TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
VIÊM HÔNG ĐẶC HIỆU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG<br />
MẠCH VÀNH CẤP TRƢỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ<br />
Nguyễn Thị Thanh Th y*; Phạm Nguyễn Vinh**; Phạm Mạnh Hùng***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát các dấu ấn sinh học liên quan đến quá trình viêm có ý nghĩa trong theo<br />
dõi tiến triển, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Khảo sát biến đổi nồng độ các dấu ấn viêm và<br />
miễn dịch không đặc hiệu: hs-CRP, bổ thể C3, C4 và IL-6 ở bệnh nhân (BN) hội chứng mạch<br />
vành cấp (HCMVC) trước và sau điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu so<br />
sánh trước điều trị và sau điều trị 6 tháng nội khoa hoặc tái thông mạch vành ở 37 BN HCMVC<br />
điều trị tại Viện Tim TP. HCM. Kết quả: sau điều trị HCMVC, nồng độ các yếu tố viêm giảm so<br />
với trước điều trị, đặc biệt IL-6 giảm từ 16,59 pg/ml xuống 3,99 pg/ml; hs-CRP giảm từ 8,7 mg/l<br />
xuống 1,3 mg/l. Kết luận: nồng độ các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu IL-6 và hsCRP ở BN HCMVC giảm sau điều trị, gợi ý dấu ấn sinh học theo dõi tiến triển và tiên lượng<br />
trong điều trị HCMVC.<br />
* Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp; Yếu tố viêm, miễn dịch không đặc hiệu.<br />
<br />
Evaluation of some Non-Specific Inflammatory Markers in Patients<br />
with Acute Coronary Syndrome Pre- and Post-treatment<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate inflammatory marker changes for monitoring treatment, progress<br />
and prognosis of patients with acute coronary syndrome (ACS). To evaluate the concentrations<br />
of non-specific inflammatory markers: hs-CRP, C3 and C4 complements, and IL-6 in patients<br />
with ACS pre- and post- treatment. Subjects and methods: Prospective study to compare preand post- treatment concentration of the tested markers among 37 patients with ACS admitted<br />
to Heart Institute HCM City for non surgery and coronary artery re-perfusion treatment. Results:<br />
Initiate results showed that, after treatment, the concentration of inflammatory markers reduced<br />
significantly, especially IL-6 reduced from 16.59 pg/ml to 3.99 pg/ml, and hs-CRP reduced from<br />
8.7 mg/l to 1.3 mg/l. Conclusion: The concentration of non-specific inflammatory markers IL-6<br />
and hs-CRP decreased post-treatment suggesting those as biomarker for monitoring progress<br />
and prognosis of patients with ACS.<br />
* Key words: Acute coronary syndrome; Inflammatory, immunological markers .<br />
<br />
* Viện Tim TP. Hồ Chí Minh<br />
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
*** Tổng hội Y học Việt Nam<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Thúy (thuylabo@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 17/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/05/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 02/06/2016<br />
<br />
82<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh mạch vành là một trong những<br />
bệnh có xu hướng gia tăng và chiếm một<br />
tỷ lệ lớn các trường hợp nhập viện gây<br />
tử vong. Bệnh mạch vành bao gồm cả<br />
HCMVC và bệnh mạch vành ổn định. Đã<br />
có một số nghiên cứu về hiện tượng viêm<br />
ở BN HCMVC thông qua định lượng các<br />
yếu tố viêm như bổ thể C3, C4, CRP và<br />
interleukin-6 (IL-6) cho thấy tác động của<br />
viêm đối với cơ chế bệnh sinh và tiến<br />
triển của HCMVC [3, 4, 5, 6]. Nghiên cứu<br />
trước của chúng tôi cũng cho thấy có sự<br />
thay đổi nồng độ các dấu ấn viêm và<br />
miễn dịch không đặc hiệu ở BN có<br />
HCMVC, cụ thể IL-6, C3, C4, hs-CRP<br />
tăng cao hơn trong nhóm BN có HCMVC<br />
so với nhóm chứng [1]. Tuy nhiên, chưa<br />
có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá<br />
biến đổi nồng độ các yếu tố này sau điều<br />
trị và mối liên quan của chúng với kết quả<br />
điều trị HCMVC bằng nội khoa hoặc tái<br />
thông động mạch vành (ĐMV). Nghiên<br />
cứu này nhằm: Xác định các yếu tố viêm<br />
và miễn dịch không đặc hiệu trước và sau<br />
điều trị HCMVC nhằm tìm hiểu sự biến đổi<br />
các yếu tố này và giá trị của chúng trong<br />
điều trị và tiên lượng HCMVC.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
37 BN không phân biệt tuổi, giới được<br />
chẩn đoán xác định HCMVC và điều trị<br />
nội khoa hoặc tái thông ĐMV tại Viện Tim,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh từ 10 - 2011 đến<br />
10 - 2013.<br />
<br />
BN nhồi máu cơ tim được chẩn đoán<br />
theo tiêu chuẩn của ECS/ACC/AHA/WHO<br />
(2010): tăng hoặc giảm chất chỉ điểm sinh<br />
học troponin, kèm theo một trong các biến<br />
đổi: triệu chứng thiếu máu cục bộ; xuất<br />
hiện sóng Q bệnh lý, hoặc ST chênh lên<br />
hay hạ xuống trên ECG và rối loạn vận<br />
động vùng trên chẩn đoán hình ảnh. Cơn<br />
đau thắt ngực không ổn định được định<br />
nghĩa như một cơn đau thắt ngực đi kèm<br />
ít nhất 1 trong 3 đặc điểm sau: (1) Xảy ra<br />
lúc nghỉ (hoặc gắng sức nhẹ) kéo dài trên<br />
20 phút; (2) Triệu chứng đau thắt ngực<br />
nặng và mới xảy ra trong vòng 1 tháng;<br />
(3) Cơn đau thắt ngực ổn định, nhưng<br />
ngày càng nặng hơn: đau nhiều hơn, kéo<br />
dài hoặc nhiều cơn hơn. Điều trị gồm:<br />
dùng thuốc, nong ĐMV qua da, phẫu thuật<br />
bắc cầu ĐMV.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh lý<br />
viêm, nhiễm trùng đi kèm ở thời điểm<br />
khảo sát: viêm khớp, gout, viêm phế<br />
quản…<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu tiến cứu so sánh trước<br />
sau trên cùng nhóm BN. BN được lấy<br />
máu xét nghiệm ở thời điểm ban đầu lúc<br />
nhập viện và sau 6 tháng điều trị nội khoa<br />
hoặc tái thông ĐMV.<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Các chỉ tiêu xét nghiệm: C3, C4, IL-6và hs-CRP.<br />
- Phương pháp xét nghiệm: định lượng<br />
nồng độ bổ thể C3, C4, cytokin IL-6 và<br />
hs-CRP bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa<br />
phát quang trên hệ thống chẩn đoán<br />
Modular EVO và thuốc thử (Hãng Roche<br />
83<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Diagnostics). Xét nghiệm CRP sử dụng<br />
thế hệ siêu nhạy (high sensitive), ngưỡng<br />
đo từ 0,1 - 20 mg/l. Xét nghiệm IL-6 có<br />
ngưỡng đo 1,5 - 5.000 pg/ml. Xét nghiệm<br />
định lượng nồng độ bổ thể C3 có ngưỡng<br />
<br />
đo từ 4 - 300 mg/dl. Xét nghiệm định<br />
lượng nồng độ bổ thể C4 có ngưỡng đo<br />
1,5 - 100 mg/dl.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống<br />
kê STATA 12.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
- Giới: nam 24/37 BN (65%) cao hơn so với BN nữ (13/37 BN = 35%).<br />
- Tuổi trung bình của BN trong cả 2 nhóm là 63 ± 11,29.<br />
- Phân nhóm BN trong HVMVC: nhồi máu cơ tim ST chênh lên: 15/37 BN (40,54%);<br />
nhồi máu cơ tim không ST chênh lên: 18/37 BN (48,65%); nhóm thứ 3 trong hội chứng<br />
mạch vành cấp chiếm tỷ lệ thấp hơn: 4/37 BN (10,8%).<br />
2. Nồng độ trung bình của bổ thể C3, C4 trƣớc và sau điều trị.<br />
Bảng 1: Nồng độ trung bình của bổ thể C3 và C4.<br />
Trƣớc điều trị (n = 37)<br />
<br />
Sau điều trị (n = 37)<br />
<br />
p<br />
<br />
C3 (mg/dl)<br />
<br />
133,86 ± 28,08<br />
<br />
132,73 ± 22,4<br />
<br />
0,7430<br />
<br />
C4 (mg/dl)<br />
<br />
32,7 ± 10,3<br />
<br />
31,8 ± 7,8<br />
<br />
0,3869<br />
<br />
Bằng phần mềm thống kê STATA 12 với paired t-test cho thấy nồng độ bổ thể C3,<br />
C4 có dạng phân phối bình thường. Đánh giá sự thay đổi nồng độ trung bình của yếu<br />
tố miễn dịch viêm bổ thể C3, C4 trước và sau điều trị cho thấy nồng độ trung bình của<br />
bổ thể C3, C4 trước và sau điều trị khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,7430)<br />
đối với bổ thể C3 và p = 0,3869 đối với bổ thể C4, dù nồng độ có xu hướng giảm.<br />
3. Nồng độ các yếu tố IL-6 và hs-CRP trong quần thể nghiên cứu trƣớc và sau<br />
điều trị.<br />
Bảng 2: Nồng độ IL-6 và hs-CRP.<br />
<br />
IL-6 (pg/ml)<br />
Hs-CRP (mg/l)<br />
<br />
Trƣớc điều trị (n = 37)<br />
<br />
Sau điều trị (n = 37)<br />
<br />
Median [25%; 75%]<br />
<br />
Median [25%; 75%]<br />
<br />
16,59 [7,42; 45,69]<br />
<br />
3,99 [2,89; 6,29]<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
8,7 [3,4; 26,5]<br />
<br />
1,3 [0,8; 3,5]<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
p<br />
<br />
Bằng phần mềm thống kê STATA 12 với test Wilcoxon matched signed-rank dành<br />
cho phân phối không theo quy tắc chuẩn, có kết quả trung vị và tứ phân vị 25%, 75%.<br />
Như vậy, qua đánh giá thay đổi nồng độ trung bình của yếu tố miễn dịch viêm IL-6 và<br />
CRP trước và sau điều trị thấy IL-6 và hs-CRP thay đổi trước và sau điều trị khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.<br />
84<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Như vậy, sau điều trị, nồng độ của IL-6<br />
và CRP giảm rõ rệt, có ý nghĩa thống kê,<br />
trong khi nồng độ bổ thể C3, C4 có xu<br />
hướng giảm nhưng không có ý nghĩa<br />
thống kê. Kết quả giảm IL-6 và CRP cũng<br />
được Vũ Tiến Thăng đề cập đến [1]. Việc<br />
giảm IL-6, CRP rõ rệt có ý nghĩa thống<br />
kê, trong khi C3, C4 giảm không có ý<br />
nghĩa thống kê, cho thấy tính chất đặc<br />
hiệu của IL-6 và CRP có ý nghĩa hơn<br />
trong theo dõi diễn tiến điều trị của hội<br />
chứng mạch vành cấp. Điều này cần<br />
được nghiên cứu tiếp để có những bằng<br />
chứng chính xác hơn. Như vậy, việc theo<br />
dõi IL-6 và CRP có thể có giá trị tiên<br />
lượng kết quả điều trị.<br />
Về tác động và nguồn gốc của yếu tố<br />
viêm, IL-6 kích thích tế bào gan sản xuất<br />
protein pha cấp, do đó IL-6 kích thích gan<br />
sản xuất CRP trong giai đoạn viêm cấp.<br />
IL-6 là yếu tố tăng sớm, đầu tiên ở tất cả<br />
BN. Nhiều nghiên cứu trước cho thấy nồng<br />
độ IL-6 tăng ở những ngày đầu tiên, sau<br />
đó giảm nhanh, trong khi nồng độ CRP<br />
tăng chậm hơn và duy trì ở nồng độ cao<br />
kéo dài. Nồng độ bổ thể C3, C4 tăng rõ<br />
trong giai đoạn cấp và giảm sau khi điều<br />
trị ổn định. Tuy nhiên, sự khác biệt trước<br />
và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê.<br />
Nồng độ CRP, IL-6, C3, C4 tăng phù hợp<br />
với những nghiên cứu trước đây [7, 8].<br />
Sau 6 tháng điều trị, nồng độ các yếu<br />
tố viêm đều giảm ở tất cả BN HCMVC.<br />
Mức độ viêm rất có thể bị ức chế nhờ quá<br />
trình điều trị, do hầu hết BN được điều trị<br />
kháng viêm có hiệu quả, BN được điều trị<br />
đồng thời với cả statin và aspirin.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu bước đầu cho thấy một số<br />
yếu tố viêm biến đổi trước và sau điều trị,<br />
<br />
tăng lúc nhập viện và giảm ở thời điểm<br />
sau 6 tháng điều trị. IL-6 và hs-CRP biến<br />
đổi rõ rệt, có ý nghĩa thống kê, trong khi<br />
sự biến đổi bổ thể C3, C4 không rõ rệt.<br />
Kết quả này gợi ý IL-6 và hs-CRP là dấu<br />
ấn sinh học theo dõi tiến triển và tiên<br />
lượng trong điều trị HCMVC.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Oanh Oanh,<br />
Đặng Lịch. Nghiên cứu nồng độ IL-6 và IL-10<br />
ở BN nhồi máu cơ tim cấp. Tạp chí Y học<br />
Việt Nam. 2015, tập 426, số 1, tr.1-3.<br />
2. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phạm Nguyễn<br />
Vinh, Phạm Mạnh Hùng. Nghiên cứu sự thay<br />
đổi nồng độ một số yếu tố viêm không đặc<br />
hiệu ở BN hội chứng mạch vành cấp. Tạp chí<br />
Y - Dược học Quân sự. 2015, 40 (9) tr.81-84.<br />
3. Anil Palikhe, Juha Sinisalo, Mikko<br />
Seppanen. Serum complement C3/C4 ratio,<br />
a novel marker for recurrent cardiovascular<br />
events. American Journal of Cardiology. 2007,<br />
11, pp.890-895.<br />
4. AL Pasqui, M. Di Renzo, A. Auteri.<br />
Cytokines in acute coronary syndromes.<br />
International Journal of Cardiology. 2005, 105,<br />
pp.355-356.<br />
5. Biasucci LM, Angiolillo DJ. Inflammation<br />
in acute coronary syndromes: Mechanisms<br />
and clinical implications. Rev Esp Cardiol.<br />
2004, 57, pp.433-436.<br />
6. Biswas S, Ghoshal PK, Mandal SC,<br />
Mandal N. Relation of anti- to pro-inflammatory<br />
cytokine ratios with acute myocardial infarction.<br />
Korean J Intern Med. 2010, 25 (1), pp.44-50.<br />
7. Ehrin J Armstrong, David A Morrow.<br />
Inflammatory biomarkers in acute coronary<br />
syndromes. Circulation. 2006, 113e, pp.e72-e75.<br />
8. Juan Carlos Kaski, Jose Maria cruz<br />
Fernandez. Inflammation markers and risk<br />
stratification in patients with acute coronary<br />
syndromes. Design of the SIESTA Study. Rev<br />
Esp Cardiol. 2003, 56, 4, pp.389-395.<br />
<br />
85<br />
<br />