn (E) (hình 1). Vp<br />
α0 P<br />
Quan hệ vận tốc góc của vòng (C) và t t<br />
vận tốc dài của đường tt: V p = r.ω.<br />
Để tạo hình bánh răng thân khai, H n<br />
(C)<br />
thay vì dùng đoạn thẳng (T), ta gắn<br />
cứng lên đường thẳng (tt) một thanh (Cb) ω r<br />
răng hình thang.<br />
2.2. Tạo hình biên dạng cung tròn O<br />
Phương pháp bao hình để tạo hình<br />
biên dạng răng cung tròn cũng tương tự như phươ ng pháp tạo hình biên dạng thân khai.<br />
Tuy nhiên, khác với biên dạng thân khai, thanh răng sinh trong bánh răng cung tròn là<br />
một đường cong trơn, đều, tổ hợp của nhiều cung tròn. Trên cơ sở phiên bản đầu tiên<br />
của thanh răng sinh do Novikov, Wildhaber [2] khởi thảo, Faydor L. Litvin [2], Shyue-<br />
Cheng Yang [5] đã đề xuất các biên dạng khác nhau của thanh răng sinh.<br />
2.2.1. Biên dạng thanh răng sinh cung tròn ba đoạn<br />
Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng biên dạng thanh răng sinh có ba đoạn cung tròn<br />
do Shyue-Cheng Yang [5] đề xuất (hình 2). Vùng ab và bc để tạo hình răng lồi của bánh<br />
dẫn. Vùng cd và de để tạo hình răng lõm của bánh dẫn và răng lồi của bánh bị dẫn.<br />
Vùng ef để tạo hình phần lượn tròn chân răng bánh dẫn, không dùng để tạo hình bánh bị<br />
dẫn. Vùng ga để tạo hình phần lượn tròn chân răng bánh bị dẫn , không dùng để tạo hình<br />
bánh dẫn . Các thông số cơ bản của thanh răng: φc = 200; b c = (1/2).πm; h a = 0,8m;<br />
h f = 0,8m; y = 0,2.m; y 2 = 0,2.m; e x = 0,03.m; e y = 0,6.m; b x = 0,03.m; b y = 0,6.m với<br />
m là môđun của bánh răng.<br />
Trong hệ tọa độ S c (O c , x c , yc , z c ) gắn liền với thanh răng sinh, các đoạn cung tròn<br />
của thanh răng được mô tả bằng các phương trình (1) đến (6) [5]:<br />
[ ρ a sin α1 + ex ; ρ a cos α1 − e y ;1]T<br />
Rcab =<br />
<br />
Rcbc = [rj (sin α b − sin α 2 ); bc − rj .cos α 2 + rj cos α b ;1]T (2)<br />
<br />
[− rh (sin α c − sin α 3 ); bc + rh (cos α 3 − cos α c );1]T<br />
Rccd = (3)<br />
[ ( ρ f sin α 4 + bx );2bc + by − ρ f cos α 4 ;1]T<br />
Rcde =− (4)<br />
<br />
[− ( rg sin α 5 + ( ρ f − rg )sin α d + bx ) ;2bc − rg cos α 5 ;1]T<br />
Rcef = (5)<br />
<br />
=<br />
Rc<br />
ga<br />
[ra sin α 6 + ( ρ a − ra )sin α a + ex ; ra cos α 6 ;1]T (6)<br />
<br />
3<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
Dao thanh răng truyền thống xf<br />
yg xg<br />
φg<br />
xc<br />
Og<br />
φg<br />
rpg S<br />
xp<br />
yp<br />
φp Oc yf yc<br />
<br />
φp Op<br />
rpc<br />
<br />
Hình 2. Tiết diện ngang dao thanh<br />
Hình 3. Quá trình tạo hình<br />
răng cung tròn ba đoạn<br />
bánh răng dẫn và bị dẫn<br />
<br />
2.2.2. Phương trình biên dạng răng của bánh răng cung tròn<br />
Dựa trên phương pháp tạo hình biên dạng răng (§2.1), lý thuyết tạo hình hai biên<br />
dạng đối tiếp của Faydor L. Litvin [3], [5] và các phương trình (1)÷(6), có thể xây dựng<br />
được phương trình mô tả biên dạng răng cung tròn.<br />
Chuyển động bao hình của quá trình tạo hình bánh răng dẫn và bị dẫn được mô tả<br />
trên hình 3. Trong suốt quá trình tạo hình, hệ tọa độ S c (O c , x c , yc , z c ) được gắn cứng<br />
với thanh răng, hệ tọa độ S p (O p , x p , yp , z p ) được gắn cứng với bánh dẫn Σ p , hệ tọa độ<br />
S g (O g , x g , yg , z g ) được gắn cứng với bánh bị dẫn Σ g , hệ tọa độ S f (O f , x f , y f , z f ) cố định.<br />
Chuyển động bao hình như sau: Thanh răng sinh Σ cp (tạo hình bánh dẫn) và Σ cg (tạo<br />
hình bánh bị dẫn) thực hiện dịch chuyển thẳng S dọc theo trục y f , bánh dẫn Σ p và bánh<br />
bị dẫn Σ g quay xung quanh ục tr của mình với góc quay lần lượt là φ p và φg sao<br />
=<br />
cho pc .φ p<br />
S r= rpg .φg với r pc và r gc lần lượt là bán kính vòng chia bánh dẫn và bánh bị<br />
dẫn. Biên dạng răng bánh dẫn Σ p chính là bao hình của họ các đường cong biên dạng<br />
răng của thanh răng Σ cp mô tả trong hệ tọa độ S p . Tương tự, biên dạng răng bánh bị dẫn<br />
Σ g là bao hình của họ các đường cong biên dạng răng của thanh răng Σ cg mô tả trong hệ<br />
tọa độ S g .<br />
Ma trận biến đổi từ hệ tọa độ S c sang hệ tọa độ S p và S g lần lượt bằng:<br />
<br />
cosφ p sin φ p S sin φ p + rpc cosφ p <br />
− sin φ cosφ S cos φ − r sin φ <br />
M pc (φ p ) = (7)<br />
p p p pc p<br />
<br />
0 0 1 <br />
<br />
4<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
cosφg − sin φg − S sin φg − rgc cosφg <br />
=M gc (φg ) sin φg cosφg S cos φg − rgc sin φg (8)<br />
0 0 1 <br />
Do đó, phương trình một tham số mô tả họ các đường cong biên dạng răng của<br />
thanh răng trong hệ tọa độ S p và S g như sau:<br />
Riq (φi , ατ ) = M ic (φi ).Rcq (9)<br />
<br />
Trong đó i = p hay g, φi là tham số , Rcq là véctơ vị trí được mô tả bởi các phương<br />
trình (1)÷(6), chỉ số q biểu thị các vùng ab, bc, cd, de, ef và ga.<br />
∂Riq ∂Riq<br />
Điều kiện cần để nhận được bề mặt bao hình [3]: × =<br />
0 (10)<br />
∂ατ ∂φi<br />
Trong đó góc α τ tương ứng với các vùng ab , bc, cd, de, ef và ga lần lượt bằng α 1 ,<br />
α 2 , α3 , α 4 , α5 , α6 (hình 2).<br />
Từ các phương trình mô tả trên đây, ứng dụng phần mềm Matlab, sẽ xây dựng được<br />
họ các đường cong biên dạng răng của thanh răng mô tả trong hệ tọa độ S p và S g , sau<br />
đó dựa vào điều kiện (10) có thể xác định các điểm khác nhau thuộc đường cong bao<br />
hình của họ các đường cong biên dạng răng của thanh răng, và đây cũng chính là biên<br />
dạng răng của bánh răng dẫn và bị dẫn. Truy nhập tập hợp điểm mô tả biên dạng răng<br />
cung tròn sang phần mềm Pro/Engineer, có thể xây dựng các loại được bánh răng khác<br />
nhau.<br />
3. Phương pháp ựng<br />
d hình bánh răng cung tròn ứng dụng phần mềm<br />
Pro/Engineer và môđun Mechanisn Design<br />
Để thuận lợi và nhanh chóng dựng hình bánh răng cung tròn , chúng tôi ứng dụng<br />
phần mềm Pro /ENGINEER và môđun Mechanism Design nhằm dựng hình b ánh răng<br />
cung tròn dựa trên phương pháp bao hình đã trình bày ở §2.1. Để dễ dàng thay đổi kích<br />
thước nhằm tạo ra bánh răng mới, bánh răng sẽ được dựng hình theo tham số. Để thuận<br />
lợi cho việc gia công trên máy phay CNC 3 trục, chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu ở<br />
bánh răng trụ tròn răng thẳng . Thông số cơ bản của bánh răng được dựng hình: môđun<br />
m, số răng Z.<br />
Trình tự dựng hình bánh răng như sau: Dựng hình thanh răng sinh bằng cách lập<br />
trình theo tham ốs (tham số thay đổi được: m, Z): Tools> Parameters: thiết lập các<br />
tham số, Tools>Relations: thiết lập quan hệ giữa các tham số, Sketch Tool: vẽ biên<br />
dạng thanh răng sinh (hình 4) ⇒ Dựng hình thanh răng (môđun Part) (hình 5) ⇒ Dựng<br />
hình phôi bánh ărng (môđun Sketch, Part) ⇒ Lắp ráp phôi bánh răng và thanh răng<br />
thành cơ cấu thực hiện chuyển động bao hình (môđun Assembly) (hình 6) ⇒ Phân tích<br />
động học cơ cấu tạo chuyển động bao hình (môđun Mechanism Design) ⇒ Mô phỏng<br />
<br />
5<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
chuyển động bao hình, xem kết quả mô phỏng và vẽ bao hình của các vết khác nhau của<br />
bề mặt răng của thanh răng vạch nên trên phôi bánh răng (môdun Mechanism Design)<br />
(hình 7) ⇒ Dựng hình hoàn chỉnh bánh răng (mođun Part) (hình 8).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Tiết diện ngang của dao thanh Hình 5. Chi tiết thanh răng sinh<br />
răng cung tròn ba đoạn răng thẳng<br />
<br />
Sau khi dựng hình bánh răng, dễ dàng tạo mới bánh răng bằng cách thay đổi môđun<br />
m, số răng Z và một vài thông số khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Bánh răng trụ tròn<br />
Hình 6. Cơ cấu tạo chuyển động Hình 7. Biên dạng rãnh răng<br />
răng thẳng biên dạng cung<br />
bao hình sau khi lắp ráp của bánh răng<br />
tròn hoàn chỉnh<br />
<br />
<br />
<br />
4. Gia công bánh răng cung tròn trên máy phay CNC 3 trục<br />
Sau khi dựng hình hoàn chỉnh bánh răng cung tròn trên phần mềm Pro/Engineer,<br />
chúng tôi tiến hành lập trình gia công và gia công thử nghiệm trên máy phay CNC 3<br />
trục BAZ-15 Heidenhain của phòng thí nghiệm CRePA, chương trình PFIEV Đà Nẵng.<br />
Thông số bánh răng được gia công: m = 4, Z = 20, phôi bánh răng: hình trụ, dao cắt:<br />
dao phay ngón, dao phay mặt đầu. Các bước gia công chủ yếu: phay thô, tinh mặt đầu;<br />
phay thô, tinh mặt răng (hình 9, hình 10, hình 11).<br />
5. Kết quả và bình luận<br />
<br />
6<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu thực hiện được: Nghiên cứu lý thuyết<br />
bao hình để tạo hình biên dạng và mặt răng của cặp bánh răng cung tròn, từ đó đề xuất<br />
phương pháp dựng hình biên dạng răng cung tròn sử dụng công cụ Matlab, đề xuất một<br />
phương pháp dựn g hình biên dạng và mặt răng cho một cặp bánh răng đối tiếp, trên cơ<br />
sở ứng dụng phần mềm Pro/Engineer và môđun Mechanism Design. Việc dựng hình<br />
thanh răng sinh, cơ cấu tạo chuyển động bao h ình cũng như bánh răng cung tròn được<br />
thực hiện theo tham số, nhờ đó dễ dàng thay đổi môđun và số răng khi muốn tạo hình<br />
một bánh răng mới. Đồng thời cũng tiến hành gia công thử nghiệm một cặp bánh răng<br />
trụ răng thẳng biên dạng cung tròn trên máy phay CNC 3 trục BAZ15 Heidenhain. Bánh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hinh 9. Mô phỏng bước Hình 10. Gia công bánh Hình 11. Sản phẩm hoàn chỉnh<br />
gia công tinh mặt răng răng cung tròn sau khi gia công trên máy phay<br />
CNC 3 trục BAZ-15<br />
răng được gia công đạt được độ chính xác và độ bóng yêu cầu.<br />
<br />
6. Kết luận<br />
Có thể ứng dụng phương pháp dựng hình bánh răng bằng phương pháp bao hình đề<br />
xuất nhằm dựng hình nhanh chóng các loại bánh răng biên dạng cung tròn khác nhau<br />
như bánh răng trụ răng nghiêng, bánh răng nón răng thẳng... Việc dựng hình các bánh<br />
răng theo tham số, cho phép người thiết kế nhanh chóng dựng hình lại bánh răng có<br />
mođun, số răng khác nhau. Việc dựng hình chính xác bánh răng tạo cơ sở cho các bước<br />
kế tiếp như phân tích ứng suất uốn và tiếp xúc trên răng nhằm kiểm tra bền (sử dụng<br />
phần mềm ANSYS), mô phỏng chuyển động của cặp bánh răng nhằm xác định phản lực<br />
tại chỗ tiếp xúc, phản lực ở gối trục, lập trình gia công, đo đạc bánh răng (sử dụng phần<br />
mềm Pro/Engineer), mô phỏng sai số truyền động, tín hiệu dao động phát sinh nhằm<br />
nghiên cứu dấu hiệu hư hỏng (sử dụng phần mềm ANSYS).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] C. B. Tsay, Z. H. Fong, S. Tao, The Mathematical model of Wildhaber-Novikov<br />
gears applicable to finite element stress analysis, Math. Comput. Modelling, Vol<br />
<br />
7<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009<br />
<br />
12, No 8, pp 939-946, 1989.<br />
[2] Faydor L. Litvin and al, New version of Novikov-Wildhaber helical gears:<br />
computerized design, simulation of meshing and stress analysis, Comput. Methods<br />
Appl. Mech. Engrg. 191, p5707-5740, 2002.<br />
[3] Faydor L. Litvin, Theory of gearing, NASA Reference Publication 1212,<br />
AVSCOM Techinca Report 88-C-035., 1989.<br />
[4] Minoru MAKI, Masaki WANATABE, A study of WN spiral bevel gear<br />
manufactured by machining center, Department of Mechanical Engineering, Kanto<br />
Gakui University, Yokohama, Japan.<br />
[5] Shyue-Cheng Yang, Mathematical model of a stepped tripled circular-arc gear,<br />
Journal of Mechanism and Machine Theory, Elsevier, 2008.<br />
[6] Yi-Cheng Wu, Kuan-Yu Chen, Chung-Biau Tsay, Yukinori Ariga, Contact<br />
Characteristics of Circular-Arc Curvilinear Tooth Gear Drives, Journal of<br />
Mechanical Design, ,Vol.131, 2009.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />