Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH KHÔNG ĐỒNG NHẤT<br />
GIỮA CÁC KÊNH THU TỚI HIỆU QUẢ CHỐNG NHIỄU KHI THU<br />
TÍN HIỆU VỆ TINH GPS/GLONASS CỦA ANTEN MẠNG PHA<br />
Ngô Xuân Mai1*, Hoàng Thế Khanh2, Nguyễn Huy Hoàng3, Lê Thị Trang4<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu của các tác giả về sự ảnh<br />
hưởng của tính không đồng nhất giữa các kênh tới hiệu quả chống nhiễu trên anten<br />
mạng pha trong hệ thống định vị và dẫn đường bằng vệ tinh. Các kết quả nghiên<br />
cứu mà tác giả nhận được là các kết quả tính toán và mô phỏng dựa trên các thuật<br />
toán xử lý không – thời gian là Howells-Applebaum và Frost.<br />
Từ khóa: Không đồng nhất trên kênh thu, Chống nhiễu GNSS, Giữ chậm theo nhóm (GD).<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Anten mạng pha là một công nghệ đầy hứa hẹn, nó có lợi thế là có khả năng triệt nhiễu,<br />
cải thiện tỷ số tín hiệu trên tạp âm trong trường hợp tín hiệu nhỏ hơn rất nhiều so với nhiễu<br />
và tạp âm. Đặc tính này đặc biệt phù hợp với trường hợp thu và xử lý các tín hiệu từ vệ<br />
tinh với khoảng cách từ vệ tinh tới điểm thu lên tới hàng ngàn Kilomet, bởi vậy nó cũng<br />
đang được ứng dụng để xử lý tín hiệu GPS/GLONASS trong các ứng dụng định vị và dẫn<br />
đường cho các thiết bị bay như máy bay, UAV, đạn tên lửa. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng<br />
anten mạng pha cho lĩnh vực này chúng ta vẫn phải giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật mà<br />
một trong số đó là tính bất đồng nhất của các kênh trên anten mạng pha. Tính bất đồng<br />
nhất này là một đặc điểm không thể tránh khỏi do các hạn chế về công nghệ chế tạo các<br />
thành phần trên các kênh. Tính bất đồng nhất này thường được phân chia ra thành tính bất<br />
đồng nhất về pha, về biên độ cũng như sự thăng giáng về băng thông của kênh, chúng<br />
thường được biểu diễn thông qua độ trễ nhóm (GD) trên các kênh của anten. Các công<br />
trình nghiên cứu [7], [8], [9] mới được công bố gần đây chủ yếu mới chỉ đánh giá sự khác<br />
biệt giữa pha sóng mang trung tâm và độ trễ nhóm trung tâm [8], đánh giá pha trung tâm<br />
và trễ nhóm trung bình (AGD) cũng như sự biến thiên trễ nhóm trung bình (AGDV) dựa<br />
trên độ lệch pha trung tâm trung bình (APCO) và sự biến thiên pha trung tâm trung bình<br />
[10], [9]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa đánh giá được sự ảnh hưởng<br />
của các đặc tính bất đồng nhất này tới chất lượng thu tín hiệu GNSS, đặc biệt là khi việc<br />
thu tín hiệu trong điều kiện có sự tác động của nhiễu dải rộng. Trong khuôn khổ bài báo<br />
này, các tác giả sẽ nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính không đồng nhất giữa các kênh tới<br />
hiệu quả chống nhiễu trên anten mạng pha. Các kết quả nghiên cứu được tính toán và mô<br />
phỏng dựa trên thuật toán xử lý tín hiệu số thích nghi không-thời gian.<br />
Bài báo được trình bày làm 5 phần: phần 1: đặt vấn đề, phần 2: mô hình bất đồng nhất<br />
và bất ổn định của các tham số trên anten mạng pha, phần 3: đánh giá kết quả mô phỏng<br />
anten mạng pha 7 phần tử với kênh thu đồng nhất và không đồng nhất, phần 4: kết luận và<br />
phần 5: tài liệu tham khảo.<br />
2. MÔ HÌNH BẤT ĐỒNG NHẤT VÀ BẤT ỔN ĐỊNH<br />
CỦA CÁC THAM SỐ TRÊN ANTEN MẠNG PHA<br />
2.1. Mô hình bộ giữ chậm theo nhóm (GD)<br />
Để xây dựng mô hình độ trễ nhóm (Group Delay1) ta sử dụng việc triển khai quá trình<br />
ngẫu nhiên trên đầu ra bộ lọc tần số thấp khi cấp tạp trắng cho đầu vào của nó. Quá trình<br />
tạo độ giữ chậm theo nhóm được thực hiện theo các bước như trong hình 1.<br />
<br />
1<br />
Độ trễ nhóm được định nghĩa là đạo hàm âm (hoặc độ dốc) của đáp ứng pha so với tần số. Nó là<br />
thước đo độ trễ tương đối ở các tần số khác nhau từ đầu vào đến đầu ra trong một hệ thống.<br />
<br />
<br />
164 N.X. Mai, … , L. T. Trang, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng … của anten mạng pha.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Thuật toán tạo độ giữ chậm theo nhóm.<br />
Từ phân tích triển khai GD của bộ lọc thực tế có thể nhận thấy sự thay đổi của GD có<br />
tính tuần hoàn với chu kỳ xấp xỉ 1MHz . Bởi vậy, giới hạn dải thông tần số của bộ lọc tần<br />
số thấp sẽ được chọn sao cho trên đầu ra đảm bảo được quá trình hội tụ về mặt cấu trúc.<br />
Bộ lọc tần số thấp được sử dụng trong thuật toán tạo GD cũng được triển khai bằng<br />
cách sử dụng phép biến đổi Fourier thuận - nghịch và phổ rời rạc của quá trình từ đầu ra<br />
của máy phát tạp “trắng” được nhân với hệ số truyền của bộ lọc tần số thấp. Để đơn giản,<br />
ta sẽ sử dụng bộ lọc tần số thấp “lý tưởng” với hệ số truyền dạng:<br />
1, f Fbien;<br />
K loc thap tan ( f ) <br />
0, f Fbien .<br />
Trên hình 2 trình bày dạng triển khai được chuẩn hóa (theo giá trị cực đại) quá trình<br />
ngẫu nhiên trên đầu ra bộ lọc tần số thấp, trên đó biểu diễn 60000 điểm với bước bằng<br />
200Hz.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Quá trình chuẩn hóa trên đầu ra bộ lọc tần số thấp.<br />
Cuối cùng bổ sung giá trị trung bình của GD và chuẩn hóa quá trình ngẫu nhiên so với<br />
giá trị cực đại của GD.<br />
Từ các nghiên cứu thực tế GD của bộ lọc cho thấy rằng giá trị trung bình của GD bằng<br />
khoảng 398ns 5.5 . Khi đó, GD trong mô hình được tính như sau:<br />
y( f ) 5, 5.109<br />
GD( f ) . 398.109.<br />
max y( f )<br />
(1)<br />
2<br />
f<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Triển khai dạng của GD.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 165<br />
Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
Trên hình 3 biểu diễn hình dạng của GD theo sơ đồ hình 1.<br />
Áp dụng mô hình để tạo GD như trên hình 4 cho tất cả các kênh thu khác nhau, ta nhận<br />
được GD trên các kênh thu của anten 7 phần tử được biểu thị như hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Biến thiên GD của 7 kênh thu của mạng anten định pha thích nghi.<br />
Sau khi tạo được GD, cần phải chuyển chúng sang sự biến thiên đặc trưng pha-tần số<br />
của bộ lọc. Trên cơ sở xác định GD dưới dạng đạo hàm (theo tần số) của đặc trưng pha-tần<br />
số, ta có thể khôi phục đặc trưng pha-tần số bằng cách tích phân. Tuy nhiên, ta cũng nhận<br />
thấy rằng khi đó pha ban đầu của đặc trưng vẫn là ẩn số:<br />
f<br />
<br />
( f ) 0 GD( f ) df . (2)<br />
0<br />
<br />
Vì là triển khai chương trình, nên ta thay tích phân bằng tổng<br />
f f<br />
( f ) 0 GD( f )df 0 GD(g )f (3)<br />
0 g 0<br />
<br />
trong đó, f 200Hz .<br />
Vì pha ban đầu là chưa biết, nên việc tiên định nó mang tính bất định. Ta giả thiết rằng<br />
0 là đại lượng ngẫu nhiên và phân bố đều trên đoạn 0, 0 . Như vậy, giá trị<br />
các giới hạn phạm vi thay đổi của pha ban đầu 0 là thông số tính toán.<br />
2.2. Mô hình hóa sự bất đồng nhất biên độ của bộ lọc trung tần<br />
Mô hình sự bất đồng nhất biên độ tương tự mô hình GD của bộ lọc. Để tạo sự bất đồng<br />
nhất biên độ, ta cũng sử dụng triển khai quá trình ngẫu nhiên trên đầu ra của bộ lọc tần số<br />
thấp, khi cấp tạp “trắng” cho đầu vào của nó. Tuy nhiên, khi phân tích đặc trưng biên độ -<br />
tần số của bộ lọc trên ta nhận thấy rằng chu kỳ dao động của đặc trưng biên-tần là khoảng<br />
3MHz.<br />
Sau khi đã chuẩn hóa quá trình trên đầu ra bộ lọc thấp tần tương tự trong phần 2.1, ta<br />
có thể tạo được sự bất đồng nhất biên độ bằng cách sau:<br />
A(f ) 1 y(t )(1 A)<br />
Trong đó, A xác định phạm vi dao động cực đại của sự bất đồng nhất biên độ của<br />
đặc trưng biên-tần. Trong mô hình này giá trị của A giới hạn trong khoảng 3dB.<br />
2.3. Mô tả phương pháp thêm vào sự bất đồng nhất của các hệ số truyền kênh thu<br />
anten mạng pha thích nghi<br />
<br />
<br />
166 N.X. Mai, … , L. T. Trang, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng … của anten mạng pha.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Trong chương trình mô phỏng tính bất đồng nhất của các hệ số truyền của các kênh thu<br />
thường được thêm vào trong vùng tần số, bằng cách lấy phổ của hỗn hợp tín hiệu đầu vào<br />
nhân với hệ số truyền của các kênh thu, hệ số truyền này là hàm của tần số.<br />
Hệ số truyền của các kênh thu, có tính đến sự bất ổn định của GD và không đồng nhất<br />
của đặc trưng biên độ - tần số và sự sai lệch về dải thông trên các kênh thu, có dạng:<br />
<br />
A(m, k )e j(m,k ), k k0 ;<br />
<br />
<br />
K (m, k ) <br />
0, k0 1 k N k0 ; (4)<br />
<br />
<br />
<br />
A(m, k )e j(m,k ), k N k0 1,<br />
<br />
Trong đó, k0 là ký hiệu của tần số rời rạc, khi xác định giới hạn tần số dải thông của bộ lọc,<br />
có thể là như nhau hoặc bị biến đổi một cách độc lập cho mỗi tuyến thu tương ứng với M<br />
kênh. Sự biến đổi của giới hạn tần số dải thông đã được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
sự không giống nhau trong độ rộng dải thông của bộ các bộ lọc trên các kênh thu. Sơ đồ thêm<br />
vào tính bất đồng nhất của các tuyến thu theo công thức S(m, k ) S (m, k ).K (m, k ) được<br />
trình bày trên hình 5 và tương tự sơ đồ tạo độ trễ truyền.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ tính đến tính bất đồng nhất của các kênh thu<br />
trong mạng anten pha thích nghi.<br />
2.4. Sự hình thành tín hiệu cuối cùng và tính toán các đặc trưng chống nhiễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mô hình tín hiệu truyền trên kênh bất đồng nhất.<br />
Sau khi xây dựng đầy đủ các mô hình toán của tín hiệu, nhiễu, kênh truyền và các yếu<br />
tố bất đồng nhất, bất ổn định của kênh truyền thì tín hiệu đầu vào cuối cùng của việc xử lý<br />
không gian tín hiệu trên bộ chống nhiễu được hình thành như trên hình 6 [3], [5], [6]. Đầu<br />
ra tín hiệu được biểu diễn như sau:<br />
Is<br />
S Ih<br />
I <br />
y(m, n ) .si (m, n ) .Ii (m, n ) n(m, n ) (5)<br />
<br />
i 1 N i<br />
<br />
i 1 N i<br />
<br />
<br />
Trong đó, si (m, n ), Ii (m, n ), n(m, n ) lần lượt là tín hiệu có ích, nhiễu và tạp âm thứ<br />
i , có tính đến sự bất đồng nhất của các hệ số truyền của các máy thu, y(m, n ) là tín hiệu<br />
đầu ra của bộ chống nhiễu không gian, w(n ) : Véc-tơ trọng số của bộ lọc không gian.<br />
Các đặc trưng chống nhiễu:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 167<br />
Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
Để đơn giản mô hình hóa, ta chỉ mô phỏng trong trường hợp một tín hiệu có ích. Trong<br />
chương trình này, các đặc trưng chống nhiễu được xem xét bao gồm:<br />
1. Hệ số nén với từng nhiễu;<br />
2. Hệ số nén công suất nhiễu (công suất tổng cộng), tính bằng dB;<br />
3. Hệ số nén đối với tín hiệu có ích, tính bằng dB;<br />
4. Hệ số nén đối với tạp âm, tính bằng dB;<br />
5. Tỷ số tín hiệu/(tạp âm+nhiễu) đầu ra tổng cộng của thiết bị chống và được biểu<br />
<br />
diễn bằng công thức: S / ( I N ) , tính bằng dB;<br />
nguong<br />
Để thể hiện một cách trực quan quá trình chống nhiễu, chương trình sẽ xây dựng giản<br />
đồ hướng của anten mạng pha thích nghi theo từng bước tính toán.<br />
Khi tính toán thời gian thiết lập vector trọng số ổn định, thuật toán được coi là hội tụ khi<br />
tất cả các hệ số được dùng để đánh giá khả năng chống nhiễu đạt tới 95% giá trị ổn định.<br />
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ANTEN MẠNG PHA 7 PHẦN TỬ,<br />
VỚI KÊNH THU ĐỒNG NHẤT VÀ KHÔNG ĐỒNG NHẤT<br />
Trên hình 7÷10 là các kết quả mô phỏng các tham số hệ số nén nhiễu, tỷ số tín<br />
hiệu/(tạp âm + nhiễu) tổng cộng đầu ra, hệ số nén tạp âm, hàm tương quan đối với thuật<br />
toán xử lý tín hiệu không - thời gian (STAP) khi các kênh là đồng nhất và không đồng<br />
nhất với 4 bộ giữ chậm trên mỗi kênh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Tỷ số tín hiệu/(nhiễu+tạp âm) tổng cộng trên đầu ra theo thuật toán STAP.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Hệ số nén nhiễu của thuật toán STAP.<br />
<br />
<br />
168 N.X. Mai, … , L. T. Trang, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng … của anten mạng pha.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Các giả thiết cho các tham số đối với các kênh không đồng nhất như sau:<br />
Biên độ thăng giáng của pha ban bộ lọc khuếch đại trung tần kênh thu 50.<br />
Biên độ thăng giáng đặc trưng pha biên độ của bộ lọc khuếch trung tần trên các<br />
kênh thu 0,5dB.<br />
Biên độ thăng giáng dải thông bộ lọc trung tần trên các kênh thu 200Khz.<br />
Tương quan tính không đồng nhất của GD và đặc trưng biên độ - tần số bộ lọc<br />
khuếch đại trung tần 1MHz.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Hệ số nén tín hiệu theo thuật toán STAP.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Hệ số nén tạp âm theo thuật toán STAP.<br />
Từ các kết quả mô phỏng như trên hình 7÷10, so sánh các biểu đồ trên có các tham số<br />
được thống kê như bảng sau:<br />
Bảng 1. các tham số chống nhiễu trên kênh đồng nhất và không đồng nhất.<br />
Kênh đồng nhất Kênh không đồng nhất<br />
Các tham số<br />
Appelbaum Forst Appelbaum Forst<br />
Tỷ số tín hiệu/(nhiễu+ tạp âm)[dB] -11.7 -11.28 -23.37 -15.36<br />
Độ nén tín hiệu trên đầu ra[dB] -10.60 -10.28 -11.41 -13.49<br />
Độ nén tạp âm trên đầu ra[dB] -1.61 -1.55 -1.71 -1.95<br />
Độ nén nhiễu trên đầu ra[dB] 57.93 66.74 25.38 32.13<br />
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự thăng giáng pha ban đầu và GD của các kênh<br />
thu trên anten mạng pha thích nghi đến khả năng chống nhiễu và mức độ ảnh hưởng đặc<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 169<br />
Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
trưng biên độ - tần số, ta thực hiện mô phỏng cho anten mạng pha 7 phần tử, sử dụng<br />
phương pháp xử lý không gian tín hiệu với thuật toán chống nhiễu theo tiêu chuẩn cực tiểu<br />
hóa công suất trên đầu ra bộ chống nhiễu.<br />
Với giả thiết một nhiễu dải rộng, nguồn nhiễu nằm trong mặt phẳng ngang, hướng tới<br />
tín hiệu có ích ở vị trí 5 độ thấp hơn so với chỏm của bán cầu; tỷ số tín hiệu/tạp âm bằng -<br />
20dB, tỷ số nhiễu/tạp âm bằng 40dB.<br />
Kết quả được trung bình hóa từ 10 thử nghiệm. Số liệu được tính toán theo công suất<br />
nhiễu và tỷ số tín hiệu/(nhiễu+tạp âm) đầu ra tổng cộng được trình bày tại bảng 2 và bảng 3.<br />
Bảng 2. Các đặc trưng chống nhiễu.<br />
Khoảng dao động của các pha Hệ số nén công suất Tỷ số tín hiệu/(nhiễu+tạp)<br />
ban đầu(± độ) nhiễu [dB] đầu ra [dB]<br />
0 79 -19<br />
0,1 45 -20<br />
5 44 -20<br />
10 44 -20<br />
Bảng 3. Các đặc trưng chống nhiễu.<br />
Khoảng thăng giáng đặc trưng biên độ - tần Hệ số nén công Tỷ số tín/(nhiễu+tạp)<br />
số trên kênh thu của anten mạng pha thích suất nhiễu [dB] đầu ra [dB]<br />
nghi [ dB]<br />
0,1 48 -19<br />
0,3 45 -20<br />
0,5 38 -24<br />
Sự sai lệch của đặc trưng biên độ-tần số các kênh thu của anten mạng pha thích nghi<br />
khiến cho hệ số nén nhiễu giảm đi đáng kể.<br />
Khoảng lệch giới hạn cho phép của đặc trưng biên độ - tần số kênh thu của trên anten<br />
mạng pha thích nghi là 0,5dB bởi vì ở độ lệch đó thì các đặc tính chống nhiễu nằm trên<br />
biên các yêu cầu kỹ thuật đối với bộ chống nhiễu<br />
Độ lệch của sự dao động các pha ban đầu trên các kênh thu của anten mạng pha nằm<br />
trong giới hạn nêu trên, các độ lệch của tiến trình (được sử dụng trong mô hình) của GD cho<br />
tình huống tín hiệu-nhiễu đã cho, không dẫn đến sự suy giảm đáng kể chất lượng chống<br />
nhiễu. Tuy nhiên, vì có sự thăng giáng các pha ban đầu, nên vị trí "0" trong giản đồ hướng<br />
của anten mạng pha thích nghi cũng bị thay đổi và có thể dẫn tới tình huống các nguồn tín<br />
hiệu có hướng tới nằm gần (tính theo góc) với nguồn nhiễu cũng có thể bị loại bỏ.<br />
Giá trị biên độ dao động giới hạn của pha ban đầu trên các kênh thu của anten mạng<br />
pha thích nghi thường chỉ nằm quanh giá trị định mức là 5 kHz , khi vượt qua giá trị đó, vị<br />
trí điểm “0” của giản đồ hướng anten mạng pha thích nghi có thể bị biến đổi đáng kể.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Qua các kết quả nghiên cứu và khảo sát trên đây có thể nhận thấy rằng, tính bất đồng nhất<br />
và không ổn định của các kênh thu trong anten mạng pha thích nghi được mô tả bằng sự<br />
thăng giáng pha ban đầu của các dao động, GD, thăng giáng dải thông và sự sai lệch các đặc<br />
trưng biên độ - tần số kênh thu. Sự sai lệch này sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng nén<br />
nhiễu của anten mạng pha, từ đó dẫn tới sự suy giảm tỷ số tín/(nhiễu+tạp) đầu ra.<br />
Các kết quả nêu trên về độ nhạy thuật toán xử lý không – thời gian tín hiệu đối với các<br />
yếu tố mất ổn định và tính bất đồng nhất trên các kênh thu anten mạng pha thích nghi được<br />
tính toán dựa trên tình huống tín hiệu-nhiễu và mô hình kênh thu của anten mạng pha thích<br />
<br />
<br />
170 N.X. Mai, … , L. T. Trang, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng … của anten mạng pha.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
nghi cụ thể. Vì thế các kết quả không phải là tuyệt đối trong mọi tình huống tín hiệu –<br />
nhiễu cũng như đối với mọi cấu hình của anten mạng pha và chỉ có được sử dụng để đánh<br />
giá xu hướng biến đổi các giá trị đánh giá chất lượng chống nhiễu trên anten mạng pha<br />
thích nghi khi tính tới các yếu tố bất đồng nhất trên các kênh thu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Applebaum S.P. “Adaptive arrays” // IEEE Trans. Antennas propagation. Sept. 1976.<br />
V. AP-24. R. 585-598.<br />
[2]. Frost.0. L., III, “An Algorithm For Linearly Constrained Adaptive Array<br />
Processing,” PROC. IEEE, Vol. 60, pp. 926-935, Aug. 1972<br />
[3]. Ngô Xuân Mai, Hoàng Thế Khanh, Lê Kỳ Biên . “Non-Working zones in GNSS at<br />
interference protection” Антенны, pp.37-47, № 4.2017.<br />
[4]. Fante R.L., Fitzgibbons M.P., McDonald K.F. “Effect of adaptive array processing<br />
on GPS signal crosscorrelation” // www.mitre-corporation.com. October 2004.<br />
[5]. Widrow B., “A Review of Adaptive Antennas” vol 66. Springer (1979)<br />
[6]. Robert C. Hansen., Phased Array Antennas, John Wiley & sons, Inc, 2001<br />
[7]. Tobias Kersten “On the Impact of Group Delay Variations on GNSS Time and<br />
Frequency Transfer” 978-14673-1923-2/12 2012 IEEE<br />
[8]. Lixun Li, Yingxue Su, Baiyu Li, Feixue Wang., “Phase and Group delay Analysis<br />
for Patch Antenna” IEEE, 2/2015<br />
[9]. Davide Margaria, Emanuela Falletti., “Impact of the Group Delay on BOC(M,N)<br />
Tracking” 978-1-4799-0486-0/13 2013 IEEE<br />
[10]. Lixun Li, Baiyu Li, Huaming Chen, Feixue Wang, “GNSS Antenna Phase Center<br />
and Group Delay Evaluating” 978-1-4799-8897-6/15/$31.00 2015 IEEE.<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH ON THE IMPACT OF CHANNEL HETEROGENEITY ON THE<br />
ANTI-INTERFERENCE EFFICIENCY ON THE PHASE ARRAY ANTENNA<br />
WITH GPS/GLONASS SYSTEMS<br />
In the paper, the results studied by the authors on the assessment of the effect of<br />
channel heterogeneity on the anti-interference efficiency on the phase array<br />
antenna with GNSS systems through the calculated are presented and simulation<br />
results based on space-time algorithms named Howells-Applebaum and Frost.<br />
Keywords: Heterogeneous on the receiver channel; Anti-interference GNSS; Group Delay; Ap.<br />
<br />
Nhận bài ngày 01 tháng 7 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 9 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Viện Điện tử, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
3<br />
Bộ môn tác chiến, Học Viện kỹ thuật quân sự;<br />
4<br />
Khoa Điện tử viễn thông, Đại học Công nghiệp Hà Nội.<br />
*<br />
Email: ngomaicnc@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 171<br />