Nghiên cứu phương pháp trắc quang xác định<br />
asen bằng thuốc thử Safranine<br />
<br />
Nguyễn Lê Thanh Vân<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Hóa Phân tích; Mã số: 60 44 29<br />
Người hướng dẫn: GS. TS Trần Tứ Hiếu<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
<br />
Abstract: Tối ưu hóa các điều kiện của phép xác định gồm nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
các yếu tố sau đến phản ứng chỉ thị: Phổ hấp thụ của dung dịch chất màu và chọn cực<br />
đại hấp thụ để đo độ hấp thụ quang; Ảnh hưởng của thời gian phản ứng. Theo dõi biến<br />
thiên tốc độ phản ứng để chọn phương pháp tga hay phương pháp thời gian ấn định;<br />
Ảnh hưởng của nồng độ đầu các tác nhân phản ứng như KIO3, Safranine đến tốc độ<br />
phản ứng; Ảnh hưởng của môi trường phản ứng. Nghiên cứu ảnh hưởng của các ion lạ<br />
đến phép xác định. Đánh giá phương pháp phân tích : gồm khảo sát giới hạn phát hiện,<br />
giới hạn định lượng, khoảng tuyến tính; đánh giá độ chụm và độ chính xác của<br />
phương pháp phân tích, tính hiệu suất thu hồi của phương pháp phân tích. Xây dựng<br />
qui trình phân tích và ứng dụng phân tích mẫu thực tế.<br />
<br />
Keywords: Asen; Thuốc thử safranine; Phương pháp trắc quang; Hóa phân tích<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Asen là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với quá trình sinh trưởng và phát triển<br />
của động thực vật. Asen cũng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật và đời sống như trong<br />
công nghiệp nhuộm, thuốc trừ sâu, dược liệu, …Tuy nhiên ở hàm lượng cao, asen gây tác hại<br />
to lớn đối với hệ sinh thái. Asen cản trở quá trình quang hợp của cây, gây ra hiện tượng rụng<br />
lá ở thực vật. Asen cũng rất độc hại đối với con người và động vật. Khi xâm nhập vào cơ thể<br />
asen có thể gây hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm như các bệnh dạ dày, rối loạn chức năng<br />
gan, hội chứng đen da và ung thư da,…[9] Độc tính của asen rất khác nhau, asen (III) độc gấp<br />
50 lần asen (V), asen ở dạng vô cơ độc hơn ở dạng hữu cơ. Do đó hàm lượng asen trong môi<br />
trường luôn được quy định ở những nồng độ rất thấp. Giới hạn cho phép của asen trong nước<br />
sinh hoạt theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới là 0,01 mg/l, theo tiêu chuẩn VN 5502 –<br />
2003 là 0,01mg/l [8].<br />
Ở một số khu vực trên thế giới, nước ngầm có hàm lượng asen rất cao do lớp trầm tích<br />
có cấu trúc, thành phần hóa học thuận lợi cho việc hòa tan asen từ đất ra nước. Hiện tượng<br />
này được phát hiện tại các khu vực đồng bằng châu thổ thấp trũng, xảy ra lụt lội hàng năm,<br />
dòng chảy thủy văn chậm, các lớp bồi tích trẻ thiếu oxy (mang tính khử) thuận lợi cho việc<br />
giải phóng asen từ đất ra nước. Ô nhiễm asen trong nước ngầm dùng cho sinh hoạt và tưới<br />
tiêu đã được phát hiện trong khoảng 20 năm qua tại Bangladet, Ấn độ, Trung quốc, Việt nam,<br />
Campuchia, Achentina, Chile, [18]… Ở Việt nam, sự ô nhiễm asen đã được phát hiện ở nhiều<br />
nơi như Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ, Cà Mau,… Nhiều nghiên cứu về ô nhiễm<br />
asen trong nước giếng khoan tại Việt Nam đã được tiến hành trong những năm vừa qua.<br />
Trong số các phương pháp phân tích như phương pháp động học – trắc quang, phương<br />
pháp phổ khối plasma cảm ứng cao tần (ICP - MS), phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử<br />
(AAS), hoặc nhiều phương pháp khác ...thì phương pháp trắc quang là phương pháp đang<br />
được quan tâm nghiên cứu để xác định asen vì phương pháp này có độ nhạy và độ chính xác<br />
cao, quy trình phân tích đơn giản không tốn nhiều hoá chất và không đòi hỏi trang thiết bị đắt<br />
tiền. Vì vậy, để đóng góp vào việc phát triển ứng dụng phương pháp này với đối tượng nghiên<br />
cứu là nước ngầm chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu phƣơng pháp trắc quang xác định<br />
asen bằng thuốc thử Safranine”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN<br />
<br />
1.1. Giới thiệu chung về asen<br />
1.1.1. Các dạng tồn tại và tính chất lý hóa học của asen (As)<br />
1.1.1.1. Các dạng tồn tại của asen<br />
Tùy theo từng điều kiện môi trường mà asen có thể tồn tại ở nhiều trạng thái oxi hóa khác<br />
nhau: -3, 0, +3,+5. Trong nước tự nhiên, asen tồn tại chủ yếu ở 2 dạng hợp chất vô cơ là<br />
asenat [As(V)], asenit [As(III)]. As(V) là dạng tồn tại chủ yếu của asen trong nước bề mặt và<br />
As(III) là dạng chủ yếu của asen trong nước ngầm. Dạng As(V) hay các arsenate gồm AsO 43-,<br />
HAsO42-, H2AsO4-, H3AsO4; còn dạng As(III) hay các arsenit gồm H3AsO3, H2AsO3-, HAsO32-<br />
và AsO33-. Asen còn tồn tại ở nhiều dạng hợp chất hữu cơ như: metylasen, đimetylasen. Các<br />
dạng tồn tại của asen trong nước phụ thuộc vào pH và thế oxi hoá khử E h của môi trường.<br />
1.1.1.2. Tính chất vật lý<br />
Asen là nguyên tố có một vài dạng thù hình dạng kim loại và không kim loại. Asen tồn tại 3<br />
dạng Asα: là dạng bền, tương đối cứng giòn; Asβ: dạng vô định hình, giòn; Asγ: gồm nhiều<br />
phân tử As4 giả bền, mềm như sáp, dễ tan trong dung môi CS 2. As4 là dạng không kim loại, ở<br />
nhiệt độ thường dưới tác dụng của ánh sáng nó chuyển sang dạng kim loại. Về tính chất vật lý<br />
Asen mang tính chất của kim loại.<br />
1.1.1.3. Tính chất hóa học<br />
Về mặt tính chất hóa học các hợp chất của Asen giống như tính chất của một số phi kim.<br />
Tính chất hóa học của Asen hóa trị (III) [4,7,23]<br />
Chủ yếu As(III) tồn tại ở dạng các hợp chất như: As2O3, As2S3, AsCl3, AsO33-,<br />
H2AsO3…<br />
* As2O3: Là oxit màu trắng hay còn gọi là asen trắng, ít tan trong nước (1,7g trong 100g<br />
H2O) ở 15oC dung dịch bão hòa chứa khoảng 1,5% As2O3. Khi tan trong nước tạo thành axit<br />
asenơ.<br />
As2O3 + 3H2O → 2As(OH)3<br />
As(OH)3 ≡ H3AsO3 là chất lưỡng tính nhưng tính axit trội hơn.<br />
As2O3 + 4NaOH → 2NaHAsO3 + H2O<br />
Khi đun nóng, As2O3 bị C,H2 khử dễ dàng sinh ra kim loại<br />
As2O3 + 6H2 → 2As + 3H2O<br />
As2O3 (As4O6) thể hiện tính khử khi tác dụng với O3, H2O2, FeCl3, K2CrO7, HNO3 khi đó<br />
ta có:<br />
3As4O6 + 8HNO3 + 14H2O → 12H3AsO4 + 8NO↑<br />
As2O3 tác dụng với kim loại trong môi trường axit<br />
As2O3 + 6Zn + 12HCl → 6ZnCl2 +2AsH3 + H2O<br />
Phản ứng này ứng dụng trong phân tích định lượng.<br />
* Phản ứng hóa học của AsO33-<br />
H3AsO3 không điều chế được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch nước.<br />
Khi đó có cân bằng: H3AsO3 ↔ H2O + HAsO2<br />
Kpl = 6.10-10 cân bằng chuyển dịch mạnh về phía phải.<br />
<br />
<br />
3<br />
* Tác dụng với Na2S và (NH4)2S<br />
Các sunfua kim loại kiềm và sunfua amoni đều không tạo được kết tủa sunfua với các dung<br />
dịch axit H3AsO3 trực tiếp mà tạo muối thio tan<br />
H3AsO3 + 3Na2S → Na3AsS3 + 3N aOH<br />
H3AsO3 + 3(NH4)2S → (NH4)3AsS3 + 3NH4OH<br />
Nhưng tác dụng giữa AsO33- và Na2S trong môi trường axit HCl 6N tạo kết tủa vàng<br />
2AsO33- + 12H+ + 3Na2S → As2S3↓ + 6H2O + 6Na+<br />
(vàng)<br />
Có thể tách kết tủa ra được<br />
* Tác dụng với H2S<br />
Tác dụng với H2S trong môi trường axit cho kết tủa màu vàng:<br />
2H3AsO3 + 6HCl → 2AsCl3 + 6H2O<br />
2AsCl3 + 3H2S → As2S3↓ + 6HCl<br />
* Tác dụng với AgNO3<br />
AsO33- + 3Ag+ → Ag3AsO3↓ vàng<br />
Ag3AsO3↓ + 6NH4OH → 3[Ag(NH3)2]+ + AsO33- + 6H2O<br />
* Tác dụng với dung dịch CuSO4<br />
Dung dịch CuSO4 tác dụng với H3AsO3 khi có mặt xút ăn da cho kết tủa màu vàng lục<br />
hyđroasenit đồng<br />
H3AsO3 + CuSO4 → CuHAsO3 ↓ + H2SO4<br />
NaOH hòa tan được kết tủa này và dung dịch có màu xanh tím<br />
NaOH + CuHAsO3 → CuNaAsO3 + H2O<br />
Phản ứng này được dùng trong phân tích định tính<br />
* Tác dụng với Cr2O72- trong môi trường axit<br />
3AsO33- + Cr2O72- + 8H+ → 3AsO43- + 2Cr3+ + 4H2O<br />
* Tác dụng với I2<br />
Phản ứng trong môi trường NaHCO3 pH = 8<br />
AsO33- + I2 + H2O → AsO43- +2I- + 2H+<br />
Phản ứng này áp dụng phân tích định lượng và định tính.<br />
1.1.2. Độc tính của asen và sự tích lũy trong cơ thể người<br />
Asen là chất độc mạnh có khả năng gây ung thư cao, liều LD50 đối với con người là 1 – 4<br />
mg/kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các trạng thái oxi hóa của asen mà asen<br />
thể hiện tính độc khác nhau. Cả As(III) và As(V) đều là những chất độc, các hợp chất asen vô<br />
cơ độc hơn so với asen hữu cơ [1]. Tính độc của asen theo thứ tự: AsH 3>asenit> asenat ><br />
monomethyl arsenoic axit (MMAA) > dimethyl arsenic axit (DMAA). Có khoảng 60 – 70%<br />
asen vô cơ đi vào cơ thể và được giải phóng ra ngoài bằng đường nước tiểu ở dạng DMAA và<br />
MMAA [26,28].<br />
Sự phơi nhiễm asen vô cơ xảy ra trong cơ thể thông qua đường hít khí bụi công nghiệp<br />
và quá trình chuyển hóa qua đường thức ăn và nước uống. Sự phơi nhiễm asen hữu cơ xảy ra<br />
chủ yếu thông qua chuỗi thức ăn. Nếu một ngày hít lượng bụi asen từ 0,1 4 g/ngày và cơ<br />
thể hấp thụ một lượng thức ăn có hàm lượng asen ở khoảng từ 7 330 g/ngày thì sau khi đi<br />
<br />
<br />
4<br />
vào cơ thể có khoảng 80 100% lượng asen được hấp thụ qua dạ dày và lá phổi; 50 70%<br />
asen được bài tiết qua đường nước tiểu và một lượng nhỏ được hấp phụ qua đường tóc, móng<br />
tay, móng chân [28].<br />
Ung thư da là độc tính phổ biến nhất của asen. Với những vùng có hàm lượng asen trong<br />
nước sinh hoạt < 300 g/l, trung bình (300 – 600 g/l), cao (>600 g/l) thì tỷ lệ ung thư da<br />
tương ứng sẽ là 2,6/1000; 10,1/1000 và 24,1/1000 [29].<br />
1.1.3.Ô nhiễm asen trong nước ngầm trên thế giới và Việt Nam<br />
1.1.3.1. Ô nhiễm Asen trên thế giới<br />
Hiện nay trên thế giới có hàng chục triệu người đã bị bệnh đen và rụng móng chân,<br />
sừng hoá da, ung thư da… do sử dụng nguồn nước sinh hoạt có nồng độ asen cao. Nhiều nước<br />
đã phát hiện hàm lượng asen rất cao trong nguồn nước sinh hoạt như Canada, Alaska, Chile,<br />
Arhentina, Trung Quốc, India, Thái Lan, Bangladesh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 1.1: Hàm lượng asen ở các vùng khác nhau trên thế giới<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.1.3.2. Ô nhiễm asen tại Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng phát hiện ra nhiều giếng khoan có hàm lượng asen<br />
cao nằm ở Đồng Tháp và An Giang. Sự ô nhiễm asen ở miền Bắc hiện phổ biến và cao hơn ở<br />
miền Nam. Qua điều tra cho thấy 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước ngầm không qua<br />
xử lý ở ngoại thành Hà Nội đã bị ô nhiễm asen, tập trung nhiều ở phía Nam thành phố<br />
(20,6%), huyện Thanh Trì (41%) và Gia Lâm (18,5%). Điều nguy hiểm là asen không gây<br />
mùi khó chịu khi có mặt trong nước ngay cả khi ở hàm lượng gây chết người nên nếu không<br />
phân tích mẫu mà chỉ bằng cảm quan thì không thể phát hiện được sự tồn tại của asen. Bởi<br />
vậy các nhà khoa học còn gọi asen là “sát thủ vô hình’’. Hiện nay có khoảng 13,5% dân số<br />
Việt Nam (10-15 triệu người đang sử dụng nước ăn từ giếng khoan nên rất dễ bị nhiễm asen).<br />
1.2. Một số phương pháp xác định Asen<br />
1.2.1. Phương pháp phân tích đo quang phân tử<br />
1.2.1.1. Phương pháp đo quang với bạc dietyl đithiocacbamat<br />
1.2.1.2. Phương pháp xanh molipden<br />
1.2.1.3. Đo quang xác định asen sau khi hấp thụ asin bằng hỗn hợp<br />
AgNO3-PVA-C2H5OH<br />
1.2.1.4. Phương pháp xác định asen bằng thuốc thử Leuco crystal violet (LCV)<br />
1.2.1.5. Phương pháp động học xúc tác<br />
1.2.1.6. Xác định lượng vết As(III) bằng phương pháp động học- trắc quang dựa trên<br />
ảnh hưởng ức chế phản ứng giữa kalibromua và kalibromat trong môi trường axit<br />
1.2.1.7. Xác định As(III) dựa trên hệ Ce(IV)/Ce(III).<br />
1.2.1.8. Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS)<br />
1.2.2. Phương pháp huỳnh quang<br />
1.2.2.1. Xác định As(III) bằng thuốc thử fluorescein<br />
1.2.2.2. Phương pháp dòng chảy - huỳnh quang xác định axit dimethyl arsinic(DMAA)<br />
trong thuốc diệt cỏ sử dụng phản ứng quang hóa trực tiếp<br />
1.2.2.3. Xác định Asen bằng phương pháp huỳnh quang phân tử với hệ thuốc thử<br />
murexit – Cr(VI)<br />
1.2.2.4. Phương pháp biosensor sử dụng vi khuẩn chỉ thị<br />
<br />
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM<br />
<br />
2.1. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.1.1. Nguyên tắc của phương pháp trắc quang xác định hàm lượng asen bằng<br />
Safranin.<br />
Sự làm mất màu của safranin khi có mặt iodate trong môi trường axit xảy ra theo cơ chế<br />
như sau [21]:<br />
+ As(III) phản ứng với KIO3 trong môi trường axit để giải phóng ra I 2 theo phản ứng:<br />
2AsO2- + 2IO3- + 2H+ → 2AsO3 - +I2 + 4H2O<br />
+ I2 sinh ra sẽ oxi hóa làm mất màu thuốc thử safranin tạo ra sản phẩm không màu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Màu đỏ không màu<br />
Vì vậy, bằng cách theo dõi sự giảm độ hấp thụ quang của Safranin theo nồng độ<br />
As(III) thì có thể định lượng được As(III) trong mẫu theo phương pháp thời gian ấn<br />
định hoặc phương pháp tg.<br />
2.1.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm:<br />
- Tối ưu hóa các điều kiện của phép xác định gồm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố<br />
sau đến phản ứng chỉ thị:<br />
+ Phổ hấp thụ của dung dịch chất màu và chọn cực đại hấp thụ để đo độ hấp thụ quang.<br />
+ Ảnh hưởng của thời gian phản ứng. Theo dõi biến thiên tốc độ phản ứng để chọn<br />
phương pháp tg hay phương pháp thời gian ấn định.<br />
+ Ảnh hưởng của nồng độ đầu các tác nhân phản ứng như KIO 3, Safranine đến tốc độ<br />
phản ứng.<br />
+ Ảnh hưởng của môi trường phản ứng .<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các ion lạ đến phép xác định.<br />
- Đánh giá phương pháp phân tích : gồm khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định<br />
lượng, khoảng tuyến tính; đánh giá độ chụm và độ chính xác của phương pháp phân tích, tính<br />
hiệu suất thu hồi của phương pháp phân tích.<br />
- Xây dựng qui trình phân tích và ứng dụng phân tích mẫu thực tế.<br />
2.2. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị<br />
2.2.1. Dụng cụ, thiết bị<br />
* Bình định mức thủy tinh loại A có dung tích 25, 50, 100, 250, 500 ml.<br />
* Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt dung tích 100, 250 ml.<br />
* Bình nón dung tích 250 ml, buret 25 ml.<br />
* Các loại pipet chia vạch: 0,1; 0,2; 0,5; 1; 2; 5; 10; 25 ml.<br />
* Máy trắc quang UV - VIS 1601 PC - Shimadzu (Nhật Bản), bước sóng làm việc tử<br />
190- 900 nm , cuvet thủy tinh chiều dày l = 1cm.<br />
* Cân phân tích Scientech SA 210 độ chính xác 0,0001g.<br />
* Máy điều nhiệt.<br />
* Đồng hồ bấm giờ.<br />
* Máy đo pH.<br />
2.2.2. Hóa chất<br />
Các hóa chất cần dùng là loại tinh khiết phân tích (p.a. và tinh khiết thuốc thử (p.R.).<br />
Các dung dịch được pha chế bằng nước cất hai lần.<br />
Pha các dung dịch tiêu chuẩn:<br />
+ Pha 100,00 ml As(III) 1000ppm từ từ As2O3 tinh thể<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Cân chính xác 0,1320 gam As2O3 tinh thể trên cân phân tích, hòa tan lượng cân này<br />
bằng dung dịch NaOH loãng, sau đó đun nóng dung dịch cho As 2O3 tan hết, chuyển vào bình<br />
định mức 100,00 ml, tráng rửa cốc cân vài lần bằng nước cất hai lần rồi chuyển vào bình định<br />
mức trên, thêm nước cất tới vạch mức, sóc trộn đều dung dịch ta được 100,00 ml dung dịch<br />
As(III) 1000ppm.<br />
+ Pha 100,0 ml dung dịch Safranine 0,02 %<br />
Cân 0,02 gam Safranine, hòa tan bằng nước cất tới thể tích 100 ml, khuấy đều ta được<br />
100,0 ml dung dịch Safranine 0,02 %.<br />
+ Pha 500,0 ml dung dịch HCl 1M<br />
Đong khoảng 42,0 ml dung dịch HCl đặc 37% chuyển vào bình chứa có dung tích 500<br />
ml đã có chứa sẵn 1/3 nước cất, thêm nước cất tới thể tích 500,0 ml, khuấy đều ta được 500,0<br />
ml dung dịch HCl 1M.<br />
+ Pha 250,0 ml dung dịch KIO3 2%<br />
Cân 5 gam tinh thể KIO3, hòa tan bằng nước cất tới thể tích 250,0 ml, khuấy đều ta được<br />
250,0 ml dung dịch KIO3 2%.<br />
<br />
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Nghiên cứu phƣơng pháp xác định As (III) dựa trên hệ phản ứng oxi hóa khử<br />
As(III), KIO3 và Safranin.<br />
3.1.1. Nghiên cứu chọn điều kiện tối ưu của phản ứng chỉ thị<br />
3.1.1.1. Phổ hấp thụ của sản phẩm phản ứng chỉ thị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.1: Phổ hấp thụ quang của dung dịch Safranine khi có mặt As(III), KIO3, HCl<br />
(Nồng độ cuối của các tác nhân trong dung dịch lần lượt là: Safranine 0,0012%, KIO 3 0,2%,<br />
HCl 0,1M)<br />
Đường 1: Phổ hấp thụ của dung dịch có Safranine, KIO3, HCl<br />
Đường 2: Phổ hấp thụ của dung dịch có As(III) 5ppm,Safranine, KIO 3, HCl<br />
Đường 3: Phổ hấp thụ của dung dịch có As(III) 10ppm, Safranine, KIO3, HCl<br />
Safranine là thuốc thử có màu đỏ, có bước sóng hấp thụ cực đại ở bước sóng λ = 519<br />
nm trong môi trường axit mạnh (đường 1). Khi giữ nguyên nồng độ KIO 3 2% và cho thêm As<br />
(III) với nồng độ khác nhau 5,0 ppm (đường 2), As (III) 10,0 ppm (đường 3) thì thực nghiệm<br />
<br />
<br />
8<br />
cho thấy, càng tăng nồng độ của As (III) thì độ hấp thụ quang A của dung dịch phản ứng càng<br />
giảm mà không làm chuyển dịch cực đại. Điều đó chứng tỏ khi có As(III) và khi nồng độ<br />
As(III) càng lớn thì phản ứng giữa As(III) và KIO 3 trong môi trường axit xảy ra càng triệt để,<br />
giải phóng ra càng nhiều I2 và I2 oxi hóa safranin tạo ra sản phẩm không màu. Do đó trong các<br />
thí nghiệm tiếp theo chúng tôi chọn bước sóng λ = 519 nm để khảo sát.<br />
3.1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.2: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang theo thời gian<br />
(Nồng độ cuối của các tác nhân trong dung dịch lần lượt là: Safranine 0,0012%, KIO3 0,2%,<br />
HCl 0,1M)<br />
Đường 1: Dung dịch phân tích khi có KIO3, HCl, Safranine.<br />
Đường 2: Dung dịch phân tích khi có As(III) 5ppm, KIO 3, HCl, Safranine.<br />
Đường 3: Dung dịch phân tích khi có As(III) 10ppm, KIO 3, HCl, Safranine.<br />
Từ đồ thị khảo sát thời gian ta thấy khi không có mặt As(III) độ hấp thụ quang của<br />
dung dịch phân tích không thay đổi theo thời gian. Khi có mặt As (III) thì độ hấp thụ quang<br />
của dung dịch phân tích giảm so với khi không có mặt As (III) nhưng cũng không thay đổi<br />
theo thời gian. Nồng độ As (III) càng cao thì độ hấp thụ quang của dung dịch phân tích càng<br />
giảm, có nghĩa là khi nồng độ As(III) càng cao thì phản ứng giữa nó với KIO 3 trong môi<br />
trường axit giải phóng ra càng nhiều I 2, do đó cường độ màu của thuốc thử safranin càng bị<br />
giảm.<br />
3.1.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ KIO3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ KIO3 đến độ hấp thụ quang của dung dịch<br />
Anền là độ hấp thụ quang của dung dịch phân tích khi có KIO3, HCl, Safranine.<br />
Amẫu là độ hấp thụ quang của dung dịch phân tích khi có As(III), KIO 3, HCl,<br />
Safranine.<br />
<br />
<br />
9<br />
Chọn nồng độ KIO3 là 0,16 % để khảo sát các thí nghiệm tiếp theo.<br />
3.1.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc thử Safranine:<br />
Hình 3.4: Ảnh hưởng của nồng<br />
độ Safranine đến độ hấp thụ<br />
quang của dung dịch<br />
Nồng độ cuối của<br />
Safranine được chọn cho các<br />
thí nghiệm tiếp theo là 1,2<br />
x10-3 %.<br />
3.1.1.5. Ảnh hưởng<br />
của nồng độ HCl:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ HCl đến độ hấp thụ quang của dung dịch<br />
Nồng độ của HCl được chúng tôi chọn cho các thí nghiệm tiếp theo là 0,08 M.<br />
Như vậy sau khi khảo sát chúng tôi chọn nồng độ các chất khi tiến hành phân tích là:<br />
KIO3 là 0,16%; Safranin là 1,2x10 -3 % và HCl là 0,08M.<br />
3.1.2. Đánh giá phương pháp phân tích<br />
3.1.2.1. Độ chọn lọc của phương pháp phân tích<br />
Phép xác định As(III) bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các ion cản khi nồng độ của<br />
chúng gấp As(III) như sau: 50 lần với ion Fe3+; 100 lần với ion Cu2+; Ba2+ không bị ảnh<br />
hưởng ở khoảng nồng độ khảo sát; 10 lần với ion Zn2+; 7 lần với ion NO3- ; 5 lần với ion SO42-<br />
và 150 lần với ion Ca2+ . Tuy nhiên, trong mẫu nước ngầm thì hàm lượng những ion trên hầu<br />
như không bị ảnh hưởng<br />
3.1.2.2. Khảo sát khoảng tuyến tính<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Hình 3.7: Đường chuẩn xác định As (III)<br />
Tính giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng<br />
+ Giới hạn phát hiện (LOD):<br />
LOD = 0.01 (ppm)<br />
+ Giới hạn định lượng (LOQ):<br />
LOQ = 0,05(ppm)<br />
Như vậy, khoảng tuyến tính khi xác định Se(IV) là 0,05 ÷ 8,00 ppm.<br />
3.1.2.3. Đánh giá độ chính xác (độ đúng, độ chụm ) của phương pháp<br />
Mẫu thật (mẫu nước ngầm số 8)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.8 : Đường thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nước ngầm số 8<br />
Từ hình ta có nồng độ As(III) là:<br />
X1 = 0,011 (ppm)<br />
Tương ứng với hàm lượng A(III) trong mẫu nước ngầm số 8 là:<br />
0,055 μg/ml.<br />
<br />
Khi thêm một lượng As(III) chuẩn vào mẫu nước ngầm số 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3.13: Đánh giá độ lặp lại của phương pháp<br />
A nền 0,946 0,946 0,946 0,946 0,946<br />
A mẫu 0,709 0,714 0,712 0,701 0,721<br />
ΔA 0,237 0,232 0,234 0,245 0,225<br />
Hàm lượng As(III) phát hiện (X2) 4,04 3,96 3,99 4,18 3,85<br />
X2 – X1 3,93 3,85 3,88 4,07 3,74<br />
x (ppm) 3,89<br />
As(III)<br />
Độ lệch chuẩn S 0,121<br />
4,0ppm<br />
Hệ số biến thiên CV (%) 3,11<br />
Sai số tương đối (%) 2,75<br />
ttính 0,91<br />
<br />
<br />
11<br />
A nền 0,946 0,946 0,946 0,946 0,946<br />
A mẫu 0,601 0,594 0,582 0,594 0,580<br />
ΔA 0,345 0,352 0,364 0,352 0,366<br />
Hàm lượng As(III) phát hiện (X3) 5,83 5,95 6,14 5,95 6,18<br />
X3 – X1 5,72 5,84 6,03 5,84 6,07<br />
As(III) x (ppm) 5,90<br />
6,0ppm Độ lệch chuẩn S 0,146<br />
Hệ số biến thiên CV (%) 2,47<br />
Sai số tương đối (%) 2,50<br />
ttính 0,685<br />
Kiểm tra sự sai khác giữa giá trị trung bình tìm được và giá trị thực theo chuẩn student<br />
(t) ở độ tin cậy thống kê 95% và bậc tự do f= 4 (tbảng = 2,571), chúng tôi thấy ở cả hai mức<br />
nồng độ As(III) (4,0 ppm và 6,0 ppm) đều có t tính < tbảng, nghĩa là độ tin cậy thống kê của t tính<br />
nhỏ hơn độ tin cậy thống kê của t bảng. Điều đó có nghĩa là sự khác nhau giữa giá trị trung bình<br />
và giá trị thực là không đáng tin cậy, nói cách khác phương pháp có độ đúng chấp nhận được.<br />
Hệ số biến thiên (CV%) khi xác định mẫu giả trên nền mẫu thật ở hai mức nồng độ này đều<br />
dưới 5% chứng tỏ phương pháp có độ chụm tốt.<br />
3.2. Phân tích mẫu thực tế<br />
3.2.1. Xác định hàm lượng As(III) trong mẫu nước ngầm<br />
Bảng3.14 : Thông tin về các mẫu nước ngầm<br />
<br />
Tên Ngày lấy Độ sâu<br />
Stt Địa điểm lấy mẫu<br />
mẫu mẫu giếng (m)<br />
<br />
Phạm Thị Duyên - Khu 2 -<br />
1 N1 9/7/2011 30<br />
Đoan Hạ - Thanh Thủy<br />
Phan Đình Tuấn – Khu 10 –<br />
2 N2 11/7/2011 10<br />
Thạch Sơn – LâmThao<br />
UBND – Khu 10 - Hiền Quan<br />
3 N3 10/7/2011 12<br />
– Tam Nông<br />
Trần Sỹ Hải - Khu 2 - Đoan<br />
4 N4 9/7/2011 30<br />
Hạ - Thanh Thủy<br />
Nguyễn Thị Sách - Khu 10 –<br />
5 N5 11/7/2011 10<br />
Thạch Sơn – Lâm Thao<br />
Hà Đức Liêm - Khu 3 - Điêu<br />
6 N6 10/7/2011 7<br />
Lương - Cẩm Khê<br />
Lê Thị Hạt - Khu 3 - Đoan Hạ<br />
7 N7 9/7/2011 36<br />
- Thanh Thủy<br />
Nguyễn Xuân Hợp - Khu 4 -<br />
8 N8 9/7/2011 10<br />
Đoan Hạ - Thanh Thủy<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 1 (N1):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Hình3.9 : Đường thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nước ngầm số 1<br />
Hàm lượng A(III) trong mẫu nước ngầm số 1 là: 0,11 μg/ml<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 2 (N2):<br />
Tương tự mẫu nước ngầm N1 có kết quả như sau:<br />
Hàm lượng A(III) trong mẫu nước ngầm số 2 là: 0,018 μg/ml<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 3 (N3):<br />
Hàm lượng A(III) trong mẫu nước ngầm số 3 là: 0,03 μg/ml<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 4 (N4):<br />
Hàm lượng A(III) trong mẫu nước ngầm số 4 là: 0,02 μg/ml<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 5 (N5):<br />
Hàm lượng As(III) trong mẫu nước ngầm số 5 là: 0,01 μg/ml<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 6 (N6):<br />
Hàm lượng As(III) trong mẫu nước ngầm số 6 là: 0,05 μg/ml<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 7 (N7):<br />
Hàm lượng As(III) trong mẫu nước ngầm số 7 là: 0,10 μg/ml<br />
Mẫu nƣớc ngầm số 8 (N8):<br />
Hàm lượng As(III) trong mẫu nước ngầm số 8 là: 0,055 μg/ml.<br />
KẾT LUẬN<br />
Với mục đích đặt ra cho luận văn là xác định hàm lượng Asen trong mẫu môi trường<br />
(nước ngầm) bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử Safranin, chúng tôi đã tham khảo<br />
các tài liệu và tiến hành khảo sát các thí nghiệm để lựa chọn các điều kiện thích hợp rồi tiến<br />
hành phân tích mẫu thực tế kết quả thu được như sau:<br />
1. Đã khảo sát được các điều kiện tối ưu của phản ứng chỉ thị để xác định As(III) dựa<br />
trên tác dụng xúc tác của nó với phản ứng giữa axit hydrochloric, Kali iodate và Safranin.<br />
Nồng độ cuối của các tác nhân phản ứng KIO3, Safranin, HCl lần lượt là 0,16 %; 1,2x10 -3 %;<br />
0,08M. Nồng độ As(III) được xác định dựa trên việc theo dõi biến thiên độ hấp thụ quang của<br />
Safranin theo phương pháp tgα sau khi thêm các tác nhân phản ứng và xây dựng độ thị chuẩn<br />
giữa hiệu số độ hấp thụ quang (y) khi không có và khi có As(III) theo nồng độ As(III).<br />
Phương trình hồi quy dạng y = (- 0,0076 ± 0,00497) + (0,06048 ± 0,00104) × CAs(III) . LOD và<br />
LOQ của phương pháp lần lượt là 0,01 và 0,05 ppm. Khoảng tuyến tính khi xây dựng đường<br />
chuẩn là 0,05 – 8 ppm.<br />
2. Phép xác định As(III) bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các ion cản khi nồng độ của<br />
chúng gấp As(III) như sau: 50 lần với ion Fe3+; 100 lần với ion Cu2+; Ba2+ không bị ảnh<br />
hưởng ở khoảng nồng độ khảo sát; 10 lần với ion Zn2+; 7 lần với ion NO3- ; 5 lần với ion SO42-<br />
và 150 lần với ion Ca2+ . Tuy nhiên, trong mẫu nước ngầm thì hàm lượng những ion trên hầu<br />
như không bị ảnh hưởng. Phương pháp có độ chính xác cao, độ lặp lại của phương pháp CV =<br />
<br />
<br />
13<br />
3,11% và 2,47% ứng với nồng độ As(III) thêm vào mẫu nước ngầm số 8 là 4,0ppm và<br />
6,0ppm.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu đã được ứng dụng để phân tích mẫu thực tế xác định được<br />
hàm lượng As(III) trong một số mẫu nước ngầm và thu được hàm lượng As(III) trong mẫu<br />
phân tích cụ thể là 0,11 g/ml (với mẫu nước ngầm số 1); 0,018 g/ml (với mẫu nước ngầm<br />
số 2); 0,03 g/ml (với mẫu nước ngầm số 3); 0,02 g/ml (với mẫu nước ngầm số 4);<br />
0,01 g/ml (với mẫu nước ngầm số 5); 0,05 g/ml (với mẫu nước ngầm số 6); 0,10 g/ml<br />
(với mẫu nước ngầm số 7); 0,055 g/ml (với mẫu nước ngầm số 8).<br />
<br />
References<br />
TIẾNG VIỆT<br />
<br />
1. Đỗ Văn Ái, Mai Trọng Nhuận (2000), Nguyễn Khắc Vinh, Một số đặc điểm phân bố Asen<br />
trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm Asen trong môi trường ở Việt Nam.<br />
2. Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mặc (1978), Thuốc thử hữu cơ, NXB KH và KT, Hà Nội.<br />
3. Hoàng Ngọc Cang (1963), Hóa vô cơ, nhà xuất bản GD Hà Nội (78).<br />
4. Hoàng Ngọc Cang (2001), Hoàng Nhâm, Hóa vô cơ (tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục.<br />
5. Trần Hồng Côn, Đặng Kim Loan (2005), Động học xúc tác, Nhà xuất bản Đại học Quốc<br />
Gia Hà Nội.<br />
6. Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Nội (2008), Giáo trình cơ sở hóa học môi trường, tr. 119 -<br />
121.<br />
7. Trần Tứ Hiếu, Lâm Ngọc Thụ (2000), Phân tích định tính, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia<br />
Hà Nội.<br />
8. Trần Tứ Hiếu, Hóa học môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.<br />
9. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Phan Anh Tuấn (2005), Một số kết quả nghiên cứu sự<br />
phân bố Asen trong môi trường không khí đô thị.<br />
10. ILGLINK (1997), Hóa đại cương (tập 2), Lê Mậu Quyền dịch.<br />
11. Phan Thị Quỳnh Lan (2008), Phương pháp phân tích asen trong nước ngầm bằng phương<br />
pháp phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật không ngọn lửa lò graphit (GF - AAS), Khóa luận<br />
tốt nghiệp.<br />
12. Phạm Luận (1998), Cơ sở lý thuyết phương pháp phân tích phổ phát xạ và hấp thụ<br />
nguyên tử (tập I, II), Đại học Khoa học Tự nhiên.<br />
13. Phạm Luận (1999), Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích phổ khối lượng nguyên<br />
tử - phép đo phổ ICP – MS, Đại học tổng hợp Hà Nội.<br />
14. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, Nhà xuất bản Đại học Quốc<br />
Gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
15. Nguyễn Văn Ly, Phạm Tuấn Nhật, Ngô Huy Du, Trần Tứ Hiếu (2006), “Xác định lượng<br />
vết As(III) bằng phương pháp động học – trắc quang dựa trên ảnh hưởng ức chế phản ứng<br />
giữa kalibromat – kalibromua trong môi trường axit sunfuric”, Tạp chí phân tích hóa, lý<br />
và sinh học, 11(4), tr. 73- 77.<br />
16. Tạ Thị Thảo, Chu Xuân Anh, Đỗ Quang Trung, Trần Văn Cường (2005), “Đo quang xác<br />
định As sau khi hấp thụ Asin bằng hỗn hợp AgNO3-PVA-C2H5OH”, Tạp chí phân tích<br />
hóa, lí và sinh học Tập10(4), tr. 46-53.<br />
17. Tạ Thị Thảo (2005), Bài giảng chuyên đề thống kê trong hóa phân tích, ĐHQG Hà Nội.<br />
18. Phạm Hùng Việt (2008), Phát triển và tối ưu hóa các giải pháp loại bỏ ô nhiễm Asen<br />
trong thực phẩm và nước ăn cho các hộ nông dân vùng châu thổ sông Hồng, Việt Nam,<br />
Bộ Khoa Học và Công Nghệ.<br />
TIẾNG ANH<br />
<br />
19. Alloway, (1995) B.J. Alloway, "Heavy Metals in Soils", Blackie Academic &<br />
Professional, London.<br />
20. Badal Kumar Mandal, Yasumitsu Ogra, Kazunori Anzai, and Kazuo T.Suzuki. (2004),<br />
“Speciation of arsenic in biological samples” Toxicology and Applied Pharmacology,<br />
198, pp. 307 - 318.<br />
21. Chand Pasha. Badiadka Narayana (2008), “Ditermination of Arsenic in Environmental<br />
and Biological Samples Using Toluidine Blue or Safranine O by Simple<br />
Spectrophotometric Method”, Bull Environ Contam Toxicol, 81, pp. 47 – 51.<br />
22. Eatol A.D.Cleseri L.S.Greenberg A.G (2004), “Standard methods for the examination of<br />
water and seawater (20th edition)”, American Public Health Association, Washington<br />
DC.<br />
23. Eid I.Brima, Parvez I. Haris, Richard O. Jenkins, Dave A. Polya, Andrew G.Gault, Chris<br />
F. Harrington. (2006), “Understanding arsenic metabolism through a comparative study<br />
of arsenic levels in the urine, hair and fingernails of healthy volunteers from three<br />
unexposed ethnic groups in the United Kingdom”, Toxicology and Applied<br />
Pharmacology, 216, pp. 122 - 130.<br />
24. Environmetal Health Crittera: 18 WHO Geneva 1981-4-22.<br />
25. Gautam Samanta, Ramesh Sharma, Tarit Roychowdhury, Dipankar Chakraborti. (2004),<br />
“Arsenic and other elements in hair, nails, and skin - scales of arsenic victims in West<br />
Bengal, India”, Science of the Total Environment, 326, pp. 33 - 47.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
26. Gautam Samanta, TaritRoy Chowdhury, Badal K. Mandal, Bhajan K. Biswas, Uttam K.<br />
Chowdhury, Gautam K. Basu, Chitta R. Chanda, Dilip Lodh, and Dipankar Chakraborti.<br />
(1999), “Flow Injection Hydride Generation Atomic Absorption Spectrometry for<br />
Determination of Arsenic in Water and Biological Sample from Arsenic - Affected<br />
Districts of West Bengal, India, and Bangladesh”, Microchemical Journal, 62, pp. 174 -<br />
191.<br />
27. G.F.Kirkbight. T.S.West and Colin Woodward (1996), Some spectroflourimetric<br />
application of the cerium(IV) – cerium(III) system, Anal.Chim.Acta, vol 36 , page 327-<br />
331.<br />
28. L.Rahman, W.T. Corns, D.W.Bryce, P.B. Stockwell. (2000), “Determination of mercury,<br />
selennium, bismuth, arsenic and antimony in human hair by microwave digestion<br />
atomic fluorescence spectrometry”, Talanta, 52, pp. 833 - 843.<br />
29. Margaret R. Karagas, Therese A. Stukel, Tor d. Tosteson. (2004), “Assessment of cancer<br />
risk and enviromental levels of arsenic in New Hampshire”, Int. J. Hyg. Environ.<br />
Health, 205, pp. 85 - 94.<br />
30. Netherlands National Committee of the International Association of Hydrogeologists<br />
(2006), Arsenic in groundwater – a world problem, Seminar Utrecht 29 November<br />
2006, The Netherlans.31. L.Rahman, W.T. Corns, D.W.Bryce, P.B. Stockwell.<br />
(2000), “Determination of mercury, selennium, bismuth, arsenic and antimony in<br />
human hair by microwave digestion atomic fluorescence spectrometry”, Talanta, 52,<br />
pp. 833 - 843.<br />
31. Omi Agrawal, G.Sunita and V.K.Gupta (1999), Asensitive colorimetric method for the<br />
determination of Arsenic in environmental and biological samples, J.Chin Chem.Soc,<br />
Vol.46, No.4.<br />
32. Strosnider H (2003), Whole-cell bacterial biosensor and the detection of bioavailable<br />
arsen, U.S.Environmental protection agency office of solid waste and emergency<br />
response technology innovati on office .<br />
33. Sachandra Biswas, Bhaskar Chowdhury and Bidhar Chandra Ray( 2004), Analyticalstudy<br />
environmentally hazardous element arsenic by indeirect spectrofluorimetric method in<br />
diverse fields, Analytical letters – Vol 37, no 9.<br />
34. Thusitha Rupasinghe, Terence J.Cardwell, Robert W.Cattrall, Maria D.Lugue de Castro, Spas<br />
D.Kolev(2001), Pervaporation – flow injection determination of arsenic based on hydride<br />
generation and the molybdenum blue reaction, Analytica Chemica Acta 445, page229 –<br />
238.<br />
<br />
<br />
16<br />
35. Tetsuro Agusa, Takashi Kunito, Junco Fujihara, Reiji Kubota, Tu Binh Minh, Phan Thi<br />
Kim Trang, Hisato Iwata, Annamalai Subramanian, Pham Hung Viet, Shinsuke Tanabe.<br />
(2006), “Contamination by arsenic and other trace elements in tube - well water and its<br />
risk assessment to humans in Hanoi, Vietnam”, Environmental Pollution, 39, pp. 95 -<br />
106.<br />
36. Tomas.Pe'rez-Ruiz, Carmen Marti’nez-lozano, Virginia Tomas, Jesus Martin (2001),<br />
Flow-injection fluorimetric method for the determination of dimethylarsinic acid using<br />
on-line photo-oxidation, Analytica Chimica Acta, Vol.447, Issues 1-2, 26 November<br />
(2001), Pages 229-235.<br />
37. Xia He, Gong Guoquan, Zhao Hui, and Li Hu-Lin (1997), Fluorometric determiation<br />
of As(III) with fluorescein, Microchemical Journal, vol 56, page 327-331.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />